Khi là lãnh đạo, bạn nói
với mọi người rằng: "Hãy
đi theo tôi". Tại sao người
khác phải đi theo bạn, điều
gì đã khiến bạn trở thành
người thích hợp nhất ở vị
trí lãnh đạo? Bạn có các
kỹ năng lãnh đạo cần thiết
để lãnh đạo thành công
một nhóm?
Các khái niệm dưới đây đã được "lượm lặt" từ tài liệu về lãnh đạo và từ việc quan
sát các thành công khác thường, từ các lãnh đạo thành đạt. Chúng sẽ giúp bạn trả
lời các câu hỏi trên. Nhiệm vụ của bạn là cân nhắc chúng trong mối tương quan
với thực tiễn lãnh đạo và với những gì hữu ích cho bạn trong việc theo đuổi sự
nghiệp lãnh đạo của mình.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài viết 36 lời khuyên cho lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 lời khuyên cho lãnh đạo
Khi là lãnh đạo, bạn nói
với mọi người rằng: "Hãy
đi theo tôi". Tại sao người
khác phải đi theo bạn, điều
gì đã khiến bạn trở thành
người thích hợp nhất ở vị
trí lãnh đạo? Bạn có các
kỹ năng lãnh đạo cần thiết
để lãnh đạo thành công
một nhóm?
Các khái niệm dưới đây đã được "lượm lặt" từ tài liệu về lãnh đạo và từ việc quan
sát các thành công khác thường, từ các lãnh đạo thành đạt. Chúng sẽ giúp bạn trả
lời các câu hỏi trên. Nhiệm vụ của bạn là cân nhắc chúng trong mối tương quan
với thực tiễn lãnh đạo và với những gì hữu ích cho bạn trong việc theo đuổi sự
nghiệp lãnh đạo của mình.
1. Có một tầm nhìn, một nhận thức về sứ mệnh mà người khác muốn đi theo.
Một lãnh đạo thành công là người có một tầm nhìn rõ ràng về sứ mệnh của mình,
về những gì họ làm và tại sao lại làm như vậy. Họ biết rằng họ không phải là
chuyên gia trong mọi lĩnh vực và không phải là giáo sư trong mọi câu trả lời.
Thậm chí, với những hạn chế, với cách nghĩ, các lãnh đạo vẫn hiểu rõ về những gì
họ làm và tại sao.
Mặc dù họ không thể đảm bảo rằng mọi người sẽ luôn luôn đạt được các mục tiêu,
họ vẫn có thể đảm bảo rằng những người đi theo họ luôn được chỉ dẫn đi theo
đúng hướng. Hơn nữa là, họ biết tạo động lực cho những người đi theo mình, giải
thích tại sao họ muốn đi theo, tại sao họ lại phải đạt được các thành công đó.
2. Coi trọng những người muốn tham gia cuộc hành trình với bạn.
Đối với những người quyết đinh đi theo con đường mà bạn chỉ dẫn họ có thể đạt
được một số lợi ích. Họ được quý trọng và những gì họ làm được công nhận và
đánh giá cao. Điều đó còn hơn là một tràng pháo tay và một bài diễn văn ca ngợi
về tầm quan trọng của mỗi người và những đóng góp của mọi người. Vị lãnh đạo
nhiệt tình của họ đem lại cho họ sự đảm bảo rằng: họ là những người quan trọng
và những gì họ làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3. Làm cho mọi người trở nên xuất sắc
Tổ chức không chỉ hoạt động mà họ còn phải hoạt động một cách xuất sắc. Đi
theo nhà lãnh đạo đảm bảo cho thành viên của tổ chức làm các việc đúng đắn,
ngay trong lần đầu tiên, đúng hạn, và liên tục.
4. Coi trọng các khách hàng - những người được lợi từ các chương trình và
dịch vụ của bạn.
Cam kết của các thành viên đối với các dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đạt
tới các tầm cao mới. Họ có tinh thần trách nhiệm hơn tới các nhu cầu và quyền lợi
của khách hàng. Đạt được hoặc vượt quá sự trông đợi của khách hàng là tiêu
chuẩn của ngày hôm qua. Còn đối với tiêu chuẩn hiện nay, mọi giao dịch với
khách hàng được hiểu như là một cơ hội mới để cung cấp các dịch vụ tốt hơn.
