Chưa bao giờ giới trẻ Việt Nam lại mong muốn khẳng định bản
thân mình như hôm nay. Trở thành nhà quản lý, thành sếp là đích
ngắm của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, làm thế
nào để khơi dậy quyết tâm, năng lực bản thân để trở thành nhà
lãnh đạo tài năng là câu hỏi không dễ trả lời.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Làm sếp cũng có... công thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm sếp cũng có... công thức
Chưa bao giờ giới trẻ Việt Nam lại mong muốn khẳng định bản
thân mình như hôm nay. Trở thành nhà quản lý, thành sếp là đích
ngắm của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, làm thế
nào để khơi dậy quyết tâm, năng lực bản thân để trở thành nhà
lãnh đạo tài năng là câu hỏi không dễ trả lời.
Sếp hay sếp "prồ"?
Vài năm trở lại đây, làm sếp là một nghề rất "hot". "Làm sếp cực
kỳ... dễ!" - Đó là lời khẳng định gây ngạc nhiên của ông Giản Tư
Trung - Chủ tịch sáng lập của Tổ hợp PACE. Bởi, "chỉ cần đến
Sở Kế hoạch và Đầu tư, bỏ ra 200 ngàn đồng, bạn sẽ đương
nhiên trở thành một giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của
một công ty(!). Nhưng vấn đề ở chỗ, bạn muốn mình là vị sếp
như thế nào, sếp bình thường hay sếp "prồ" mà thôi".
Sếp là người quản lý, điều hành một doanh nghiệp hay một bộ
phận của doanh nghiệp. Vì vậy, có sếp lớn, sếp vừa, sếp nhỏ và
“sếp - re” (đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp), tất cả mọi
người đều có cơ hội làm sếp. Sếp "prồ" không đơn thuần là chức,
là kết quả của sự bổ nhiệm, mà còn là người hành nghề một cách
chuyên nghiệp. Đó là người có nghề và rất rành nghề.
Đã là nghề thì phải học nhiều và làm nhiều thì mới có thể thành
nghề. Đặc biệt, đối với những nghề có tính chuyên nghiệp cao thì
không chỉ có làm nghề mà thành nghề được, mà còn phải được
đào tạo một cách rất bài bản, rất căn cơ và có hệ thống. Một hình
dung đơn giản về công việc của sếp: Sếp = (chiến lược + đội
ngũ) hoặc sếp = [chiến lược + (con người + hệ thống + văn hóa)].
Tức trong 24 giờ mỗi ngày, sếp chỉ lo giải quyết hai việc: hoạch
định - chỉ đạo thực hiện - đánh giá thực hiện chiến lược và quản
lý đội ngũ về mặt con người, hệ thống và văn hóa. Nghe thì có vẻ
dễ, nhưng để là sếp thì sự đòi hỏi có nhiều.
Công thức làm sếp: Tố chất và khát vọng
Quản lý hay quản trị là nghề cần có sự hội tụ của cả yếu tố khoa
học và nghệ thuật. Khoa học vì không học thì không thể làm
được nhà quản lý giỏi, và đã là khoa học thì phải học mới biết.
Quản lý càng cần phải nghệ thuật, và đó chính là năng khiếu, tức
những tố chất bẩm sinh, bởi thực tế cho thấy có nhiều người học
giỏi quản trị nhưng có rất ít trong số đó trở thành nhà quản trị giỏi.
“Nhiều bạn trẻ muốn làm sếp cho... oai, hoặc vì không muốn làm
thuê. Thực ra, hầu hết các CEO trên thế giới đều là người làm
thuê. Ngay Bill Gates cũng là người làm thuê cho Microsoft - công
ty do chính ông sáng lập. Trong các doanh nghiệp, có nhiều
người không làm sếp nhưng vẫn có vai trò hết sức quan trọng.
Họ thường là những người giỏi về chuyên môn. Những người
như thế có thể nhận được mức lương cao hơn gấp nhiều lần so
với sếp điều hành và được mọi người nể trọng. Điều đó cho
chúng ta thấy: quan trọng không phải là làm sếp hay làm nhân
viên, mà phải làm việc gì mà mình giỏi nhất và thông qua đó
chúng ta tạo ra giá trị nhiều nhất cho chính mình và cho xã hội" -
Giản Tư Trung - Chủ tịch sáng lập của Tổ hợp giáo dục PACE.
