Bài viết CEO Việt, nhiều vấn đề chưa nói hết

Đại diện DNTN Tư Vấn KINH THƯƠNG, tôi đã

tham dự hội thảo “CEO Việt Trong Thế Giới

Phẳng”, được tổ chức lần thứ hai vào sáng

hôm nay (chủ nhật, 11/11/2007) tại Hội Trường Thống Nhất (TP.

HCM). (Lần thứ nhất vào tháng 10/2006). Chỉ trong một khoảng

thời gian không dài của hổi thảo, các nhà tổ chức: Viện Nghiên

Cứu Kinh Tế Phát Triển (ĐH Kinh Tế TP.HCM) và Báo Người Lao

Động, lại mong muốn hội thảo giải quyết nhiều vấn đề có tầm vĩ

mô như: xác định chân dung CEO Việt Nam sau khi gia nhập

WTO, điểm mạnh - yếu và phương hướng phát triển của CEO

trong quá trình quản lý doanh nghiệp (DN)

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết CEO Việt, nhiều vấn đề chưa nói hết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CEO Việt, nhiều vấn đề chưa nói hết… Đại diện DNTN Tư Vấn KINH THƯƠNG, tôi đã tham dự hội thảo “CEO Việt Trong Thế Giới Phẳng”, được tổ chức lần thứ hai vào sáng hôm nay (chủ nhật, 11/11/2007) tại Hội Trường Thống Nhất (TP. HCM). (Lần thứ nhất vào tháng 10/2006). Chỉ trong một khoảng thời gian không dài của hổi thảo, các nhà tổ chức: Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển (ĐH Kinh Tế TP.HCM) và Báo Người Lao Động, lại mong muốn hội thảo giải quyết nhiều vấn đề có tầm vĩ mô như: xác định chân dung CEO Việt Nam sau khi gia nhập WTO, điểm mạnh - yếu và phương hướng phát triển của CEO trong quá trình quản lý doanh nghiệp (DN)… Những điều thu hoạch được… Trước hết, địa điểm phòng Khánh tiết của Hội Trường Thống Nhất khá lý tưởng cho hội thảo với số đại biểu tham dự hơn 500 người. Sau đó, khâu đón tiếp, phát thẻ - tài liệu cho tham dự viên cũng được chuẩn bị chu đáo. Trong quyển Kỷ yếu có 28 bài viết của các nhà quản lý DN, chuyên gia, nhà báo… đóng góp cho hội thảo: như bài “C.E.O Việt trong thế giới phẳng” của GS.TS Hồ Đức Hùng (GĐ Viện NCKT Phát triển – ĐHKT TP.HCM); “CEO và những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ hợp tác kinh doanh toàn cầu” của Trần Nam Hương (GĐ Cty Tư Vấn đầu tư và tài chính Việt Nam)… Trong buổi hội thảo, chúng tôi ghi nhận có khoảng 15 đại biểu góp ý như:  Phó TGĐ Cty cổ phần Kinh Đô, ông Lê Phụng Hào, nói về vấn đề hợp tác liên kết trong kinh doanh;  Ông Trần Sĩ Chương minh định vai trò của chủ DN - người quyết định phương hướng phát triển và CEO - người quản lý, điều hành theo đường lối của “ông chủ”.  Bài phát biểu của doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo gây ấn tượng cho mọi người với cách đặt vấn đề súc tích, đề cao vai trò của CEO và trách nhiệm của nhà nước, cơ chế quản lý DN hiện nay.  Đặc biệt, dù đến trễ (vừa bay từ Hà Nội vào), TS Lê Đăng Doanh đã đưa ra những nhận xét, phân tích khá sâu sắc về vấn đề triết lý kinh doanh: phải đem lại lợi ích cho khách hàng, làm sao để DN mình và đối tác cùng “có phần” sau khi phục vụ tốt cho người tiêu dùng, không làm ăn kiểu chụp giựt… www.diendanquantri.com sưu tầm GĐ DNTN Tư Vấn Kinh Thương ThS. Nguyễn Công Khanh Hòa với các ý kiến đó một số đại biểu lưu ý hội thảo về tính chuyên nghiệp của CEO thời nay, phản đối tầm nhìn ngắn hạn trong kinh doanh của một số nhà điều hành DN. Nhiều vị kêu gọi tinh thần cầu tiến, tích cực học tập của CEO… Những hạn chế của hội thảo Trước hết cũng ở khâu tổ chức. Cách thức bố trí chỗ ngồi (hướng theo một chiều như trong lớp học); cách tính thời gian hạn chế (mỗi đại biểu 5 phút) làm cho phần “hội” đạt yêu cầu (như nói ở trên) nhưng phần “thảo” còn chưa xứng tầm! Có nhiều vấn đề chưa được bàn luận, phản hồi do không đủ thời gian (thường sau khi nghe một đại biểu nói, bà Tạ Thị Ngọc Thảo - đại diện chủ tọa đoàn – nêu nhận xét, phân tích ngắn). Cách chọn chủ đề (đại biểu) lên diễn đàn còn chưa chặt chẽ, hợp lý… khiến cho nhiều vị phát biểu nội dung khá giống nhau (như cùng nêu lên vấn đề tính chuyên nghiệp, tầm nhìn của CEO…) chứ chưa đề cập đến các vấn đề “sát sườn” của đội ngũ, con người CEO. GS.TS Hùng phải nhắc nhở, đề nghị hội thảo