Bài viết Bảy thói quen của người thành đạt

Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” (7 habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Cuốn sách cũng được người Việt Nam đón nhận nồng nhiệt và được nhiều dịch giả dịhc và biên soạn lại. Trong cuốn “7 thói quen của người thành đạt”, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp.

Bằng những giai thoại sâu sắc và ý vị, tác giả cho ta thấy từng bước của con đường phải đi để sống một cuộc đời trung thực, nhất quán, lương thiện và xứng với nhân phẩm. Đó là những đức tính giúp chúng ta an tâm thích ứng với những đổi thay, đồng thời cho chúng ta sự khôn ngoan và sức mạnh để tận dụng mọi cơ hội mà sự thay đổi tạo ra.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài viết Bảy thói quen của người thành đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảy thói quen của người thành đạt Theo  Stephen R. Covey Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” (7 habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Cuốn sách cũng được người Việt Nam đón nhận nồng nhiệt và được nhiều dịch giả dịhc và biên soạn lại. Trong cuốn “7 thói quen của người thành đạt”, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp. Bằng những giai thoại sâu sắc và ý vị, tác giả cho ta thấy từng bước của con đường phải đi để sống một cuộc đời trung thực, nhất quán, lương thiện và xứng với nhân phẩm. Đó là những đức tính giúp chúng ta an tâm thích ứng với những đổi thay, đồng thời cho chúng ta sự khôn ngoan và sức mạnh để tận dụng mọi cơ hội mà sự thay đổi tạo ra. TS. Stephen Covey Trong "7 thói quen của người thành đạt", bằng trực giác nhạy bén của mình và đúc rút kinh nghiệm của nhiều người từng trải và đã đạt được nhiều thành công ở mọi lĩnh vực, tác giả cống hiến cho chúng ta cơ hội để khám phá bản thân và gây ảnh hưởng trên người khác. Tất cả sự thành công trên đường đời gần như được bắt nguồn từ đây hoặc có liên quan ít nhiều đến bảy thói quen quan trọng mà tác giả cuốn sách chia sẻ. Đây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Thay đổi từ trong ra ngoài: Các nguyên tắc Chế ngự bản thân – Thắng lợi cá nhân Thói quen 1: Luôn chủ động Thói quen 2: Bắt đầu bằng định hướng tương lai Thói quen 3: Việc quan trọng làm trước Hoà nhập cộng đồng – Thắng lợi tập thể Thói quen 4: Lợi người – lợi ta Thói quen 5: Hiểu rồi được hiểu Thói quen 6: Cùng hiệp đồng "Sự tương hỗ lẫn nhau là một lựa chọn mà duy nhất người không phụ thuộc có thể tạo ra." Stephen R. Covey By Bùi Quang Minh Thay đổi từ trong ra ngoài: Các nguyên tắc Phát triển những thói quen Một thói quen được định nghĩa như sự giao thoa của kiến thức hiểu biết, kỹ năng và khát vọng. Hiểu biết là hiểu được việc gì phải làm và tại sao phải làm việc đó Kỹ năng là biết được làm việc đó bằng cách nào Khát vọng là sự thôi thúc, lựa chọn và mong muốn làm công việc đó. Để tạo ra thói quen, chúng ta cần phát triển cả 3 yếu tố đó. Cá tính và Nhân cách Mối quan hệ giữa cá tính và nhân cách có thể minh hoạ bằng một tảng băng. Phần trên của tảng băng (nhân cách) là cái mà người ta nhìn thấy đầu tiên. Mặc dù hình ảnh, kỹ thuật và các kỹ năng có thể ảnh hưởng đến sự thành công xa hơn nữa của bạn nhưng trọng lượng của sự ảnh hưởng thực sự nằm trong cá tính. Bốn