Xã,phường,thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở,trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc hàng ngày của nhân dân.Trong hệ thống chính trị ở nước ta,chính quyền cơ sở có một vị trí vô cùng quan trọng,là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân,thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,văn hoá,xã hội,an ninh trật tự,an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp,đảm bảo cho các chủ trương,chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nuốc được triển khai thực hiện trong cuộc sống.Việc thực thi tốt các chủ trương ,chính sách,pháp luật vừa có ý nghĩa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và tính hiệu quả,hiệu lực quản lý của Nhà nước,tạo niềm tin sâu sắc về Đảng cũng như tính công bằng-dân chủ-văn minh trong lòng nhân dân.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9248 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Bài thu hoạch thực tế về quản lý cán bộ công chức cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I-Những vấn đề lý luận về cán bộ và công tác cán bộ:
1-Thực trạng về cán bộ và công tác cán bộ:
a-Vị trí vai trò của chính quyền cơ sở:
Xã,phường,thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở,trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các công việc hàng ngày của nhân dân.Trong hệ thống chính trị ở nước ta,chính quyền cơ sở có một vị trí vô cùng quan trọng,là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân,thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,văn hoá,xã hội,an ninh trật tự,an toàn xã hội ở địa phương theo thẩm quyền được phân cấp,đảm bảo cho các chủ trương,chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nuốc được triển khai thực hiện trong cuộc sống.Việc thực thi tốt các chủ trương ,chính sách,pháp luật vừa có ý nghĩa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và tính hiệu quả,hiệu lực quản lý của Nhà nước,tạo niềm tin sâu sắc về Đảng cũng như tính công bằng-dân chủ-văn minh trong lòng nhân dân.
b-Vị trí,vai trò của cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức cơ sở nói riêng:
Đội ngũ cán bộ,công chức nó chung và cán bộ công chức cơ sở nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở,trong hoạt động thi hành nhiệm vụ,công vụ.Hiệu lực,hiệu quả của bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng và của hệ thống chính trị cơ sở nói chung,xét cho cùng được quyết định bởi phẩm chất,năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ,công chức cơ sở.Trong nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ:“nguyên nhân của mọi nguyên nhân là cán bộ và công tác cán bộ”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:mọi việc thành bại bắt nguồn tư nguyên nhân về cán bộ.Trong nền hành chính nhà nước được cấu thành từ 4 nhân tố:
-Cơ chế-chính sách của nền hành chính nhà nước.
-Bộ phận tổ chức-bộ máy nền hành chính nhà nước.
-Cán bộ-công chức-chế độ công vụ của nền hành chính nhà nước.
-Tài chính công của nền hành chính nhà nước(gồm tài sản và ngân sách nhà nước).
Trong đó ,nhân tố con người là nhân tố tiên quyết,chủ thể của nền hành chính nhà nước.Trong nhiều văn kiện của Đảng đều khẳng định vai trò cán bộ nói chung và cán bộ,công chức cơ sở nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng nói chung cũng như trong quá trình cải cách nền hành chính hiện nay nói riêng.Trong văn kiện trung ương 3(khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ;Cũng như trong báo cáo số:145/TLHN ngày 25/12/2008 báo cáo của Bộ chính trị trình tại hội nghị lần thứ 9 BCHĐảng khoá X “Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết trung ương 3(khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước.
c-Những mặt mạnh và hạn chế của cán bộ và công tác cán bộ:
Trong báo đánh giá tổng quát về công tác cán bộ đã chỉ ra những mặt mạnh-ưu điểm cũng như những khuyết điểm yếu kém:
-Mặt mạnh và ưu điểm:
+Đa số cán bộ phấn khởi và tin tưởng vào thành công của công cuộc đổi mới;kiên định mục tiêu,con đường mà Đảng,Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn;tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá dất nước.Năng lực,trình độ lãnh đạo,quản lý kinh tế-xã hội có tiến bộ rõ rệt;có khả năng tiếp cận và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong điều kiện mới (kinh tế thị trường XHCN,nhà nước pháp quyền XHCN;hội nhập kinh tế quốc tế. . .);năng động,sáng tạo trong thực hiện đường lối,chủ trương,chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước;đóng góp xứng đáng vào thành tự rất quan trọng của chiến lược 10 năm phát triển kinh tế-xã hội (2000-2010) và công cuộc đổi mới đất nước.
+Đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng,trình độ các mặt(lãnh đạo,quản lý;chuyên môn,nghiệp vụ;lý luận chính trị) được nâng lên.Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngày càng hợp lý hơn;tỷ lệ cán bộ trẻ,cán bộ nữ ở một số ngành,một số lĩnh vực tăng khá.Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản,có kiến thức,trình độ,năng lực,có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế,đang vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới.
+Về cơ bản đã khắc phục được những biểu hiện mơ hồ,dao động về lý tưởng của một bộ phận cán bộ do tác động của sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên sô và Đông âu trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 và sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Số đông cán bộ vẫn giữ được phẩm chất đạo đức,lối sống lành mạnh,giản dị,gắn bó,gần gũi với nhân dân.
-Về mặt yếu kém,khuyết điểm:
+Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,đạo đức lối sống,bệnh cơ hội,chủ nghĩa cá nhân,thực dụng,thoái hoá biến chất,quan liêu,tham nhũng,lãng phí ,thiếu trách nhiệm,thiếu tự giác rèn luyện,phấn đấu,thiếu tinh thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng,kéo dài nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý.Một số ít cán bộ có biểu hiện bất mãn,suy giảm niềm tin,nói và làm trái quan điểm,đường lối của Đảng,vi phạm nguyên tắc,vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng rất xấu trong xã hội.Tình trạng cán bộ,công chức bỏ việc,chuyển sang làm kinh tế hoặc những nơi có thu nhập cao hơn đang có chiều hướng gia tăng;tình trạng “ chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “ chạy bằng cấp” không giảm.Những biểu hiện tiêu cực nêu trên chưa được ngăn chặn,đẩy lùi có hiệu quả,thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,với chế độ.
+Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém,bất cập.chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới trong lĩnh vực xây dựng Đảng,quản lý nhà nước,quản trị doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.Từ nhận thức đến lãnh đạo,tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng.
+Cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối,thiếu đồng bộ,chưa hợp lý.Cơ cấu theo ngành nghề,địa bàn,lĩnh vực;tỷ lệ cán bộ trẻ,cán bộ nữ,cán bộ người dân tộcthiểu số,cán bộ xuất thân từ công nhân chưa đạt yêu cầu mục tiêu chiến lược nhưng chậm có giải pháp khắc phục.Việc chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ lãnh đạo chưa được chuẩn bị chu đáo;thiếu cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi,cán bộ đầu ngành,cán bộ có trình độ cao có khả năng dự báo vá xử lý tốt những vấn đề phức tạp phát sinh,nhất là ở lĩnh vực quản lý tài chính-tiền tệ,văn hoá-thông tin,tôn giáo.Nhiều cán bộ thích làm việc trong các cơ quan chính quyền,ở các bộ,ngành kinh tế,tập đoàn,tổng công ty nhà nước,ở các đô thị-thành phố lớn;ngại làm việc trong lĩnh vực công tác đảng,đoàn thể,ở địa bàn miền núi,vùng sâu,vùng xa,vùng có nhiều khó khăn.
