Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để bảo vệ môi trường.
Thuật ngữ tiêu chuẩn được dùng để chỉ các luật lệ, nguyên lý hoặc các biện pháp do các nhà khoa học (hoặc chính quyền) đề ra hoặc được chính quyền ủng hộ. Thuật ngữ tiêu chuẩn (standard) được hiểu như một khuôn thước để đánh giá, đối chiếu.
Có nhiều yếu tố cần phải được quan tâm trong quản lý chất lượng môi trường, tuy nhiên một số yếu tố chính như không khí, nước, âm thanh, phóng xạ, chất thải rắn, dư lượng hóa chất hay thuốc trừ sâu, an toàn lao động và năng lượng là những yếu tố cần phải được quan tâm và xây dựng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn có tính cứng nhắc, nguyên tắc và mang tính hợp lý. Tiêu chuẩn đôi khi không nhất thiết phải công bằng và khoa học, có thể là độc đoán.
Ví dụ: Tiêu chuẩn môi trường về lượng khói xả ra từ các loại phương tiện giao thông trong thành phố, về chất thải, nước thải xả ra môi trường từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh . Theo khảo sát năm 2002, có tới 90% số doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải, trong đó 73% số doanh nghiệp xả thải không đạt tiêu chuẩn do không có các công trình và thiết bị xử lý nước thải.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thi kết thúc học phần một số tai biến môi trường và biện pháp ứng xử tai biến trong ngành xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT
--------- {{{ ---------
Bài thi kết thúc học phần
MỘT SỐ TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP ỨNG XỬ TAI BIẾN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Sinh viên : HOÀNG THỊ MÙA
Lớp : Môi Trường K5
Môn : Tai Biến Môi Trường
Thái Nguyên, Ngày 10 tháng 10 năm 2010
MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. do vậy, trong lĩnh vực xây dựng đã và đang rất được chú trọng đầu tư. Những công trình nhà ở, khu vui chơi giải trí,khu công nghiệp, công trình công cộng, hồ, đập, cầu, cống, đường xá .v.v.đang ngày càng mọc lên càng nhiều. Nó góp phần cho sự phát triển kinh tế của đất nước và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế. Đem lại những lợi ích rất thiết thực cho đất nước. Nhưng những công trình này cũng đem tới không ít những ảnh hưởng đến môi trường. Trong các quá trình nền móng, thi công và đưa và sử dụng thì các công trình này đã làm gia tăng các tai biến môi trường. Những nguy cơ gây tai biến cho môi trường trong ngành này gây ra vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có những biện pháp ứng xử tai biến cần thiết.
Vì vậy, em xin đưa ra những một số tai biếnmôi trường và biện pháp ứng xử tai biến trong ngành xây dựng với mong muốn rằng chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn tới những nguy cơ do các hoạt động trong ngành này gây ra. Đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu những tai biến này góp phần đưa nền kinh tế đất nước phát triển một cách bền vững.
NỘI DUNG
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Các khái niệm
Tai biến môi trường: Tai biến môi trường là biểu hiện về điều kiện, hoàn cảnh, hiện tượng, vụ việc hoặc quá trình, được xuất hiện, diễn biến trong thiên nhiên, trong xã hội, có tiềm năng gây hại, gây nguy hiểm đe dọa đối với an toàn sức khỏe, tính mạng con người, tài sản kinh tế, tài sản văn hóa – xã hội của một bộ phận cộng đồng loài người, hoặc có nguy cơ đe dọa, thậm chí phá vỡ tính ổn định, an toàn một bộ phận, cho đến toàn cục mang tính hệ thống môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội và môi trường nhân sinh.
Tai biến môi trường nhân sinh: Bao gồm các loại tai biến gắn với các hoạt động kinh tế khác nhau của con người, về thực chất là các tác động nhân sinh.
Khái quát chung về ngành xây dựng Việt Nam
Lĩnh vực xây dựng nhà cửa, công trình công cộng, công trình giao thông như đường xá, cầu cống, đập thủy lợi, thủy điện, hồ chứa... là lĩnh vực mang nhiều lợi ích lớn cho nền kinh tế của quốc gia. Trong 42 năm phát triển, ngành Xây Dựng đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số công trình có ý nghĩa to lớn như lăng Hồ Chủ Tịch, đường dây điện bắc nam 500kv , con đường Hồ Chí Minh. Nhà máy thủy điện Hòa Bình, khu trung cư , thương mại tại các thành phố lớn….Và mới đây nhất là các công trình trọng điểm như nhà máy lọc dầu Dung Quất, thủy điện Sơn La lớn nhất đông nam Á, cầu Cần Thơ dài nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đường hầm Đèo Hải Vân dường hầm lớn nhất đông nam Á, cầu Bãi Cháy.v.v.