cấp độ của sự lãnh đạo 7 thói quen được áp dụng ở cả 4 cấp độ lãnh đạo (cá nhân, giữa các cá nhân với nhau, khả năng quản lý và cấp lãnh đạo). Khi bạn làm việc từ trong ra ngoài bằng cách xây dựng được lòng tin cá nhân của bạn thì bạn đã tạo được sự đáng tin cậy trên một cấp độ giữa các cá nhân với nhau và cải thiện được các mối quan hệ. Khi lòng tin được xây dựng, bạn có thể tự tin làm tăng sức mạnh cho nhóm và các cá nhân trong tổ chức để cho ra những kết quả như mong muốn. Với những cá nhân đã được tăng cường sức mạnh, tổ chức có thể điều chỉnh hệ thống và cơ cấu của mình tốt hơn nữa với những nhiệm vụ phối hợp và cùng với chiến lược đáp ứng nhu cầu của những đối tác. Khi đó, sự điều chỉnh sẽ đóng góp vào sự tăng cường sức mạnh lớn hơn nữa và tạo lòng tin cao hơn nữa. Cá nhân và khả năng lãnh đạo giữa các cá nhân Khả năng lãnh đạo cá nhân phát triển vượt ra ngoài sự đáng tin cậy. Để lãnh đạo những người khác một cách hiệu quả thì trước hết mỗi cá nhân phải có khả năng lãnh đạo chính bản thân một cách hiệu quả. Khi mỗi cá nhân thể hiện sự tin cậy của mình (một sự cân bằng giữa năng lực cao và cá tính mạnh) thì những người khác sẽ bắt đầu tin tưởng họ như là người lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo giữa các cá nhân được xây dựng dựa trên lòng tin. Sự tin tưởng, xây dựng nên các mối quan hệ vững mạnh, có được từ những con người đáng tin cậy. Cá tính và năng lực Cá tính. Một người có cá tính mạnh sẽ thể hiện sự chính trực, trưởng thành và một trí lực dồi dào. Năng lực. Một người có năng lực cao sẽ có sự hiểu biết và khả năng trong một lĩnh vực đã có. Quan niệm cá tính và nhân phẩm là niềm tin về cách để người ta nuôi dưỡng các mối quan hệ. Để có được ảnh hưởng thực sự trong bất kỳ lĩnh vực nào, một con người phải có sự cân bằng giữa cá tính mạnh mẽ và năng lực cao. Khi con người cân bằng được 2 yếu tố này tức là họ đã xây dựng được sự đáng tin cậy của cá nhân họ và lòng tin của họ với những người khác. Quan niệm cá tính chỉ ra rằng cách cơ bản để xây dựng các mối quan hệ là bằng các nguyên tắc thực tế. Quan niệm nhân phẩm tập trung vào nhân cách, hình ảnh xã hội, các kỹ năng và các kỹ thuật để xây dựng các mối quan hệ. Tính liên tục của sự trưởng thành mô tả các mối quan hệ giữa những thói quen Tính liên tục của sự trưởng thành cho thấy các mối quan hệ giữa 7 thói quen, Sự chế ngự bản thân và Phối hợp tập thể, và các giai đoạn của tiến trình phụ thuộc lẫn nhau. Sự không ngừng lớn mạnh và trưởng thành chỉ ra rằng con người càng thực hành và cải thiện bất kỳ thói quen nào thì họ càng tăng cường được khả năng làm sống dậy phần còn lại của các thói quen, làm việc theo hướng Thắng lợi Cá nhân và Thắng lợi Tập thể, di chuyển về hướng hợp tác, tương hỗ lẫn nhau. Thắng lợi Cá nhân: Hãy bắt đầu với bản thân chúng ta, làm việc theo tính cách của chúng ta, động cơ và sự định hình của chúng ta. Chúng ta lựa chọn những phản ứng dựa theo các giá trị tự chọn (Thói quen 1 – Luôn chủ động); Chúng ta rèn luyện khả năng lãnh đạo cá nhân (Thói quen 2 – Bắt đầu bằng định hướng tương lai) Chúng ta quản lý cá nhân (Thói quen 3 – Việc quan trọng làm trước). Trong quá trình tự rèn luyện bản thân, chúng ta giành được sự chiến thắng cá nhân và chuyển từ sự phụ thuộc sang tự