Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác"

Vậy là đến khổthơ cuối cùngbài thơ đã có một cái kết độc đáo cho một cốt truyện

cũng rất đặc biệt. Hơn thếnữa, Con quạcòn thểhiện sựsáng tạo của tác giảtrong

việc ứng dụng thi luật. Poe viết: "Đến đây tôi xin nói đôi lời vềthi luật. Mục tiêu

thứnhất của tôi (như thường lệ) là sựđộc đáo. Sựđộc đáo trong thi luật sao lại bị

coi thường đến như vậy. Đó là một trong những điều khó hiểu nhất trên đời. Cứ

cho rằng có ít khảnăng biến thức trong tiết tấu đơn thuần, nhưng lại phải thấy rằng

những khảnăng biến thức của vận luật và khổthơ là vô cùng tận - ấy vậy mà trong

nhiều thếkỷ, không một ai trong câu thơ, làm được, một điều độc đáo, mà xem ra

cũng chẳng nghĩ đến làm điều độc đáo"(24).Vậy là Poe đã rắp tâm làm cái điều mà

chẳng ai nghĩ tới -tận dụng "khảnăng biến thức của vậnluật". Ông tựnhận định:

"Đương nhiên, vềtiết tấu cũng như vềâm luật trong bài thơ "Con quạ", chẳng có

tý độc đáo nào cảvềphần tôi. Tiết tấu ởđây là tiết tấu trochaic(25) -âm luật ởđây

là âm luật tám cụm âm tiết acataletic(26), xen với âm luật bẩy cụm âm tiết

catalectic(27) được lặp lại ởđiệp khúc câu thứnăm và kết thúc bằng âm luật bốn

cụm âm tiết catalectic(28). ít sính thuật ngữhơn thì những cụm âm tiết được dùng

trong tiết tấu trochaic gồm có một âm tiết dài tiếp theo là một âm tiết ngắn: dòng

