Sau 5 giờchiều, hai bên bắt đầu tính toán tổn thất của mình. Thương vong của liên
quân là khoảng 27 nghìn binh sĩ, chiếm 37% trong lực lượng của họ. Cụthể, có
đến 11 nghìn chiến binh Nga và 4 nghìn chiến binh Áo hy sinh giữa trận tiền, và
thêm 12 nghìn người lính Nga -Áo nữa bịbắt làm tù binh. Đây là sựmất mát hết
sức đau thương đối với họ. Tuy nhiên, Đội hình số1 do Trung tướng Dokhturov
chỉhuy với 1 vạn chiến sĩ (theo tác phẩm của Frederick Kagan) hoặc là 13650
chiến sĩ (theo Christopher Duffy
[48]
) không những đã rút quân an toàn mà chỉcó
1985 tửsĩ mà thôi
[6]
. Vềphía Pháp con sốnày là 9 nghìn trên tổng số67 nghìn
quân, tức khoảng 13% -một tổn thất rất nhẹnhàng đối với họ. Cụthể, 1305 chiến
binh Pháp bịtửtrận, 6940 chiến binh khác bịthương và liênquân bắt sống được
573 quân lính Pháp. Liên quân còn mất 180 súng đại bác và 50 cờhiệu.
[5]
Chiến
thắng này được tiếp nhận với sựkinh ngạc và cuồng nhiệt ởkinh thành Paris, nơi
mà chỉvài ngày trước quốc gia còn đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng
hoảng tài chính. Trong khi ấy, toàn cõi châu Âu đều bịsốc trước tin tức vềchiến
thắng oanh liệt của Napoléon I.
[44]
Bản thân Hoàng đếNapoléon I cũng đã viết thư
cho Hoàng hậu Josephine đểbày tỏsựhoan hỉvềtrận đánh
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thuyết trình Trận Austerlitz, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kt-Peterburg. Ông còn ngự bút lá thư gửi cho Quốc vương Friedrich
Wilhelm III nước Phổ : "Ở mọi tình hình và mãi mãi, Tôi vẫn sẵn sàng hỗ trợ
(nước Phổ) với toàn lực của Tôi, và chính bản thân Tôi cũng đang nằm dưới mệnh
lệnh của nước Ngài". Tuy nhiên, Friedrich Wilhelm III không ngại gì tin vào lời
hứa của một kẻ bại trận, và nhanh chóng gửi điện mừng chiến thắng đến Napoléon
I. [77]
Hoàng đế nước Nga cũng giao cho Đại tướng Kutuzov một trách nhiệm vô thưởng
vô phạt là tập hợp các tàn binh Nga qua xứ Hungary.[77] Với chiến thắng của mình,
Đế chế Pháp như thế là đã lên làm Bá chủ của miền Tây và Trung Âu[15]. Vào năm
1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải chấm dứt khi Hoàng đế của Đế chế là
Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại Đế hiệu Franz I của Áo. Napoléon thành
lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các quốc gia trên đất Đức làm tấm đệm giữa
Pháp và Phổ. Nước Phổ - vốn là một nước đàn anh tại Trung Âu - nhìn nhận đây là
một sự xúc phạm tới uy thế của họ và gây chiến với Pháp vào năm 1806. Vốn sau
đại thắng oanh liệt tại Austerlitz, Napoléon giữ lại phần lớn Đội quân vĩ đại của
ông tại Đức, giờ đây ông nhanh chóng rời khỏi kinh đô Paris mà thân chinh thống
lĩnh ba quân xâm lược nước Phổ.[9] Trong khi ấy, sau chiến bại thê thảm tại
Austerlitz, thì Hoàng đế Franz I quyết tâm rửa hận. Do đó, ông tổ chức cải cách,
thay thế những lực lượng và vũ khí bị huỷ diệt cùng với những chiến mã chết
