Bài thuyết trình Trận Bôrôđinô

Theo truyện "chiến tranh và Hòa bình" của Lev Tolstoy thì "Không những

Napoléon mà toàn quân Pháp -dù có đích thân tham chiến hoặc là không đích

thân tham chiến, và dù đã có được nhiều trải nghiệm vì chuyên đi cướp nước

trong vòng nhiều năm, đều cảm thấy hoảng sợvì Quân đội Nga vẫn sống còn dù

nhiều binh sĩ Nga đã hy sinh.

[6]

Vào ngày 11 tháng 9năm 1812, tại kinh thành

Sankt-Peterburg, Nga hoàng Aleksandr I đã nghe được những tin tức đầu tiên về

trận đánh kịch liệt tại Borodino, và vềchiến thắng vang dội của Kutuzov nữa.

Không những thế, sau đó diễn ra lễmừng thọNga hoàng, do đó người Nga vui

sướng làmlễtại chốn kinh kỳtrong suốt hai ngày liền. 9 ngày sau đó Kutuzov

cũng trình bày chiến lược của ông cho nhà vua".

[41]

Trong khi đó cũng theo tiểu

thuyết "chiến tranh và Hòa bình" của Nga thì "đối với người Pháp, thất bại này

góp phần làm cho sựsụp đổvà thất bại của bọn họlà khó tránh khỏi"