5. Hiểu rõ nơi nào và cách thức nào phù hợp với bạn.
Lãnh đạo biết rõ rằng vai trò quan trọng nhất của họ là giúp đỡ các thành viên của
nhóm thành công. Các thành viên trong nhóm không chịu trách nhiệm cho thành
công của lãnh đạo, nhưng lãnh đạo chắc chắn phải tạo điều kiện cho nhân viên đạt
tới thành công. Nhiệm vụ của lãnh đạo là cung cấp cho mỗi nhân viên cơ hội tốt
nhất có thể.
Lãnh đạo chỉ đường tới nơi mà anh ta và nhân viên của mình muốn tới. Trong
quan điểm của lãnh đạo, mỗi thành viên trong nhóm là một khách hàng đáng quý,
và anh ta đang nuôi dưỡng mối quan hệ với họ trên cơ sở cung cấp thường xuyên
các dịch vụ "lãnh đạo cao cấp".
6. Cư xử dựa trên các nguyên tắc.
Lãnh đạo không phải là một khẩu đại bác "mềm yếu". Anh ta cư xử dựa trên các
nguyên tắc và yêu cầu mọi người trong nhóm cũng cư xử tương tự vậy. Chắc chắn
là bạn đã từng tình cờ gặp vị lãnh đạo - người tin rằng anh ta là bề trên của mọi
người. Các lãnh đạo như vậy thường nghĩ rằng các nguyên tắc là dành cho mọi
người, và cái mà họ muốn và họ làm là ngoại lệ đối với bất kỳ luật lệ hoặc các thủ
tục đã được thiết lập nên.
Tính kiêu căng, ngạo mạn và thái độ trịnh thượng là không phù hợp với bất kỳ ai
và đặc biệt là không thể chấp nhận được với vị trí của người lãnh đạo. Lãnh đạo
luôn phải là những người hành xử đúng đắn theo các nguyên tắc đã được thiết lập
và được phổ biến.
7. Đừng truyền sự thất vọng và những cảm xúc tiêu cực sang cho người khác.
Hãy cẩn thận. Bạn có thể coi thường điểm này và dễ dàng đi tới kết luận sai lầm.
Một lãnh đạo sẽ làm gì với các nỗi thất vọng và những cảm xúc tiêu cực của mình
nếu như anh ta không truyền nó sang cho những người khác? Anh ta trước tiên
nên chia sẻ chúng chỉ với những người cần biết và có thể làm điều gì đó với các
vấn đề và khó khăn đó. Anh ta không thể chia sẻ toàn bộ những vấn đề đó với mọi
thành viên trong nhóm, những người xung quanh hoặc khách hàng, đối tác.
8. Luôn lạc quan và tràn đầy sinh lực cho dù mọi việc trở nên tốt đẹp hay xấu
đi.
Đây cũng là một điểm mà nhiều người dễ đi đến kết luận sai lầm. Lãnh đạo chắc
chắn không thể nào có sinh lực dồi dào khi nhận được những tin tức xấu. Cơn tức
giận và sự khó chịu đều không được phép nằm trong cách tiếp cận của lãnh đạo
trước các vấn đề rắc rối và nỗi thất vọng.
Thái độ và sự tận tâm của anh ta chính là các trách nhiệm của anh ta. Các thành
viên khác và các khách hàng khiến cho lãnh đạo hiểu rằng, anh ta phải là người
hiểu biết, là người đáng tin, luôn xuất sắc nhất, mỗi ngày, mỗi lúc, không có ngoại
lệ, không viện cớ.
9. Hiểu rõ và đánh giá chính xác các kỹ năng và hạn chế của bản thân.
Hiểu rõ những gì mình làm và làm tốt trong công việc chính là một vốn quý của
lãnh đạo. Hơn nữa, lãnh đạo phải hiểu được những gì mà các nhân viên của mình
làm. Lãnh đạo phải hiểu rằng tổ chức của anh ta không thể nên thành xuất sắc trừ
khi các thành viên dành hầu hết thời gian vào việc làm những gì mà họ giỏi nhất.