trong trận Austerlitz. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ đã không đạt được mục tiêu của
mình do Áo lại lâm chiến với Pháp vài năm 1809. [9]
Nhưng đối với nước Nga thì chiến bại ê chề này không chỉ chấm dứt những cuộc
chiến chống Napoléon I của họ, mà chỉ là sự khởi đầu cho chuỗi xung đột ấy.[77]
Ngoài ra, Hoàng hậu Maria Carolina xứ Napoli - một kình địch từng gọi Napoléon
là "tên Jacobin đội Vương miện", khi hay tin ông đại thắng trận Austerlitz, đã phải
gửi thư xin vị "Hoàng đế của châu Âu" thứ lỗi cho. Tuy nhiên, Napoléon vẫn
khăng khăng dã tâm xâm lăng xứ Napoli của mình.[9] Kể từ sau hai trận đánh ở
Trafalgar và Austerlitz, nước Anh phải dựa dẫm vào địa thế biển đảo và đế quốc
thực dân của mình để phòng vệ khỏi sự xâm lăng của Pháp.[79] Nhưng mặt khác,
tân Thủ tướng nước Anh là Charles James Fox - kình địch lớn nhất của nước Pháp
vẫn còn đó, dù chỉ cầm quyền ngắn hạn - đã tiến hành đàm phán trở lại, vả lại
chiến thắng hiển hách của thủy binh Anh trong trận thủy chiến Trafalgar vẫn thể
hiện rằng Anh Quốc sẽ mãi mãi giữ mối hằn thù với Pháp. Suốt thời gian qua
trong khi Napoléon đã đại thắng các trận đánh trên đất liền như Ulm và Austerlitz
thì ông vẫn không thể đụng chạm gì đến nước Anh.[80] Ngay cả trong Tuyên cáo
thứ 30 nổi tiếng của ông sau đại thắng vẻ vang trong trận chiến Austerlitz,
Napoléon vẫn không thể thiếu một lời tuyên truyền chống lại Anh Quốc - mà ông
gọi là "bọn Albion dối láo" : [81]
“ Có lẽ những giọt máu đổ ra ở đây, có lẽ mọi bất hạnh ấy sẽ đổ ập xuống
đám dân đảo xảo trá đã gây ra chúng ! Có nhẽ bọn đầu sỏ hèn hạ thành
Luân Đôn chấp nhận những hậu quả của cả đống đau phiền như thế. ”
—Napoléon Bonaparte
[ ] Những sự khen thưởng
Bên cạnh những tuyên truyền xuyên tạc như vậy nằm ở cuối bài Tuyên cáo thứ 30,
lời tuyên cáo trên phần lớn có giá trị sự thật cao, nhằm tôn vinh chiến thắng oanh
liệt của ba quân.[81][80][8] Napoléon đã đọc lời tuyên cáo này trước toàn thể Đội
quân vĩ đại của ông trong ngày hôm sau trận chiến, tức là ngày 3 tháng 12 năm
1805 : [80][8]
“ Hỡi các binh sĩ, Trẫm hài lòng với các Ngươi. Trong ngày đánh trận
Austerlitz, các Ngươi đã hoàn thành mọi thứ đúng như tiên liệu của
Trẫm về lòng dũng cảm của các Ngươi ; các Ngươi đã trang hoàng
những con đại bàng của các Ngài bằng niềm huy hoàng bất hủ. Một
đội quân gồm thâu 10 vạn tên, do các Hoàng đế nước Áo và Nga chỉ
huy, đã bị đại bại hoặc là tan rã chỉ dưới bốn tiếng đồng hồ. Những kẻ
trốn được lưỡi gươm của các Ngươi đã bị chìm dưới các hồ nước ...
”
Do đó, chỉ trong vòng hai tháng, cái Liên minh thứ ba ấy đã bị chinh
phạt và tan rã. Hòa bình sẽ không còn quá xa ... Thần dân của Quả
Nhân sẽ chào đón của Ngươi trong niềm vui sướng, và các Ngươi sẽ có
thể nói : "Tôi đã đánh trận Austerlitz !" để họ trả lời : "Thật là một
anh hùng!"
