I. CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1
Có haibóng đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp, đèn Đ1 có công suất thấp hơn. Đèn nào sẽ sáng hơn? vì sao?
Câu 2
Có hai bóng đèn, mỗi bóng có công suất là 110W và điện áp là 110V. Hỏi có thể dùng ở lưới điện 220V được không? cách đấu hai bóng như thế nào?
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thực hành số 1: nối dây dẫn điện - Làm khoen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o đó, kim đồng hồ lên thì đó là 1 cuộn dây của động cơ. Lần lượt với các cặp còn lại. Khi đã xác định xong, đánh dấu các cuộn liên lạc lại để tránh nhầm lẫn trong quá trình thao tác.
Xác định cùng pha:
Ta xác định cùng pha bằng phương pháp nhắp pin:
Nối cực âm của pin với 1 đầu cuộn dây, đầu còn lại nối với 1 công tắc, nối với cực dương pin.
Dùng đồng hồ đo VOM thang đo mA DC đo ở những cuộn còn lại.
Mỗi lần bật tắt công tắc, kim đồng hồ sẽ chỉ một số mA nào đó (nếu kim lên ngược, ta đảo chiều que đo). Nếu ở cuộn dây nào, kim đồng hồ chỉ số mA lớn nhất thì cuộn đó cùng pha với cuộn nhắp pin.
Làm tươmg tự với những cuộn còn lại.
Xác định cực tính:
Khi đã biết những cuộn cùng pha với nhau, ta nhắp pin vào một cuộn và dùng đồng hồ mA.DC đo ở cuộn cùng pha với nó.
Nếu kim lên thuận thì que đỏ của đồng hồ là đầu đầu, que đen là đầu cuối,và đầu nối với dương pin là đầu đầu, âm pin là đầu cuối.
Vẫn tiếp tục nhấp pin vào cuộn dây đó, ta đo ở những cuộn khác pha còn lại, nếu kim lên thuận thì dương pin là đầu cuối cuộn dây, âm pin là đầu đầu.
CÂU HỎI:
Trình bày phương pháp xác định cuộn liên lạc động cơ 3P?
Trình bày phương pháp xác định cùng pha động cơ 3P?
Trình bày phương pháp xác định cưc tính động cơ 3P?
DỰ TRÙ VẬT TƯ;
Pin 1,5 volt, dây nối.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10:
XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH BỘ DÂY ĐỘNG CƠ MỘT PHA
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Hiểu được nguyên lý hoạt động của động cơ từ đó thao tác lắp đặt nối dây cho động cơ hoạt động bình thường.
VẬT LIỆU DỤNG CỤ:
Động cơ một pha.
Đồng hồ mA .
Nguồn điện một chiều (PIN).
Dây dẫn điện.
Các dụng cụ liên quan khác.
PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH:
Xác định:
Để xác định các đầu dây ra của động cơ một pha ta thực hiện các bứơc sau:
Xác định sự liên lạc của cuộn dây (sử dụng đồng hô VOM ở giai đo điện trở).
Chọn tầm đo R´10 hoặc R´100.
Đo lần lượt các cặp đầu dây ra của động cơ để xác định các cuộn dây.
Ở cặp đầu dây nào, kim đồng hồ lên chỉ một số Ohm nhất định thì hai đầu đó là hai đầu của một cuộn dây.
Ở lần xác định này, nếu ta dùng Ohm- kế kỹ thuật số thì ta có thể xác định được cuộn chạy và cuộn đề của động cơ. Vì khi đo Ohm ba cuộn dây sẽ có hai cuộn dây có số Ohm bằng nhau và nhỏ hơn số Ohm cuộn còn lại. Hai cuộn dây đó là hai cuộn dây Chạy, cuộn còn lại là cuộn Đề.
Xác định cuộn dây Chạy, Đề của động cơ:
Sử dụng đồng hồ mA và nguồn điện một chiều (PIN) để xác định cuộn dây Chạy- Đề của các động cơ.
Khi ta nhấp pin vào một cuộn dây và đo ờ các cuộn dây còn lại, sẽ có thê xảy ra một trong hai trường hợp sau:
TH1: Ta nhấp pin vào một trong hai cuộn Chạy thì khi đo ở hai cuộn còn lại sẽ có một cuộn kim lên và một cuộn kim không lên hoặc lên ít. Cuộn nào kim lên là cuộn chạy còn lại, và cuộn không lên là cuộn Đề.