Trong đánh giá 4 đối tượng cán bộ thì trong đối tượng cán bộ đảng,nhà nước,Mặt trận-đoàn thể,báo cáo đã đánh giá.Bên cạnh những mặt mạnh thì hạn chế còn là: “ trình độ,năng lực,kiến thức về kinh tế thị trường,luật pháp,ngoại ngữ,khả năng quản lý nhà nước,quản lý xã hội của không ít cán bộ vẫn còn bất cập;khả năng dự báo và định hướng sự phát triển vẫn còn yếu,chưa đạt mục tiêu,yêu cầu đề ra của chiến lược. . .Cán bộ cơ sở mặc dù có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung vẫn còn bất cập và chưa đạt yêu cầu.Một bộ phận cán bộ chủ quan,tự mãn,bảo thủ,trì trệ,mắc bịnh thành tích;số khác thiếu tâm huyết với công việc,thiếu gương mẫu,nói nhiều làm ít,nói không đi đôi với làm;ý thức tự phê bình và phê bình và tính chiến đấu kém;lợi dụng chức quyền để vun vén lợi ích cá nhân,làm việc theo kiểu “quan cách mạng”
Trong báo cáo cũng chỉ ra rõ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế,khuyết điểm. “ Những yếu kém,khuyết điểm đó có nhiều nguyên nhân,nhưng nguyên nhân chính là do công tác giáo dục,bồi dưỡng về nhận thức,lý tưởng cho cán bộ,đảng viên còn hạn chế;bản thân cán bộ thiếu tự giác học tập,rèn luyện,tu dưỡng;công tác quản lý,kiểm tra,bố trí,sử dụng và thực hiện chế độ,chính sách đối với cán bộ còn nhiều bất cập,yếu kém;kỷ luật cán bộ không nghiêm.Chưa có chính sách thu hút và tạo nguồn phát triển cán bộ trong nhiều lĩnh vực;chưa phát huy hết năng lực,trách nhiệm của cán bộ;chưa sàng lọc,bảo vệ và chăm lo tốt cho đội ngũ cán bộ.
Mặt khác,nền kinh tế nước ta còn lạc hậu;trình độ khoa học công nghệ thấp,chưa tiếp cận được với sự phát triển của nền kinh tế tri thức;hệ thống giáo dục còn bất cập,chậm đổi mới,thiếu đồng bộ,thiếu cơ chế phát hiện,tuyển chọn,đào tạo và sử dụng ngưới có đức,có tài,cán bộ khoa học,chuyên gia giỏi.Nhiều cơ chế chính sách chậm đổi mới,còn cào bằng,thậm chí lạc hậu,thiếu động lực,kìm hãm sự phát triển,làm nản lòng cán bộ,làm thui chột tài năng;tình trạng phân hoá giàu nghèotrong xã hội gia tăng và việc giàu lên nhanh chóng của một bộ phận cán bộ gây tâm lý băn khoăn,lo lắng,làm giảm niềm tin,sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ.
Trong khâu công tác cán bộ,bên cạnh việc đánh giá những mặt tích cực của công tác cán bộ,trong báo cáo của bộ chính trị trình tại hội nghị lần thứ 9 BCH khoá X đã chỉ rõ những mặt hạn chế của công tác cán bộ như:
-Việc quán triệt,triển khai nghị quyết về chiến lược cán bộ chưa đồng đều,sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện còn chậm và lúng túng.Nhiều khuyết điểm,yếu kém trong công tác cán bộ chậm được khắc phục.Tuy đã cố gắng thể chế hoá,cụ thể hoá nhiều chủ trương,quan điểm của đảng về công tác cán bộ nhưng còn chậm đổi mớio cơ chế,phương pháp và quy trình đánh giá ,bổ nhiệm,miễn nhiệm,từ chức đối với cán bộ.Thiếu cơ chế có hiệu lực để phát huy dân chủ,sắp xếp bố trí lại đội ngũ cán bộ,thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém,trì trệ;quy trình bổ nhiệm cán bộ kéo dài nhưng vẫn còn sơ hở.Việc tạo nguồn và đào tạo cán bộ trẻ từ học sinh,sinh viên xuất sắc trong và ngoài nước không thành công;chưa có chính sách đủ hiệu lực khơi dậy tài năng và thu hút nhân tài vào các lĩnh vực quan trọng của đất nước,vào công tác trong các cơ quan của đảng và nhà nước.Công tác cán bộ chưa góp phần đẩy lùi tham nhũng,tiêu cực,chưa thể hiện rõ vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đảng cũng như trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ.