—Napoléon Bonaparte
Trong bài tuyên cáo này của Napoléon thì nổi bật hơn cả là câu nói : Soldats! Je
suis content de vous (tiếng Anh: Hỡi các binh sĩ! Trẫm hài lòng với các Ngươi).[82]
Lời tuyên dương này đã được hậu thế noi theo, và trở thành một yếu tố chủ yếu
của "đại chiến lược" trong các cuốn sách giảng dạy lịch sử quân sự. Những chiến
binh Pháp thắng trận như thế là đã được những lời ca tụng còn hơn cả tốt đẹp.[45]
Ông cũng thưởng hai triệu quan vàng cho các sĩ quan cao cấp, 200 quan cho mỗi
binh sĩ, và tiền trợ cấp cho vợ của các binh sĩ tử trận. Con cái mồ côi của những
người này được Napoléon nhận nuôi trên danh nghĩa và thêm chữ "Napoléon" vào
tên thánh và họ. Từ lúc ấy, ký ức về chiến thắng vang lừng tại Austerlitz trở nên
xanh tươi mãi mãi.[81] Đáng chú ý là Napoléon không trao danh hiệu quý tộc nào
cho các tướng lĩnh của mình, trái với thông lệ sau các chiến thắng lớn. Có thể là vì
ông xem đây là một vinh quang cá nhân nhiều hơn.[83]
Tuy nhiên, ngày đại thắng vẫn không phải là cái ngày đẹp nhất trong cuộc đời
Hoàng đế Napoléon. Thay vì đó, cái ngày vui nhất của ông là ngày hôm trước. Khi
triệu tập các tướng sĩ, ông ta bị vấp vào một khúc gỗ và ngã xuống. Các phụ tá của
Napoléon liền đỡ ông ta dậy và chăm lo tận tình, chu đáo cho ông. Sau đó, các
chiến binh của ông rất khéo léo làm đống rơm thành những ngọn đuốc và giơ cao
chúng lên trước mặt ông, trước khi ông trở về doanh trại. Những lời tung hô
"Hoàng đế vạn tuế !" làm chấn vang đến cả những ngọn đồi Pratzen và doanh trại
của quân Nga, tại đó các tướng lĩnh Nga xoa tay mình và cười giòn như nắc nẻ về
trận đánh ngày hôm sau, mà họ cho rằng Napoléon sẽ bị tiêu diệt. [45]
Trong số các tù binh Áo - Nga sau trận Austerlitz có một Sĩ quan Pháo binh Nga
nói giỏi tiếng Pháp. Anh cầu xin quân sĩ Pháp hãy bắn chết anh, để cho ông khỏi
phải hứng chịu nỗi nhục. Tuy nhiên, binh lính Pháp khuyên anhnên im lặng, bởi lẽ
"Hoàng đế sẽ nghe thấy ông nói !" Quả thật, Napoléon nhìn thấy viên Sĩ quan này
và hỏi rằng có chuyện gì không hay vậy ? Thì người Sĩ quan Nga ấy đáp trả :
"Muôn tâu Bệ Hạ, tôi không đáng sống, do tôi đã đánh mất cả một khẩu đội pháo
của tôi". Hoàng đế phán quyết : "Bình tĩnh đi nào, chàng trai trẻ. Không có gì
thiếu vinh dự khi bị quân đội của Ta đánh bại". [45]
[ ] Những quan điểm về trận chiến
Napoléon không đánh bại triệt để liên quân như mong đợi,[32] nhưng trận
Austerlitz vẫn được xem là một chiến thắng hủy diệt chứ không phải chỉ là một
"chiến thắng thường tình"[12] và các sử gia đều nhận xét rằng kế hoạch tác chiến
của ông đã đưa đến một chiến thắng quan trọng. Chỉ một chiến thắng lừng vang
này thôi đã đủ thể hiện thiên tài quân sự của vị Hoàng đế nước Pháp, có nhận xét
cho rằng không trận đánh nào phác họa chi tiết thiên tài quân sự của ông
bằng.[72][34] Đây là đại thắng về chiến thuật, nối tiếp chiến thắng về chiến lược của
