Bài viết Đọc "di chúc" Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của người và về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay

Khẳng định giá trị và ý nghĩa của Di chúc Hồ Chí Minh không chỉ ở phạm vi bao quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng, mà còn ở tình cảm, tấm lòng nhân ái của Người, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải nhận thức sâu sắc của Hồ Chí Minh về vai trò của tình cảm đối với ý nghĩa cuộc sống con người, với sự hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính của nhân cách con người, tạo nên sự sáng suốt và niềm tin cho con người. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những suy nghĩ của mình về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay.

doc89 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài viết Đọc "di chúc" Hồ Chí Minh nghĩ về tình cảm của người và về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Triết học số 10 (221) năm 2009 ĐỌC "DI CHÚC" HỒ CHÍ MINH NGHĨ VỀ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI VÀ VỀ GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY NGUYỄN VĂN PHÚC (*)  Khẳng định giá trị và ý nghĩa của Di chúc Hồ Chí Minh không chỉ ở phạm vi bao quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng, mà còn ở tình cảm, tấm lòng nhân ái của Người, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải nhận thức sâu sắc của Hồ Chí Minh về vai trò của tình cảm đối với ý nghĩa cuộc sống con người, với sự hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính của nhân cách con người, tạo nên sự sáng suốt và niềm tin cho con người. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những suy nghĩ của mình về giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay.  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá. Với những lời căn dặn cuối cùng ngắn gọn và súc tích, Người đã khẳng định thắng lợi tất yếu của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng, vạch ra những định hướng cũng như những “việc cần phải làm trước tiên” đối với sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên, giá trị và ý nghĩa của Di chúc không chỉ ở phạm vi bao quát, tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề của cách mạng, mà còn ở tình cảm, tấm lòng nhân ái vô biên của Người. Toát lên từ những lời căn dặn trong Di chúc là tấm lòng của một con người hết lòng yêu người, “hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”(1); một con người mà trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng vẫn “tiếc là tiếc rằng không phục vụ được lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”, vẫn không quên “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”(2). Sức nặng của tình thân yêu đó không phải ở lời nói, câu chữ, mà ở chính sự quan tâm sâu sắc và cụ thể của Người đối với Đảng và các tầng lớp nhân dân. Đối với Đảng, Người chú ý đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền; vì thế, Người đòi hỏi phải phát huy truyền thống đoàn kết, phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đối với thanh niên, Người quan tâm tới vai trò và sự trưởng thành của họ; do đó, cần đào tạo họ trở thành người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Đối với nhân dân lao động, Người đánh giá cao những đóng góp, thấu hiểu những khó khăn và yêu cầu “phải có kế hoạchthật tốt” để không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Đối với những người đã hy sinh một phần xương máu cho đất nước, cần phải tạo điều kiện để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sỹ cần phải ghi ơn và giáo dục tinh thần yêu nước cho các thế hệ sau thông qua sự ghi ơn đó… Hồ Chí Minh không quên đối tượng hoặc tầng lớp nào; ngay cả với những nạn nhân của chế độ cũ, Người cũng căn dặn phải “cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”. Sở dĩ Hồ Chí Minh giàu lòng nhân ái, quan tâm sâu sắc tới mọi tầng lớp nhân dân là bởi, Người đã ý thức được một cách sâu sắc vai trò của tình cảm đối với ý nghĩa cuộc sống con người. Đối với Hồ Chí Minh, ở đời, làm người là phải có tình cảm. “Con người dù là xấu, là tốt, văn minh hay dã man đều có tình cảm”(3). “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”(4). Thiện ở trong lòng tức là thiện tâm, lòng yêu thương con