TH2: Ta nhấp pin vào cuộn đề thì khi đo ở hai cuộn còn lại kim sẽ không lên hoặc lên ít. Cuộn nhấp pinvào là cuộn Đề.
Xác định cực tính của các cuộn dây:
Ta nhấp pin vào một cuộn chạy và dùng mA- kế đo ở hai cuộn còn lại, ta thấy:
Nếu kim đồng hồ không lên hoặc nên ít thì cuộn đó chính là cuộn dây đề.
Ta tiếp tục đo cuộn dây còn lại. Nếu kim đồng hồ nên thuận thì ta kết luận :
Gọi đầu dương của pin chính là đầøu đầu của cuộn dây1 (A1). Đầu âm của pin chính là đầøu cuối của cuộn dây 1 (X1).
Thì đầøu âm của đồng hồ là đầu đầu của cuộn dây 2 (A2). Và dương của đồng hồ cũng là đầu cuối của cuộn dây 2 (X2).
Chú ý: Nếu nhấp pin mà không thấy cuộn dây nào có kim đồng hồ không nên hoặc nên ít thì đó chính là cuộn dây đề.Để kiểm tra lại,ta phải đổûi nguồn điện một chiều(pin) sang cuộn dây khác và đo đồng hồ trên cuộn dây đó.
Đấu dây cho động cơ hoạt động
ĐỐI VỚI ĐIỆN ÁP CAO(220V):
Đối với điện áp cao ta đấu như sau đấu cuối cuộn chạy1 (R1) vớíđầu đầu cuộn chạy2(R2).
Một đầu dây đề (S) nối vào điểm chung giữa hai đầu cuộn dây chạy,đầu còn lại đấu vào tụ và một đầu dây của tụ đấu vào đầu đầu của cuộn chạy một (R1). Nếu muốn đảo chiều quay của động cơ ta chỉ cần đưa một đầu dây của tụtừ đầøu đầu của cuộn chạy một sang đầu cuối của cuộn chạy 2 thì động cơ sẽ quay ngược.
ĐỐI VỚI ĐIỆN ÁP THẤP (110V):
Để cho động cơ chạy với điện áp thấp,ta đấu tụ nối tiếp với cuộn dây để sau đó đấu song song với các cuộn dây chạy, nếu muốn đảo chiều quay của động cơ, ta chỉ cần đảo hai chiều quay của cuộn dây đề.
PHẦN II
CHIẾU SÁNG
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
CÁC MẠCH ĐÈN CƠ BẢN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp cho sinh viên học sinh biết được cách đấu mạch đèn đôi và mạch đèn sáng tỏ - mờ, mạch đèn hầm lò, mạch đèn hành lang (mạch điều khiển hai nơi), mạch đèn giao thông.
- Yêu cầu sinh viên: Nắm được nguyên lý hoạt động của mạch, hiểu rõ từng loại sơ đồ
Thao tác đúng kỹ thuật.
THIẾT BỊ SỬ DỤNG
Dây dẫn điện, cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm, đèn sợi đốt.
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1> Mạch 2 đèn mắc song song
Tất cả mạch thắp sáng, đèn đều được mắc song song điều khiển bởi một công tắc. Trong mạch công suất đèn có thể khác nhau nhưng đèn hoặc các thiết bị khác phải có cùng điện áp định mức.
H1. Sơ đồ mạch 1
2> Mạch 2 đèn mắc nối tiếp
Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các đèn đều bằng nhau. Vì vậy khi mắc nối tiếp, hai đèn phải có cùng công suất, cùng điện áp thì đèn sẽ sáng đều.
H2. Sơ đồ mạch 2
3> Mạch 2 đèn sáng luân phiên
Trong mạch phải dùng công tắc ba chấu để chuyển hướng dòng điện đến đèn. Có thể dùng đèn có công suất, loại đèn khác nhau.
Mạch này được ứng dụng trong phòng tối rửa phim ảnh, trong phòng ngủ, khách sạn.
H3. Sơ đồ mạch 3
4> Mạch thay đổi độ sáng (một đèn sáng tỏ – hai đèn sáng mờ)
Khi mạch hoạt động, các bóng đèn Đ1 và Đ2 vì mắc nối tiếp sẽ sáng mờ. Đèn Đ2 sẽ sáng tỏ.
