Đếquốc La Mãvào năm 395, phía Tâylà của Honoriusvà phía Đônglà của
Arcadius.
Vấn đềđối ngoại đầu tiên xảy ra vào năm 395. Man tộc Visigoth sống ởvùng Hạ
Moesiađã chọn Alaric làm vua của họ. Trước tiên Alaric phá vỡhiệp ước giữa bộ
tộc của ông với người La Mã và chỉhuy quân bản bộđột kích vào xứ Thrace, lại
còn điều động thủy quân xâm nhập vào Hy Lạpvà bán đảo Peloponnese. Quân đội
La Mã vừa giành thắng lợi tại Frigidusđược Stilicho tập hợp trởlại ngay tức khắc
và tiến đánh lực lượng của Alaric đang cướp phá Thrace và Macedoniatại Illyria.
Quân đội Đông La Mã dựđịnh tới tiếp ứng thì đã phải bỏdởgiữa chừng đểquay
vềđối phó với cuộc xâm nhập đại quy mô của người Hun ở Tiểu Ávà Syriacho
nên Rufinus cốgắng đàm phán riêng với cá nhân Alaric. Kết quảthất bại nên
Rufinius đành phải tìm kiếm một liên minh với người Goth. Stilicho giờđây gấp
rút hành quân vềphía đông chống lại Alaric. Theo lời của sửgia Claudian cho biết
thì Stilicho đang ởvào vịtrí thuận lợi đểtiêu diệt người Goth thì bỗng nhận được
lệnh của Hoàng đếĐông La Mã Arcadius phải rút khỏi Illyricum. Ngay sau khi
ông nhận được tin khẩn cấp báo vềviệc Rufinus đã bịbinh sĩ dưới quyền giết
chết.
[12]
Đầu năm 397, Stilicho đánh bại quân của Alaric tại Macedonia, bản thân Alaric
phải tháo chạy một mình tới vùng núi quanh đó đểtrốn tránh. Cùng năm đó, ông
còn trấn áp thành công cuộc nổi loạn chống lại Hoàng đếHonorius của viên Bá
tước(Comes) Gildotại Châu Phi, kẻđang nắm giữtuyến đường hàng hải quan
trọng cung cấp lúa mìđến Romevà các tỉnh Tây La Mã. Gildo nhanh chóng phái
sứgiảtới Constantinople liên minh với Hoàng đếĐông La Mã Arcadius thông qua
viên hoạn quan Eutropius.
[13]
Stilicho vội vàng trưng thu lúa mì từ Hispaniavà
Gaulđồng thời tuyên bốGildo là hostis publicus(một thuật ngữCổLa Mã có
nghĩa là kẻthù nhân dân). Đểtránh phải hao binh tổn tướng và thiếu hụt quân
lương, Stilicho phái tướng Mascezel, anh của Gildo tới thảo phạt ông ta và cuối
cùng đã đánh bại Gildo trong Trận Ardalio. Ít lâu sau, Stilicho gảtrưởng nữcủa
ông là Maria cho Honorius cùng năm đó. Vào năm 400, Stilicho vinh dựđược
Viện Nguyên Lão La Mãchấp thuận bổnhiệm làm Quan chấp chính tối cao
(Consul).
[14
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thảo luận về Stilicho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Stilicho
Tranh bộ đôi màu ngà mô tả chân dung Stilicho (phải) và vợ ông là Serena cùng
con trai Eucherius vào năm 395 (Thánh Đường Monza) )
Flavius Stilicho (đôi khi còn viết là Stilico) (359 – 408) là tướng lĩnh cấp cao
(Magister militum), Quý tộc (Patrician) và Quan chấp chính tối cao (Consul) của
Đế quốc Tây La Mã, nguồn gốc xuất thân từ bán man tộc.[1]
[ ] tiểu sử
[ ] Gia đình
Hình vẽ Stilicho thời Trung Cổ
Stilicho sinh vào năm 360 ở khu vực gần Constantinople, cha là người rợ thuộc
man tộc Vandal, từng giữ chức chỉ huy trưởng đại đội kỵ binh trong quân đội La
Mã dưới thời Hoàng đế Valens,[2] mẹ là người La Mã cư trú ở vùng Pannonie.[3]
[ ] Binh nghiệp
Khởi đầu ông gia nhập quân đội, trải qua chinh chiến nhiều năm liền, lập được khá
nhiều chiến công vang dội, bất chấp gốc gác man tộc của cha nhưng Stilicho vẫn
tự coi mình là một công dân La Mã thực thụ, là một tín đồ Cơ Đốc Nicene sùng
đạo so, một viên tướng chấp pháp nghiêm minh, hết lòng thương yêu binh sĩ, rất
có uy tín trong quân đội La Mã nên chỉ trong một thời gian ngắn mà ông được giữ
các chức vụ quân sự trọng yếu như Tribunus, Hộ dân quan quân sự và notarius
dưới thời Hoàng đế Theodosius I, người cai trị một nửa phía Đông của Đế quốc La
Mã từ Constantinople và là vị Hoàng đế cuối cùng còn trị vì một Đế quốc thống
nhất hai nửa Đông, Tây.[4].