thứnhất của khổthơ gồm có tám cụm âm tiết này -dòng thứhai gồm có bẩy và

một nửa (trên thực tếlà hai phần ba cụm âm tiết này) -dòng thứba gồm có tám

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thơ "Con quạ" và "Triết lý về soạn tác", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính thế nó đọng lại rất lâu trong trí nhớ, thậm chí trở thành một ám ảnh. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là bóng quạ đen câm lặng dập dềnh (floating) trên sàn. Trước đó Poe đã dùng động từ float có nghĩa là dập dềnh, bập bềnh khá thành công ở bài Lenore trước đó. Ah, broken is the golden bowl ! - the spirit flown forever! Let the bell toll - a saintly soul floats on the Stygian river(23); (Ôi bát vàng vỡ rồi, hồn bay đi mãi mãi Hãy để chuông rung - một linh hồn thánh thiện dập dềnh trên sông Mê)... Vậy là chỉ với từ dập dềnh Poe đã lỏng hoá sàn nhà. Trước đó ông cũng miêu tả ánh sáng của ngọn đèn đổ xuống tuôn trào (streaming) như nước vậy. Và từ dập dềnh kia đã biến đổi căn phòng chật hẹp thành không gian của mặt nước khiến cho hình bóng của con quạ in trên sàn càng thêm chập chờn, bí ẩn. Trong thi ca Việt Nam, có một hình ảnh cũng gợi đôi nét tương đồng với hình ảnh cuối cùng của bài thơ này. Đó là cảnh xác trăng nằm dưới lòng giếng lạnh trong bài Trăng tự tử của Hàn Mặc Tử. Cả bài thơ không hề mô tả bóng trăng in đáy giếng nhưng người đọc lại hình dung ra ngay cảnh trăng soi đáy nước và trong những giờ khắc cuồng điên tâm tư hỗn loạn, nhân vật cô độc kia đã nảy sinh ý niệm về một vầng trăng tự vẫn. Kết thúc bài thơ nhân vật kia "nhảy ùm xuống giếng vớt xác trăng lên". Hành động này xoá đi hình ảnh một vầng trăng chết trong lòng giếng lạnh. Trạng thái tĩnh lặng cô tịch kia đột ngột thay đổi. Cho dù sự thay đổi này vẫn bị bao trùm trong cô đơn, cuồng điên, tuyệt vọng thì vẫn không đáng sợ bằng cảm giác tù đọng, lưu đầy. Có nghĩa là xác trăng kia sẽ không bị chôn vùi mãi mãi nơi lòng giếng lạnh âm u. Như vậy có thể thấy là Poe đã chọn một phuơng án triệt để nhất và khủng khiếp nhất cho nhân vật si tình sầu muộn kia- linh hồn anh ta sẽ không thể nào thoát khỏi bóng quạ - không bao giờ nữa- nevermore. Vậy là đến khổ thơ cuối cùng bài thơ đã có một cái kết độc đáo cho một cốt truyện cũng rất đặc biệt. Hơn thế nữa, Con quạ còn thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong việc ứng dụng thi luật. Poe viết: "Đến đây tôi xin nói đôi lời về thi luật. Mục tiêu thứ nhất của tôi (như thường lệ) là sự độc đáo. Sự độc đáo trong thi luật sao lại bị coi thường đến như vậy. Đó là một trong những điều khó hiểu nhất trên đời. Cứ cho rằng có ít khả năng biến thức trong tiết tấu đơn thuần, nhưng lại phải thấy rằng những khả năng biến thức của vận luật và khổ thơ là vô cùng tận - ấy vậy mà trong nhiều thế kỷ, không một ai trong câu thơ, làm được, một điều độc đáo, mà xem ra cũng chẳng nghĩ đến làm điều độc đáo"(24).Vậy là Poe đã rắp tâm làm cái điều mà chẳng ai nghĩ tới - tận dụng "khả năng biến thức của vận luật". Ông tự nhận định: "Đương nhiên, về tiết tấu cũng như về âm luật trong bài thơ "Con quạ", chẳng có tý độc đáo nào cả về phần tôi. Tiết tấu ở đây là tiết tấu trochaic(25) - âm luật ở đây là âm luật tám cụm âm tiết acataletic(26), xen với âm luật bẩy cụm âm tiết catalectic(27) được lặp lại ở điệp khúc câu thứ năm và kết thúc bằng âm luật bốn cụm âm tiết catalectic(28). ít