ông tại Ulm, đưa Napoléon trở thành một trong những bậc thầy về nghệ thuật chỉ
huy quân sự.[9] Cũng như những trận thắng quân Áo trước kia của ông, trận thắng
vang danh này thể hiện sự phát huy các chiến thuật của phong trào Cách mạng
Pháp.[30] Trận Austerlitz đôi khi được so sánh với những trận chiến vĩ đại về mặt
chiến thuật như chiến thắng Cannae, Breitenfeld, Blenheim và Leuthen - những
kiệt tác về chiến thuật và tài nghệ thống soái, đồng thời là những trận thắng quyết
định bẻ gãy chiến lược của kẻ thù.[12] Có những sử gia cho rằng vì chiến thắng quá
vang dội ở trận này mà Napoléon bắt đầu thiếu thực tế và bẻ cong chính sách đối
ngoại của Pháp theo "chủ nghĩa Napoléon" của riêng ông.[84] Sau đại thắng vang
lừng của Hoàng đế, quan Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp là Maurice de
Talleyrand-Périgord khuyên ông nên ký Hòa ước rộng lượng với nước Áo, và lập
liên minh với Áo. Talleyrand cho rằng một nền thái bình lâu dài sẽ khiến cho nước
Pháp yên vị bá chủ châu Âu, thay vì phải chinh phạt mọi nước châu Âu khác. Tuy
nhiên, Napoléon I thẳng thừng từ chối. Chiến thắng huy hoàng của ông tại
Austerlitz đã khích lệ tinh thần của ông càng thêm dâng cao, trong khi kẻ thù của
ông bị lăng nhục. Và từ khi ấy, Napoléon I càng nghĩ rằng mình không thể bị đánh
bại, và ông bắt đầu "vung tay quá trán". Thực chất, Napoléon vốn đã bắt đầu khát
vọng bá chủ cả châu Âu kể từ sau chiến thắng trong trận Marengo (1800) đại phá
quân Áo, và sau khi vượt qua sông Rhine và đặc biệt là đại thắng liên quân Nga -
Áo tại Austerlitz thì tham vọng này càng khó thể dỡ bỏ hơn.[85] Chính sự quá tham
lam của ông là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến chiến bại cuối
cùng của ông : là lúc nước Pháp không chiếm thêm được đất đai nào mà còn mất
đi biết bao nhân lực.[72][34] Thêm vào đó, tuy với chiến thắng lớn tại Austerlitz thì
tài nghệ chiến thuật của Napoléon đã lên tới đỉnh điểm (cùng những trận thắng
liên tiếp sau này của ông ta), các quốc gia đối địch với ông ta dần dần tìm hiểu
được các chiến thuật của ông ta, và dẫn đến sự sụp đổ của Napoléon. [71]
Sự cơ động mang tính chiến thuật của quân Pháp trong trận chiến này là gần như
hoàn hảo - dựa theo kẻ thù và địa hình, giống như chiến thắng rực rỡ của nhà vua
Friedrich II Đại Đế nước Phổ trong trận đánh Leuthen vào năm 1757.[12] Với chiến
thắng vinh quang tại Austerlitz của Napoléon, ngày 2 tháng 12 đã trở thành một
cái ngày đáng nhớ trong sự nghiệp của ông. Đại thắng này được coi là một lễ kỷ
niệm xứng đáng của ông cho ngày ông đăng ngôi Hoàng đế.[76] Tuy các nhà sử học
đều xem trận Austerlitz là chiến thắng vẻ vang nhất của ông, Hoàng đế Napoléon
không hề đề cập đến đại thắng này với một số cận thần của mình. Sau khi bị lưu
đày ra đảo Saint Helena vào năm 1815, Napoléon cũng có những bình luận rải rác
về trận đánh vang danh này. Tuy nhiên, có lẽ ông nghĩ về chiến thắng lừng lẫy của
