Lữđoàn 9 của Phổchiếm đóng ngôi làng Wachau bỏhoang, trong lúc quân Áo,
cùng một đội quân người Hungary của tướng Bianchi, đánh bật quân Pháo khỏi
Lößnig. Người Áo tiếp tục triển khai chiến thuật theo kiểu kết hợp các đơn vị: kỵ
binh Áo tấn công bộbinh Pháp đểbộbinh Áo có thời gian tới và triển khai tấn
công Dölitz. Sư đoàn Tân Cận vệcủa Pháp đã đẩy lui họ. Vào lúc này thì ba tiểu
đoàn lính ném lựu đạn của Áo bắt đầu giành giật làng với pháo binhyểm trợ.
Trong cùng lúc này, theo yêu cầu của các sĩ quan Thụy Điển, vốn cảm thấy xấu hổ
vềviệc đã không đến kịp đểchiến đấu trong ngày hôm qua, Thái tửra lệnh cho bộ
binh nhẹcủa họtham gia vào cuộc tấn công cuối cùng trong ngày, vào chính
Leipzig. Những người lính Thụy Điển chiến đấu rất tốt và chỉmất có 121 người
trong trận đánh này.
Trong cuộc chiến, 5.400 người lính Sachsen thuộc quân đoàn VII của Pháp bỏqua
phe liên quân. Napoléon biết rằng thất bại là điều không thểtránh khỏi và cho rút
quân qua sông Elstervào đêm 18-19 tháng 10. Liên quân không hay biết vềcuộc
rút lui này cho đến 7 giờsáng, và sau đó bịhọcầm chân bởi đạo quân chặn hậu
dũng mãnh của tướng Oudinot. Cuộc rút lui diễn ra êm thắm cho đến khi xảy ra sự
cố ởcây cầu bắc qua sông Elster. Viên hạsĩ có nhiệm vụđánh sập cầu đểchặn
đường truy đuổi của liên quân đã tính toán sai thời gian. Ông ta đánh sập cầu vào
lúc 1 giờchiều, khi trên cầu vẫn còn nhiều quân Pháp và quân chặn hậu của
Oudinot vẫn còn kẹt lại ởLeipzig. Hàng ngàn lính Pháp đã chết đuối và hàng ngàn
bịbắt sống. Do sựcốnày, tướng Ba Lan là Poniatowski đã bịchết đuối dưới
sông.
[
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thuyết trình Trận Leipzig, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hài các tử sĩ. Ghê rợn nhất, họ bị tước bỏ
sạch y phục và vũ khí, và bị chôn trong một ngôi mộ tập thể.[24] Các xe goòng
trong chiến trận cũng bị cướp bóc.[25] Một thầy thuốc có tên tuổi ở kinh đô Berlin
là Johann Christian Reil đã viết thư cho vị Thượng quan Triều đình Phổ là
Heinrich Friedrich Karl Reichsfreiherr vom und zum Stein, trong đó ông ghi
nhận : [26]
“ Ở khoảng đất trống của
ngôi trường ngữ pháp,
tôi thấy một ngọn đồi
chồng chất thân tàn và
thi thể của những người
đồng hương tôi. Họ đều
trần truồng. Chó và quạ
ăn thịt họ, chẳng khác gì
nếu họ là phạm nhân và
đạo chích. Điều đó cho
thấy những người anh
hùng hy sinh vì Tổ quốc
bị thiếu ân sủng đến cỡ
nào. ”
—Johann Christian Reil
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1813, danh sĩ Wilhelm von Humboldt cũng phải gửi
thư cho vợ ông, kể về cảnh tượng kinh hoàng sau trận chiến : [23]
“ Hàng đống thây người
nằm xung quanh, phần
lớn họ thì phần nào còn
quần áo hoặc là hoàn
toàn trần truồng, thường
nằm chồng lên nhau.
Phần lớn họ nằm xuống,
với hai bàn tay dài qua
mặt họ, do đó người ta
có thể cảm nhận lần đầu
tiên về những vầng thơ
của Homer, dùng răng
mà cắt mặt đất. Một con
chó đi tuần ở đây và nó
không thể nào mà lại
quay đi ... có lẽ nó đã
nhận ra thây chủ của nó. ”
—Wilhelm von Humboldt
Những thương binh đều được đưa vào các Trường học, Bệnh viện và Thánh đường,
mà thị dân khó thể cứu chữa được họ. Như thường thấy, các chiến sĩ trong chiến
tranh luôn hứng chịu tổn thất kinh hoàng trước dịch bệnh. Trên khắp các đường
phố đầy người của Leipzig, một cơn sốt phát ban đã làm cho các thương binh đều
tắt thở và các quân y cũng bị lây nhiễm. [23]
[ ] Kết quả
Napoléon rút lui vào ngày 19 tháng 10. Trong hình là vụ nổ cầu.
