Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2013 - 2015

 

NỘI DUNG 1:

Câu 1: Những điều kiện gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non? Bạn đã vận dụng các biện pháp gì để đảm bảo an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường?

Trả lời:

* Yêu cầu thực hiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường mầm non là:

Chọn thực phẩm tươi sạch:

- Với rau quả chọn tươi, không dập nát, không mùi lạ.

- Thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi.

- Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc, không có dấu hiệu ươn, hôi.

- Các thực phẩm chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói bảo đảm, có nhãn hàng hóa ghi nội dung hạn sử dụng.

- Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ y tế cho phép

 

doc27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2013 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ mầm non: + Nhà trẻ: - Luyện tập và phối hợp các giác quan - Nhận biết: tên gọi, chức năng một số bộ phận của cơ thể con người; tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng của một số dồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao tiếp quen thuộc với trẻ; tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa quả quen thuộc với trẻ; một số màu cơ bản, kích thước, số lượng, vị trí không gian so với bản thân trẻ. + Mẫu giáo: - Khám phá khoa học: các bộ phận cơ thể người; đồ vật; động vật và thực vật; một số hiện tượng tự nhiên - Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán: tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm; xếp tương ứng; so sánh, sắp xếp theo quy tắc; đo lường; hình dạng; định hướng trong không gian và thời gian. - Khám phá xã hội: Bản thân gia đình, họ hàng và cộng đồng; trường mầm non; một số nghề phổ biến; danh lam thắng cảnh và các ngày lễ hội. => Các kĩ năng được coi trọng: quan sát, so sánh, phân loại và giải quyết vấn đề. * Bạn hiểu như thế nào là khám phá khoa học ở trẻ mầm non? Câu 4: Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng? Ở trường bạn đã làm gì để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ? Trả lời: * Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tay chân miệng? - Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng xà phòng. - Người giữ trẻ rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ. Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng. - Thường xuyên lau kỹ sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ với các dung dịch khử khuẩn. Nguồn nước phải đảm bảo vệ sinh. - Khi phát hiện trẻ sốt cao, có kèm theo nôn nhiều hoặc có các triệu chứng như đã trình bày ở trên cần đưa trẻ ngay đến trạm y tế để chẩn đoán, sàn lọc những cac nghi bị hội chứng “tay chân miệng” và có hướng điều trị đúng. - Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong vòng 10 ngày đầu của bệnh hoặc cho đến khi hết loét miệng và các bóng nước để tránh lây qua các trẻ khác tại nhà trẻ mẫu giáo. - Cần thực nghiệm nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến, bảo quản nhất là trong mùa có dịch. * Để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ ở trường cần: - Sử dụng nguồn nước sạch, gióa viên hướng dẫn trẻ 6 bước rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Chụp hình 6 bước rửa tay dán ở phòng vệ sinh và dán ở bồn rửa tay cho trẻ nhìn. Làm các băng rôn tuyên truyền và phòng bệnh tay - chân - miệng treo ở cổng trường và những nơi phụ huynh dễ đọc. Lên mạng download bài hát 6 bước rửa tay về cho trẻ nghe và trẻ hát theo để trẻ nhớ và thực hiện. Nhắc nhở giáo viên rửa sạch đồ chơi và các vật dụng cho trẻ và đem ra phơi nắng. Phát dung clorua B cho giáo viên lau sàn nhà một tuần 2 lần. Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên theo dõi cháu có các triệu chứng ban đầu của bệnh phài xử lý kịp thời. Hình ảnh tuyên truyền bệnh tay – chân – miệng ở góc tuyên truyền của trường. Câu 5. Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ảnh hưởng tới trường học như thế nào? Bạn đã có kế hoạch gì để giáo dục trẻ phòng chống biến đổi khí hậu? Trả lời: * Biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai ảnh hưởng tới trường học như thế nào? - Ảnh hưởng về con người đối với học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. - Ảnh hưởng đến cơ sở vật chất và thiết bị trường học. - Ảnh hưởng tới việc đến trường của trẻ. - Ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ. - Ảnh hưởng về tâm lý tới học sinh, giáo viên và cán bộ giáo dục. * Bạn đã làm gì để giáo dục trẻ phòng chống biến đổi khí hậu? Câu 6. Hãy nêu các nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non? Ở trường, lớp bạn đã thực hiện công tác phát triển vận động cho trẻ như thế nào để trẻ phát triển hài hòa? Trả lời: * Lựa chọn nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Nội dung cần bám sát với nội dung chương trình GDMN hiện hành. - Phát triển hài hòa nhân cách. - Kết hợp giáo dục thể chất với thực tiễn lao động. - Tăng dần mức độ tác động. - Đảm bảo tính liên tục và hệ thống. - Đảm bảo tính cá biệt. - Đảm bảo sự kết hợp hợp lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh. - phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương * Ở trường, lớp bạn đã thực hiện công tác phát triển vận động cho trẻ như thế nào để trẻ phát triển hài hòa? Tham mưu và phối hợp với hiệu trưởng để xây dựng mô hình phát triển vận động cho trẻ chơi ở sân trường. Thường xuyên nhắc nhở giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi mà nhà trường đã trang bị về cơ sở vật chất. Trong các buổi họp chuyên môn phần thảo luận đưa ra nội dung GDPTVĐ, đưa ra mục đích yêu cầu của từng độ tuổi để giáo viên cùng nhau thảo luận và chọn cho phù hợp với khả năng của cháu mình. Nhắc nhở giáo viên nên bám theo sách hướng dẫn và sách chương trình để chọn đề tài cho phù hợp. Hình ảnh các đồ chơi PTVĐ Câu 7. Hãy nêu một số phương pháp dạy học tích cực để PTNN cho trẻ mầm non? Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp bạn có biện pháp gì để trẻ PTNN tốt hơn? Trả lời: * Một số phương pháp dạy học tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là: 1/ phương pháp xây dựng môi trường ngôn ngữ: + Tạo môi trường giao lưu ngôn ngữ tích cực - người giáo viên thường xuyên trò chuyện với trẻ và khuyến khích trẻ nói. Khi trẻ có khó khăn hay có tâm lý ngập ngừng, nhút nhát, cô cần khích lệ, hỗ trợ, động viên để trẻ tích cực trò chuyện. khi giao tiếp với trẻ, cô chú ý đến giọng nói và thái độ , giọng nói dịu dàng, tình cảm nồng ấm của cô sẽ khiến trẻ tự tin hơn rất nhiều. - Ngoài ra cô cô tạo cơ hội để trẻ được nghe các âm thanh khác nhau từ môi trường. Ví dụ: Tiếng chim hót, tiếng đài phát thanh, âm thanh của các lễ hội - Điều quan trọng là cô cần tôn trọng, khuyến khích sự sáng tạo khi sử dụng câu, từ, không ngắt lời và chỉnh ngay cách dùng từ chưa hợp lý khi trẻ đang nói, cô cần tập hợp tất cả các trường hợp lại và uốn nắn, nhắc nhở trẻ trong một điều kiện thích hợp (phù hợp nhất là khi kết thúc hoạt động). + Tạo môi trường chữ viết phong phú - Chúng ta dán nhãn tên cho các giá, kệ ở các góc, tên của trẻ trên các vật dụng, gắn tên cho các cây cối, đồ dùng, đồ chơi ở cả trong và ngoài lớp học - Việc xây dựng góc sách, một “tư viện” mi ni trong lớp học và tổ chức cho trẻ được hoạt động trong “thư viện” đó sẽ giúp trẻ có thói quen đọc sách, cùng lúc, bồi dưỡng tình yêu, sự ham mê đối với sách cho trẻ. Bên cạnh việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thiếu nhi phù hợp với khả năng của trẻ, cô giáo nên tích cực sưu tầm các tác phẩm truyện thơ, ca dao, đồng dao cho trẻ làm quen. 2/ Phương pháp trực quan hành động: + Trực quan hành động với cơ thể - Sử dụng các đồ vật, đồ chơi gần gũi, quen thuộc với trẻ để dạy trẻ về tên gọi, các đặc điểm, tính chất, công dụng của đồ dùng, đồ chơi theo các chủ đề. - Các từ đã học được sử dụng thường xuyên cùng với những từ mới thì sẽ thì sẽ làm cho vốn từ vựng của trẻ thêm phong phú. + Trực quan hành động với tranh ảnh Trực quan hành động với tranh ảnh được áp dụng sau khi trẻ đã nắm được các từ mới của phần trực quan