-Môi trường làm việc của cán bộ chưa tạo được động lực để khuyến khích,thu hút,phát huy năng lực,sự cống hiến của cán bộ;chưa cổ vũ ý chí phấn đấu vươn lên,sự gắn bó mật thiết của cán bộ với công việc,với cơ quan,với hệ thống chính trị.Đầu vào,đầu ra của công tác cán bộ không thông thoáng,khó phát hiện được người tài;nặng về quá trình,thâm niên.Không quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ,công chức và người lao động;còn cào bằng trong thưởng phạt,khen chê. . .nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ không đầy đủ ,không rõ trách nhiệm cá nhân;tự phê bình và phê bình còn xuê xoa,hình thức hoặc bị lợi dụng để ca tụng nhau hay hãm hại nhau.Mặt khác,sự tác động bởi mặt tra1i của cơ chế thị trường cùng với chủ nghĩa cá nhân ở mnột bộ phận cán bộ dẫn đến nạn chạy chức,chạy quyền,chạy tội,chạy chỗ tinh vi hơn,nguy hiểm hơn.Tâm lý chỉ có thăng quan tiến chức mới là tiến bộ;hoặc chức quyền đi liền với bổng lộc đang gây ra những bức xúc trong đội ngũ cán bộ,trong nhân dân,làm giảm hiệu quả công tác,làm suy yếu đảng.
Trong nghị quyết trung ương 5(khoá IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã,phường,thị trấn.Khi nói về cán bộ ở cấp cơ sở,nghị quyết cũng có một số đánh giá sau:
-Tình trạng tham nhũng,quan liêu,mất đoàn kết nội bộ,vừa vi phạm quyền làm chủ của dân,vừa không giữ đúng kỷ cương,phép nước xảy ra ở nhiều nơi,có những nơi nghiêm trọng.
Tệ tham nhũng,quan liêu,hà lạm của công và sách nhiễu nhân dân,thể hiện trong việc thực hiện chính sách đất đai,sử dụng công quỹ,sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách và vốn huy động thêm của dân,thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội. . .,không phải là cá biệt trong cán bộ cơ sở,kéo theo tình trạng mất đoàn kết nội bộ,vi phạm quy chế dân chủ,trù dập người đấu tranh trung thực.Đối với các vụ khiếu kiện của dân,có những nơi chính quyền không giải quyết công minh,kịp thời;còn tổ chức đảng và cấp uỷ cũng như các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội ở những cơ sở đó hầu như né tránh và đánh mất vai trò của mình.Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo bồi dưỡng,chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chấp vá.
3-Phương hướng nhiệm vụ:
Để làm tốt khâu cán bộ và công tác cán bộ nói chung cũng như cán bộ và công tác cán bộ công chức ở chính quyền cơ sở nói riêng , trong các văn kiện của đảng cũng như trong khoa học quản lý hành chính,đã xác định những nội dung yêu cầu nhiệm vụ sau:
-Tiếp tục quán triệt,nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của cán bộ và công tác cán bộ,nhận thức đầy đủ những nội dung yêu cầu của chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
-Đổi mới tư duy,cách làm,khắc phục có kết quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến,phấn đấu vươn lên của cán bộ.
-Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,công chức theo hướng nâng cao chất lượng,bảo đảm sự đồng bộ,kế thừa và phát triển.
-Tăng cường công tác giáo dục,quản lý cán bộ.
Trong nghị quyết trung ương 5( khoá IX),trong phương hướng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ,đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.Đó là:
-Cơ cấu cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở.
-Thực hiện chế độ đào tạo,bồi dưỡng cán bộ cơ sở
-Đổi mới và nâng cao hiệu lực của chính quyền cơ sở.Thông qua đó tạo sự tác động và làm chuyển biến về yêu cầu cũng như chất lượng đối với đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cơ sở.
