Những ai khi mới tham gia đầu tư chứng khoán mà gặp ngay
một vài lần thành công sẽ kích thích họ theo đuổi những lần
đầu tư tiếp theo, vì họ thấy rất đơn giản: mua, bán và được
lợi nhuận. Không ít người quyết định trở thành nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp (trader), nhưng rồi thất bại.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Để trở thành trader, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để trở thành trader
Những ai khi mới tham gia đầu tư chứng khoán mà gặp ngay
một vài lần thành công sẽ kích thích họ theo đuổi những lần
đầu tư tiếp theo, vì họ thấy rất đơn giản: mua, bán và được
lợi nhuận. Không ít người quyết định trở thành nhà đầu tư
chứng khoán chuyên nghiệp (trader), nhưng rồi thất bại.
Nguyên nhân không phải chỉ do thị trường, mà còn phụ thuộc vào
chính bản thân người mua - bán. Rất nhiều người thuộc lòng
những chiến lược, bí quyết để kiếm tiền, nhưng vẫn thất bại, bởi
họ không hiểu biết đầy đủ về tiền bạc, TTCK và bản thân để trở
thành trader.
Nhận thức về tiền bạc
Hơn nhiều ngành nghề khác, người mua - bán chứng khoán phải
có nhận thức sâu rộng về tiền bạc, nhất là sự tăng trưởng và hao
hụt của nó. Người tự cho là có nhiều tiền thường rơi vào thái độ
xem nhẹ tiền bạc, cho phép mình thua lỗ. Khi mất tiền, họ không
đau đớn nên không biết dừng lại. Họ chỉ dừng lại khi hết tiền, lúc
đó đã quá trễ. Những người thiếu vốn thì rơi vào một trạng thái
khác, mất tiền làm họ đau khổ quá mức và không dám chụp giật
những cơ hội.
Cần phải giữ tinh thần bình thản khi mua - bán. Hãy xem tiền bạc
như những con số và đừng đếm số tiền thắng hay thua ra thành
số lượng, mà hãy tính theo tỷ lệ phần trăm. Ví dụ: Bạn có 100
đồng và dốc tất cả vào một cổ phiếu. Nếu thua 20% mà muốn gỡ
lại thì bạn phải thắng 25% trên 80 đồng còn lại; nếu thua 50% thì
phải thắng đến 100% trên 50 đồng còn lại… Như vậy, thua và
hao hụt vốn trong chứng khoán rất dễ, nhưng gỡ lại rất khó.
Trường hợp tỷ lệ thắng thua bằng nhau, chúng ta cũng sẽ thua,
dù thắng trước hay thua trước. Muốn quân bình tài chính, nếu
thắng 50% thì chúng ta chỉ có thể cho phép thua 30% mà thôi (đó
là chưa tính chi phí giao dịch).
Người mới tập tành mua - bán chứng khoán, sau một thời gian
thua lỗ hơn 50%, lấy lại được vốn là người rất giỏi. Vì họ phải
thắng rất nhiều để bù lại số tiền đã mất (người trung bình là
người thất bại ít). Nhiều người từng thua lỗ lấy lại được vốn rồi
ngưng mua - bán. Đó là điều rất đáng tiếc, vì họ đã trở thành
người có tiềm năng, nhưng không tiếp tục khai thác khả năng của
mình. Đây là một bất lợi mà quỹ đầu tư hay nhà đầu tư cá nhân
đều vấp phải.Vì vậy, bảo tồn vốn là ưu tiên số một. Đối với trader,
không mất tiền quan trọng hơn thành công.
Mua bán với số tiền nhất định
Nếu có 100 đồng, mỗi lần mua - bán chỉ nên dùng 50 đồng mà
thôi. Mua - bán với một số tiền nhất định sẽ hạn chế được bất lợi
của sự thua dễ mà thắng khó. Cụ thể, sẽ giữ được quân bình tài
chính nếu có cùng tỷ lệ thua và thắng (50 đồng - 30% = 35 đồng,
50 đồng + 30% = 65 đồng, tổng vốn đầu tư vẫn là 100 đồng).