lập, độc lập. Thắng lợi Tập thể: Khi chúng ta phát triển sự hợp tác tương hỗ lẫn nhau, chúng ta trở nên được trang bị đầy đủ hơn để xây dựng các mối quan hệ thật hiệu quả. Tiến triển trong Chiến thắng Cá nhân, chúng ta sẽ được chuẩn bị hơn nữa để thành công trong các mối quan hệ sâu rộng, ảnh hưởng với những người khác (Chiến thắng Tập thể). Như những người tự do, chúng ta có thể lựa chọn sự hợp tác, tương hỗ lẫn nhau - để phát triển các mối quan hệ hợp tác, lâu dài. Trong tất cả sự tương tác ấy: Chúng ta có khả năng tốt hơn để tìm kiếm sự mang lại lợi nhuận cho cả hai bên (Thói quen 4 – Lợi người, lợi ta) Tương tác một cách cảm thông (Thói quen 5 – Hiểu rồi được hiểu) Đánh giá những sự khác biệt (Thói quen 6 – Cùng hiệp đồng). Khi chúng ta làm mới lại sự cam kết của chúng ta để áp dụng tất cả những thói quen bằng cách thực hành Thói quen 7 – Mài giũa bản thân tức là chúng ta đang tiến bộ không ngừng. Mô hình thay đổi cơ bản Những kết quả mà chúng ta đạt được ảnh hưởng bởi một vài yếu tố then chốt được cụ thể hoá trong mô hình dưới đây. Khi chúng ta nhìn vào và làm dựa trên những yếu tố trên phương diện các nguyên tắc, chúng ta có thể thay đổi kết quả đạt được. Cách Nhìn → Cách Sống→ Kết quả đạt được Mỗi một thói quen trong 7 thói quen đều dựa trên sự kết hợp và dựa trên một hoặc nhiều yếu tố hơn nữa: Các nguyên tắc mà thói quen dựa trên những nguyên tắc đó. Các mô hình được căn chỉnh theo các nguyên tắc. Các quy trình hoặc những ý tưởng và cách hành động có ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Các nguyên tắc Những quy luật tự nhiên và các chân lý cơ bản Mang tính toàn cầu, vô thời hạn Sản xuất ra những thu nhập có thể dự đoán trước được. Đi từ bên ngoài tới bản thân chúng ta. Vận hành cùng hoặc không cùng với sự hiểu biết và tiếp nhận của chúng ta. Tự làm rõ và tăng khả năng khi đã hiểu được. Các nguyên tắc là những phép tắc tự nhiên hay sự tin cậy cơ bản làm tồn tại điều không lệ thuộc của sự hiểu biết của chúng ta về chúng (ví dụ: sự chính trực, lòng trung thành, thái độ ôn hoà, sự giản đơn, sự dũng cảm, lòng chắc ẩn, sự đóng góp, tính công bằng). "Chúng ta không thể phá bỏ quy luật. Chúng ta chỉ có thể khiến cho bản thân mình chống lại quy luật." - Cecil B. De Mille - Giá trị là niềm tin và những lý tưởng cá nhân Giá trị là những cái gì mà được coi là quan trọng với chúng ta - xứng đáng hay sự ưu tiên mà chúng ta đặt lên con người, sự vật, mọi thứ, những ý tưởng hay những nguyên tắc. Những niềm tin và ý tưởng tự chọn. Tính nội tại, chủ quan, dựa trên cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục, xã hội và vốn sống cá nhân. "Chúng ta không nằm trong sự kiểm soát các nguyên tắc. Chúng ta kiểm soát hành động của chúng ta, nhưng những kết quả theo sau những hành động này lại được kiểm soát bởi các nguyên tắc." -Stephen R. Covey- Các mô hình Là cách mà một người lĩnh hội, hiểu và giải thích thế giới xung quanh; một bản đồ trí tuệ. Các mô hình không bao giờ hoàn thiện. Mỗi người không bao giờ hiểu được đầy đủ về tất cả mọi chi tiết, hay có được tất cả sự thực. Mỗi cá nhân là sản phẩm của sự học hỏi và trải nghiệm. Không có 2 người nào chia sẻ cùng một cơ sở hiểu biết hay cùng một quá trình trải nghiệm. Bởi vậy, không có 2 người nào lại có những