người. Xưa kia, Mạnh Tử đã từng nhận thấy, những phẩm chất, nhân cách của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí (tứ đức) là sự mở rộng, sự phát triển đầy đủ của bốn đầu mối: trắc ẩn, tu ố, từ nhượng, thị phi (tứ đoan). Nhânvới tư cách phẩm chất, đức tính đầu tiên và quan trọng nhất của con người chính là kết quả của sự phát triển lòngtrắc ẩn, tức là tình cảm, lòng yêu thương con người. Tuy nhiên, đối với Mạnh Tử, tình yêu thương con người được nhìn nhận như một năng lực trừu tượng, chung chung. Hồ Chí Minh yêu thương con người với một tấm lòng nhân ái bao la, nhưng đó không phải là lòng nhân ái của thánh nhân, hay của người trên đối với kẻ dưới, mà là lòng nhân ái, tình yêu thương của con người đối với con người một cách rất cụ thể. Ngay từ thuở thiếu thời, Người “đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào”(5). Đó là cảnh thống khổ của những người cùng cảnh ngộ mất nước, trong đó có Hồ Chí Minh. Từ một tình cảm được trải nghiệm chân thực và cụ thể như vậy, Hồ Chí Minh đã mở rộng tình yêu thương của mình đến những người bị áp bức, bóc lột thuộc các dân tộc khác, đến nhân loại nói chung. Người đã khóc khi đọc báo biết một nhà yêu nước Ailen tuyệt thực đến chết. Người cũng không cầm nổi nước mắt khi chứng kiến cảnh thực dân Pháp tại cảng Đaca bắt người lao động da đen nhảy xuống biển và bị biển nhấn chìm. Lịch sử từng chứng kiến nhiều bậc quân vương thấy một người khốn khổ thì động lòng đau xót, nhưng lại sẵn sàng tuyên chiến vì những lý do không đáng tuyên chiến. Trong trường hợp như vậy, họ không có năng lực mở rộng lòng yêu thương của mình đến các dân tộc khác, thậm chí máu của tướng, sĩ đồng bào mình cũng chẳng đáng để họ bận tâm. Nhưng, đối với Hồ Chí Minh, “trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”(6). Lịch sử cũng từng chứng kiến những trận chiến, như Xích bích, Oatéclô, Trân châu cảng… được xem là đại thắng và ngoạn mục từ phía này, nhưng lại là thảm bại và bi kịch từ phía kia. Từ đó, có thể thấy, Hồ Chí Minh thật là nhân ái khi cho rằng, không có trận đánh nào đẫm máu mà đẹp, cho dầu đó là trận thắng lớn. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, tình cảm, lòng yêu thương con người không chỉ là khởi nguồn của nhân cách, là giá trị, ý nghĩa cuộc sống con người; tình cảm, lòng yêu thương còn có vai trò to lớn trong sự hình thành và củng cố những phẩm chất, các đức tính của nhân cách con người. Người từng viết: “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư, thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau, ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm”(7). Như vậy, sự hình thành các đức tính của nhân cách con người không phải chỉ thông qua con đường lý tính, bằng việc học thuộc các yêu cầu, những chuẩn mực xã hội, hoặc những nguyên lý lý luận. Những yêu cầu, những chuẩn mực, những nguyên lý đó còn là những giá trị; mà giá trị thì sự lĩnh hội chúng bao hàm cả sự lựa chọn dựa trên tình cảm của con người. Ý thức rất rõ điều đó, Người nhấn mạnh: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác được”(8). Từ chỗ thấy ý nghĩa của tình cảm đối với sự hình thành nhân cách, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò, sức mạnh của việc nêu gương đối với giáo dục nhân cách con người. Người nhận thấy sức mạnh này ngay trong truyền thống giàu tình cảm, trọng tình cảm của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam. Người viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(9). Người cũng thấy sức mạnh này qua tấm gương V.I.Lênin - hiện thân của tình anh em bốn bể. Người cho rằng, chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị…, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của Lênin đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á khiến cho trái tim họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi. Vì vậy, “Lênin đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”(10). Quán triệt tinh thần ấy, Hồ Chí Minh khẳng định, “lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”(11). Đồng thời, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người luôn là một tấm gương sống động về rèn luyện nhân cách phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đối với Hồ Chí Minh, tình cảm, lòng nhân ái không chỉ là