Thương vong của cả hai bên đều cao đến đáng ngạc nhiên; tổng cộng khoảng 8
vạn đến 11 vạn người chết và bị thương. Napoléon mất 38 nghìn quân do tử trận
hoặc bị thương. Liên quân bắt giữ 15 nghìn quân còn khỏe mạnh, 21 nghìn quân bị
thương hoặc bệnh tật, thu về 325 súng đại bác và 28 cờ hiệu. Ngoài ra họ còn thu
nạp thêm số quân Sachsen, như đã nói ở trên. Józef Antoni Poniatowski, vị thống
chế mới được phong chức ngày hôm qua, và cũng là cháu của vị vua Ba Lan cuối
cùng là Stanisław August Poniatowski, bị chết đuối khi vượt sông. Hai tướng chỉ
huy quân đoàn của Pháp là Lauriston và Reynier bị bắt sống. 15 tướng Pháp tử
trận và 51 người bị thương. Chưa kể, Hoàng đế Pháp cũng phải từ bỏ đến hơn 300
khẩu đại pháo, cùng với phần lớn phương tiện vận tải và tiếp tế của ông ta.[23]
Những sự mất mát dọc đường khiến Napoléon chỉ còn có 6 vạn quân khi về tới
kinh đô Paris. [16]
Trận đánh này có số lượng tổn thất lớn hơn tất cả những trận chiến trước đó.[27]
Phe Liên quân mất mát khoảng 54 nghìn quân lính trên tổng số 362 nghìn chiến sĩ.
Đạo quân của Schwarzenberg tổn thất 34 nghìn binh lính, đạo quân của Blücher
tổn thất 12 nghìn chiến binh, còn đạo quân của Thái tử Thụy Điển và Bennigsen
đều mất 4 nghìn chiến sĩ. Trong số các liệt sĩ này có cả một cảnh sát chuyên cần là
Friedrich Wagner, anh đã hy sinh để lại người vợ góa và một đứa con mới sáu
tháng tuổi tên là Richard.[23] Đến cả danh tướng nước Phổ August Neidhardt von
Gneisenau là người nổi tiếng lạnh lùng, mà cũng phải rơi nước mắt khi ông cùng
Đại úy Stosch dạo trên bãi chiến trường Möckern (nơi Yorck chiếm lĩnh vào ngày
16 tháng 10) vào ngày 19 tháng 10 năm 1813 - gần như là dạo trên những thi thể
liệt sỹ của Đạo quân Silesia. Khuôn mặt ông trở nên trịnh trọng, và nói : "Chiến
thắng được mua với máu của người Đức trở thành cái giá rất đắt, cái giá hết sức
là đắt". Do có công trong chiến dịch Leipzig, Gneisenau được phong làm Bá
tước.[28] Con số thiệt hại của liên quân cũng không phải là nhỏ, chưa kể 5 nghìn
quân Liên minh còn đào ngũ sang phe Pháp trong trận chiến, nhưng chiến thắng
của họ thật là huy hoàng.[23] Vả lại, việc bù đắp lại không khó khăn mấy cho họ,
xét tới khả năng kinh tế và nhân lực của Liên minh ở thời điểm đó.
Về thất bại của Napoléon ở Leipzig, chính ông cho rằng nếu phía Pháp có thêm 3
vạn Pháo binh thì họ sẽ chiến thắng.[29] George Nafziger trong cuốn Napoleon at
Leipzig cho rằng cả hai phía đều không tác chiến một cách hoàn hảo, nhưng
Napoléon thất bại vì đã không có phương án để chủ động tấn công từng đạo quân
riêng rẽ trong liên quân, mà co cụm lại phòng thủ ở Leipzig.[30] Đây là một chiến
bại về mặt chiến thuật có thể được coi là "vô đối" trong sự nghiệp của Napoléon.