II-Những vấn đề thực tiễn của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ( trên cơ sở xem xét thực tiễn khu vực Tây nguyên thông qua chuyến đi thực tế vừa qua):
1-Thực trạng của đội ngũ cán bộ công chức cơ sở và công tác cán bộ ở cơ sở:
a-Về đội ngũ cán bộ cơ sở:
Số liệu cơ sở(số liệu của Sở Nội vụ Tỉnh Gia lai-Tính đến ngày 31/12/2008 )
Số
Thứ
Tự
Nội dung
Đối tượng cán bộ
Đại Biểu
HĐND
(CT,PCT)
Cán bộ
Chuyên trách
CB không
Chuyên trách
Cán bộ chuyên môn
A-
Về giới tính:
2363
3439
1401
I-
Nam
397
2493
II-
Nữ
35
946
B-
Dân tộc
224
1466
B-
Tuổi đời:
I-
Dưới 30 tuổi
1327
II-
Từ 31-45 tuổi
1197
III-
Từ 46-60 tuổi
758
IV-
Trên 60 tuổi
157
C-
Thái độ chính trị
I-
Đảng viên
1358
II-
Ngoài đảng
D-
Thâm niên công tác
I-
Dưới 5 năm
2265
II-
Từ 5-15 năm
1056
III-
Từ 16 đến 30 năm
113
IV-
Trên 30 năm
05
Đ-
Thậm niên giữ chức vụ
I-
Dưới 5 năm
2659
II-
Từ 5-10 năm
752
III-
Trên 10 năm
28
G-
Nguồn cán bộ:
I-
Tại chỗ
2894
II-
Nghỉ hưu
106
H-
Kiêm nhiệm:
124
I-
Bí thư
65
II-
Phó bí thư
52
III-
UV.BTV.Cấp uỷ
31
J-
Trình độ các mặt:
2363
I-
Trình độ học vấn
432
Tiểu học
44
279
439
22
Trung học cơ sở
204
1137
1674
279
Trung học phổ thông
184
947
1326
1100
II-
Trình độ chuyên môn
432
Chưa qua đào tạo
308
1497
2606
134
Sơ cấp
273
253
1005
Trung cấp
110
447
508
23
Cao đẳng
05
34
31
101
Đại học
09
112
40
Sau đại học
12
III-
Trình độ lý luận
432
Chưa qua đào tạo
86
629
2334
820
Sơ cấp
132
858
745
398
Trung cấp
195
763
298
183
Cao đẳng
19
113
20
Đại học
Sau đại học
IV-
Trình độ quản lý
432
Chưa qua đào tạo
231
2045
3347
Sơ cấp(bồi dưỡng)
185
272
82
92
Trung cấp
11
42
10
21
Cao đẳng
04
04
Đại học
05
Sau đại học
V-
Trình độ Ngoại ngữ
Chưa bồi dưỡng
2257
CT.A
02
106
96
CT.B
CT.C
VI-
Trình độ tin học
Chưa bồi dưỡng
371
2314
CT.A
54
49
390
CT.B
07
CT.C
VII-
Biết tiếng dân tộc
893
351
342
VIII
BDKTQP
154
898
337
292
IX-
BDKT An ninh
60
311
144
163
X-
Bồi dưỡng khác
Trên cơ sở báo cáo của Sở Nội vụ về nội dung cán bộ công chức cơ sở và từ nghiên cứu các văn kiện của Đảng (Nghị quyết trung ương 5(khoá IX )về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở xã-phường-thị trấn” và nghị quyết trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước,cho phép ta có một số những nhận xét qua thực tiễn như sau:
2-Về thực hiện chế độ chính sách:
Tỉnh đã thực hiện tốt các văn bản luật,nghị định,thông tư của trung ương bằng việc cụ thể hoá quy định của UBND Tỉnh (Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của UBND Tỉnh về chức danh,mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn,làng,tổ dân phố trên địa bàn).
-Về biên chế thực hiện đúng như trung ương quy định.
-Về chế độ chính sách,ngoài việc thực hiện đúng như quy định của trung ương,tỉnh còn quan tâm hổ trợ thêm trên cơ sở nguồn thu của địa phương.
-Đã bước đầu thực hiện công tác luân chuyển cán bộ theo hướng:từ dưới lên;từ trên xuống,cấp cơ sở thực hiện việc luân chuyển ngang.Qua việc luân chuyển,giúp cho cán bộ trưởng thành qua luân chuyển.
-Công tác quy hoạch,đào tạo bồi dưỡng cán bộ luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên.
-Việc giáo dục rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ-công chức luôn được tăng cường.
-Công tác kiểm tra-kỷ luật,khen thưởng được thực hiện nghiêm túc,đem lại hiệu quả động lực phát triển.
3-Qua phân tích số liệu thống kê cho thấy:Về cơ cấu cán bộ như sau:
-Cơ cấu giới tính:tỷ lệ nữ chiếm rất thấy,qua đó cho thấy vùng sâu,vùng xa,vùng nông thôn đội ngũ cán bộ nữ tham gia công tác chính quyền còn hạn chế.nguyên nhân do điều kiện về nhận thức cũng như do trình độ.Mặt khác do tác động từ yếuy tố gia đình thường giữ vai trò chính,quán xuyến gia đình nên ít có điều kiện tham gia công tác xã hội.
