Bài viết CEO Ken Lewis: Người hùng hay kẻ ngớ ngẩn?

Khi mà cả thế giới đang lao

đao vì khủng hoảng tín dụng,

thì riêng Lewis lại say mê với

những thương vụ thâu tóm

và mua sắm lu bù. Vậy, ngài

CEO của tập đoàn Bank of

America này thực sự là

người hùng hay kẻ ngớ

ngẩn?

Ngư ông đắc lợi

Thật khó tìm thấy bất kỳ một lợi ích nào trong dòng tan chảy hiện

tại của thị trường tài chính. Những công ty huyền thoại như

Lehman Brothers[1], đã từng sống sót qua hai cuộc chiến tranh

thế giới và thời kỳ đại suy thoái, đ ã sụp đổ vào một ngày cuối

tuần gần đây.

Những nhân viên bình thường tại các tổ chức tài chính lo lắng về

việc họ sẽ tìm việc ở đâu, khi toàn bộ nền công nghiệp đang

trong thời kỳ khó khăn lâu dài, và hàng nghìn nhân viên giống

như họ đang lang thang vất vưởng trên đường phố.

Với tư cách của những người phải đóng thuế thu nhập cá nhân,

chúng ta bắt đầu phải trả giá cho sự ngớ ngẩn của một nhóm

những người điều hành toàn bộ hệ thống.