nhân tố làm nên ý nghĩa cuộc sống con người, là điều không thể thiếu được đối với con người như là con người có nhân cách; tình cảm, lòng nhân ái còn góp phần tạo nên sự sáng suốt và niềm tin cho con người. Đây chính là sự kế thừa một truyền thống văn hoá phương Đông mà theo đó, khi cái tâm trong sáng thì người ta nhìn đời trong sáng, thấy được phải trái, tốt xấu. Chính vì có cái tâm trong sáng, vì yêu thương con người, vì khát vọng giải phóng đồng bào và Tổ quốc mà Hồ Chí Minh bôn ba tìm đường cứu nước. Như chính Người bộc bạch, “lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”(12). Như vậy, tình cảm, lòng yêu nước cháy bỏng đã mách bảoNgười con đường đến với chân lý, đến với chủ nghĩa Lênin. Cũng chính vì lòng yêu nước, thương dân mà Hồ Chí Minh đã có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của nhân dân, tiền đồ của dân tộc. Ngay từ năm 1921, trong tình thế rất khó khăn, Người vẫn tin rằng, “Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn đang sống, sống mãi mãi... Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”(13). Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của mình, Người luôn tin tưởng vào sức mạnh, tính chủ động và sáng tạo của quần chúng nhân dân; đồng thời, coi đó như là một nguyên tắc một biện pháp khắc phục bệnh quan liêu, mệnh lệnh; bởi Người hiểu rằng, không thương yêu nhân dân và không tin cậy nhân dân là nguyên nhân của căn bệnh này. Chính vì vậy, cùng với việc để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn Đảng, toàn dân, Người đã đặt niềm tin sắt đá thông qua điều mong muốn cuối cùng là toàn Đảng, toàn dân “đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Không chỉ góp phần khẳng định ý nghĩa cuộc sống, sự sáng suốt trong cách nhìn, tầm nhìn, tình cảm lớn trong nhân cách Hồ Chí Minh còn tạo nên ở Người một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường. Chính là xuất phát từ sự đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào mà Người nung nấu một ý chí, một hoài bão tìm đường cứu dân, cứu nước. Tình cảm yêu nước và thương dân đã tạo nên ham muốn tột bậc ở Người, đó là ham muốn “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”(14). Ham muốn ấy đã theo suốt cuộc đời Người, làm nên mục đích và động lực hoạt động cách mạng của Người. Người đã từng làm bồi bàn, quét tuyết, phụ bếp, hoặc như Người nói, “những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”(15). Toát lên từ Di chúc cũng như toàn bộ tư tưởng và hoạt động của Hồ Chí Minh là lòng yêu dân, yêu nước, là tình người, lòng yêu thương con người. Tình cảm lớn đó không chỉ góp phần tạo nên một nhân cách lớn - một bậc đại Nhân, đại Trí, đại Dũng, mà còn tạo ra một thời đại mang tên Người - thời đại Hồ Chí Minh. * *   * Đáp lại tình cảm và thực hiện lòng mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay, chúng ta đang tiến hành xây dựng đất nước và con người trong điều kiện mới, điều kiện của kinh tế thị trường. Nếu như “Vô luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”(16) thì việc xây dựng con người, tình người là một trong những nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Bởi từ tư tưởng và sự trải nghiệm tình người, lòng yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã cho thấy tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc đẩy mạnh công tác xây dựng  tình cảm đạo đức. Không chỉ thế, tính cấp thiết này còn bị quy định bởi điều là, trong công tác xây dựng con người thì tình cảm đạo đức là lĩnh vực chịu nhiều thách thức nhất từ mặt trái của kinh tế thị trường.  Kinh tế thị trường là nền kinh tế giả định và khuyến khích lợi ích cá nhân. Cố nhiên, chúng ta nói khuyến khích là muốn nói đến khuyến khích lợi ích cá nhân hợp pháp. Tuy vậy, khi quá chạy theo các lợi ích cá nhân hợp pháp, con người vẫn có thể có xu hướng trở nên ích kỷ, nghĩa là chỉ biết đến mình; đồng thời, tình cảm mà biểu hiện của nó là sự quan tâm đối với xã hội, đối với người khác, thậm chí đối với người thân cũng trở nên suy giảm. Trong điều kiện của kinh tế thị trường, hoạt động của quy luật giá trị khiến cho con người một khi đã tham gia vào quan hệ thị trường là phải chấp nhận cạnh tranh. Trong cạnh tranh, con người luôn phải khẳng định sự hiện diện của mình, phải vượt trội người khác. Điều này là có ý nghĩa tích cực, vì nó kích thích con người nỗ lực tự vượt lên trên bản thân mình. Tuy vậy, nó cũng dễ dẫn đến sự xem thường và không quan tâm đến người khác. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thành công của một chủ thể kinh tế hoặc của một con người là điều quan trọng; sự thất bại của đối thủ hay người khác chẳng có ý nghĩa gì. Kinh tế thị trường cũng luôn đặt ra yêu cầu mở rộng sản xuất và rút ngắn chu trình sản xuất. Để quá trình này được thực hiện thì phải khuyến khích tiêu thụ. Khuyến khích tiêu thụ từ chỗ là một yêu cầu của sản xuất lại dẫn tới sự hình thành lối sống tiêu thụ đặc trưng cho xã hội hiện đại. Lối sống tiêu thụ trước hết được thể hiện ở tầng lớp giàu có; nó dẫn đến sự đối lập và tâm lý bất bình ở tầng lớp nghèo khó. Đồng thời với tư cách là đặc trưng của xã hội hiện đại, lối sống tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, kể cả người nghèo. Con người khi quá quan tâm đến hưởng thụ để khẳng định sự “sành điệu” của mình thì có nghĩa là nó đã trở nên ích kỷ và không biết đến người khác. Những nhân tố trên và nhiều nhân tố khác nữa đã và đang làm cho tình thương, trách nhiệm dường như là một cái gì xa lạ đối với con người trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhận xét về tình trạng này, nhà văn Elie Wiesel, người nhận giải thưởng Nôben về hoà bình năm 1986, cho rằng, nghịch lý của xã hội hiện đại là ở chỗ, “con người đi lên đến tận mặt trăng nhưng không nhích gần lại đồng loại của mình. Con người thăm dò đáy biển và giới hạn của vũ trụ trong khi người láng giềng liền cửa đối với mình vẫn là một kẻ xa lạ. Chúng ta sống đến tuổi già nhưng tuổi già trở thành một gánh nặng và một điều nguyền rủa”(17). Tương tự như vậy, một tác giả vô danh năm 2001 đã nhận xét trên internet rằng, ngày nay, chúng ta có những con đường cao tốc dài rộng hơn, nhưng quan điểm lại hẹp hòi hơn; có căn nhà to hơn nhưng gia đình lại nhỏ đi; số của cải tăng lên nhưng giá trị của mình lại giảm xuống; lợi nhuận tăng cao nhưng quan hệ giữa người và người rất hời hợt; con người thích những hoạt động cộng đồng nhưng lại quên đi người thân đang ốm. Với nước ta hiện nay, sự suy giảm tình cảm đang là vấn đề nổi cộm. Sự suy giảm này vừa là nguyên nhân, vừa biểu hiện trong những hiện tượng xuống cấp về mặt đạo đức đang diễn ra khá phổ biến. Trong kinh tế, đó là việc làm ăn phi pháp, trốn thuế, lừa đảo, làm hàng giả…; trong các cơ quan công quyền, đó là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí…; trong gia đình, đó là bạo lực và tình trạng vô trách nhiệm… Những sự suy giảm này cũng được phản ánh trong sự xuống cấp của dư luận xã hội. Nói cụ thể hơn, dư luận xã hội dường như thờ ơ hơn đối với những hiện tượng tiêu cực. Tất cả những điều đó cho thấy, tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau, trách nhiệm giữa con người với con người, giữa con người với xã hội đã có một sự suy giảm đáng quan ngại. Vì vậy mà “không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp”(18). Sự suy giảm tình cảm, trách nhiệm giữa người với người không chỉ là chỉ báo sự xuống cấp nhân cách con người, mà còn là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến sự chia rẽ cộng đồng, ảnh hưởng bất lợi đến sự đồng thuận xã hội, đến khối đại đoàn kết dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. Vì vậy, một trong những vẫn đề của phát triển hiện nay, đặc biệt là của sự nghiệp trồng người, đó là khắc phục tình trạng vô cảm, sự xuống cấp về mặt tình cảm của con người, làm cho con người quan tâm và gắn kết với nhau hơn. Đây là công việc vừa cấp thiết vừa lâu dài; bởi tình cảm lúc nào cũng là một trong những cơ sở tâm lý không thể thiếu được của hoạt động người, là nhân tố gắn kết con người với con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. Tình cảm, xét đến cùng, chính là sự biểu hiện về mặt cảm xúc của con người đối với những điều kiện kinh tế - xã hội của con người. Việc xây dựng tình cảm tốt đẹp cho con người hiện nay cần được đặt trong tương quan với tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là đảm bảo chung cho việc xây dựng đạo đức, tình cảm đạo đức của con người. Tuy nhiên, tình cảm đạo đức là lĩnh vực có tính độc lập, có đặc trưng và tính nhạy cảm nhất định. Bởi vậy, đẩy mạnh giáo dục tình cảm đạo đức tức là giáo dục tình người, lòng nhân ái có ý nghĩa trực tiếp và rất cấp thiết.