mình theo một lối khác: sau này, cứ mỗi khi lâm nguy, thí dụ như là trong trận
Borodino khi xâm lược nước Nga vào năm 1812, ông thường nói với các cận
tướng là ông có thể nhìn thấy "Mặt trời của Austerlitz".[86] Chưa kể, bài Tuyên cáo
thứ 30 của ông thể hiện sâu sắc niềm vui thắng trận của ông hơn bất kỳ một tác
phẩm văn học nào.[35] Napoléon I từng đề cập đến đường lối chiến thuật của ông
là : '"Anh tham chiến, anh đứng chờ và nhìn thấy". Trận Austerlitz là một khuôn
vàng thước ngọc về kiểu chiến thuật này. Ông chạm trán với liên quân Nga - Áo
trong khi để lại một lực lượng quân Dự Bị (đội Cận vệ Hoàng gia, Kỵ binh của
Murat và trong nhiều tiếng đồng hồ, Kỵ binh của Bernadotte), chờ cho Aleksandr I
làm nên những sai lầm tệ hại, để rồi biểu hiện tài năng của mình, tung quân Dự Bị
ra đánh cho quân thù tan nát.[9][30] Điều này có ý nghĩa quan trọng giống như sai
lạc của quân La Mã dẫn đến chiến thắng to lớn của Hannibal. [30]
Vốn Aleksandr I là một vị Hoàng đế không hề có kinh nghiệm quân sự nhưng lại
tài lanh, do đó chiến bại thê thảm của ông đã làm tổn hại đến chức Tổng chỉ huy
quân đội của ông.[87] Kế hoạch và thực hiện của Napoléon I trong trận đánh này
đều được xem là hoàn hảo, cho dầu vẫn có thể lập luận rằng chiến công rực rỡ của
Napoléon I trong trận chiến Ulm bắt sống cả đội quân Áo là một thắng lợi vĩ đại
hơn.[76][86] Đây là chiến công của một nhà chiến thuật bậc thầy, nhưng đồng thời
cho thấy sự trông cậy của ông vào những vị dũng tướng như Soult và Davout, và
vào những chiến binh tinh nhuệ đến siêu việt của ông - họ sẵn sàng tuân lệnh ông
mà không hề có chút chần chờ gì. Thống chế Davout để lại dấu ấn đặc sắc của ông
trong chiến thắng vẻ vang này : trước trận đánh, dù quân lệnh của Hoàng đế rất trễ
nãi, với tinh thần kỷ cương cao độ, ông đã hành binh suốt đêm, để rồi có thể họp
binh được với Napoléon mà góp phầm lập nên chiến công hiển hách.[9] Ông luôn
luôn tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của vị Hoàng đế, nên vừa nghe thì lập tức triển
khai quân sĩ ngay.[88] Trong lịch sử Pháp, trận Austerlitz được xem là một chiến
thắng quân sự hùng tráng. Đại văn hào Victor Hugo cũng đã có không ít lời tán
tụng về trận đánh này.[89] Gần đây, Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng
Dominique de Villepin đã gây nhiều tranh cãi khi không tham dự buổi lễ kỷ niệm
chiến thắng này.[90] Nhiều người dân Pháp ở hải ngoại cũng phản đối việc kỷ niệm
chiến thắng vì cho là Napoléon phạm tội diệt chủng đối với nhân dân các nước
thuộc địa. [90]
Trong trận Austerlitz, 23% Đội quân vĩ đại của Hoàng đế Napoléon là quân Kỵ
Binh. Họ luôn quyết tâm không dung thứ cho quân thù,[91] và thể hiện điều ấy qua
việc không bao giờ bắt tù binh đồng thời gần như không chút lòng thương cho các
thương binh của quân địch.[92] Đội quân vĩ đại đã lên đến cực điểm vinh quang
một phần lớn là nhờ chiến thắng lịch sử này.[93] Song trận chiến này cũng thể hiện