Với sự tan rã của quân Pháp, nỗi nhục thất bại được thể hiện ngay trên mặt của
Napoléon trên đường rút quân, báo hiệu cho sự suy sụp của nền Đệ nhất Đế chế
Pháp.[9] Đây là trận đánh lớn nhất trong suốt thế kỷ 19, với số lượng dân tộc tham
gia đông đảo. Quy mô của nó còn to lớn hơn cả những trận huyết chiến trong cuộc
Nội chiến Hoa Kỳ.[1] Trận Leipzig được xem như chiến thắng có ý nghĩa quyết
định trong việc buộc Napoléon rời bỏ ngai vàng. Chiến thắng lừng lẫy này đã đi
vào huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đức.[23] Với công lao to
lớn cho chiến thắng oanh liệt, các Binh đoàn Phổ đã thể hiện rõ rệt sự thiện chiến
của mình, cùng với lòng yêu nước dân trào của dân tộc Đức[9]. Đại thắng này, kết
hợp với chiến thắng trên sông Katzbach trước đó, đã lấy lại vinh dự cho lực lượng
Quân đội Phổ, kể từ khi họ bị đội quân xâm lăng Pháp đánh bại trong trận Jena và
trận Auerstädt vào năm 1806[31]. Giờ đây, các nhà yêu nước Đức đã trở nên mãnh
liệt hơn, và thêm phần khát vọng cho ngày chiến thắng đánh đuổi kẻ thù xâm lược
ra khỏi quê cha đất tổ, và thậm chí còn ao ước ngày nước Đức được nhất thống.[27]
Trận kịch chiến tại Leipzig đã trở thành một trong những trận đánh quan trọng
nhất trong lịch sử thế giới. [21]
Liên quân ở thời điểm đó tuy đông đảo, nhưng vẫn có những sự bất đồng trong nội
bộ giữa các nước với nhau. Nếu Napoléon có thể đại thắng họ như ở trận
Austerlitz thì cũng không loại trừ khả năng Liên minh sẽ tan rã.[32] Vì vậy tuy trận
đánh này không có tính chất quyết định bằng trận Waterloo vào năm 1815, nhưng
có thể xem là nó còn trọng đại hơn cả chiến thắng của liên quân Anh - Phổ - Hà
Lan tại Waterloo.[21] Khi Napoléon lần đầu tiên bước chân vào nghị viện sau khi
trở về, ông đã thốt lên rằng: "Một năm trước cả châu Âu đều hành quân cùng
chúng ta, giờ thì cả châu Âu đều hành quân chống lại chúng ta."[33] Thất bại ở trận
đánh này đã chấm dứt sự hiện diện của Đệ nhất Đế chế Pháp ở bờ đông sông
Rhine, đặt dấu chấm hết cho sự bá quyền của Napoléon tại châu Âu.[23] Và, chiến
thắng vẻ vang này còn khiến các tiểu quốc của Đức gia nhập vào Liên minh. Liên
minh tận dụng cơ hội này và tấn công thẳng vào chính quốc Pháp trong năm 1814.
Sau khi quân Pháp đại bại trong trận chiến ở Paris,[21] Napoléon buộc phải thoái vị
và bị lưu đày tới đảo Elba.
[ ] Trong văn hóa
Do đây là chiến thắng vĩ đại góp phần đến thắng lợi của công cuộc đấu tranh Giải
phóng dân tộc Đức thoát khỏi ách đô hộ của Pháp, ít lâu sau khi trận chiến kết thúc,
người ta đã được nghe những tiếng nói đầu tiên kêu gọi dựng xây đại kỷ niệm đại
thắng. Văn sĩ Ernst Moritz Arndt, ngay từ năm 1814, đã kêu gọi xây dựng một đài
tưởng niệm thật nguy nga những người đã hy sinh vì đất Đức trong trận quyết
chiến : [27]
“ Đài tưởng niệm phải đồ
sộ và hoành tráng, như
một tòa nhà khổng lồ,
như một Kim Tự Tháp,
hoặc là Đại Giáo đường
xứ Cologne. ”
—Ernst Moritz Arndt, trong tiểu luận Ein Wort über die Feier der Leipziger Schlacht
Ông mong muốn được thể hiện lòng tự hào dân tộc Đức vinh quang thông qua đài
kỷ niệm tráng lệ ấy. Cùng năm ấy còn có ông Friedrich Weinbrenner, vốn từng
thiết kế những công trình kỷ niệm nền Cộng hòa Pháp và Napoléon, giờ đây cũng
đề nghị dựng xây một công trình tưởng niệm nhằm tôn vinh trận chiến Leipzig. Đó
sẽ là một đài kỷ niệm dân tộc thật hùng vĩ, và cả dân tộc sẽ quây quần lại cứ mỗi
ngày lễ kỷ niệm đại thắng tại Leipzig. Tuy ước vọng cao cả này đã không thể trở
thành hiện thực, những đặc điểm chính của nó sau này sẽ được ông Bruno Schmidt
áp dụng để thiết kế. Vào năm 1863, cả dân tộc Đức tiến hành lễ kỷ niệm 50 năm
ngày chiến thắng lừng vang. Đại biểu của 240 thành phố đã bắt đầu đặt viên đá
đầu tiên cho đài tưởng niệm chiến thắng, tuy nhiên, quá trình thi công thì diễn ra
chậm trễ hơn, một trong những lý do là vì đại thắng chói lọi của nước Phổ và Liên
minh các nước Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ (1870 - 1871) đã khiến cho
chiến thắng Leipzig bị quên lãng đi bớt.[27] Ngoài đài kỷ niệm này, khắp thành phố
Leipzig cũng có xấp xỉ 125 đài tưởng niệm nhỏ hơn, hoặc là bia kỷ niệm cho chiến
thắng tại Leipzig, phần lớn đều được xây dựng nhân ngày lễ kỷ niệm 50 năm đại
thắng Leipzig vào năm 1863. [34]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_43__9112.pdf