mô hình giống hệt nhau. Sự chuyển đổi mô hình là một sự thay đổi trong suy nghĩ Thường thì các cá nhân tự củng cố sự hiểu biết, sự hoàn thiện và sự chính xác của chính họ. Rồi quan điểm của họ thay đổi. Sự thay đổi này trong suy nghĩ hay trong nhận thức được gọi là một chuyển đổi mô hình. Chuyển đổi mô hình là một sự thay đổi trong suy nghĩ, nó xuất hiện khi chúng ta đạt được sự hiểu biết sâu sắc. Những cá nhân có ảnh hưởng tạo ra các cơ hội cho việc chuyển đổi mô hình. Những người thông minh cố gắng tìm hiểu mô hình của những người khác. Với tinh thần đầy thông cảm, họ mở rộng lòng mình và cho phép những người khác tự do bày tỏ quan điểm của mình. Ví dụ như đã rất nhiều năm nhân loại coi trái đất như là trung tâm của vũ trụ. Phá vỡ quan điểm này, Copernicus lại cho rằng mặt trời mới là trung tâm. Với quan điểm mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ, Copernicus thu được sự hiểu biết mới và trải nghiệm thêm một sự chuyển đổi mô hình. Nếu chúng ta muốn có những thay đổi có ý nghĩa, đầu tiên chúng ta phải thay đổi các mô hình của chúng ta. Thomas Kuhn, tác giả của một cuốn sách nổi tiếng: “Cơ cấu của Cuộc Cách mạng khoa học” đã chỉ ra một quan điểm rằng hầu hết mọi khám phá có ý nghĩa trong khoa học đầu tiên đều là một bước đột phá với truyền thống, những cách suy nghĩ lỗi thời hay những mô hình cũ. "Nếu bạn muốn có những thay đổi nhỏ, hãy làm việc theo cách hành động của bạn; nếu bạn muốn có những thay đổi vượt bậc, hãy làm theo mô hình của bạn." - Stephen R. Covey - Chúng ta nhìn thấy mình qua tấm gương xã hội phản chiếu Tấm gương xã hội là một phương pháp ẩn dụ cho cái cách chúng ta nhìn thấy bản thân mình bởi vì những người khác phản chiếu sự nhận thức, quan điểm và mô hình của họ về chúng ta thông qua lời nói và cách cư xử của họ. Từ tấm gương xã hội, chúng ta định hình được hình ảnh và sự đánh giá của chính chúng ta (ví dụ: "Tôi không phải là một người sáng tạo" hay "Tôi giỏi toán "). Bởi vì tấm gương xã hội là một sự phản chiếu hồi ức của ta về cách mà người khác nhìn, nghĩ về chúng ta, nên nó có thể sai, không chính xác và phiến diện. Theo nghĩa đó, cái mà chúng ta thấy như là năng lực của chúng ta thực chất có thể là một bức tranh chính xác về khả năng và tính cách của chúng ta hơn là cái mà chúng ta thấy trong tấm gương xã hội. Dự đoán Mô hình và nhận thức của chúng ta ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhìn nhận chúng; cách chúng ta đối xử với những người khác ảnh hưởng đến cách cư xử của họ. Chẳng hạn, nếu chúng ta nghĩ một người nào đó không có khả năng, ta phòng vệ sợ người ấy sẽ thất bại, có thể ta sẽ từ chối cơ hội của người đó. Nếu chúng ta cho rằng ai đó là thông minh, có thể chúng ta sẽ thử thách và lựa chọn người ấy. Cái chúng ta tin tưởng về bản thân mình và những người khác ảnh hưởng đến bản thân sự nhận thức, hành vi cư xử và sự thể hiện bản thân. Dự đoán - cái mà chúng ta tin tưởng về bản thân chúng ta và những người khác - ảnh hưởng đến sự tự nhận thức, cách cư xử và hành động của chúng ta. Niềm tin của chúng ta về bản thân chúng ta có thể là hạn chế, khiến chúng ta mất can đảm và bị ép buộc - hay có thể là quả quyết và dũng cảm. Sự cân bằng P/PC - Nguyên tắc về tính hiệu quả (hay nguyên tắc Con ngỗng và trứng