các đội hình tuyến thứ hai của Đội quân vĩ đại vẫn còn được trang bị kém, khác
với các đơn vị ở tuyến thứ nhất. 12 nghìn khẩu súng hỏa mai của họ đã bị mất đi
trong cuộc giao tranh.[94] Các nhà sử học viết về trận chiến lừng danh này thường
có quan điểm rằng sự bất lực của quân Liên minh - biểu hiện sự thối rữa cuả chế
độ phong kiến cũ, khiến cho họ đại bại trước nhà quân sự bậc thầy Napoléon và
đoàn quân tinh nhuệ của ông - thực chất là không đúng đắn. Rõ ràng, nhiều Trung
đoàn, Sư đoàn và thậm chí cả Đội hình quân Liên Minh đã chiến đấu dũng mãnh
và quyết liệt, chưa kể lực lượng của Bagration, Konstantin và Dokhturov còn rút
quân có trật tự (mặc dù chiến bại của Konstantin ảnh hưởng lớn đến thất bại hoàn
toàn của quân Liên minh[63]). Quân của Soult đã chiếm lĩnh được cao điểm Pratzen
từ một lực lượng rời rã, nhưng họ cũng tự hiểu rằng họ đã phải chiến đấu rất cam
go.[6] Điểm hạn chế của chiến thắng rực rỡ của người Pháp cũng thể hiện rõ qua
việc tổn thất của liên quân Nga - Áo hãy còn ít hơn tổn thất của các kẻ bại trận
trong những cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ thứ XVIII (1702 - 1763) : điển hình
như liên quân Pháp - Bayern đại bại trong trận chiến ở Blenheim đã mất mát đến
60% quân đội của mình. Tinh thần kỷ cương, huấn luyện tốt và chặt chẽ của các
Quân đội phong kiến Áo và Nga đã khiến họ còn dễ hồi phục sau thất bại hơn các
đội Pháo Thủ cầm súng lưỡi lê thế kỷ trước. [30]
Cũng thật hấp dẫn nếu cho rằng nếu Hoàng đế Aleksandr I không thân chinh ra
đánh thì sẽ không có một trận chiến Austerlitz như thế này. Rõ ràng, Đại tướng
Kutuzov có kế hoạch rút lui thêm nữa, theo kế hoạch hoãn binh của ông. Nếu như
ông được các chiến sĩ của Đại Công tước Karl ở Ý tiếp viện, cùng với sự tham
chiến dễ dàng xảy ra của nước Phổ, có lẽ ông sẽ quay về mà tổ chức tấn công vào
đội quân Pháp đang đóng ở cuối tuyến tiếp tế trong một ngôi làng đã bị liên quân
Nga - Áo di dời hết lương thực và đồ ăn động vật. Kết cục rất có thể là sẽ khác với
trận Austerlitz đã diễn ra trong lịch sử.[67] Tuy nhiên, sau khi đại bại, Hoàng đế
nước Nga đã đổ lỗi cho Kutuzov là kẻ gây ra thảm kịch của liên quân Nga - Áo.[95]
Ngoài ra, có một thực tế khá thú vị về chiến thắng vĩ đại này, mà thường ít được
chú ý tới. Đó là Hoàng đế Napoléon đã không tung tất cả những lực lượng có sẵn
của ông vào chống nhau với vị Hoàng đế nước Nga. Hơn nửa Binh đoàn của
Davout hãy còn ở Viên. Hoàng đế cũng không truyền lệnh cho Marmont từ phía
Nam Viên, hoặc là Thống chế Michel Ney từ vùng Tyrol về đánh liên quân Nga -
Áo. Vốn từ ban đầu Napoléon giao cho Ney và Marmont ngăn ngừa đại quân Áo
của Đại Quận công Karl tập kết với quân đội của Aleksandr I, nhưng ngay từ ngày
27 tháng 11 năm 1805 thì mọi sự đã rõ là Karl không thể liên kết với Aleksandr I
được. Câu trả lời là hoặc là do Napoléon I coi thường quân Nga, hoặc là do ông