Cùng với những lợi ích mà các công trình này đem lại thì những công trình này luôn tác động đến môi trường phần lớn là những tác động tiêu cực như: Tác động biến đổi cấu trúc nền móng, gây lún, biến dạng môi trường cảnh quan, tạo điều kiện cho các tai biến xói lở, trượt lở và nhiều tác động khác.
MỘT SỐ TAI BIẾN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Tai biến lún, sụt đất do các hoạt động nền móng và các công trình đường hầm.
Hiện tượng lún sụt có thể diễn rất chậm chạp, từ từ, khó nhận thấy, cũng có thể xảy ra rất đột ngột. có thể chiếm một vùng rộng hàng ngàn kilomet vuông. Hiện tượng lún sụt thường diễn ra do kiến tạo tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay với việc càng ngày nền kinh tế càng phát triển. đòi hỏi càng nhiều những công trình xây dựng thì hoạt động xây dựng cũng góp phần rất lớn vào tai biến này. Với đòi hỏi của nền kinh tế thì các công trình xây dựng lớn ngày mọc lên càng nhiều. vì vậy, các hoạt động gia cố nền móng ngày càng tác động mạnh hơn tới cấu trúc đất tại vùng xây dựng công trình. Ngoài ra các công trình lớn có trọng lượng lớn làm tăng áp lực cho nền địa chất khu vực cũng là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lún sụt cao. Trong lĩnh vực xây dựng đường giao thông, do đòi hỏi về tiết kiệm thời gian và tránh nguy hiểm cho việc vượt qua các đèo cao thì việc xây dựng các đường hầm là một biện pháp hữu hiệu được đưa ra. Việt Nan có công trình đường hầm tiêu biểu nhất lớn nhất Đông Nam Á đó là đường hầm đèo Hải Vân. Việc xây dựng các đường hầm này đem đến cho lợi ích kinh tế đất nước vô cùng to lớn nhưng nó cũng có tác động lớn tới môi trường và làm gia tăng nguy cơ xảy ra tai biến sụt lún. Các đường hầm được đào xuyên qua núi việc này làm trong lòng đất mất đi một khối lượng đất đá lớn. Cấu tạo địa chất bị thay đổi nghiêm trọng. Nếu việc gia cố hầm không áp dụng kỹ thuật cao thì tai biến sụt lún phía trên đường hầm rất dễ xảy ra. Ngoài ra việc lún đất xảy ra tại các tuyến đường giao thông do cũng rất phổ biến. Do trên đường giao thông luôn có sự đi lại của các loại xe có trọng tải lớn khi nền đất yếu gia cố không chắc chắn lún sụt cũng thường xảy ra. Một số khu vực bị lún sụt do hoạt động xây dựng gây ra như: Lún tuyến cao tốc Trung Lương do nền đất yếu, Hiện nay, nhiều khu nhà tập thể cũ, nhiều đoạn đường bị lún, nứt, nghiêng. Điển hình là các vùng Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công có tới 30% số lượng nhà chung cư bị lún; khoảng 206 nhà lắp ghép tấm lớn trong tổng số hơn 400 nhà chung cư đang ở trong tình trạng rất đáng lo ngại nguyên nhân do phần lớn các khu vực xây dựng các chung cư cũ của Hà Nội đều nằm trên nền nền đất yếu, phân bố phức tạp, có chỗ bùn dày tới độ sâu 37m đe dọa đến tính mạng người dân sống tại đây.
Tai biến trượt lở, xói lở gây biến dạng môi trường cảnh quan
Do nền kinh tế phát triển các công trình xây dựng mọc lên càng nhiều. Tại các khu vực trung du miền núi do địa hình không thuận lợi cho nên để đáp ứng mục đích xây dựng con người đã tác động vào địa hình như bạt núi, múc đất, san đất lấy mặt bằng xây dựng các công trình nhà ở. Công trình công cộng và giao thông. Bùng nổ dân số, gia tăng đô thị hóa, dẫn tới việc mở rộng phạm vi sử dụng đất đai đến tận các vùng có dộ nhạy cảm cao về tai biến trượt lở, xói lở.