Nhưng chia vốn làm đôi vẫn nhiều rủi ro, bởi vì chỉ cần thua dăm
lần liên tục là cụt vốn. Nhiều cao thủ cho rằng, nên hạ thấp số
tiền mua bán hơn nữa, xuống còn 10 đồng. Dù mua bán lỗ đến
50% nhưng vốn liếng vẫn còn 95%. Họ cho mức lỗ dao động
chừng 1% trên tổng vốn, vì khi lỗ 5 - 15% mỗi lần mua bán thì sẽ
cắt lỗ, bán nó đi.
Mua thêm khi thắng
Chúng ta phải tự cho phép thua rất ít nếu bị thua, nhưng khi
thắng thì phải thắng thật nhiều. Trước tiên, cần mua - bán với số
tiền ít, nếu thắng, chúng ta mua thêm. Ví dụ: Bỏ ra 100 đồng mua
cổ phiếu với giá 20x, đặt mức cắt lỗ ở 18x, nếu giá xuống thì chịu
mất 10% vốn. Còn khi giá lên 22x, lời được 10%, mua thêm cổ
phiếu và đổi mức cắt lỗ ở mức giá 20x. Nếu giá giảm xuống 20x
thì lượt mua bán đầu hòa, thua 10% lần thứ hai, tính chung chỉ lỗ
5% trên tổng vốn (200 đồng). Nhưng nếu giá cổ phiếu lên mức 24
đồng thì sẽ kiếm được thêm lãi. Nhiều người cho biết, họ mua
thêm lần thứ ba, thứ tư và đặt mức cắt lỗ cao hơn. Phương pháp
này cho phép người mua - bán thua lỗ ít khi họ ước đoán sai,
nhưng lời to khi đoán đúng. Những cao thủ ước ao có nhiều vốn
liếng để mua - bán theo phương pháp này. Còn những người
bình thường chỉ muốn có nhiều tiền mua trọn vốn mà thôi. Khi họ
thua thì mất rất nhiều tiền, trong khi các cao thủ thua thì thua rất
ít.
Hiểu biết về thị trường
Khi một đại gia chứng khoán nói về những nguyên tắc mua - bán,
nó đúng với người đó, nhưng chưa hẳn đúng với người khác.
Như câu nói nổi tiếng của Warren Buffett: "Hãy sợ hãi khi những
người khác tham lam. Hãy tham lam khi những người khác sợ
hãi". Buffett tự xem như là một ông chủ để mua những công ty
khác. Ông chờ những lúc thị trường khủng hoảng để mua những
công ty lọt vào tầm ngắm.
Người mua - bán cá nhân không thể mua - bán như Buffett. Với
số vốn ít ỏi và đứng ngoài sự thương lượng của các đại gia, họ
không thể mua lại những công ty này (và không biết ai sẽ thôn
tính ai). Họ không thể thành công với những suy nghĩ của con voi
trong khi chỉ là con... muỗi. Vì vậy, "hãy tham lam khi người khác
bắt đầu tham lam, hãy sợ hãi khi người khác bắt đầu sợ hãi".
Khác nhau là mốc thời gian, câu của Buffett dành cho những
người nhiều tiền. Câu thứ hai dành cho những người đầu cơ, đón
đầu nhằm mua được ở vùng đáy, bán được ở vùng đỉnh.
Những người có kinh nghiệm đều hiểu rằng, mua ở đáy và bán ở
đỉnh là rất khó. Người mới mua - bán thấy đâu đâu cũng là đáy
khi họ muốn mua hoặc đỉnh khi họ muốn bán. TTCK "tinh ranh"
lắm, trong giai đoạn đi lên, nó lên năm bảy ngày thì vẫn xuống
trong một hai ngày. Ngược lại, trong giai đoạn đi xuống, nó vẫn
có vài ba ngày xanh lè, đi lên. Trên đồ thị phân tích kỹ thuật,
người muốn mua thì thường thấy đáy, trong khi nó không là đáy.
Người đang giữ cổ phiếu có chút lợi nhuận thì muốn bán vì họ
thấy nhiều dấu hiệu cho rằng đó là đỉnh khi không phải là đỉnh.
Chính vì vậy, thị trường theo chiều nào thì chúng ta theo chiều ấy
(đầu tư theo xu hướng). Thị trường có xu hướng lên thì chúng ta
mua vào, thị trường xuống thì chúng ta bán ra, nếu được phép
bán khống thì sẽ thu được lợi nhuận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tro_thanh_trader.pdf