Trung tâm kinh tế toàn cầu và Ấn Độ tại
Đại học Cambridge vừa được ưu tiên tổ
chức buổi đàm luận với tiêu đề “Sự lãnh
đạo sáng tạo trong nền kinh tế tri thức
toàn cầu” của tiến sĩ A.P.J. Abdul Kalam
- cựu Thủ tướng Ấn Độ.
Ông Kalam không chỉ là một nhà khoa học nổi tiếng, người đã tạo
ra những bước đột phá của Ấn Độ trong các chương trình khoa
học về không gian (bao gồm một tên lửa không người lái phóng
lên mặt trăng), ông còn đặt nền móng cho sự đa dạng và mở cửa
của Ấn Độ.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực
Trung tâm kinh tế toàn cầu và Ấn Độ tại
Đại học Cambridge vừa được ưu tiên tổ
chức buổi đàm luận với tiêu đề “Sự lãnh
đạo sáng tạo trong nền kinh tế tri thức
toàn cầu” của tiến sĩ A.P.J. Abdul Kalam
- cựu Thủ tướng Ấn Độ.
Ông Kalam không chỉ là một nhà khoa học nổi tiếng, người đã tạo
ra những bước đột phá của Ấn Độ trong các chương trình khoa
học về không gian (bao gồm một tên lửa không người lái phóng
lên mặt trăng), ông còn đặt nền móng cho sự đa dạng và mở cửa
của Ấn Độ.
Trong bài nói chuyện của mình, tiến sỹ Kalam tổng kết lại những
thay đổi nổi bật về công nghệ và kinh tế xã hội xảy ra trên thế giới
cũng như thay đổi từ Tây sang Đông về đối trọng kinh tế và địa
chính trị, nhịp độ của sự thúc đẩy thay đổi công nghệ và việc thế
giới ngày càng khan hiếm nguồn lực.
Để phát triển trong thế giới đầy biến động này, tiến sỹ Kalam lập
luận rằng các công ty cũng như các quốc gia không thể tránh khỏi
việc cần đến cái mà ông gọi là “những nhà lãnh đạo sáng tạo”
một thế hệ các nhà lãnh đạo mới hành động giống như người
hướng dẫn hơn là người chỉ huy, là người hỗ trợ hơn là người
lãnh đạo và là người tự có được sự kính trọng từ người khác chứ
không phải đòi hỏi điều đó từ họ.
Từ kinh nghiệm bản thân, tiến sỹ Kalam nêu ra 8 nguyên lý của
sự lãnh đạo sáng tạo cần thiết cho việc thúc đẩy sự sáng tạo và
tăng trưởng trong nền kinh tế tri thức toàn cầu đang phát triển:
Người lãnh đạo phải có tầm nhìn rộng cho toàn doanh
nghiệp.
Người lãnh đạo phải có đam mê, nhiệt huyết với việc
chuyển tầm nhìn đó thành hành động.
Người lãnh đạo phải có thể dấn bước vào những con đường
chưa được khám phá.
Người lãnh đạo phải biết làm thế nào để quản lý cả thành
công và thất bại.
Người lãnh đạo phải có đủ can đảm để đưa ra quyết định.
Người lãnh đạo phải có được sự tôn trọng trong quản lý.
Mọi hành động của người lãnh đạo phải rõ ràng.
Người lãnh đạo phải làm việc một cách chính trực và thành
công với sự chính trực đó.
Để minh họa cho các luận điểm, tiến sỹ Kalam trích dẫn những
người lãnh đạo đang/ đã thấm nhuần 8 nguyên tắc trí tuệ trên mà
cá nhân ông từng gặp. Ví dụ, khi việc phóng vệ tinh đầu tiên của
Ấn Độ thất bại vào năm 1979, chủ tịch của cơ quan không gian
Ấn Độ, giáo sư Satish Dhawan đã nhận toàn bộ trách nhiệm cho
thất bại mặc dù tiến sỹ Kalam mới thực sự là giám đốc thực hiện
nhiệm vụ đó.
Nhưng năm tiếp theo, khi họ thành công trong việc phóng được
vệ tinh đầu tiên vào không gian, giáo sư Dhawan không tham sự
buổi họp báo thành công, thay vào đó, ông yêu cầu tiến sỹ Kalam
chia sẻ câu chuyện thành công với truyền thông, qua đó thực sự
đã đem lại cho ông uy tín từ thành công của nhiệm vụ đó.
Khi tôi lắng nghe tiến sỹ Kalam, tôi bắt đầu đếm ngón tay những
người lãnh đạo mà tôi biết - ngoài tiến sỹ Kalam - một ví dụ điển
hình cho 8 phẩm chất của sự lãnh đạo sáng tạo. Tôi không thể kể
thêm hai hoặc ba người nữa ở đây! Tôi không làm được điều đó.
Tôi chắc rằng những người khác trong khán phòng cũng làm việc
tương tự như tôi và đưa ra cùng một kết luận.
Trên thực tế, khi nền kinh tế thế giới chìm sâu hơn vào suy thoái
trong vòng 10 tháng vừa qua, chúng ta mới thấy được các doanh
nghiệp và chính trị hoàn toàn thiếu sự lãnh đạo sáng tạo. Khi suy
thoái trở nên xấu hơn, thay vì đưa ra những quyết định mang tính
quyết định và can đảm thực hiện những quyết định đó, các CEO
của 500 công ty hàng đầu theo Fortune lại hành xử như thuyền
trưởng của con tàu Titanic: họ không có hành động nào đúng lúc
kịp thời để cứu những công ty đang chìm của họ và không thừa
nhận một chút nào lỗi lầm cho những thất bại trong quản lý của
họ.
Thiếu sự minh bạch, chứ đừng nói đến uy tín, trong các tổ chức
tài chính hàng đầu cuối cùng dẫn đến sự thất bại của họ. Và
những vụ bê bối chính trị gần đây đã nhắc chúng ta thấy rõ việc
thiếu tính chính trực trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Khi chúng ta thoát ra khỏi suy thoái kinh tế (tôi thực sự cho rằng
đó là một “cuộc suy thoái về giá trị”), tôi thực sự hy vọng rằng các
doanh nghiệp và người dân sẽ lựa chọn những nhà lãnh đạo kinh
doanh và chính trị thực sự có được sự lãnh đạo sáng tạo với uy
tín và sự chính trực. Các trường kinh doanh trên toàn thế giới cần
nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo sáng tạo được trang bị với
những tư tưởng đạo đức cho phép họ làm việc với sự chính trực
- và thành công với sự chính trực đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_lanh_dao_sang_tao_va_chinh_truc_6995.pdf
- de_moi_nguoi_di_theo_1013.pdf