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thuyết trình Trận Bôrôđinô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho trận đánh. Nếu tính trung bình mỗi giờ có 8.500 binh sĩ của cả hai bên phải bỏ mạng tại chiến trường, một trung đội trong một phút. Có những đơn vị mất gần 80% quân số. Song, Nguyên soái Kutuzov hãy còn nhiều quân dự bị để có thể huy động thêm, và ông có thể không cần phải lo âu nếu địch quân tuyên bố chiến thắng. Ông đã giữ vững được lực lượng Quân đội Nga và đánh cho quân đội địch bị suy nhược.[40] Như đại văn hào Lev N. Tolstoy có viết: [6] Tử thi quân Nga khi kết thúc trận chiến “ Nhìn cảnh tượng khủng khiếp của bãi chiến trường ngổn ngang những chiếc xác chết, những người bị thương, trong khi đầu óc còn choáng váng vì được tin hai mươi viên tướng quen thuộc của mình đã bị thương và tử trận, và nhận thức rõ rệt rằng cánh tay bấy lâu vô địch của mình đã trở thành bất lực, Napoléon thể nghiệm một ấn tượng không ngờ, mặc dầu thường ngày ông vẫn thích nhìn những người tử trận và bị thương, để thử thách sức mạnh tinh thần của mình (như ông ta vẫn tưởng). Nhưng hôm nay cảnh tượng ghê rợn của chiến trường đã thắng cái sức mạnh tinh thần mà ông ta cho là đã làm và nên làm những công đức và vì sự vĩ đại của mình. Ông vội vã rời khỏi chiến trường và trở về đồi Sevadino. Mặt vàng võ sưng húp, người nặng nề, mắt đục ngầu, mũi đỏ gay và tiếng nói khản đặc, ông ta ngồi trên chiếc ghế xếp, bất giác lắng nghe tiếng súng, mắt ngước lên. Ông ta bồn chồn lo lắng chờ giờ kết thúc trận chiến đấu mà ông tưởng mình đã nhúng tay vào, nhưng thực ra thì ông không thể nào bắt nó dừng lại được. ” —Lev Nikolayevich Tolstoy Theo truyện "chiến tranh và Hòa bình" của Lev Tolstoy thì "Không những Napoléon mà toàn quân Pháp - dù có đích thân tham chiến hoặc là không đích thân tham chiến, và dù đã có được nhiều trải nghiệm vì chuyên đi cướp nước trong vòng nhiều năm, đều cảm thấy hoảng sợ vì Quân đội Nga vẫn sống còn dù nhiều binh sĩ Nga đã hy sinh.[6] Vào ngày 11 tháng 9 năm 1812, tại kinh thành Sankt-Peterburg, Nga hoàng Aleksandr I đã nghe được những tin tức đầu tiên về trận đánh kịch liệt tại Borodino, và về chiến thắng vang dội của Kutuzov nữa. Không những thế, sau đó diễn ra lễ mừng thọ Nga hoàng, do đó người Nga vui sướng làm lễ tại chốn kinh kỳ trong suốt hai ngày liền. 9 ngày sau đó Kutuzov cũng trình bày chiến lược của ông cho nhà vua".[41] Trong khi đó cũng theo tiểu thuyết "chiến tranh và Hòa bình" của Nga thì "đối với người Pháp, thất bại này góp phần làm cho sự sụp đổ và thất bại của bọn họ là khó tránh khỏi". [6] [ ] Đánh giá về trận chiến Borodino “ Trong số tất cả những trận đánh của tôi khủng khiếp nhất là trận gần Moskva. Người Pháp đã tỏ ra xứng đáng với chiến thắng, còn người Nga thì có quyền tự gọi mình là những nhà vô địch. ” —Napoléon[29] “ Rốt cuộc trận chiến Borodino là đại thắng về tinh thần của nhân dân Nga trước tên độc tài của toàn thể châu Âu. ” —E. Tarle[5] “ Là chiến thắng của Quân đội Nga trước đội quân tinh nhuệ nhất Âu châu. ” —Tác giả B. Kats[42] Quân Pháp tiến vào Moskva. Cuộc đại chiến Borodino được chính Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov xem là "trận đánh đẫm máu nhất thời nay". Nhưng trận chiến này lại không có kết quả quyết định,[15] bất cháp một sự thật là cả hai đều tuyên bố chiến thắng.[43] Dù Napoléon có gửi thư về cho vợ của ông ta: "Ái phi à Trẫm viết cho ái phi từ trận địa Borodino. Hôm qua Trẫm đã đập tan tác giặc Nga và toàn thể quân đội của chúng... Trận đánh thật khốc liệt... Nhiều chiến binh của Trẫm bị thương vong và thiệt mạng", bãi chiến trường khốc liệt Borodino đã trở thành mồ chôn của đám Kỵ binh Pháp.[4] Vả lại, Nguyên soái Kutuzov cũng viết cho vợ của ông: "Ta vẫn tốt, em ạ, và ta không thua trận; Ta đã đánh thắng được Bonaparte".[44] Theo nhà sử học quân sự Christopher Duffy, Trận đánh ác liệt này có thể được xem là một cuộc đại chiến Torgau của thế kỷ XIX, là một trận đánh hết sức đẫm máu và quy mô lớn, nhưng làm cho cả hai đoàn quân tham chiến đều không thật sự đạt được mục tiêu quyết định của mình.[45] Giống như cuộc đại chiến tại Zorndorf (1758) chống vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ, các chiến binh Nga đã thể hiện lòng quyết tâm đấu tranh tới cùng.