Bài thực hành số 8 - Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo

 Học sinh phải hiểu và biết sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn bản: tìm kiếm và thay thế, gõ tắt và sửa lỗi.

 Thấy được vai trò quan trọng của việc sử dụng công cụ trợ giúp trong soạn thảo: tiết kiệm thời gian

pdf23 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thực hành số 8 - Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thực hành số 8 SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP SOẠN THẢO A.Mục đích và yêu cầu  Học sinh phải hiểu và biết sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo văn bản: tìm kiếm và thay thế, gõ tắt và sửa lỗi.  Thấy được vai trò quan trọng của việc sử dụng công cụ trợ giúp trong soạn thảo: tiết kiệm thời gian… B.Phương pháp, phương tiện I.Phương pháp  Kết hợp thuyết trình, phát vấn, trực quan, thực hành mẫu.  Kết hợp những kiến thức trong giáo trình và những ví dụ thực hành ngay trên máy. II.Phương tiện  Sách giáo khoa, máy tính, giáo án điện tử,máy chiếu. C.Tiến trình trên lớp và nội dung bài học I.Ổn định lớp II.Kiểm tra bài cũ III. Nội dung bài học II.Kiểm tra bài cũ  Câu hỏi :Trong một văn bản dài vài chục trang có rất nhiều từ “trường đại học Sư Phạm Hà Nội”. Chúng ta phải sử nó thành từ “ĐHSPHN” thì phải làm thế nào ?  Trả lời : Tất nhiên chúng ta phải tìm các từ “trường đại học sư phạm Hà Nội” và sửa thành “ĐHSPHN”.Nhưng văn bản dài vậy không thể tìm lần lượt được (rất lâu) nên chúng ta phải sử dụng tới một số công cụ của Word như : tim kiếm và thay thế.  Hỏi : Em hãy cho biết bài học lần trước chúng ta học bài các công cụ trợ giúp soạn thảo nào?  Trả lời : Bài trước chúng ta học về công cụ: tìm kiếm và thay thế, gõ tắt và sửa lỗi. III. Nội dung bài học 1. Đặt vấn đề 2. Nội dung bài học 1 Đặt vấn đề Học luôn phải đi đôi vời hành. Chúng ta đã học bài 18 _ học lý thuyết về một số công cụ trợ giúp trong Word. Vì thế để hiểu kĩ hơn,thực hành thành thạo về chúng thì chúng ta sẽ thực hành chúng ở bài này: sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo. 2. Nội dung bài học  2.1 Bài thực hành 1  2.2 Bài thực hành 2  2.3 Bài thực hành 3  2.4 Bài thực hành 4  2.5 Bài thực hành 5 2.1 Bài thực hành 1. Hãy gõ và trình bày theo mẫu sau : Học sinh: Hoàng Kim Liên, lớp 10A1, trường THPT Hoàng Diệu • Xếp loại hạnh kiểm:…Tốt… • Xếp loại học lực:…Giỏi… • Số ngày nghỉ có phép:…2.. không phép :0… • Được khen thưởng: Học sinh giỏ học kì I. Muốn gõ đọan văn bản đó chúng ta phải làm những gì? Hướng dẫn bài thực hành 1  Ta phải định dạng văn bản truớc khi gõ  Chọn phông chữ .Vntime  Chọn cỡ chữ:12  Chọn kiểu chữ: bôi đen chữ “Hoàng Kim Liên” rồi chọn kiểu chữ béo(ctrlB)  Chọn chấm đen đầu dòng bằng cách:Format/bullet and numbering/bulleted. 2.2 Bài thực hành 2  B.slide2 trong đơn xin nhập học sau, yêu câu các em sửa tên riêng bằng tên riêng khác do các em tự nghĩ ra sử dụng Word. Mẫu đơn nhập học CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - tự do - hạnh phúc ĐƠN XIN NHẬP HỌC Kính gửi ông hiệu trưởng trường THPT Hữu Nghị Tên tôi là Nguyễn Thị Nhàn, có con là Trần Thị Lan nguyên là học sinh trường THPT Đoàn Kết. Cháu Lan vừa qua đã kết thúc học kì I với hạnh kiểm tốt và được xếp loại học tập loại khá. Tôi làm đơn này kính xin Ông Hiệu trưởng cho phép con tôi được vào học lớp 10 tại trường THPT Hữu Nghị do gia đình tôi mới chuyển tới gần trường. Xin trân trọng cảm ơn. Đính kèm 1 giấy khai sinh 1 học bạ Hà Nội, ngày tháng năm Kính đơn (kí tên) Nguyễn Thị Nhàn Hướng dẫn bài thực hành 2  Để thay thế “Nguyễn Thị Nhàn” và “Trần Thị Lan” thành “Vũ ThịBình” và “Lê Trung Thành”thì ta làm như sau(sử dụng tìm kiếm và thay thế):  Chọn Edit→Replace…hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H. Hộp thoại Find and Replace sẽ xuất hiện.  Gõ cụm “Nguyễn Thị Nhàn” vào ô Find what và cụm “Vũ Thị Bình” vào ô Replace with  Nhấn Repace .  Nhấn Find next  Gõ “Trần Thị Lan” vào Find what cum “Lê Trung Thành”vào Replace with  Nhấn Replace.  