Việc xây dựng tại các vùng núi, ngoài việc xén, vạt tăng độ dốc sườn địa hình, nhiều khi còn làm tăng tải trọng trên sườn, mà nhiều khi vốn là thể trượt tiềm năng. Sự quá tải đối với mái sườn nghiêng, kèm theo với sự bổ xung nguồn nước các loại là các tác nhân quan trọng đẩy các tai biến tiềm năng về trượt lở thành sự cố, hiểm họa hiện thực các vụ trượt lở, xói lở do hoạt động xây dựng gây ra như sạt đường tại các tỉnh miền núi phía bắc trong các trận mưa to. Sạt lở đất tại Hà Giang, Sập 11 căn nhà do sạt lở đất tại bán đảo Thanh Đa, thành phố Hồ Chí Minh
Đặc biệt việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện có tác động rất lớn tới việc gia tăng tai biến trượt lở. Do các công trình này làm thay đổi hoàn toàn môi trường trong khu vực. Vùng phía trên đập thì hệ sinh thái cạn thay bằng hệ sinh thái ngập nước, phía dưới làm giảm đột ngột lượng nước về phía hạ lưu làm mực nước ngầm phía trên thì bị dâng cao phía dưới thì bị hạ thấp xuống. Phía trên thay đổi môi trường ngập nước do vậy các khối đất đá khi ngập nước có thể bị phá vỡ liên kết và trượt lở xuống lòng hồ. Phần hạ lưu bị xói mòn do nước chảy qua đập trở nên trong hơn, làm sức xói mòn của nước tăng lên gây xói lở bồi bãi phía hạ lưu đập.
Các tai biến động đất kích thích, vỡ đập gây tai biến lũ lụt và các hiểm họa khác do việc xây dựng đập, hồ nhân tạo
Các loại hồ, đập nhân tạo có giá trị hữu dụng rất lớn cung cấp nước tưới tiêu, điều tiết nước,nuôi cá tôm … và nhất là cung cấp nguồn điện năng lớn cho đất nước. Một số hồ đập nhân tạo lớn ở việt nam mang ý nghĩa kinh tế lớn như là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, hồ Kẻ Gỗ… tuy nhiên nó cũng đem tới cho con người những nguy cơ tai biến cao như:
Động đất kích thích. Ngay từ những năm 1931, các nhà khoa hoạc đã phát hiện thấy hồ nhân tạo có thể gây ra động đất.0,3% các hồ sâu trên 10m,10% số hồ sâu trên 90m và 21 % số hồ sâu trên 140m có thể gây động đất. Động đất được gây ra do trọng tải của khối nước trong hồ đó là các dung trấn nhỏ cho đến động đất co M = 6.4.
Vỡ đập hoặc vô hiệu hóa đập gây lũ lụt cho phía hạ lưu. Đập có thể bị vỡ do nhiều nguyên nhân mà nha thiết kế chưa tính đến như sự thất thoát nước của hồ chứa qua các hang động kast chưa được biết, qua các khe nứt, qua hiện tượng xói ngầm nhiều khi làm hồ khô cạn đập không còn tác dụng. Một khi đập bị vỡ sẽ gây lũ lụt và hậu quả nghiêm trọng cho vùng hạ lưu và nó con kéo theo các tai biến khác như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường..
Một số hiểm họa môi trường khác do đập và hồ nhân tạo gây ra như lan tỏa bệnh sốt rét theo nước tưới, gây ngập úng vùng đất thấp phía hạ lưu, phải di chuyển một lượng lớn dân cư ra khỏi vùng lòng hồ. Tai biến do bùng thoát khí CO2 trong lòng hồ gây ngạt cho con người và gia súc quanh hồ.