[46] Và, đại văn hào nước Nga Lev Nikolayevich Tolstoy - người đã tái hiện rất thành công về trận đánh Borodino trong tác phẩm "Chiến tranh và Hòa bình"[47] - đã viết: [6] “ Sức mạnh tinh thần của quân đội Pháp, là quân đội tấn công, đã tiêu ma hết rồi. Đây không phải là một chiến thắng được tính bằng những mảnh vải buộc vào các cây gậy mà ta gọi là quân kỳ, hay là bằng những khoảng đất chiếm được. Đây là một thắng lợi về tinh thần, nó chứng minh sức mạnh của quân ta và sự bất lực của quân thù. ” —Lev Tolstoy[11] Thống chế Davout của Pháp ở Moskva năm 1812 Thật vậy, quân Nga đã trụ vững trước các đợt tấn công của quân Pháp. Napoleon không đạt được một mục tiêu chiến lược rõ rệt mặc dù quân Pháp đã tổn thất rất nhiều binh tướng. Không những về nhân lực mà trận Borodino còn là một đòn giáng nặng nề về tinh thần của Quân đội xâm lược Pháp, chứng tỏ việc lui binh của Napoléon giờ đây chỉ còn là vấn đề thời gian.[16] Một nhà sử học Liên Xô (cũ) cho rằng: "Trận chiến ở Borodino là đòn giáng nặng nề đầu tiên vào Napoléon khi ông ta làm nhà độc tài cuả toàn châu Âu."[15] Nhiều nhà sử học đã cho rằng Kutuzov đánh giá quân Nga không đủ sức chống trả lại quân Pháp nếu tiếp tục cuộc chiến vì thế đã quyết định rút lui bảo toàn lực lượng. Ông khẳng định: "Mất Moskva nhưng nước Nga vẫn còn. Nhiệm vụ đầu tiên là bảo toàn quân đội. Bằng cách rút khỏi Moskva, chúng ta chuẩn bị mồ chôn quân thù. Tôi biết rằng trách nhiệm đổ lên vai tôi, nhưng tôi hiến thân mình vì lợi ích của Tổ Quốc. Tôi ra lệnh rút quân"[29]. Sau trận đánh Borodino, quân Nga theo lệnh của Sa hoàng đã đốt trụi Moskva ra tro - một điều mà Napoléon không thể ngờ được khi ông ta tiến vào được thành phố Moskva không một bóng người.[29] Trong khi có người xem trận đánh kịch liệt tại Borodino là chiến thắng của người Nga[48], có người xem đây là một chiến thắng kiểu Pyrros của người Pháp, quân Pháp trong trận này phản ánh rõ câu nói của vua Pyrros khi ông đánh thắng quân La Mã, rằng một thắng lợi như thế nữa sẽ tiêu diệt được ông.[49] Trận đánh Borodino được coi là cuộc chiến đấu xuất sắc của quân dân Nga đã bảo vệ đất nước, với tầm quan trọng quốc tế vô cùng lớn lao vì một kẻ độc tài khét tiếng châu Âu là Napoléon đã phải nếm mùi thất bại. Trong bài thơ kể về trận chiến tại Borodino, thi hào nước Nga là Mikhail Yuryevich Lermontov ca ngợi: "Không có lý gì mà toàn thể nước Nga không nhớ đến trận Borodino". [26] Tuy nhiên đây là một sách lược tuyệt vời, mang tính bước ngoặt đối với toàn cuộc chiến tranh. Đúng như Kutuzov dự đoán, Moskva mở đầu sự sụp đổ của chế độ độc tài Napoléon.[4] Do bị tiêu hao binh lực sau trận Borodino quân Pháp không thể tiếp tục tiến sâu vào Nga hơn nữa, Napoleon quyết định dừng lại ở Moskva để chờ viện binh và lương thực, đồng thời củng cố lực lượng để tiếp tục chiến dịch quân sự vào mùa xuân năm sau. Nhưng dự định đó đã bị phá sản khi mọi nguồn lương thực và viện binh của Pháp đều bị các cánh quân du kích của Nga chặn đánh, tiêu diệt không tới được với đại quân của Napoleon I. Như vậy, tuy cả hai đoàn quân đều tuyên bố thắng trận tại Borodino nhưng sau chiến thắng khốc liệt này chỉ có Quân đội Nga là có thể tồn tại được.[1] Tới mùa đông quân Pháp rơi vào tình trạng bệnh tật và tử vong cao do thời tiết lạnh khắc nghiệt của Nga và sự thiếu lương thực trầm trọng. Napoleon buộc phải vô cớ rút tàn quân khỏi Moskva, tháo chạy khỏi nước Nga theo con đường cũ Smolensk. Chiến dịch xâm lược nước Nga coi như đã thất bại. Tất cả những thiệt thòi ấy đều là hậu quả trực tiếp mà ông ta phải hứng chịu tại Borodino.[6] Và, hai năm sau trận đánh ác liệt tại Borodino, Quân đội Nga trong niềm vui chiến thắng đã tiến vào sào huyệt Paris của địch, chấm dứt triều đại của Napoléon - nhà độc tài ghê tởm nhất châu Âu thời đó. [29] Sau khi Quân đội Đức Quốc Xã tấn công Liên bang Xô viết vào năm 1941, nhà sử học E. V. Tarle và nhiều đồng nghiệp của ông đã cho ra mắt nhiều tư liệu về cuộc xâm lược của Napoléon vào năm 1812 với mục đích "cho toàn dân biét về một trong những trang sử chói lọi nhất trong lịch sử quân sự nước Nga, nhờ đó kêu gọi nhân dân cùng đấu tranh chóng bọn phát xít Đức". Cuối thời Stalin, một bộ tư liệu tiểu sử "Russkie Polkovodtsy" được xuất bản, trong đó có kể về những dũng tướng của cuộc đại chiến Borodino là Kutuzov và Bagration.[50] Và trong các thập niên 1950 - 1960, giới sử học Liên Xô đã vinh danh vị Nguyên soái xuất sắc Kutuzov: [51][52] “ Chiến thắng của chiến lược và các chiến thuật của Kutuzov trong cuộc tranh đấu với Napoleon thể hiện thắng lợi của truyền thống quân sự nước Nga... ”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_37__9613.pdf
Tài liệu liên quan