Thế là ta đã thay thế xong. 2.3 Bài thực hành 3 Giả sử có một đoạn văn do một người không có kinh nghiệm làm ra, trong đó có nhiều lỗi như: Luôn có một dấu cách trước dấu chấm. Sau dấu phẩy bao giờ cũng viết liền. Hãy sử dụng chức năng tìm kiếm và thay thế để sửa tự động các lỗi trên. Hướng dẫn bài thực hành 3 Để sửa được các lỗi đã được nêu trong đề bài các em phải sử dụng công cụ trợ giúp Find and Replace theo các bước sau: - B1: Dùng lệnh Edit -> Replace - B2: Với câu a) Điền kí tự “ ̺ .” hoặc “ ̺ ,”vào ô Find What và kí tự “.” hoặc “,” vào ô Replace With.(kí tự “ ̺ ” thay thế cho dấu cách ) - B3: Với câu b) Điền kí tự “,” vào ô Find What và kí tự “, ̺ ” vào ô Replace With.(kí tự “ ̺ ” thay thế cho dấu cách 2.4 Bài thực hành 4 Hãy sử dụng chức năng gõ tắt để tạo các từ gõ tắt sau: Vt vũ trụ Ht hành tinh Td trái đất Hướng dẫn bài thực hành 4 Các bước để tạo danh sách gõ tắt  B1: Dùng lệnh Tools -> AutoCorrect Options  B2: Đánh các từ “vt” vào ô Replace và các từ “vũ trụ”” vào ô With, sau đó nhấn Add  B3: Với các từ “ht” - hành tinh, “td” - Trái Đất, cũng làm tương tự như trên.  B4: Nhấn OK để xác nhận 3 thao tác đã làm. 2.5 bài thực hành 5 Hãy sử dụng các từ gõ tắt trên để soạn thảo văn bản dưới đây, và đánh số trang văn bản này Văn bản: Có hay không sự sống trên các hành tinh khác? Ý tưởng về việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh khác đã có từ rất lâu. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đều đặn gửi những thông báo vô tuyến lên vũ trụ. Họ muốn cho vũ trụ biết rằng có sự sống trên Trái Đất. Có ai nhận được những thông tin đó không? Thực sự chúng ta cũng không biết điều này. Cùng lúc đó, các nhà khoa học cũng “nghe” những tín hiệu vô tuyến đi tới Trái Đất và hi vọng tìm được dấu hiệu của nền văn minh trên các hành tinh khác. Các nhà khoa học cũng hi vọng có thể biết được điều gì đó từ các con tàu vũ trụ. Vào thời điểm này, các con tàu vũ trụ đang chu du trong không gian và gửi các ảnh chúng chụp được về Trái Đất. Có thể chúng ta sẽ tìm hiểu được nhiều điều từ các ảnh này. Biết đâu một ngày nào đó Con Người tìm ra rằng học không cô đơn trong vũ trụ. Hướng dẫn bài thực hành 5  Để soạn thảo văn bản nhanh thì khi đến các từ “hành tinh”, “Trái Đất”, “vũ trụ” các em không cần đánh đầy đủ các từ ra nữa mà gõ “ht”, “td”, “vt” rồi gõ dấu cách để viết được các từ đó nhanh hơn.  Để đánh được số trang thực hiện như sau: 1) Chọn Insert => Page Number. 2) Trong hộp Position của hộp thoại PageNumber chọn vị trí của số trang.. 3) Hộp Alignment chọn cách căn lề cho số trang: căn trái, căn giữa, căn phải. 4) Shownumber on first page để hiển thị ( hoặc không hiển thị) số trang ở trang đầu tiên. D.Củng cố bài học  Hôm nay chúng ta đã đi thực hành một số công cụ soạn thảo. Qua bài này các em đã thành thạo hơn các công cụ trợ giúp: Tìm kiếm và thay thế, Gõ tắt và sửa lỗi.  Qua bài các em nên chú ý: - Khi sử dụng các dấu thì nên đánh các dấu trước sau đó đến các đến 1 dấu cách mới đến từ tiếp theo - Nên dùng công cụ gõ tắt khi cụm từ trong văn bản được lặp đi lặp lại nhiều lần E. Bài tập về nhà  Nghiên cứu bài tiếp theo.  Về nhà xem lại và thực hành thành thạo nội dung đã học.  Gõ đoạn văn sau và tìm cụm “AVNET” thay bằng cụm “Anh Việt Net”, đồng thời gõ tắt cụm “AVNET” bằng “AV”(sau khi thay thế ta dùng một đoạn khác coppy từ đoạn đầu ra để gõ tắt chứ không dùng đoạn đã được thay thế). Đoạn văn bản: Hệ thống mạng máy tính dạy học AVNET được công ty SCC triển khai từ giữa năm 1996 trong các trường đại học và trung học cũng như các trung tâm tin học – ngoại ngữ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực vho việc dạy và học. AVNET đã được đông đảo người sử dụng hoan nghênh vì tính thân thiện và hiện đại. AVNET xứng đáng là một hệ điều hành lớp học vì trên nền của AVNET thầy giáo có thể quản lý toàn diện lớp học đồng thời dạy và kiểm tra nhiều môn học khác nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_thuc_hanh_so_8_0731.pdf
Tài liệu liên quan