(18) Giáo dục tình cảm, lòng nhân ái không chỉ là giáo dục vai trò, ý nghĩa của nó. Sự giáo dục này đương nhiên là cần thiết, nhưng như những trải nghiệm và sự giáo dục bởi Hồ Chí Minh, nêu gương là cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cuộc vận động này đang được triển khai cả về bề rộng lẫn bề sâu và đang đi vào thực chất. Cần đẩy mạnh hơn nữa Cuộc vận động này, triển khai nó bằng chính sự thương yêu lẫn nhau để mở rộng sự thương yêu lẫn nhau, bằng chính sự gương mẫu để mở rộng sự gương mẫu thông qua các phong trào, các hoạt động cụ thể, thực tế. Đó là tinh thần, là cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương Hồ Chí Minh về giáo dục tình cảm và giáo dục đạo đức, đồng thời là đảm bảo cho hiệu quả của sự nghiệp này.q (*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Trưởng phòng Đạo đức học - Mỹ học, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.512. (2)  Hồ Chí Minh. Sđd., t.12, tr.512. (3) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.241. (4) Hồ Chí Minh., Sđd., t.12, tr.559. (5) Trần Dân Tiên. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1988, tr.13.  (6) Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr. 457. (7) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.251. (8) Hồ Chí Minh.  Sđd., t.12, tr.544. (9) Hồ Chí Minh.  Sđd., t.1, tr.263. (10) Hồ Chí Minh. Sđd., t.6, tr.386. (11) Hồ Chí Minh. Sđd., t.12, tr.558. (12) Hồ Chí Minh. Sđd., t.10, tr.128. (13) Hồ Chí Minh. Sđd., t.1, tr.28. (14) Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr.161. (15)  Hồ Chí Minh. Sđd., t.4, tr.240. (16) Hồ Chí Minh. Sđd., t.5, tr.241. (17) Người đưa tin UNESCO, số 5, 1988, tr.18. (18) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1988, tr.46. TIẾP CẬN TRIẾT HỌC TRONG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LẠI QUỐC KHÁNH (*) Bài viết trình bày cách tiếp cận mới trong nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - cách tiếp cận triết học. Cụ thể, tác giả đã vận dụng phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin để nghiên cứu, làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như bối cảnh lịch sử của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tác giả, khi nghiên cứu vấn đề này, cần đặc biệt coi trọng sự nhận thức tự giác và chủ động của Hồ Chí Minh về hoạt động thực tiễn, về các tư liệu tư tưởng và bối cảnh lịch sử. Tại Đại hội lần thứ VII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(1). Do đó, việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành một nhiệm vụ quan trọng mà giới nghiên cứu lý luận ở Việt Nam, trong đó có giới nghiên cứu triết học, phải thực hiện. Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh có một vị trí quan trọng, mà theo cách nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là giúp chúng ta “hiểu bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh”(2). Những nghiên cứu trong và ngoài nước về cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả, từ đó hình thành nên khung tri thức về vấn đề này. Tuy nhiên, khi đi sâu xem xét những tài liệu trong đó trình bày các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ thấy vấn đề phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu vấn đề này cần phải được đặt ra. Nếu không giải quyết thấu đáo điều đó sẽ đưa tới tình trạng lý giải tùy tiện, tức là không làm rõ được thực chất của các cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và do vậy, sẽ rất khó khăn cho việc nhận thức bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. (1) Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là mộtnghiên cứu triết học, là một trường hợp trong nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học. Vì thế, nó đòi hỏi phải áp dụngphương pháp tiếp cận triết học, mà đối với chúng ta, đó là phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin. Vận dụng phương pháp tiếp cận của triết học Mác - Lênin về vấn đề cơ bản của triết học vào nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳng định rằng tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và dựa trên bối cảnh lịch sử cụ thể. Đây là chỉ dẫn quan