Mạch đèn này chỉ dùng loại đèn có tim, không thể áp dụng với loại đèn huỳnh quang.
H4. Sơ đồ mạch 4
5> Mạch đèn hầm lò
Sơ đồ nguyên lý
H5. Sơ đồ mạch 5
Nguyên lý hoạt động
Khi đi vào thì phải bật đèn từ bên ngoài để đi dần vào bên trong, khi đi ra phải tắt đèn theo trình tự ngược lại. Khi bật công tắc S1, dòng điện qua S2 đến đèn Đ1 làm đèn sáng. Khi tiếp tục bật công S2 thì đèn Đ1 tắt và đèn Đ2 sáng. Bật S3 thì đèn Đ2 tắt và đèn Đ3 sáng. Bật S4 thì đèn Đ3 tắt và đèn Đ4 sáng. Nếu bật theo chiều ngược lại thì đèn sẽ sáng theo trình tự ngược lại.
Mạch này được ứng dụng thắp sáng trong nhà kho có nhiều ngăn hoặc trong tầng hầm.
6> Mạch đèn cầu thang, hành lang (Mạch điều khiển hai nơi)
Cách 1
Mạch này dùng hai công tắc ba chấu, nên có thể tắt - mở thắp sáng đèn ở hai nơi, chỉ cần một cầu chì bảo vệ.
H6. Sơ đồ mạch 6
Cách 2
Lợi dụng đường dây ở hai nơi đặt công tắc có cùng nguồn cấp điện, nên tiết kiệm được đường dây dẫn điện đến đèn.
H7. Sơ đồ mạch 7
Nguyên lý hoạt động
Tại công tắt S1 hay S2, có thể điều khiển để mở hoặc tắt đèn.
7> Mạch đèn giao thông
H8. Sơ đồ mạch 8
PHẦN THỰC HÀNH
Lần lượt đấu các sơ đồ mạch 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trên bảng mạch.
CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1
Có haibóng đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp, đèn Đ1 có công suất thấp hơn. Đèn nào sẽ sáng hơn? vì sao?
Câu 2
Có hai bóng đèn, mỗi bóng có công suất là 110W và điện áp là 110V. Hỏi có thể dùng ở lưới điện 220V được không? cách đấu hai bóng như thế nào?
Câu 3
Hãy sử dụng 3 công tắc ba chấu để thiết kế mạch theo yêu cầu điều khiển tương tự mạch đèn giao thông.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG
MẠCH ĐÈN CAO ÁP THUỶ NGÂN CHUÔNG ĐIỆN
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Giúp cho sinh viên biết được cách nối dây mạch đèn huỳnh quang, mạch đèn cao áp thuỷ ngân, chuông điện.
- Yêu cầu sinh viên: Nắm được nguyên lý hoạt động của mạch, hiểu rõ từng loại sơ đồ
Thao tác đúng kỹ thuật
- Bắt dây và sửa chữa được các pan thường gặp khi sử dụng đèn huỳnh quang
II. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
Dây dẫn điện, cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm, đèn huỳnh quang, đèn cao áp thuỷ ngân, chuông điện (220V), Nút nhấn chuông.
III. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1> Mạch đèn huỳnh quang
Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ sử dụng ballast hai dây
H1. Sơ đồ mạch 1
Sơ đồ sử dụng ballast ba dây
H2. Sơ đồ mạch 2
Sơ đồ sử dụng ballast điện tử
H3. Sơ đồ mạch 3
Nguyên lý hoạt động
Lúc mới có điện stater sẽ có điện và kín mạch, dòng điện qua hai tim đèn làm nung nóng tim đèn và phát xạ điện tử. Sau đó Stater nguội đi mở tiếp điểm, điện áp nguồn đặt vào hai đầu đèn làm xuất hiện hiện tượng phóng điện trong chất khí. Khi ấy thuỷ ngân sẽ bốc hơi và duy trì hiện tượng phóng điện.
Hiện tượng phóng điện làm phát sinh nhiều tia tử ngoại. Các tia này kích thích chất huỳnh quang quét bên trong ống làm phát sinh ánh sáng thấy được.
2> Mạch đèn cao áp thuỷ ngân
Sơ đồ nối dây đèn cao áp thuỷ ngân chấn lưu ngoài
Nguyên lý hoạt động
3> Chuông điện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_thuc_hanh_dien_can_ban_9165.doc