vàng) Nhiều người nhìn nhận sự hiệu quả như là một chức năng của tổng giá trị bạn đang theo đuổi hay là tốc độ sản xuất. Tuy nhiên, tính hiệu quả là sự cân bằng của 2 yếu tố sau đây: · Sản lượng: sản xuất ra những kết quả như mong đợi (những quả trứng vàng, hoặc là P). · Khả năng sản xuất: Duy trì, bảo quản và tăng cường nguồn tài nguyên sản xuất ra những kết quả như mong đợi (con ngỗng hay là PC). Hai yếu tố này phải được cân bằng nhau để duy trì tính hiệu quả. Duy trì, bảo quản và tăng cường tài sản để khiến cho chúng ta có thể sản xuất ra những kết quả như mong muốn (khả năng sản xuất) là sự cần thiết của tính hiệu quả đích thực. Tài nguyên quan trọng nhất sẵn có đối với bất cứ tổ chức nào là những mối quan hệ giữa những con người trong tổ chức đó, bao gồm cả những đối tác bên trong và bên ngoài. Sự cân bằng P/PC của bạn. Bạn chịu trách nhiệm về những kết quả nào trong công việc của bạn? ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Những nguồn tài nguyên dưới đây giúp bạn sản xuất ra những kết quả mong muốn như thế nào? Thể lực: .............................................................................................. Tài chính: ............................................................................................ Nhân lực: ........................................................................................... Công nghệ: ......................................................................................... Bạn và Tổ chức của bạn đang làm gì để duy trì những nguồn tài nguyên này? ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Sự cân bằng P/PC của bạn có hiệu quả như thế nào? ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. Tài khoản ngân hàng tình cảm Tài khoản ngân hàng tình cảm là một phép ẩn dụ đối với khối lượng tin cậy đã được xây dựng trong một mối quan hệ. Phép ẩn dụ cho rằng mỗi một sự tương tác của người này với người khác có thể được phân loại như một khoản tiền đặt cọc hay sự rút tiền ra. Ví dụ, bạn ký gửi vào lòng tin của người khác bằng cách cho thấy sự tốt bụng, biết giữ lời hứa, tôn trọng sự mong đợi, chứng minh lòng trung thành và biết nhận lỗi. Nói cách khác, bạn đặt một cái gì đó vào một mối quan hệ. Bạn xây dựng và củng cố. Các khoản tiền đặt cọc xây dựng và củng cố lòng tin trong các mối quan hệ. Sự rút ra làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ. Sự rút ra là có thể. Các hành động và thái độ cư xử như là thể hiện không tốt, thất hứa, xâm phạm mong đợi, ăn ở hai lòng và quá tự cao để có thể thừa nhận lỗi lầm và bỏ qua lời xin lỗi từ một mối quan hệ. Trong mọi mối quan hệ, những khoản tiền đặt cọc và khoản rút tiền ra duy nhất bạn có thể kiểm soát là chính bản thân bạn. Để xây dựng lòng tin, bạn phải lựa chọn để giải quyết mọi vấn đề và mọi tương tác với người khác như một cơ hội để tạo ra một khoản tiền đặt cọc trong Tài khoản ngân hàng tình cảm của người đó. Bằng cách tạo ra các khoản tiền đặt cọc trong các mối quan hệ, bạn xây dựng lên chính bản thân bạn và sự an toàn của những người khác. Bạn khuyến khích sự chính trực, tính sáng tạo, tinh thần tự kỷ và sự đánh giá cao.Bottom of Form

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbay_thoi_quen_cua_nguoi_thanh_dat_5949.doc
Tài liệu liên quan