Lãnh đạo biết rõ các hạn chế của bản thân và cũng muốn biết các hạn chế của các
nhân viên. Những hạn chế của lãnh đạo đã kìm hãm anh ta trong việc thực hiện sứ
mệnh của anh ta. Anh ta không có kỹ năng, và không có các nguồn lực để làm tự
làm được điều đó. Sau đó, tổ chức sẽ được phát triển theo hướng bù lấp vào các
hạn chế đã được nhận dạng. Đối với lãnh đạo, các nhân viên không chỉ là những
người đi theo mình, những người đó có tính chất quyết định tới thành công của
anh ta.
Lãnh đạo không phải là một hoạt động đơn lẻ. Mọi việc lãnh đạo làm đều có tác
động tớn mọi người. Để lãnh đạo có thể thực hiện công việc của mình thì mọi
người phải tuân thủ. Hiểu một cách đơn giản là, lãnh đạo chỉ đường và những
người ủng hộ đi theo.
10. Tự tổ chức tốt
Khả năng "tổ chức" là một trong những đặc điểm cực kỳ quan trọng được tìm thấy
ở hầu hết các lãnh đạo thành công nhất. Khi mà thương hiệu của tổ chức ngày một
vươn xa, việc duy trì đường lối và hoạt động của tổ chức lại càng trở nên cần thiết.
Lãnh đạo phải là những người có đầu óc phi thường. Họ có thể tư duy và nghĩ về
mọi việc hiệu quả tới mức khác thường. Trong đầu họ là hệ thống thông tin đồ sộ
và các vấn đề liên quan. Họ thường xuyên phải thể hiện khả năng giải quyết các
khó khăn và vấn đề phức tạp.
Lãnh đạo hoàn toàn hiểu những gì cần phải hiểu. Điều thú vị chính là họ luôn duy
trì được cấp độ tổ chức vào mọi lúc, khi các tình huống nảy sinh, khi các thay đổi
quan trọng diễn ra, khi các thông tin nảy sinh. Về mặt tinh thần, lãnh đạo phải tự
thích ứng được với các vấn đề trước khi chúng trở thành các rắc rối, với các cơ hội
trước khi chúng trở thành cơ hội, với các giải pháp trước khi nhận ra rằng có một
khó khăn nảy sinh.
Cùng thời điểm xác định một việc nào đó cần phải thực hiện, lãnh đạo đã phải
hoàn thành nó. Khả năng tư duy bậc thầy của lãnh đạo chính là anh ta khiến cho
mọi việc trở nên dễ dàng. Trừ khi bạn quan sát một cách tỉ mỉ, bạn có thể không
bao giờ biết rằng có điều gì đó khác thường đang xảy ra, ngay trước mắt bạn.
11. Luôn đúng giờ trong mọi việc bạn làm.
Đối với lãnh đạo, việc đúng giờ (đúng hạn) gần như là một trong những vấn đề
thuộc về ý thức tôn trọng. Tất nhiên, không phải lúc nào lãnh đạo cũng đảm bảo
đúng giờ và làm mọi việc đúng hạn, nhưng dù sao, đó cũng là vấn đề ưu tiên cực
kỳ lớn đối với anh ta.
Điều này là rất quan trọng đối với những người làm việc cùng anh ta. Bởi vì, lãnh
đạo là luôn làm gương để cho nhân viên học tập. Nếu lãnh đạo luôn đúng giờ, thì
cũng là vì anh ta mong bạn đúng giờ, làm việc khi mà bạn hứa hẹn và hoàn thành
công việc như đã thống nhất, lúc nào cũng vậy.
12. Làm việc hăng say và những gì cần phải thực hiện.
Lãnh đạo là những người thực hiện. Đó là một nguyên tắc đơn giản nhưng lãnh
đạo đã nâng nó lên tầm nghệ thuật. Bạn có thể hy vọng về những gì cần phải thực
hiện và thực hiện với 110% khả năng của anh ta. Lười biếng không phải là từ mà
bất kỳ ai có thể sử dụng khi nói về lãnh đạo.