Nếu đây là tình cảnh không thể tránh khỏi, tại sao Ken Lewis lại

đang mỉm cười? Lewis, hiện là Tổng Giám đốc Điều hành của

Ngân hàng Hoa Kỳ (CEO of Bank of America). Và khi cơn khủng

hoảng tín dụng khiến cho các công ty có cổ phiếu hàng đầu bán

tống tháo tất cả những gì không ràng buộc, Lewis lại đang mua

sắm lu bù.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết CEO Ken Lewis: Người hùng hay kẻ ngớ ngẩn?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CEO Ken Lewis: Người hùng hay kẻ ngớ ngẩn? Khi mà cả thế giới đang lao đao vì khủng hoảng tín dụng, thì riêng Lewis lại say mê với những thương vụ thâu tóm và mua sắm lu bù. Vậy, ngài CEO của tập đoàn Bank of America này thực sự là người hùng hay kẻ ngớ ngẩn? Ngư ông đắc lợi Thật khó tìm thấy bất kỳ một lợi ích nào trong dòng tan chảy hiện tại của thị trường tài chính. Những công ty huyền thoại như Lehman Brothers[1], đã từng sống sót qua hai cuộc chiến tranh thế giới và thời kỳ đại suy thoái, đã sụp đổ vào một ngày cuối tuần gần đây. Những nhân viên bình thường tại các tổ chức tài chính lo lắng về việc họ sẽ tìm việc ở đâu, khi toàn bộ nền công nghiệp đang trong thời kỳ khó khăn lâu dài, và hàng nghìn nhân viên giống như họ đang lang thang vất vưởng trên đường phố. Với tư cách của những người phải đóng thuế thu nhập cá nhân, chúng ta bắt đầu phải trả giá cho sự ngớ ngẩn của một nhóm những người điều hành toàn bộ hệ thống. Nếu đây là tình cảnh không thể tránh khỏi, tại sao Ken Lewis lại đang mỉm cười? Lewis, hiện là Tổng Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Hoa Kỳ (CEO of Bank of America). Và khi cơn khủng hoảng tín dụng khiến cho các công ty có cổ phiếu hàng đầu bán tống tháo tất cả những gì không ràng buộc, Lewis lại đang mua sắm lu bù. Hè năm ngoái, khi Countrywide Financial - tập đoàn cho vay thế chấp tài chính khổng lồ mắc cạn trong cơn bão thứ cấp (khủng hoảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn), Lewis đã đầu tư 2 tỷ USD cho chiếc tầu chìm. Và cuối cùng, Ngân hàng Hoa Kỳ đã thu được toàn bộ mọi thứ. Khi ngày cuối tuần đen tối của Lehman Brothers qua đi, cơn sấm sét lại xảy ra tại Merrill Lynch[2] cho thấy rằng họ đang như con tàu sắp sửa đâm vào vách đá ngầm, Lewis ngay lập tức bắt tay vào thương vụ trị giá 44 tỷ USD. Tất cả những gì đã nói trên đều thể hiện rằng, trong 5 năm qua, Tổng Giám đốc Điều hành Lewis đã gặt hái được đáng kể (khoảng 100 tỷ USD), và đã tạo ra được một thế lực tài chính toàn cầu, theo đúng cách mà chúng ta chưa từng chứng kiến kể từ ngày ra đời của đế chế Citigroup[3]. Ken Lewis dũng cảm hay điên khùng? Chúng ta không nên nghi ngờ về những gì mà Lewis nghĩ. Biên bản cuộc họp báo của ông trên tờ Wall Street Journal thường nhật (WSJ) đọc tựa như một bài diễn văn chào mừng đến từ một đế chế chinh phục. Theo như thông tin trên các tạp chí thường nhật, Lewis từ lâu đã phán đoán rằng các ngân hàng thương mại sẽ sở hữu các ngân hàng đầu tư. “Tôi đã đi trước thời đại một chút”, ông bộc bạch. Bank of America: Cá lớn nuốt cá bé Ảnh: www.intarttiles.com Về việc sẽ kết hợp 2 tổ chức trên như thế nào, ông phát biểu với một chút băn khoăn: “Chúng ta giỏi về mặt này… Khi chúng ta nói chúng ta chuẩn bị có khoản ‘X’ từ những tiết kiệm chi phí, chúng ta sẽ có chúng”. Đó cũng là điều mà một nhà phân tích tài chính từng kinh ngạc: “Đây chính là con đường đưa ông đến vị trí cao cấp nhất trong ngành ngân hàng”. Sự can đảm này không phải là điều mới lạ ở Lewis. Trong bài giới thiệu về tiểu sử đăng trên trang nhất hồi tháng 8, tờ WSJ đã phác họa chân dung vị lãnh đạo tối cao của ngân hàng Hoa Kỳ như một phiên bản của George S. Patton[4]. Bạn còn nhớ bài phát biểu mở đầu bộ phim đó không? “Tôi không muốn nhận bất kỳ một thông điệp nào nói rằng chúng tôi đang nắm giữ vị trí của mình. Chúng tôi chẳng nắm giữ nơi nào cả… Chúng tôi đang dần tiến công và chúng tôi không thích thú nắm giữ bất kỳ một điều gì, ngoại trừ kẻ thù. Chúng tôi sẽ tống khứ kẻ thù xuống địa ngục”. Đó cũng chính là trường phái lãnh đạo của