Bài viết Giao dịch bảo chứng: Khái niệm và sự cần thiết
Việc mua chứng khoán với khoản tiền trả trước ít hơn tổng giá trị
phải bỏ ra ngay một lúc được gọi là mua theo bảo chứng (buying
on margin).
Thoạt đầu, do "margin" chỉ đơn thuần là cách vay tiền để mua
chứng khoán, người ta đã gọi hoạt động này là vay mua. Nhưng
về sau, khi bối cảnh margin ngày càng hoàn thiện, với các nghiệp
vụ phức tạp và không chỉ liên quan tới tiền, thì cách hiểu và gọi
đơn giản quá đã tỏ ta không còn phù hợp. Đặc biệt là trong "short
sale" (bán trước), một nhánh quan trọng của nghiệp vụ margin,
lại có giao dịch cần được hiểu là vay bán. Do vậy, gọi là giao dịch
bảo chứng sẽ cho cách hiểu khái quát hơn.
Do quy mô về số lượng và giá trị giao dịch trên thị trường sẽ tăng
mạnh thông qua tài khoản bảo chứng, người ta ví von hoạt động
đầu tư được hỗ trợ bằng phương tiện tiến công này là "một nửa
sôi động" của TTCK. Tại các thị trường phát triển, phương thức
đầu tư bảo chứng không chỉ có bảo chứng để mua (vay để mua),
mà gồm cả bảo chứng để bán (vay để bán). Tài sản vay và cho
vay cũng không nhất thiết chỉ là tiền, mà còn là chứng khoán.
Việc vay và cho vay được chế định và quản lý theo các nghiệp vụ
đầu tư tài chính bài bản, vừa chặt chẽ, vừa theo hướng "tạo điều
kiện" khá phức tạp, rủi ro được hạn chế đến mức tối đa Chứ
không đơn giản là thủ tục vay nợ thế chấp thông thường giữa chủ
nợ và con nợ (như giữa ngân hàng và NĐT theo "Chỉ thị 03" ở ta
hồi năm 2007). Tuy vậy, đối với người đầu tư, việc sử dụng tài
khoản bảo chứng lại khá đơn giản và tiện lợi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_dich_bao_chung.pdf