sính thuật ngữ hơn thì những cụm âm tiết được dùng trong tiết tấu trochaic gồm có một âm tiết dài tiếp theo là một âm tiết ngắn: dòng thứ nhất của khổ thơ gồm có tám cụm âm tiết này - dòng thứ hai gồm có bẩy và một nửa (trên thực tế là hai phần ba cụm âm tiết này) - dòng thứ ba gồm có tám - dòng thứ tư gồm có bẩy và một nửa - dòng thứ năm cũng như vậy - dòng thứ sáu gồm có ba và một nửa. Đến đây có thể thấy rằng mỗi dòng trong sáu dòng này lấy riêng ra thì đã được các nhà thơ sử dụng từ trước và sự độc đáo của bài Con quạ là ở sự tổ hợp chúng thành khổ thơ; chưa có bài thơ nào trước đây gần với cách tổ hợp này, thậm chí hơi hơi giống như vậy cũng không. Hiệu quả của tính độc đáo này (được tạo ra bằng sự tổ hợp) được hỗ trợ bởi những hiệu quả ít thông dụng khác, có một số hoàn toàn mới, chúng nảy sinh từ một sự mở rộng cách ứng dụng những nguyên lý tiết tấu và điệp âm"(29). Đây là nguyên bản tiếng Anh khổ thơ cuối cùng, một ví dụ tiêu biểu cho nỗ lực của Poe trong việc thay đổi vần luật cũng như âm luật (đã được dịch ra tiếng Việt ở phần trên) And the Raven, never flitting, still is siting, still is sitting On the pallid bust of Pallas just above my chamber door; And his eyes have all the seeming of a demon's that is dreaming And the lamp-light o'er him streaming throws his shadow on the floor; And my soul from out that shadow that lies floating on the floor Shall be lifted - nevermore! Chắc chắn với một bạn đọc mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất (first language) thì việc cảm thụ hiệu quả nghệ thuật từ những sáng tạo trong quá trình ứng dụng thi luật của Poe sẽ triệt để hơn những bạn đọc mà tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, thứ ba...hoặc đọc qua bản dịch. Chính vì vậy mà bài thơ Con quạ ngay từ khi ra đời đã thuyết phục được công chúng Mỹ ở mọi tầng lớp vì nhiều lẽ. Nó thật ấn tượng từ nội dung đến hình thức. Nó khác hẳn những sản phẩm thi ca từ trước đến nay. Ngôn ngữ đẹp và vang vọng nên bài thơ càng thêm cuốn hút khi đọc to lên. Chính thế bài thơ Con quạ ngay sau khi xuất hiện đã được sử dụng trong cuốn Một hệ thống xướng ngôn giản yếu (A plain system of Elocution) (2d ed., New York 1945). Nó đã được làm ví dụ trong phần Những cách ngâm thơ (Poetical Recitations). Thế nhưng một số nhà phê bình cứng nhắc thời đó lại lớn tiếng chỉ trích coi sự sáng tạo thi luật này như "một mánh khoé vần điệu" và cho rằng "những tiết tấu như một điệu nhảy điên đảo và những điệp âm màu mè dường như là khéo léo một cách vô dụng"(30). Sự phản ứng này là bình thường vì từ trước đến nay chưa có sự cách tân nào được ra đời trong bình an, vô sự. Poe là thi sĩ đầu tiên phân tích rất hay và cũng rất tỉ mỷ tác phẩm của chính mình. Sau này cũng có những nhà thơ, nhà văn đã "bắt chước" ông làm công việc đặc biệt này. Năm 1926 nhà thơ Maiakovski cũng có viết một bài tiểu luận có tên Làm thơ như thế nào. Khẩu khí và nội dung của nó khá gần gũi với Triết lý về soạn tác. Đọc bài viết của Maia có thể thấy những câu văn khẩu khí rất gần với Poe. Khi ông viết: "99% món viết về Esenin chỉ là nước bọt và đó là nước bọt có hại"(31) thì độc giả dễ liên tưởng ngay đến câu "những cái lông gà, sơn màu đỏ và những vệt màu đen, tất cả những thứ này chín mươi chín phần trăm, là vốn đạo cụ của histrio văn học (kép diễn trò văn học)" của Poe. Phần cuối bài tiểu luận Maia