Ken Lewis: Tấn công vào nhược điểm của đối thủ, tiến hành thương vụ mua lại vào những giây phút tận cùng của nỗi thống khổ, không ngừng bổ sung vào danh mục đầu tư, cắt giảm chi phí đột ngột hơn bất kỳ những gì mọi người có thể nghĩ đến và luôn tìm kiếm để có nhiều hơn, nhanh hơn. Trên lý thuyết, điều này có vẻ rất tuyệt, được ví như một chiến lược kinh doanh mạnh mẽ đầy nam tính. Nhưng điều mà tôi quan tâm là động cơ gì đã khiến cho Lewis và ngân hàng của ông đi ngược lại với hầu hết các khuynh hướng kinh doanh lớn phổ biến trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều đó cũng hết sức lạ lẫm với những gì mà các khách hàng trông đợi ở công ty, thậm chí ngay cả với những gì mà họ đang kinh doanh. Sự thực: Lớn hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt hơn. Trên thực tế, nó dường như luôn luôn tồi hơn. Có bao nhiêu ngành, trong đó những công ty lớn nhất cũng đồng nghĩa với việc tốt nhất về mặt năng suất, chất lượng, thỏa mãn khách hàng hay dẫn đầu thành tích về tài chính? General Motor là công ty ô tô lớn nhất tại Bắc Mỹ. Điều đó mang lại gì cho họ? Các đại gia hàng không đều đang trong cơn hỗn độn, ngoại trừ hãng Southwest. Chắc chắn rằng, thật tuyệt khi có những chiếc thùng phuy không đáy – để kẻ mạnh lấy từ túi của người yếu thế hơn. Nhưng trong thời đại ngày nay, những người khôn ngoan là những người phải biết lấy từ túi của kẻ mạnh. Và qua thời gian dài, trở nên lớn mạnh hơn hầu như luôn luôn làm bạn ngớ ngẩn hơn. Mở rộng hơn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với tốt hơn. Trên thực tế, đây hầu như lại là phương pháp luôn luôn nhầm lẫn. Nhờ vào vị CEO này, ngân hàng Hoa Kỳ ngày nay là ngân hàng của mọi thứ: nghiệp vụ bán lẻ, nghiệp vụ đầu tư, thế chấp, môi giới chứng khoán… Có vẻ điều này rất tuyệt, cho đến khi bạn nhận ra thời kỳ của khối kết hợp đã mức đỉnh điểm vào giữa những năm 60. Quá tham lam sáp nhập nhiều tổ chức khác, sẽ có nguy cơ bị rối loạn, thiếu đồng nhất trong hợp tác Các công ty tốt nhất ngày nay hầu như luôn là những công ty tập trung nhất. Một hãng kinh doanh nhỏ như Porsche làm tốt hơn Ford hoặc Chrysler như thế nào? Tập trung vào một loại xe và một đẳng cấp người mua xe nhất định. Google đột ngột nổi lên để thách thức quyền bá chủ của Microsoft như thế nào? Tập trung vào tìm kiếm và những chi nhánh trực tiếp của họ. Apple nổi lên từ đống phế liệu trở thành viên kim cương của ngành kinh doanh máy vi tính như thế nào? Trong tất cả những lĩnh vực mà Apple nhúng tay vào, họ luôn tập trung để có những thiết kế tuyệt hảo nhất. Ôm đồm mọi thứ (dù là ít hay nhiều) không phải là nền tảng của sự thống trị kinh doanh. Đó là thời kỳ bắt đầu của sự suy thoái kinh doanh. Tất cả những gì khách hàng kỳ vọng ở công ty bạn (tốt hơn, lớn hơn, mở rộng hơn) lại hầu như không bao giờ khiến bạn tốt hơn. Hãy nghĩ về sự rơi rụng cảm xúc kéo dài từ những gì đã xảy ra vài ngày qua. Khách hàng đang băn khoăn tự hỏi liệu họ có thể tin cậy vào những công ty dịch vụ tài chính nào? Họ muốn có dịch vụ cá nhân, rất nhiều mối quan tâm cá nhân, có ý thức tìm kiếm chủ ngân hàng của mình, tìm kiếm người môi giới, người cho vay thế chấp thực sự để có được cảm giác “bạn đang ở bên tôi”. Thâu tóm quyền lực từ các công ty yếu thế, liệu có phải là sự biểu hiện của sức mạnh? Ảnh nguồn: cloudking.com Những động lực dễ hiểu này là lời ủng hộ cho các công ty nhỏ hơn, các công ty dựa vào cộng đồng nhiều hơn hay các công ty hướng vào dịch vụ nhiều hơn - không có gì là tình cờ xảy đến khi bạn tập hợp được lực lượng khủng khiếp toàn cầu như Ngân hàng Hoa Kỳ. Vậy, có vấn đề gì với Ken Lewis? Ông ta có thể đúng, có thể sai, nhưng ông không bao giờ nghi ngờ. “Tôi biết tôi có quan điểm riêng của mình và đội ngũ nhân viên của Ngân hàng Hoa Kỳ cũng có quan điểm của họ” - Ông phát biểu trên tờ Joural hồi tháng 8 - “Đó chính là động lực mãnh liệt để tiến về phía trước nhằm tạo ra khoảng cách giữa chúng tôi và vị trí thứ 2”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfceo_ken_lewis_9064.pdf