-Cơ cấu dân tộc:tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia chiếm từ 1/3 đến 2/3 đội ngũ cán bộ ở cơ sở.Điều nầy phù hợp với điều kiện vùng Tây nguyên mang đặc trưng là vùng dân tộc.
-Cơ cấu về độ tuổi:
Dưới 30 tuổi
1327
38,58%
Từ 31-45 tuổi
1197
34,8%
Từ 46-60 tuổi
758
22,04%
Trên 60 tuổi
157
4,56%
Tỷ lệ theo độ tuổi hợp lý theo tính kế thừa.Song tínbh theo độ tuổi bình quân thì cao hơn vùng đồng bằng,mặt khác còn có trên 60 tuổi tham gia đều nầy cho,nhìn chung còn tập trung thấy nguồn dự bị cho đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều khó khăn.
-Cơ cấu về thâm niên công tác và thâm niên giữ chức vụ phản ánh tính hài hoà tương đối do đặc thù vùng núi,vùng xa,vùng dân tộc.
-Cơ cấu về trình độ:nhìn chung về trình độ các mặt,đội ngũ cán bộ ở đây còn trình độ thấp,tỷ lệ học vấn tiểu học hoặc chưa qua đào tạo còn nhiều.Trong đào tạo còn tập trung đào tạo chính trị,đào tạo chuyên môn,quản lý,kỷ năng khác còn ít.Đều nầy phản ánh do xuất phát điểm của vùng Tây nguyên còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên vẫn có 12 trường hợp được đào tạo chuyên môn sau đại học.Điều nầy phản ánh những nổ lực cố gắng của địa phương trong đào tạo cán bộ cấp cơ sở.Mặt khác phản ánh việc thực hiện tốt các chính sách động lực thu hút nhân tài và lưu chuyển cán bộ nên cấp cơ sở vẫn có đội ngũ có trình độ sau đại học.
Đặc biệt do là vùng dân tộc,địa phương đã có những chính sách tốt vận động đội ngũ cán bộ công chức cơ sở tích cực học tập thổ ngữ Tây nguyên để từ đó làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
III-Những kiến nghị chung nhằm hoàn thiện đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ ở cơ sở:
-Để có nguồn dự bị cán bộ lâu dài,không chỉ giải quyết tình thế trước mắt có ý nghĩa trực tiếp đến công tác cán bộ.Điều quan trọng là thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,hạn chế dần khoảng cách giữa vùng núi với đồng bằng và đô thị.Có như thế sẽ tác động tích cực cho việc nâng cao dân trí và nâng cao trình độ trong xã hội.Qua đó sẽ có nguồn cán bộ dự bị tại chỗ dồi dào.
-Do là vùng khó khăn,lại công tác ở cơ sở lại càng khó khăn hơn.Do đó cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt để khuyến khuyến người tài về công tác ở cở sở.
-Cần thực hiện thường xuyên việc luân chuyển cán bộ theo hướng trên-dưới-ngang-dọc để,từ đó xoá bỏ nhận thức xem nhẹ vai trò cơ sở,xoá bỏ mặc cảm là cán bộ cơ sở không có hướng phát triển,mặt khác cũng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ-công chức phấn đấu.
-Cần thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng,trong đó chú trọng việc đào tạo cho tạo nguồn,đào tạo lại cho cán bộ đương nhiệm và bồi dưỡng cập nhật những phát sinh mới cho đội ngũ cán bộ nắm bắt kịp thời và đảm đương được công tác được giao một cách có hiệu quả.
-Để ngăn ngừa và đấu tranh những tiêu cực trong công tác cán bộ cũng như trong đội ngũ cán bộ-công chức,đòi hỏi phải thực hiện các chủ trương của đảng về công khai,minh bạch trong các khâu của công tác bộ,phải thường xuyên thực hiện kiểm tra-kỷ luật-khen thưởng kịp thời,nghiêm minh,tạo động lực cho sự phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_thuc_te_tay_nguyen.doc