trọng; tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, chỉ dẫn đó chỉ là một giả thuyết mang tính định hướng. Tự nó không phải là câu trả lời cho vấn đề cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Nó không thể giải đáp được câu hỏi: cơ sở hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh là gì? Trong hầu hết các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, dù nhiều hay ít, dù trực tiếp hay gián tiếp đều có trình bày các cơ sở và bối cảnh lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng tại sao cùng trình bày về cơ sở và bối cảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh, song giữa sự trình bày của các nhà nghiên cứu, hay thậm chí giữa sự trình bày của cùng một nhà nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau lại có sự khác biệt nhất định, nhất là khi luận giải cơ sở và bối cảnh của những vấn đề cụ thể? Thực ra, sự khác biệt đó là đương nhiên, bởi đã là trình bày cơ sở và bối cảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là sự trình bày nhận thức về cơ sở và bối cảnh ấy. Nếu đó là nhận thức thuần túy của nhà nghiên cứu thì giữa các nhà nghiên cứu khác nhau, hay giữa các thời kỳ khác nhau trong quá trình nghiên cứu của cùng một tác giả có sự khác biệt về nhận thức là điều dễ hiểu, bởi trình độ và năng lực nhận thức cũng như phông tri thức của các nhà nghiên cứu, hay của cùng một nhà nghiên cứu ở các thời kỳ khác nhau là không giống nhau. Nhưng chính sự khác nhau đó là một dấu hiệu cho thấy, cơ sở và bối cảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được nhận thức và trình bày thật chính xác. Vậy làm thế nào để xác định và trình bày đúng cơ sở và bối cảnh của tư tưởng Hồ Chí Minh? Để lý giải vấn đề này, cần trở lại cách tiếp cận của triết học Mác - Lênin. Về cơ sở thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Ý thức [das Bewubtsein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức [das bewubt sein], và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người”(3). Điều đó có nghĩa cơ sở thực tiễn của ý thức, tư tưởng con người là “tồn tại của con người” và “tồn tại của con người” chính là “quá trình đời sống hiện thực” của họ. Ý thức, do vậy, không có gì khác hơn chính là “quá trình đời sống hiện thực của con người” đã “được ý thức”. Vận dụng quan điểm đó của C.Mác và Ph.Ăngghen, chúng ta có thể khẳng định, cơ sở thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là “quá trình đời sống hiện thực” của Hồ Chí Minh. Và việc trình bày cơ sở thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là trình bày “quá trình đời sống hiện thực” của Hồ Chí Minh. Nhưng trình bày “quá trình đời sống hiện thực” của Hồ Chí Minh là trình bày cái gì? Đó chính là “sự miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của sự phát triển của con người”(4), tức là “miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của sự phát triển” của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sự miêu tả gắn với các thao tác như “quan sát”, “sắp xếp”, “trừu tượng hóa”, v.v. thì điều đó có nghĩa là sự trình bày dựa trên nhận thức của người nghiên cứu. Ở đây, nảy sinh mấy vấn đề nan giải, mà nếu không nhận thức rõ ràng, thì rất có thể sự trình bày của người nghiên cứu về “quá trình đời sống hiện thực” của Hồ Chí Minh sẽ biến thành sự trình bày chủ quan, áp đặt. Thứ nhất, có một điều chắc chắn là “quá trình đời sống hiện thực”, tức là hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh không phải là tập hợp các sự kiện và hoạt động của Hồ Chí Minh, mà là một chỉnh thể sống động xuyên qua các sự kiện và hoạt động. Vì thế, sự trình bày “quá trình đời sống hiện thực” không phải là một bản biên niên các sự kiện và hoạt động, mà phải là sự trình bày sao cho các sự kiện và hoạt động bộc lộ ra “sự phát triển lịch sử” của Hồ Chí Minh. Thứ hai, hoạt động thực tiễn của con người nói chung, của Hồ Chí Minh nói riêng, luôn là thể thống nhất của cái chủ quan và cái khách quan. Tính khách quan trong hoạt động thực tiễn của con người thể hiện ở chỗ, con người hoạt động trong những thể chế xác định, với công cụ và quan hệnhất định, mà những thể chế, công cụ và quan hệ này hầu hết là tồn tại độc l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTạp chí Triết học số 10 (221) năm 2009.doc
Tài liệu liên quan