Một số biểu hiện đáng lo ngại tại một số công trình thủy điện ở nước ta là: người ta đã phát hiện gần đập thủy điện Hòa Bình có nhiều vết nứt rộng khoảng 0,5m hoặc hơn; có vết nứt dài đến 50m và máy móc đo đạc được có nơi nứt sâu từ 30-40m. Ở nơi có mật độ nứt đất càng lớn, nguy cơ sạt lở đất bề mặt càng cao. Nhiều nơi tình trạng sạt lở kèm theo cả nứt đất . Đáng nghiêm trọng là trên mặt đập hồ Hoà Bình, nơi trữ nước lớn nhất cho thuỷ điện Hoà Bình cũng có nhiều vết nứt. Tại hồ Hòa bình khi người ta đo kích thích vùng đất cách đập khoảng 5km về phía hồ trong thời gian tích nước ban đầu thì thấy ngay bản thân của vùng đất này đã phải chịu một lực kích thích khoảng 4,9 độ richter (thời điểm tháng 5/1989). Điều này cố mối đe dọa rất lớn tới công trình.
Nguy cơ rủi ro sập công trình do xây dựng chưa tính toán đúng khoa học, rút lõi công trình gây thiệt hại tài sản và tính mạng con người nghiêm trọng.
Trong các công trình xây dựng luôn luôn tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro trong giai đoạn thi công hay cả khi công trình đó đã được đưa vào sử dụng đều ẩn chứa các rủi ro này
Một số công trình bị sập gây tổn thất to lớn như: vụ sập nhà khủng khiếp lúc 15h chiều 19/12, trên đường số 19, khu phố Thống Nhất I, huyện Dĩ An, Bình Dương.Trong lúc đội sơn nước đang hoàn thiện nhà mới xây, bất ngờ, cả 4 tầng nhà sụp xuống. Theo thông tin ban đầu, ít nhất 15 người bị vùi lấp hay vào khoảng 8 giờ sang ngày 26-9, cầu Cần Thơ đang xây đã bị sập nhịp cầu dẫn dài 90m phía bờ Vĩnh Long. Thiệt hại về vật chất lên tới 40 tỷ đồng, và số người thiệt mạng lên tới hàng chục người bao gồm cả kĩ sư nước ta và nước bạn…
Một số tai biến khác như ô nhiễm môi trường, mất tài nguyên rừng, làm giảm đa dạng sinh học
Ngành xây dựng cũng là một ngành gây ô nhiễn môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn. Do sử dụng các vật liệu xây dựng như xi măng, amiang… ngoài ra trong quá trình thi công việc đi lại của các loại xe chở vật liệu, sử dụng các phương tiện may móc là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, và tiếng ồn cho khu vực. Việc xây dựng các công trình đòi hỏi phải có mặt bằng xây dựng do vậy một diện tích đất lớn sẽ được sử dụng cho mục đích xây dựng này. Đất nông nghiệp bị chuyển đổi, rừng bị phá bỏ. Nhất là các công trình hồ, đập nhân tạo lấy đi diện tích rừng khá lớn. Ở đâu có các công trình xây dựng cũng có nghĩa là ở đó có sự tác động của con người. Các con đường giao thông chạy qua các cánh rừng là những tác động rõ rệt nhất cho việc giảm đa dạng sinh học. Các loài động vật do ảnh hưởng của tiếng ồn chúng sẽ bỏ nơi ở dẫn tới việc mất nơi cư trú của các loài này. Hay các hồ đập cũng làm thay đổi hoàn toàn hệ sinh thái trong khu vực làm cho sự đang dạng sinh học khu vực giảm đáng kể
Tóm lại, các hoạt động trong nghành xây dựng là một trong những nguyên nhân dẫn tới các tai biến môi trường nghiêm trọng. Nó có thể đã xảy ra như lún sụt, trượt lở, sập công trình hay đang ở dạng tiềm ẩn như động đất kích thích… những tai biến này gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người và tài sản. Gây ra những tác động rất xấu tới môi trường.
III.ỨNG XỬ, GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO TAI BIẾN NHÂN SINH TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Thực tế cho thấy các tai biến liên quan tới hoạt động xây dựng đều luôn tác động mà đa phần là tác động tiêu cực hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên nguy cơ gây tai biến tiềm năng, là tiền đề cho các hiểm họa môi trường. Những tác động này diễn ra thường nhật, rộng khắp. Chính vì vậy, việc đề xuất chiến lược ứng xử, giảm thiểu đối với các thiệt hại do các tai biến trong nghành xây dựng gây nên là việc cấp thiết có ý nghĩa lớn và thiết thực.