không quen với quân số đông đảo, và ông không biết thế nào để sử dụng một đội
quân như thế. Câu trả lời thứ hai được coi là thỏa đáng hơn ; và, lực lượng của
Napoléon I trong trận chiến này là đội quân hùng vĩ nhất mà ông đã từng triển khai
trên chiến trận. Sang cuộc chiến tranh chống Phổ 1807 - 1807, ông sẽ còn biết
cách tận dụng quân số đông đảo hơn.[9] Thực chất, cũng từ sau chiến thắng huy
hoàng tại Austerlitz này, ông trở nên xem nhẹ nền quân sự của Nhà nước phong
kiến Sa hoàng. [96]
Như nhà lý luận quân sự Phổ lừng danh là Karl von Clausewitz có lời bình : "ngay
cả nếu một quyết định ban đầu được những người sau noi theo, nó vẫn mang tính
quyết định hơn cả, vĩ đại hơn cả là sự ảnh hưởng của nó đến những người sau" -
nói vậy thì trận đánh ở Austerlitz rõ là vĩ đại hơn hai trận Leipzig (1813) và trận
Waterloo (1815) - các trận mà Napoléon I bị Liên minh thứ sáu và Liên minh thứ
bảy đánh cho đại bại. [97]
[ ] Trận chiến trong văn hóa đại chúng
Chiếc cầu Austerlitz tại thủ đô Paris được đặt theo tên của đại thắng lừng lẫy
này.[98] Trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ sáu chống Napoléon I, khi quân
Liên minh đại thắng và tiến thẳng vào Paris vào năm 1814 thì có người khuyên
Hoàng đế Aleksandr I hãy đổi tên chiếc cầu này. Tuy nhiên, ông từ chối : [99]
“ Không nên, đã đủ để thấy rằng Trẫm đã vượt qua chiếc cầu này cùng với
ba quân của Trẫm. ”
—Aleksandr I
[ ] Các truyền thuyết và chuyện kể
Trận đánh ởof Austerlitz, ngày 2 tháng 12 năm 1805, qua nét vẽ của Joseph
Swebach-Desfontaines.
Có nhiều truyền thuyết về truyện kể xoay quay những sự kiệnì diễn ra trước hoặc
là sau đại thắng hiển hách của Napoléon. Trong đêm trước trận chiến, Napoléon
cùng với các cận thần ra quan sát các vị trí về phía trước. Trong lần ấy, các chiến
binh của Sư đoàn Vandamme nhận ra ông, thế rồi toàn thể ba quân nhanh chóng
thắp đèn cầy để mừng lễ gia miện của ông. Các tướng lĩnh và binh sĩ Liên quan
nhìn thấy, tin chắc rằng quân Pháp đang chuẩn bị rút lui. Một câu chuyện khác liên
quan đến một người lính Pháp xấu số bị quân Cozak Nga truy đuổi ; binh sĩ này
phải chui vào ống khói để trốn tránh, nhưng bị quân Cozak phát hiện và tiêu diệt.
Một chuyện kể khôi hài hơn nói về những người lính Nga xin một bà lão nông dân
địa phương cung cấp thức ăn cho ngựa. Các chiến sĩ la lên, Babo, ovsa ("Bà ơi,
cho chúng con cỏ") nhưng bà lão ấy, đã cao tuổi và có nhẽ khó nghe được, đã nghĩ
rằng họ bảo Hopsa ("Nhảy"), nên bà nhảy liên tục làm các chiến sĩ Nga thất vọng.
Cuối cùng, các chiến sĩ hiểu rằng bà cụ không thể hiểu ý họ, họ bèn chỉ vào những
con ngựa ở ngoài, và còn bắt đầu nhai nhai để gợi ý bà cụ, và cuối cùng bà đã hiểu
ra, và gửi cho các binh sĩ Nga những ngọn cỏ mà họ cần thiết. Chưa kể, theo một
câu chuyện khác thì những binh lính Pháo Binh Pháp ném một bức tượng Đức Mẹ
Maria bằng gỗ vào lửa để sưởi ấm và phát hiện ra rằng bức tượng không thể cháy.