cũng bỏ ra nhiều trang viết về quá trình soạn tác một trong những bài thơ hay của ông - Gửi Esenin. Cũng giống như trường hợp của Poe, bài tiểu luận này cũng trở nên một tác phẩm rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Maia. Triết lý về soạn tác đã cho ta thấy khi tác giả viết về chính sáng tác của mình thì chắc chắn sẽ có rất nhiều lợi thế. Cho đến nay dường như chưa ai viết về Con quạ hay hơn Edgar Allan Poe. Tuy nhiên cũng có khá nhiều ý kiến về bài thơ nằm ngoài nội dung của Triết lý về soạn tác. Từ cách Poe gọi Con quạ là biểu hiệu "Hồi ức đau buồn và bất tận" một số nhà phê bình như giáo sư Kenneth Silverman (Mỹ) đã đưa ra nhận định: "Tình huống kịch tính trong bài thơ là xung đột giữa Nhớ và Quên". Chàng trai kia cố gắng lãng quên Lenore nhưng không thể. Quá khứ đau buồn cứ ám ảnh mãi. Poe đã tinh tế nhấn chìm bài thơ vào một không gian cổ kính, hoài niệm. Ông cố tình tạo ta hình ảnh một con quạ cổ lỗ đến từ những "ngày thiêng xưa cũ", những chồng sách chứa đựng "những tri thức đã bị lãng quên". Ngoài ra ông còn sử dụng nhiều từ tiếng Anh cổ như Quoth (đã nói), methought (đối với tôi), surcease (sự dừng). Không những điệp khúc "nevermore" mà cách lặp lại âm, nhịp thậm chí láy từ toàn phần như "rapping, rapping” (vỗ cánh, vỗ cánh), "tell me - tell me" (kể với ta - kể với ta) hay "still is sitting, still si sitting" (vẫn ngồi - vẫn ngồi) cũng kịch hoá sự ám ảnh quá khứ của chàng trai. Không những thế những thủ pháp thi học này còn khiến độc giả cũng như bị chìm trong nỗi ám ảnh đó. Chính vì vậy Nathaniel Parker Willis cho rằng bài thơ đã "xuyên thẳng vào ký ức của những người đọc nó". Từ hành động chàng trai gặng hỏi con quạ nhiều lần để được nghe câu trả lời "Nevermore", từ đó cảm nhận "nỗi u buồn ngọt ngào nhất vì chưng khó chịu đựng nhất" - "một thứ khoái cảm tự hành hạ", giáo sư Silverman cho rằng chi tiết này có thể phản ánh một quan niệm khác của Poe: Người chết chỉ được yên nghỉ khi họ vẫn còn trong trí nhớ của những người đang sống. Nếu quên lãng, họ sẽ trở về cõi trần trong sự giận dữ. Quên đi những người đã khuất là mang tội bất trung và phải chịu sự trả thù của họ. Từ điểm nhìn này bạn đọc sẽ thấy chàng trai si tình kia không những bất lực khi cố gắng ngừng nhớ thương bạn gái mà còn mang một nỗi sợ, sợ quên đi người đã khuất. Trong bài tiểu luận của mình Poe đã không nói gì đến những tác phẩm đã khơi gợi cảm hứng khi soạn tác bài thơ Con quạ. Năm 1826 William Henry Leonad đã công bố một bài thơ với điệp khúc: "I'll ne'er forget - no - never" (Tôi sẽ không bao giờ quên - không - không bao giờ). Có người còn cho rằng cái tên Leonor rất có thể liên quan đến Leonad và điệp khúc "nevermore" được nảy sinh từ câu thơ điệp khúc trên. Trước khi bài thơ Con quạ ra đời năm năm, một tạp chí của Anh cho đăng một bài ballad có tên The Raven; or The Power of Conscience (Con quạ; hay sức mạnh của lương tâm). Con quạ ở đây không kêu "Nevermore" như trong bài thơ của Poe mà kêu lên tên của người đã chết: "He croaks of my dead brother still" (Nó vẫn kêu tên người anh trai quá cố của tôi)(32). Trong quá trình sáng tạo, ảnh hưởng từ những tác phẩm khác là đương nhiên, vấn đề là ở chỗ tác phẩm đó đạt đến mức độ thành công nào. Con quạ đã trở nên nổi tiếng ngoài sức tưởng tượng của tác giả, bài thơ này đã làm lu mờ những tác phẩm cung cấp chất liệu cho Poe khi sáng tác