Bài viết Bí quyết Sếp trẻ lãnh đạo nhân viên già

Một Sếp trẻ nên tạo động lực, đặt ra giới hạn và lãnh đạo ra

sao khi nhân viên của mình già và nhiều kinh nghiệm hơn?

Bạn biết cũng rằng thành công phụ thuộc không nhỏ vào việc tuyển

dụng những người giỏi hơn bạn. Nếu bạn là một nhà kinh doanh hay một

giám đốc trẻ, điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ phải tuyển những người

lớn tuổi và kinh nghiệm hơn mình, đặc biệt với những vai trò quan trọng

trong tổ chức.

Quản lý một đồng nghiệp với kinh nghiệm hơn mình mười hay mười

lăm năm có thể gây cho bạn những vấn đề khó khăn. Bạn lúng túng

không biết phải tạo động lực, đặt ra những giới hạn, và lãnh đạo ra sao.

Dưới đây xin đưa ra một số biện pháp giúp phát huy tối đa những người

bạn tuyển dụng và sự cộng tác giữa bạn với họ.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Bí quyết Sếp trẻ lãnh đạo nhân viên già, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết Sếp trẻ lãnh đạo nhân viên già (CTG) Một Sếp trẻ nên tạo động lực, đặt ra giới hạn và lãnh đạo ra sao khi nhân viên của mình già và nhiều kinh nghiệm hơn? Bạn biết cũng rằng thành công phụ thuộc không nhỏ vào việc tuyển dụng những người giỏi hơn bạn. Nếu bạn là một nhà kinh doanh hay một giám đốc trẻ, điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ phải tuyển những người lớn tuổi và kinh nghiệm hơn mình, đặc biệt với những vai trò quan trọng trong tổ chức. Quản lý một đồng nghiệp với kinh nghiệm hơn mình mười hay mười lăm năm có thể gây cho bạn những vấn đề khó khăn. Bạn lúng túng không biết phải tạo động lực, đặt ra những giới hạn, và lãnh đạo ra sao. Dưới đây xin đưa ra một số biện pháp giúp phát huy tối đa những người bạn tuyển dụng và sự cộng tác giữa bạn với họ. Đặt họ vào hoàn cảnh công ty. Bạn nên chia sẻ nhiều hơn về tầm nhìn của công ty, mục tiêu ngành, và mục tiêu rộng lớn của công ty với họ, chia sẻ nhiều hơn với những đồng nghiệp khác. Đây nên là điểm nên ưu tiên số một ngay từ ngày đầu tuyển dụng và nên duy trì như vậy trong suốt thời gian làm việc cùng nhau. Các nhà quản lý thâm niên, bất kể trình độ kinh nghiệm ra sao, sẽ nhìn nhận bạn là nhà lãnh đạo biết đặt ra và chia sẻ tầm nhìn. Nếu không, họ sẽ có cảm nhận công ty là một con tàu không người lái. Hãy nhớ rằng định nghĩa "tầm nhìn" là khả năng bạn kết nối một mục tiêu lớn với các biện pháp can thiệp cần thiết để đạt được nó. Bạn có thể truyền đạt một cách khái quát rằng mục tiêu chung đó phụ thuộc vào hiệu suất hoạt động của mỗi nhà quản lý cấp cao. Lý tưởng nhất là bạn phải thể hiện sự kết nối này đủ rõ ràng để nhà quản lý đó cảm nhận được, toàn bộ vận mệnh công ty trong tay họ. Đừng quá chi tiết. Nhà quản lý giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ tự biết trách nhiệm phải áp dụng tình huống bạn đưa ra vào nhiệm vụ được giao ra sao. Hãy làm như vậy, và người đó sẽ cảm thấy được tôn trọng và hào hứng cống hiến. Cho họ một con tàu lớn và để họ tự sắp xếp các chi tiết vận hành là cách tốt nhất giúp họ cũng như công ty đạt được hiệu suất tối đa. Yêu cầu họ tự đặt ra những mục tiêu và chuẩn mực cho chính mình. Việc "mời" một nhà quản lý thâm niên làm như vậy chính là bước xây dựng lòng tin hết sức quan trọng. Bạn có thể và nên góp ý, cải tiến kế hoạch sơ thảo của họ, nhưng tốt nhất là hãy để họ tự vạch ra những bước đi đầu tiên. Ngược lại, nếu bạn thấy một trong số những nhà quản lý thâm niên làm việc thiếu hiệu quả, cách tốt nhất là thực hiện kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn và phương pháp hoạt động chung của công ty. Người thâm niên cao không hề muốn bạn can thiệp vào công việc hàng ngày của họ. Vì thế bạn nên tránh sử dụng cách này cho tới khi bạn không thể, nhưng đừng ngại chuyện đó nếu thấy đến lúc phải nói ra. Cho họ biết rằng bạn cũng đang làm việc cùng họ, rất chăm chỉ. Ngay cả những đồng nghiệp thâm niên hoàn hảo và năng nổ cũng sẽ không làm việc chăm chỉ hơn bạn trong thời gian dài. Dậy sớm thức khuya gửi email cho kịp công việc. Hẹn gặp đối tác vào cuối tuần và những lúc rảnh rỗi. Lúc nào cũng có mặt ở văn phòng và trên mạng. Tham dự cuộc họp dù đang rất mệt sau chuyến công tác nước ngoài. Hãy hiểu rằng các nhà quản lý lớn tuổi hơn bạn cũng dành thời gian chăm sóc gia đình, nhưng khác "nhịp" với bạn - ví dụ, họ có thể cần phải rời khỏi máy tính từ lúc 6h tới 8h. Nhưng cứ coi như họ làm việc lâu và chăm chỉ, bất kể khi nào, hãy để họ thấy bạn luôn làm việc nhiều hơn họ. Vì bạn có ít quyền "tự nhiên" hơn khi làm việc với người lớn tuổi hơn, cách tốt nhất để yêu cầu họ làm việc chăm chỉ là cho họ thấy bạn đang đòi hỏi ở chính mình còn cao hơn họ. Hãy thể hiện sự điềm tĩnh trước những tình huống khó khăn. Nhà quản lý thâm niên giỏi sẽ đi theo những người có ý tưởng tốt, nhận định tốt, và cái đầu lạnh trước các áp lực. Họ có thể tin một chủ doanh nghiệp trẻ sẽ có ý tưởng tốt, những cũng có thể sẽ nghi ngờ khả năng phán xét tốt và sự điềm đạm của vị lãnh đạo đó. Nếu bạn dễ trở nên lo âu lúc khó khăn, hãy giữ cho giọng nói của bạn rõ ràng, luôn tỏ ra hài hước, và giữ cho ngôn ngữ cơ thể được thoải mái. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể gọi nhóm nhân viên của bạn dậy lúc nửa đêm khi trang web công ty bị sập, hay dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động. Bạn nên làm việc đó. Nhưng hãy biết giữ sự bình tĩnh và rõ ràng trong mỗi phát ngôn. Hỏi quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không thực sự cần họ, đặc biệt về những chủ để không thuộc phạm vi trách nhiệm của họ. Là một vị sếp trẻ, bạn cần khắc phục cách đưa ra các quyết sách kiểu "khu vực". Một giải pháp thay thế đơn giản là hỏi ý kiến thường xuyên. Các nhà quản lý thâm niên sẽ tin tưởng cách xử lý của bạn và cảm thấy kinh nghiệm của mình được đánh giá cao. Xin ý kiến về những chủ đề không thuộc phạm vi quyền hạn trực tiếp của họ sẽ giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách thế hệ những người như bạn quản lý công việc. Ví dụ hỏi nhà quản lý phụ trách phát triển kinh doanh cách giải quyết một vấn đề cá nhân hay hỏi quan điểm của vị quản đốc vận hành về mô hình phân nhóm khách hàng của tổ bán hàng. Họ sẽ cảm thấy là một bộ phận của công ty. Nếu bạn mới khởi nghiệp, một số có thể sẽ thấy hào hứng với sự táo bạo trong cách quản lý chung mà họ chưa từng thấy khi làm việc ở những công ty lớn trước đây. Tìm kiếm hiểu biết chéo chức năng như vậy đôi khi cũng huy động được cách giải quyết tốt hơn bạn tưởng. Ngoại lệ: không cần phải mời quá nhiều người đưa ra ý kiến về những chủ đề như đặt tên công ty, sao chép lại cách marketing, và thiết kế logo. Đừng ngại thể hiện đam mê. Hãy đảm bảo rằng mức độ năng nổ của bạn mở đường cho kinh doanh. Hãy chứng tỏ đam mê của bạn với lĩnh vực đó, và dành thời gian giải thích tại sao doanh nghiệp của bạn lại có tầm quan trọng lớn với khách hàng, với ngành, hay với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều giám đốc trẻ thấy e ngại vì cho rằng hứa hẹn quá nhiều về doanh nghiệp mình sẽ là lừa dối đồng nghiệp, đặc biệt là những người dày dạn. Ngược lại, họ sẽ đánh giá cách bạn làm điều đó, và phản ứng với đam mê công việc của bạn. Đừng ngại trả lương cho họ cao hơn bạn. Nếu phải tốn kém hơn để tuyển dụng đồng nghiệp thâm niên quan trọng, đừng ngại bỏ thêm chút chi phí. Bạn có thể giải thích rằng bạn đang trả cho người đó cao hơn chính bạn; làm như vậy sẽ cho họ thấy bạn đánh giá rất cao kinh nghiệm của người đó. Cuối cùng, hãy nhớ rằng, việc của bạn là phải lãnh đạo. Bạn nên tập hợp hiểu biết của đồng nghiệp và tận dụng tối đa kinh nghiệm của họ. Nhưng đừng lập tức chiều theo đánh giá của họ khi nó trái với bản năng của bạn. Sau khi bạn đã hiểu rõ vấn đề và cân nhắc các bằng chứng, hãy tin vào bản năng của mình, dù cho đồng nghiệp của bạn có thâm niên đến đâu. Sai lầm lớn nhất khi ra quyết sách của các giám đốc trẻ là phản bội lại bản năng của mình và làm theo quan điểm nghe có vẻ hợp lý hơn của người khác. Đây là tổ chức (hay đơn vị) của bạn, và bạn là người chịu trách nhiệm cho những hậu quả từ các các quyết định tốt hay tồi của mình. Bạn phải đánh giá kinh nghiệm và hiểu biết của người có thâm niên bạn tuyển. Nhưng bạn không được lẩn tránh trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng. Theo Vietnamnet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbi_quyet_sep_tre_lanh_dao_nhan_vien_gia_861.pdf
  • pdfbi_quyet_thanh_cong_cua_nha_quan_tri_nhan_su_4113.pdf
  • pdfbi_quyet_thanh_cong_xay_dung_muc_tieu_cua_nha_lanh_dao_8651.pdf
  • pdfbiquyetcuanha_lanhdaotainang_4346.pdf
Tài liệu liên quan