Tố chất cần có trước hết để trở thành sếp "prồ" là sự thông minh,
nhạy cảm và khả năng vượt khó. Đó là lối tư duy vừa tổng hợp,
vừa phân tích, tuy logic, có quy luật nhưng vẫn sáng tạo và hệ
thống. Đặc biệt, lối tư duy luôn theo chiều hướng tích cực trong
mọi cảnh huống, ngay cả những khi khó khăn nhất; là người luôn
luôn lắng nghe và thấu hiểu nhưng vẫn giữ được sự độc lập để
kết hợp cái hay của mình và người.
Bên cạnh tính cách cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ, nhạy bén,
mạnh mẽ, quyết đoán, thì cũng rất cần thần thái, thiên hướng của
người chỉ huy, thể hiện ở khả năng tập hợp, hiệu triệu người
khác một cách tự nhiên, bằng sự thuyết phục và đáng tin cậy của
mình. Cách tiếp cận cũng phải linh hoạt, từ tổng thể đến cụ thể,
từ gốc đến ngọn và từ ngắn hạn đến dài hạn.
Lam sep cung co cong thuc
Các bạn trẻ luôn khát khao khẳng định mình - Ảnh: Đ.N.T
Nhà lãnh đạo tài năng không thể là người không có kiến thức.
Vốn kiến thức nền tảng kết hợp với kiến thức cập nhật và chuyên
sâu, mà trước hết là nắm rõ được chân dung và những công việc
cần làm của sếp. Nắm vững lý thuyết quản trị, biết cách xây dựng
chiến lược cho công ty, hiểu được con người trong công việc,
biết cách xây dựng hệ thống quản lý, văn hóa công ty, quản lý dự
án. Không trực tiếp làm công việc quản trị chức năng nhưng vẫn
cần nắm bắt để có thể chỉ đạo công tác quản trị chức năng trong
công ty.
Ngoài ra, nắm rõ pháp luật trong kinh doanh, chỉ đạo việc quản trị
nhân lực, vấn đề quản lý tài chính và đầu tư, công tác kế toán,
quản lý marketing và thương hiệu, quan hệ công chúng đều giúp
một người sếp trở nên "prồ". Khác với cấp thừa hành phải nắm
vững kỹ thuật và nghiệp vụ để tác nghiệp, một người sếp cần có
tư duy và phương pháp để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sự phát
triển của công ty.
Những trải nghiệm bản thân về quản lý điều hành từ quy mô nhỏ
đến lớn, đơn giản đến phức tạp, thất bại hay thành công... đều
cực kỳ quan trọng. Dứt khoát các bạn trẻ cần phải kinh qua nhiều
vị trí quản lý điều hành trước khi trở thành một sếp "prồ", vì
không ai có thể chuyên nghiệp ngay khi mới bước vào nghề.
Trong 7 nguyên liệu chính mà mỗi người phải trang bị để "chế
biến" mình thành sếp "prồ" thì quan trọng trước hết là khát vọng
nghề nghiệp - nghề quản lý. Chỉ khi bạn có khát vọng trở thành
sếp thì bạn mới có cơ may trở thành sếp. Không thể thiếu ở đó là
yếu tố thiên bẩm, một "ngôi nhà" kiến thức mà một sếp chuyên
nghiệp cần phải có, cùng với vốn kinh nghiệm được trang bị sẵn.
Các bạn trẻ cũng cần xây dựng cho mình một sức khỏe tốt, một
ngoại hình phù hợp với nghề nghiệp, với vốn sống phong phú...
***
Mỗi món ăn đều có công thức riêng, nhưng không phải ai cũng
thành công khi làm một món ăn dù mọi người đều biết rõ công
thức chế biến món ăn này. Tương tự, với công thức làm sếp, các
bạn trẻ thành công hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách
"chế biến" của mỗi cá nhân. Vì vậy, ngay khi còn là những "thợ
học" ngồi trên ghế nhà trường, các bạn trẻ cần học cách để biết
mình có hay không khả năng trở thành nhà lãnh đạo tài năng, và
quan trọng hơn là biết cách làm thế nào để có thể trở thành nhà
lãnh đạo tài năng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_sep_cung_co_1303.pdf