xoáy vào các điểm yếu của CEO Việt Nam (cũng là của người Việt nói chung) như hay tự ái, thiếu tính gắn kết (theo từ của ThS. Đỗ Thanh Năm là các DN ta còn muốn “triệt tiêu” lẫn nhau!). Vấn đề còn gây nhiều tranh cãi là phát biểu của ông Lê Phước Vũ, Tổng GĐ Cty tôn Hoa Sen: khó tìm được một CEO vừa tốt vừa giỏi! Tại sao với tiềm lực về vốn (gần cả ngàn tỉ đồng) và lợi nhuận cao, nhất là DN đã phát hành cổ phiếu thành công, mà “ông chủ” Vũ vẫn chưa tìm được CEO đảm đương vai trò Tổng GĐ hiện nay thế ông?. Qua sự việc nêu trên tôi nhận thấy rằng Ban tổ chức nên tập trung thảo luận vấn đề: vai trò của CEO thực sự trong bộ máy quản lý của DN, nhất là DN dân doanh. CEO không thể là “phù thủy” để biến hóa đưa DN đi lên khi quyền lực thực sự nằm trong tay các ông chủ (giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị). Nhất là, đã đến lúc không còn có thể chỉ dùng tiền (lương - cổ phiếu) để “chiêu dụ” nhân tài như CEO. Phải có không gian dành cho sự sáng tạo, có một đội ngũ (ê-kíp) quản lý cấp trung (các trưởng phó phòng…) cùng làm việc ăn ý. Và còn “tầm vóc” của “ông chủ”, người thuê CEO, nữa! Không thể sử dụng tài năng của người quản lý nếu không tin tưởng. Nhưng nếu muốn tin tưởng thì phải hiểu biết các kế hoạch, chiến lược của CEO (trong khi thực tế tác giả đã từng nhận lời làm GĐ điều hành cho một DN lớn, nhưng trình độ của người chủ còn rất…hạn chế). Thời nay, quản lý một công ty lớn (vốn cả ngàn tỉ đồng) mà không biết vi tính (chưa nói đến ngoại ngữ) thì quả khó vô cùng! Một số đề nghị cho lần sau… Do vấn đề thời gian nên hội thảo chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề đã nêu trên đây. Vì thế tôi đề nghị: nên đưa các chủ đề thảo luận lên Diễn đàn trên mạng (Website của Ban tổ chức) trước đó khoảng một tháng để mọi người có thể nói “hết ý” với nhau. Cũng nên chia ra từng nhóm ngành nghề của CEO (sản xuất, thương mại, dịch vụ, tư vấn, đào tạo…) để dễ đi sâu phân tích. Một tiêu chí quan trọng nữa để phân nhóm là quy mô của các DN do CEO quản lý. Vì làm giám đốc những DN nhỏ như Kinh Thương chúng tôi khó mà có thể chia sẻ kinh nghiệm điều hành với các “đại gia” Kinh Đô, Tôn Hoa sen…hay các CEO làm việc cho công ty nước ngoài… Để đi vào thực chất vấn đề, Ban tổ chức nên sử dụng ngay yêu cầu tuyển dụng của công ty Tôn Hoa Sen thành một “case study” cho các học viên khóa CEO đang tham dự hội thảo. Những nhà điều hành DN tương lai này phải “thử lửa” ngay tại “chiến trường” tuyển dụng của DN, phải chứng minh cho các DN lớn thấy được cái “tâm” và “tầm” của mình. (Trong khi có một số đại biểu biến phát biểu của mình thành bài quảng cáo cho đơn vị, chúng ta nên “cắt” bớt, và dành cho các tình huống thực tế phát sinh…) Hiện chúng ta đang thiếu các CEO chuyên nghiệp cho nền kinh tế nước nhà, như phát biểu của Ban tổ chức và vị đại diện Ủy Ban Nhân Dân Thành phố. Mà như nhiều vị đã phát biểu, một CEO cần “tốt” (có tâm) trước đã, còn tài sẽ “bổ sung” sau trong quá trình làm việc. Vậy, theo thiển ý của tôi, ngoài vấn đề đào tạo mới, tại sao chúng ta không tổ chức cho các DN lớn, vốn nhiều, thuê lại CEO của các DN nhỏ (cùng ngành nghề), khó phát triển do thiếu nguồn lực (nhưng có ý tưởng, dự án làm ăn ban đầu khả thi). Trong các DN nhỏ này, chủ DN thường kiêm luôn CEO, do đó họ là những người quản lý có tâm huyết. Hãy đầu tư cho họ (theo các dạng góp vốn và tham gia vào hội đồng quản trị của các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài). Làm được như vậy chúng ta mới biến khẩu hiệu “liên kết hợp tác” từng phát biểu thành hiện thực. Có thể xây dựng mô hình công ty mẹ - con, hoặc các dạng tập hợp khác để biến những chiếc thuyền bé nhỏ thành hạm đội “có lớn có bé” đồng một khối để vươn ra biển lớn. Và với đội hình hợp tác (chứ không thôn tính) linh hoạt như vậy, khi cần chúng ta vẫn có thể tách ra để vào những vùng sông rạch nhỏ (như thị trường nội địa) một cách dễ dàng…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfceo_viet_9253.pdf