hành động với cơ thể và trực quan hành động với đồ vật. ví dụ: Cô vẽ bức tranh có một cái cây rồi yêu cầu trẻ vẽ ông mặt trời bên trên cái cây, vẽ quả bóng ở gốc cây + Trực quan hành động với câu chuyện - Cho trẻ kể và diễn lại các hành động theo yêu cầu; nghe các từ khóa trong câu chuyện và diễn theo: Các từ miêu tả cảm xúc, các từ miêu tả hành động, các từ chỉ kích thước Ví dụ: Cô đọc diễn cảm và làm mẫu thể hiện hành động, cảm xúc của Rùa và Thỏ, sau đó cô đọc lời từng câu chậm rãi và yêu cầu trẻ thể hiện. + Trực quan với môi trường tự nhiên - Tự nhiên bao la kỳ thú và là một ông thầyvĩ đại, luôn luôn kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy và phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các giờ học có thể thực hiện ở vườn trường, cánh đồng, khu rừng, bãi biển, công viên, viện bảo tàngcô giáo sẽ thấy rằng trẻ rất vui tươi, hớn hở, hào hứng và nói được, học được rất nhiều từ môi trường tự nhiên ngoài lớp học. 3/ Phương pháp làm mẫu: - Những trẻ đi nhà trẻ từ nhỏ thì thời gian chủ yếu là ở trường, vì vậy, vai trò làm mẫu, nêu gương của cô giáo quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, phương pháp làm mẫu ở thời kỳ này có một tầm quan trọng đặc biệt. Cô có thể mở rộng những câu nói còn ngắn ngủn , vụng về, lộn xộn của trẻ thành những câu đơn giản nhưng mạch lạc, trong sáng để làm mẫu cho trẻ. - Ngôn ngữ chính là nhân cách, là tâm hồn, là con người. Dân gian ta có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Vì vậy, việc trở thành tấm gương sáng để cho trẻ noi theo là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các cô giáo trong trường mầm non. 4/ Phương pháp trò chơi: - Dạy trẻ ta không thể gò ép, bắt buộc mà phải hết sức tự nhiên, đặc biệt là thông qua các trò chơi thì hiệu quả rất cao. Có rất nhiều trò chơi ngôn ngữ và các hoạt động sắm vai, đọc thơ, kể chuyện mà thông qua đó ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng và linh hoạt. - Chơi thể hiện rõ nhất tính tự nguyện của trẻ, trẻ thích thì chơi mà không bị ép buộc. Khi chơi trẻ không sợ bị sai, bị hỏng, vì vậy, phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi là cách làm tích cực và hiệu quả nhất. - Để thực hiện phương pháp này có hiệu quả và hấp dẫn, cần có một số quần áo, mặt nạ, mũ, dụng cụ của các nhân vật mà trẻ sắm vai các đồ dùng này có thể do cô và trẻ cùng tự tạo từ giấy báo, lá cây, giấy màu - Kết thúc trò chơi giáo viên khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nghĩ của mình về vai chơi (Đã làm gì? Thích hành động nào?) động viên những cố gắng, sáng tạo của trẻ. 5/ làm việc theo nhóm: - Khi làm việc theo nhóm, cô giáo: Cần giao nhiệm vụ cho nhóm hướng tới một mục đích nhất định. - Cô giáo cần khuyến khích mọi trẻ đều được tham gia và được thừa nhận vai trò của mình; tạo bầu không khí giao tiếp tích cực, hợp tác cùng nhau, trẻ cảm thấy an toàn, được coi trọng, không bị khiển trách hay chê cười, luôn khuyến khích các ý tưởng, các sáng kiến của nhóm giúp trẻ mạnh dạn và tự tin; phải tạo cơ hội cho trẻ luân phiên trình bày các ý kiến chung của nhóm. - Quan sát để biết chắc chắn các nhóm hiểu nhiệm vụ của mình được giao. - Hổ trợ nhóm nếu cần thiết nhưng không áp đặt ý kiến của cô giáo, cô không làm thay trẻ. - Tham gia cùng một nhóm trẻ cần hổ trợ nhiều nhất nhưng luôn quan tâm quan sát các nhóm khác (có thể gợi ý cho trẻ để trẻ suy nghĩ, tự lựa chọn và quyết định). * Đối với trẻ nói ngọng, nói lắp bạn có biện pháp gì để trẻ PTNN tốt hơn? Giáo viên đang hướng dẫn trẻ cách phát âm cho rõ ràng trong giờ học. NỘI DUNG 3: Câu 1: Modun: Trả lời: Câu 2: Modun: Trả lời: Câu 3. Modun: Trả lời: Câu 4 Modun: . Trả lời: Câu 5: Modun: Trả lời: Câu 6: Modun: Trả lời: Câu 7. Modun: Trả lời: Câu 8: Modun: Trả lời: Trên đây là bài thu hoạch mà bản thân tôi đã học tập và đúc kết được qua học bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2013-2015. Ngãi Giao, ngày 15 tháng 05 năm 2015 Người viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_bdtx_hoan_thanh_2_7808.doc
Tài liệu liên quan