Điều mà mỗi thành viên cũng cần phải biết đó là anh ta mong đợi điều tương tự ở
họ. Tuy nhiên, phải đặt điều đó trong một bối cảnh cụ thể. "Làm việc hăng say"
không thể áp dụng cho tất cả công việc của mọi người. Nếu như các việc đó cần
phải thực hiện và nhân viên không làm, thì bạn vẫn chắc chắn rằng công việc đó
vẫn được thực hiện, thậm chí ngay cả khi lãnh đạo phải tự làm việc đó.
Cùng lúc đó, anh ta sẽ làm việc gì đó cần thiết để đảm bảo rằng sự cẩu thả đó sẽ
không tái diễn. Làm việc cần phải làm bắt đầu với việc các thành viên làm những
gì mà họ được trông đợi. Trong nhóm, lãnh đạo làm việc hăng say và mức độ
tương đương về mặt trách nhiệm và năng lực là yêu cầu áp dụng cho mỗi thành
viên.
13. Tập trung vào thực hiện công việc
Tất nhiên, lãnh đạo không thể ở trạng thái tiêu cực hoặc tuyệt vọng trong mọi tình
huống. Anh ta chấp nhận trách nhiệm cá nhân cho quan điểm và hành động của
mình. Anh ta cũng biết rằng việc mất trọng tâm, mất mục tiêu là rất dễ dàng.
Đây chính là điểm mà lãnh đạo thể hiện sự nổi trội của mình. Mỗi sự kiện, mỗi
tình huống, mỗi vụ giao dịch được xem xét thông qua lăng kính của nhiệm vụ mà
lãnh đạo đảm trách. Người khác có thể để tuột mất trọng tâm, nhưng lãnh đạo luôn
biết cách lấy lại trọng tâm đó. Người này có thể tập trung hơn người kia, nhưng
lãnh đạo có mặt ở đó để cụ thể hóa viễn cảnh để giữ cho nhân viên tiếp tục nhiệm
vụ của mình.
Lãnh đạo làm điều đó bằng cách nào? Mọi người quan sát lãnh đạo với câu hỏi: tại
sao họ lại làm những việc đó với cái giá phải trả vì không làm tốt, đúng giờ,
thường xuyên? Đối với lãnh đạo, cái giá tiềm tàng phải trả cho việc mất trọng tâm
luôn là quá cao.
14. Có niềm tin vào những người tham gia hành trình với mình
Điều này bắt đầu với các giá trị và niềm tin đang tồn tại: thương hiệu của các lãnh
đạo - những người đạt được kỹ năng lãnh đạo xuất sắc. Mức độ ban đầu của niềm
tin được ủng hộ bởi niềm tin rằng mọi người chân thành và đáng tin cậy. Giả
thuyết đó cho phép lãnh đạo cộng tác một cách thoải mái với nhân viên.
Trong tinh thần tin tưởng, mọi người có thể cùng hiểu vấn đề một cách thấu suốt
nhất và cách để giảm bớt khả năng tái diễn những rắc rối. Lãnh đạo hiểu rắc rối là
nguyên nhân của những điều không như mong đợi, bởi sự thiếu khả năng, hoặc
bởi những việc không thể tiên đoán hoặc điều khiển được.
15. Quan tâm một cách nghiêm túc tới những phàn nàn nhỏ nhặt
Có một sự thật là mọi người thỉnh thoảng than phiền trừ khi có một vấn đề thực
sự. Lãnh đạo hiểu rằng, mọi người than phiền thường muốn người khác lắng nghe
mình - ít nhất là họ muốn có điều gì đó đặc biệt được thực hiện. Bạn hãy nhìn vào
chiến lược sau:
Dường như có một vấn đề thực sự + Mọi người muốn được lắng nghe = Dành thời
gian để lắng nghe một cách nghiêm túc.
Sau khi lắng nghe, lãnh đạo có đưa ra hành động hay không còn tùy thuộc vào
những gì mà anh ta nghe được. Điểm then chốt là mọi người có được sự tôn trọng
mà họ đáng được hưởng. Điều quan trọng nữa là, lãnh đạo không bỏ lỡ cơ hội
phản ứng lại những việc cần tới sự quan tâm chính đáng của anh ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_loi_khuyen_cho_lanh_dao_1251.pdf