nó. Bài tiểu luận Triết lý về soạn tác đi đôi với Con quạ cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên cũng không ít người hoài nghi rằng liệu tất cả những gì Poe viết ra trong Triết lý về soạn tác là hoàn toàn trung thực? Thậm chí Jorges Luis Borges đã đưa ra nhận xét khá cực đoan: "Edgar Poe muốn chúng ta tin rằng ông đã viết một bài thơ lý trí. Nhưng chỉ cần nghiên cứu chủ đề của bài thơ kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy điều đó là giả. Edgar Poe hoàn toàn có thể thực hiện được ý tưởng sáng tác một cách duy lý của mình nếu chọn một gã dở hơi hay một người say rượu thay cho con quạ. Khi đó chúng ta sẽ có một bài thơ khác hẳn và khó giải thích hơn"(33). Sự thực đến đâu chắc chỉ có Poe biết rõ. Theo cách suy luận thông thường thì thời gian viết bài tiểu luận này phải khá lâu và Poe có điều kiện suy ngẫm nhiều trước khi đặt bút. ở đây trí nhớ đóng vai trò quan trọng. Còn bài thơ Con quạ trước đó được sáng tác nhanh hơn rất nhiều. Khi ấy ý thức và vô thức cũng như trí tuệ và cảm xúc cùng hoà quyện và bùng nổ mạnh mẽ và khó mà tách bạch được như những gì Poe đã bầy ra cho chúng ta. Cho dù Poe đã "biên tập" lại rất kỹ phần ký ức liên quan đến quá trình soạn tác bài thơ thì những kinh nghiệm sáng tác của ông vẫn vô cùng quý giá. Triết lý về soạn tác giảm bớt rất nhiều gánh nặng cho những ai nghiên cứu sâu những tác phẩm của Poe. Ông ra đi đột ngột ở tuổi bốn mươi nhưng đã kịp giải đáp khá nhiều câu hỏi cho bạn đọc thời đó cũng như bây giờ. Một lần nữa trở lại với thơ Hàn Mặc Tử, cũng là một thiên tài bạc mệnh đã để lại những bài thơ vô song trác tuyệt. Khi bài Đây thôn Vĩ dạ của ông được đưa ra giảng dạy có khá nhiều sinh viên thắc mắc nhân vật trong câu thơ "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" là ai? Người đó là đàn ông hay đàn bà? Đại đa số ý kiến cho rằng người ấy phải là phụ nữ nhưng nếu là phụ nữ thì tại sao lại "mặt chữ điền"? Và người đó có phải là một trong những người tình cũ của nhà thơ? Cho đến giờ vẫn chưa có câu trả lời nào thật thoả đáng. Rất có thể nếu Hàn Mặc Tử sống lâu hơn hay trước khi qua đời ông dành thời gian viết một bài tiểu luận về quá trình sáng tác Đây thôn Vĩ dạ thì câu hỏi này sẽ được sáng tỏ. Biết đâu đó chỉ là một hình ảnh mập mờ nhằm tăng thêm sức ám gợi cho khổ thơ. Hai từ "chữ điền" lạ lẫm kia được sử dụng vì thứ nhất đứng về mặt thi luật nó rất phù hợp về thanh âm cũng như vần điệu. Thứ hai một gương mặt chữ điền ẩn sau lá trúc sẽ khơi gợi cho bạn đọc không biết bao nhiêu liên tưởng (Đàn ông hay đàn bà? Xa lạ hay thân quen? Đẹp đẽ hay tầm thường?...). Nó là một điểm nhấn đậm nét trong cái không gian "nắng hàng cau" và khu vườn mướt "xanh như ngọc". Nó thật ấn tượng, thật độc đáo vì chưa một ai trong thơ lại mạnh dạn đặt gương mặt "chữ điền" ẩn sau lá trúc vào một khung cảnh đẹp đẽ nên thơ đến thế. Những lời bình tán như thế này sẽ còn tiếp tục mãi vì Hàn MặcTử đã qua đời lâu rồi. Chẳng một bút tích nào hé lộ manh mối về khuôn mặt chữ điền ẩn lận và xa lạ. Người chịu thiệt thòi nhất chính là độc giả, nhưng cũng không hẳn vậy, đôi khi một câu đố lơ lửng trong tác phẩm nghệ thuật cũng góp phần thổi bùng lên "niềm lạc thú tức thì mạnh mẽ nhất, cao hứng nhất, và thuần khiết nhất" khi chúng ta thả hồn chiêm ngưỡng cái Đẹp. Và khi ai đó còn tự hỏi có bao nhiêu phần là sự thật trong tiểu luận Triết lý về