Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong
việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó
không dễ dàng. Dù bạn thấy những quy luật
này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm
quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần.
Tiến sĩ Rinke đã từng xuất bản 12 cuốn sách về lĩnh vực quản lý.
Theo ông dù là bất cứ ai, làm bất cứ nghề gì thì cũng cần phải
nắm được nghệ thuật thuyết phục nguời khác. Trong một bài báo
gần đây, ông đã đưa ra năm nguyên tắc hay còn được gọi là
những quy luật.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Làm sao để thuyết phục lòng người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm sao để thuyết phục lòng người
Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong
việc đáng giá người khác dù đôi khi điều đó
không dễ dàng. Dù bạn thấy những quy luật
này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng nhận thức được tầm
quan trọng của nó và nhất là không sử dụng được nó khi cần.
Tiến sĩ Rinke đã từng xuất bản 12 cuốn sách về lĩnh vực quản lý.
Theo ông dù là bất cứ ai, làm bất cứ nghề gì thì cũng cần phải
nắm được nghệ thuật thuyết phục nguời khác. Trong một bài báo
gần đây, ông đã đưa ra năm nguyên tắc hay còn được gọi là
những quy luật.
Sau đây là những điểm cơ bản của 5 quy luật mà tác giả đã
đề cập.
Quy luật của sự ưa thích: Theo đó, con người thường yêu mến
những ai có lòng yêu mến họ. Quy luật này thật đơn giản, hãy tỏ
cho người ta thấy bạn yêu quý họ và một cách tự nhiên họ sẽ coi
bạn là một người thân thiết. Khi đó họ sẽ dễ dàng lắng nghe và
tiếp thu ý kiến của bạn. Không có gì là ngạc nhiên khi một người
dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của những người dù chỉ mới
quen, chỉ cần tỏ ra quan tâm và yêu mến mọi người, đôi khi bạn
nhận được những kết quả không ngờ tới. Thông thường có 2
cách hiệu quả khiến người khác yêu mến bạn.
Thứ nhất bạn phải luôn nhìn ra những ưu điểm của mọi người.
Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng trong việc đáng giá người
khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng. Biết được điểm mạnh hay
điều gì thú vị về người khác đừng tiếc lời khen ngợi, tuy nhiên
điều quan trọng lời khen đó phải chân thành, hợp lúc, hợp nơi.
Thái độ khi khen ngợi cũng rất quan trọng, đừng để nó phản bội
lại lời nói của bạn vì nhiều khi thái độ của con người còn có sức
thuyết phục hơn lời nói.
Thứ hai, hãy chia sẻ những điểm chung của bạn với người khác.
Sự tương đồng trong cuộc sống, những quan tâm lo lắng chung,
thậm trí cả sở thích giống nhau cũng có thể tạo ra lòng tin, những
liên minh vững chắc và trên hết là sự đồng thuận.
Quy luật của sự Cho-Nhận: Quy luật này cho thấy nếu bạn
muốn nhận thứ gì hãy làm cho người khác những điều tương tự.
Thật chẳng có gì hiệu quả mà đơn giản hơn là làm cho người
khác điều mà chính bạn cũng mong muốn dù đó là gì chăng nữa,
tình yêu, lòng tin thậm trí cả niềm vui. Và nếu bạn nhận thấy nó
có tác dụng trong cuộc sống thì tại sao lại không thể áp dụng nó
trong công việc của mình. Là người kinh doanh hãy tạo ra giá trị
cho khách hàng trước khi bạn thu được lợi nhuận. Nếu là một
nhà quản lý, hãy cho nhân viên của bạn thấy bạn tôn trọng, tin
tưởng và sẵn lòng hợp tác với họ. Chắc chắn bạn sẽ có được
điều tương tự từ phía nhân viên của mình.
Quy luật của sự cam kết: Quy luật này cho thấy mọi người
thường sẽ làm những điều mà họ đã cam kết thực hịên. Tuy
nhiên một cam kết nên là tự nguyện và được ghi lại bằng văn bản
hay công khai cho bên thứ ba biết. Khi đó việc cam kết trở nên dễ
dàng cho bên thực hiện vì họ không thấy bị bắt buộc và đôi khi là
để giữ thể diện.
Quy luật của đẳng cấp: Quy luật này có thể được hiểu như sau.
Mọi người thường sẽ nghe theo lời khuyên của những chuyên
gia. Đúng vậy, tương tự như trường hợp của bệnh nhân đối với
lời khuyên của bác sỹ, người ta thường tin tưởng vào lời khuyên
của những người có chuyên môn hay đáng tin cậy trong một lĩnh
vực nào đó. Hãy sử dụng quy luật này khi bạn cần tạo lòng tin và
ấn tượng đối với người tiếp xúc. Cho mọi người thấy năng lực và
đẳng cấp thực sự của bạn. Nếu là bác sỹ hay cho bệnh nhân thấy
khả năng chuyên môn, nếu là nhà kinh doanh hãy chỉ cho khách
hàng thấy bằng chứng về thành công của bạn, còn nếu là nhà
quản lý hãy cho các đối tác và nhân viên của bạn thấy được kinh
nghiệm và kĩ năng của mình.
Quy luật của sự khan hiếm: Về bản chất con người luôn muốn
cái mà họ không thể có được. Đây là điều sảy ra rất thường
xuyên trong cuộc sống, khi mà mọi thứ không phải lúc nào cũng
dồi dào cho tất cả mọi người. Một người bán hàng khéo léo sẽ
biết cách đưa ra một đề nghị hấp dẫn về một mức giá đặc biệt
trong ngày hoặc một chương trình khuyến mại ngắn hạn nhằm
đẩy nhanh chóng quyết đinh mua của khách hàng. Một nhà quản
lý khéo léo sẽ biết cách tăng cường khả năng làm việc của nhân
viên với một chương trình đào tạo hoặc khen thưởng đặc biệt
dành cho một số nhân viên xuất sắc nhất định. Tương tự như vậy
nếu bạn biết cách làm cho thông tin mình sắp đưa ra nhận được
sự chú ý của người nghe, hãy biến nó thành một điều mới mẻ
hoặc được chia sẻ trong một thời điểm, một không gian và nhất là
với những đối tượng đặc biệt.
Một lần nữa hãy sử dụng một cách linh hoạt những quy luật trên
trong những hoàn cảnh và với những đối tượng phù hợp. Dù bạn
thấy những quy luật này rất đơn giản nhưng không phải ai cũng
nhận thức được tầm quan trọng của nó và nhất là không sử dụng
được nó khi cần. Khả năng thuyêt phục và dẫn dụ người khác
thực sự là rất quan trọng nhất là trong nghệ thuật quản lý. Và để
làm chủ được nghệ thuật này bạn cần phải có một quá trình trải
nghiệm lâu dài cũng như rút ra được những bài học cho bản
thân. Chúc bạn thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lam_sao_de_thuyet_phuc_long_nguoi_3825.pdf