3.1. Với các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương.
Xây dựng, hoàn chỉnh các cơ sở pháp luật, pháp quy, các văn bản hướng dẫn để kiểm soát các tác động môi trường, do các hoạt động xây dựng gây nên, đặc biệt các nguy cơ gây tai biến, sự cố, hiểm họa môi trường
Phổ biến rộng rãi các văn bản pháp luật, pháp quy, các văn bản hướng dẫn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai biến , sự cố, hiểm họa môi trường do các tác động nhân sinh, đồng thời giáo dục ý thức đối với cộng đồng trong việc tự giác thực hiện các quy định nói trên.
Tiến hành quy hoạch và xây dựng các kế hoạch thực hiện chính sách môi trường đối với từng địa phương, đồng thời tiến hành thanh tra kiểm tra, xử lý các vi phạm dẫn đến nguy cơ gây tai biến, sự cố, hiểm họa môi trường liên quan tới các hoạt động xây dựng không đúng quy định
Giám sát quản lý các dự án công trình xây dụng một cách chặt chẽ. Các công trình dự án phải làm đánh giá báo cáo tác động môi trường thì bắt buộc phải nộp bản báo cáo DTM trước khi thi công. Sau khi công trình đi vào hoạt động các cấp chính quyền cũng phải theo dõi sát sao việc lập báo cáo DTM từng thời kỳ cho các cơ quan co thẩm quyền xem xét. Xử phạt với các đơn vị không tuân theo dung quy định
Tiến hành bảo hiểm đối với các tai biến, sự cố, hiểm họa môi trường do tác động trong nghành xây dựng ở quy mô lớn cho tới quy mô gia đình, cá nhân
Tiến hành cứu hộ, viện trợ, giải quyết các hậu quả sau sự cố, hiểm họa môi trường
3.2. ứng xử tai biến với các chủ dự án xây dựng và chủ thầu xây dựng
Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật mà nhà nước đưa ra cho ngành.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định. Kiểm tra giám sát, bảo dưỡng định kỳ cho các công trình.
Khi lập dự án cần xem xét kỹ lưỡng nền địa chất, đưa ra các tình huống khác nhau có thể xảy ra khi xây dựng công trình để có thiết kế hợp lý.
Tính toán kỹ lưỡng về chi phí lợi ích mở rộng khi thực hiện dự án.
Xây dựng các công trình với các nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, áp dụng các kỹ thuật xây dựng tiên tiến vào thi công.
Trang bị những trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho các công nhân tại công trường xây dựng. Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Mua bảo hiểm cho các công nhân kỹ sư hoạt động trong ngành này.
Có những quy hoạch xây dựng chi tiết nhằm giảm tối đa việc sử dụng tài nguyên đất, tránh ô nhiễm môi trường.
3.3. với cộng đồng
Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định do nhà nước đưa ra.
Với các cộng đồng sống gần các công trình có dự báo không an toàn thì phải di dời hoặc luôn luôn cảnh giác với tai biến.
Không xây dựng nhà cửa tại các nền địa chất yếu,không có quy hoạnh.
Khi xảy ra tai biến nên bình tĩnh tuân thủ các yêu cầu của dơn vị cứu hộ cứu nạn.
Mua bảo hiểm cá nhân.
KẾT LUẬN
Tuy rằng ngành xây dựng có tác động tiêu cực dến môi trường. Nhưng đất nước không thể phát triển được nếu như nền cơ sở hạ tầng yếu kém. Do vậy việc làm thế nào vừa có thể phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường là một câu hỏi khó với các nhà hoạch định chính sách. Nhất là đối với ngành xây dựng. Việt Nam đang trên đà phát triển nên đòi hỏi cần có nhiều công trình xây dựng quy mô và tầm cỡ hơn để phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà phải có những quy hoạch xây dựng thật chi tiết sao cho hạn chế mức thấp nhất những tai biến do ngành này gây ra. Để chúng ta có thể vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường, an toàn cuộc sống của mỗi chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tai Biến Môi Trường của nhà xuất bản quốc gia Hà Nội tác giả Nguyễn Cẩn- Nguyễn Đình Hòe
Địa chất môi trường của nhà xuất bản quốc gia Hà Nội tác giả Nguyễn Đình Hòe- Nguyễn Thế Thôn
Trang wep cổng thông tin điện tử của bộ xây dựng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_bien_moi_truong_2003.doc