[100]
[ ] Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình
Trận Austerlitz là một sự kiện quan trọng trong tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa
bình của đại văn hào nước Nga Lev Nikolayevich Tolstoy. Trận chiến được dùng
như một tình tiết để ca ngợi phẩm giá của con người Nga trước sự ngạo mạn và lý
trí đến mức tàn nhẫn của người Pháp. Nhà sử học quân sự người Anh là Alistair
Horne có đánh giá cao đối với miêu tả của Tolstoy về trận đánh Austerlitz này.[71]
Một trong các nhân vật chính của tiểu thuyết là Công tước Andrei trước khi bước
vào trận đánh rất ngưỡng mộ Napoléon và muốn lao vào chiến đấu để tìm kiếm
vinh quang cho mình ("Công tước Andrey cũng ở trong hàng tuỳ tòng đông đúc
của Kutuzov, lúc bấy giờ đang đứng sau lưng ông. Chàng có cái cảm giác khích
động hưng phấn, nhưng đồng thời bình tĩnh, dè dặt của một con người thấy cái
phút bấy lâu nay chờ đợi nay đã đến. Chàng tin chắc rằng cái giờ chiến thắng
Toulon ( Một tỉnh miền nam nước Pháp) hay cầu Arcole của chàng đã điểm." - gợi
nhớ đến những chiến thắng ban đầu của Napoléon Bonaparte),[101] chỉ đến những
chiến thắng vang lừng của Napoléon. Andrei thậm chí còn suy nghĩ : "mình
giương cao lá cờ lao vào trận địa địch, đi đến đâu quét sạch đến đấy".[101] Thế
nhưng, anh bị thương nặng và lòng nhiệt huyết này đã tan biến sau khi anh tận mắt
gặp vị anh hùng của mình bên kia chiến tuyến. ("Napoléon nói, rồi cho ngựa đi
mấy bước nữa, đứng lại sát chỗ công tước Andrey đang nằm ngửa mặt lên, chiếc
cán cờ vứt lên cạnh (lá cờ đã bị quân Pháp tháo cất làm chiến lợi phẩm).
Napoléon nhìn Bolkonxki nói: Một cái chết rất đẹp. Công tước Andrey hiểu rằng
những lời này nói về chàng và người nói chính là Napoléon. Chàng đã nghe họ
gọi người nói câu vừa rồi là Hoàng thượng. Nhưng chàng nghe những lời đó
dường như chỉ là tiếng vo ve của một con ruồi. Chàng không những không lưu tâm
đến câu nói đó, mà thậm chí cũng không buồn để ý tới nữa, và nghe xong là đã
quên ngay. Đầu chàng nhói buốt; chàng cảm thấy máu mình đang chảy cạn dần
và không thấy bầu trời ở phía trên, xa xăm, cao lồng lộng và vĩnh viễn vô tận.
Chàng biết rằng đây chính là Napoléon - Vị anh hùng của chàng - Nhưng vào giờ
phút này chàng thấy Napoléon sao mà nhỏ bé, vô nghĩa quá chừng so với cái gì
lúc bấy giờ đang diễn ra giữa linh hồn chàng với bầu trời cao vô tận với những
đám mây bay lờ lững... "À anh ta còn sống" - Napoléon nói...")[102] Tolstoy xem
thất bại của quân Nga tại trận Austerlitz là vì họ đã chiến đấu vì những mục tiêu
không thích đáng, như vinh quang cá nhân và tiếng tăm, thay vì những phẩm giá
cao đẹp đã mang lại cho họ chiến thắng về mặt tinh thần trong trận Borodino khi
Napoléon xâm lược nước Nga vào năm 1812.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_36__8348.pdf