soạn tác cũng có nghĩa là ngưòi đó đã "bị" hoặc là "được" nhấn chìm vào một trong muôn vàn góc khuất mờ tối của văn bản và ngôn từ./. _____________ (1) Xem Kenneth Silverman, Hồi ức đau buồn và bất tận (Mournful and never- ending remembrance), Nxb HarperCollins (New York),1991, từ tr. 231 đến tr.237. (2)(3)(4)(5)(6) Edgar Allan Poe, Thơ Edgar Allan Poe (The works of Edgar Allan Poe), bài Con quạ, Wordsworth Edition Ltd xuất bản,1995, từ tr.1 đến tr.4. (7) Xem Kenneth Silverman, Hồi ức đau buồn và bất tận (Mournful and never- ending remembrance), Nxb HarperCollins (New York),1991, tr. 237, tr.238. (8)(9)(10)(11)(12) Edgar Allan Poe, Toàn tập tác phẩm của Edgar Allan Poe (The Unabridged Edgar Allan Poe), tiểu luận Triết lý về soạn tác, Nxb Running Press,1983, từ tr.1080 đến tr.1083. (13) Edgar Allan Poe, Thơ Edgar Allan Poe (The works of Edgar Allan Poe), bài Lenore, Wordsworth Edition Ltd xuất bản,1995, tr.31. (14) Edgar Allan Poe, Thơ Edgar Allan Poe (The works of Edgar Allan Poe), bài Con quạ, Wordsworth Edition Ltd xuất bản,1995, tr.2. (15)(16) Edgar Allan Poe, Toàn tập tác phẩm của Edgar Allan Poe (The Unabridged Edgar Allan Poe), tiểu luận Triết lý về soạn tác, Nxb Running Press,1983, tr.1084, 1085. (17) Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiểu thuyết của nhà văn áo Leopold von Sacher - Masoch (1836-1895). Trong đó có những nhân vật đạt được khoái cảm khi bị hành hạ. (18)(19)(20)(21)(22) Edgar Allan Poe, Toàn tập tác phẩm của Edgar Allan Poe (The Unabridged Edgar Allan Poe), tiểu luận Triết lý về soạn tác, Nxb Running Press,1983, từ tr.1085 đến 1089. (23) Edgar Allan Poe, Thơ Edgar Allan Poe (The works of Edgar Allan Poe), bài Lenore, Wordsworth Edition Ltd xuất bản,1995, tr.31. (24) Edgar Allan Poe, Toàn tập tác phẩm của Edgar Allan Poe (The Unabridged Edgar Allan Poe), tiểu luận Triết lý về soạn tác, Nxb Running Press,1983, tr.1085. (25) Tiết tấu dùng trong thơ trochee. Từ dùng trong câu thơ gồm có một âm tiết nhấn mạnh tiếp theo một âm tiết không nhấn hoặc một âm tiết dài tiếp theo một âm tiết ngắn. (26) Nguyên văn là octameter acatalectic. Dòng thơ tám cụm (âm tiết) acatalectic là dòng thơ có tám cụm mà cụm cuối đủ âm tiết. (27) Nguyên văn là heptameter catalectic. Dòng thơ bẩy cụm (âm tiết) catalectic là dòng thơ có bẩy cụm mà cụm cuối không đủ âm tiết. (28) Nguyên văn là Tetrameter catalectic. Dòng thơ bốn cụm (âm tiết) catalectic là dòng thơ có bốn cụm mà cụm cuối không đủ âm tiết . (29) Edgar Allan Poe, Toàn tập tác phẩm của Edgar Allan Poe (The Unabridged Edgar Allan Poe), tiểu luận Triết lý về soạn tác, Nxb Running Press,1983, tr.1086. (30) Xem Kenneth Silverman, Hồi ức đau buồn và bất tận (Mournful and never- ending remembrance), Nxb HarperCollins (New York),1991, tr.238. (31) Vladimia Maiakovski, Maiakovski, con người cuộc đời và thơ, tiểu luận Làm thơ như thế nào, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1976, tr.449, Hoàng Ngọc Hiến dịch. (32) Xem Kenneth Silverman, Hồi ức đau buồn và bất tận (Mournful and never- ending remembrance), Nxb Harper Collins (New York),1991, tr.240, 241. (33) Jorges Luis Borges, Tuyển tập Edgar Allan Poe, tiểu luận Edgar Poe và truyện trinh thám, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002, tr.697, Ngô Tự Lập dịch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoc_3_.PDF
Tài liệu liên quan