Năm 383, Theodosius phái Stilicho làm sứ giả tới triều đình của vua Ba Tư Shapur
III tại Ctesiphon để đàm phán hòa bình về việc hòa giải có liên quan tới sự phân
chia Armenia.[5] Nhiệm vụ được thực hiện thành công nên khi về triều ông được
Hoàng đế Theodosius gả cô cháu gái nuôi là Serena vào năm 384. Cuộc hôn nhân
diễn ra khi Stilicho đang đảm đương sứ mệnh ở Ba Tư và cuối cùng Serena hạ
sinh cho ông một người con trai là Eucherius và hai cô con gái là Maria và
Thermantia.[6] Năm 385, ông được bổ nhiệm làm comes stabuli rồi Thống lĩnh
quân đội (magister militum), Trưởng quan kỵ binh, comes domesticorum và
Trưởng comte domestics, hai năm sau ông được thăng lên chức Trưởng quan đội
kỵ binh và bộ binh trong quân đội xứ Thrace (magister militum per Thracias).
Stilicho trở thành viên chức tối cao thứ hai của Theodosius chỉ sau Promotus. Năm
388, ông tháp tùng Hoàng đế trong cuộc chiến chống lại kẻ tiếm vị Magnus
Maximus đang chiếm quyền kiểm soát phía Tây nhằm đối lập với vị Hoàng đế hợp
pháp lúc đó là Valentinian II, em rể của Theodosius.[7]
Sau khi Hoàng đế Valentinian II mất vào năm 392. Năm 393, Theodosius trong nỗ
lực duy trì thống nhất của Đế quốc dưới tên ông, đã phong Stilicho làm chỉ huy đại
quân triều đình phương Đông, ông ngày đêm ra sức huấn luyện sĩ tốt, trù bị lương
thảo đầy đủ, bày binh bố trận rất có phương pháp, lại còn mời vua rợ Alaric thuộc
man tộc Visigoth kéo quân sang tham chiến khiến cho quân đội của Theodosius
giành được đại thắng trong Trận Frigidus (còn gọi là Trận Sông Frigid) đánh bại
quân của kẻ tiếm vị Eugenius và tướng Arbogast diễn ra vào ngày 5 tháng 9 năm
394. Về sau Alaric trở mặt hủy bỏ liên minh với người La Mã và chống lại
Stilicho.[8]
Sau khi chiến thắng ở Frigidus, Hoàng đế Theodosius đã khôi phục lại được sự
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Đế quốc La Mã, còn Stilicho nhân cơ hội Đại
tướng Timasius vừa qua đời liền ra tay nắm giữ hết mọi binh quyền của triều
đình.[9] Riêng về phần Theodosius sau trận chiến vừa về tới kinh thành thì đổ bệnh
nặng chỉ nằm liệt một chỗ, biết rằng chẳng còn sống được bao lâu nên ông quyết
định chia Đế quốc thành hai phần cho hai người con của ông, phía Đông giao
Arcadius còn phía Tây cho Honorius, rồi sau đó tấn phong Stilicho làm người bảo
hộ cho Honorius với hy vọng ông sẽ là người xứng đáng với trọng trách bảo đảm
sự an nguy và thống nhất của Đế quốc trong tương lai, hậu sự vừa xong thì ít lâu
sau Theodosius băng hà vào ngày 17 tháng 1 năm 395.[10]
[ ] Thời kỳ nhiếp chính
[ ] Xung đột Đông, Tây
Sau khi Theodosius mất, Honorius nối ngôi làm Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã
và người anh là Arcadius làm Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã. Stilicho chính
thức đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh quân đội Tây La Mã trong khi Đại tướng
Rufinus, Thái thú La Mã kiêm Trưởng quan đội Vệ binh Hoàng gia của
Theodosius trở thành quyền thần nắm giữ binh quyền và thao túng triều đình của
Đế quốc Đông La Mã. Mặc dù nắm giữ quyền cao chức trọng ở cả hai triều đình
nhưng mối quan hệ giữa đôi bên thường không mấy khi yên ổn, các cận thần và
quan chức dưới trướng Stilicho tỏ ra không ủng hộ ông mà thường chống đối
ngầm bằng cách tung các thủ đoạn chính trị nhằm gây không ít trở ngại, khó khăn
trong suốt thời gian ông đương nhiệm.[11]
[ ] Thảo phạt Alaric
Đế quốc La Mã vào năm 395, phía Tây là của Honorius và phía Đông là của
Arcadius.
Vấn đề đối ngoại đầu tiên xảy ra vào năm 395. Man tộc Visigoth sống ở vùng Hạ
Moesia đã chọn Alaric làm vua của họ. Trước tiên Alaric phá vỡ hiệp ước giữa bộ
tộc của ông với người La Mã và chỉ huy quân bản bộ đột kích vào xứ Thrace, lại
còn điều động thủy quân xâm nhập vào Hy Lạp và bán đảo Peloponnese. Quân đội
La Mã vừa giành thắng lợi tại Frigidus được Stilicho tập hợp trở lại ngay tức khắc
và tiến đánh lực lượng của Alaric đang cướp phá Thrace và Macedonia tại Illyria.
Quân đội Đông La Mã dự định tới tiếp ứng thì đã phải bỏ dở giữa chừng để quay
về đối phó với cuộc xâm nhập đại quy mô của người Hun ở Tiểu Á và Syria cho
nên Rufinus cố gắng đàm phán riêng với cá nhân Alaric. Kết quả thất bại nên
Rufinius đành phải tìm kiếm một liên minh với người Goth. Stilicho giờ đây gấp
rút hành quân về phía đông chống lại Alaric. Theo lời của sử gia Claudian cho biết
thì Stilicho đang ở vào vị trí thuận lợi để tiêu diệt người Goth thì bỗng nhận được
lệnh của Hoàng đế Đông La Mã Arcadius phải rút khỏi Illyricum. Ngay sau khi
ông nhận được tin khẩn cấp báo về việc Rufinus đã bị binh sĩ dưới quyền giết
chết.[12]
Đầu năm 397, Stilicho đánh bại quân của Alaric tại Macedonia, bản thân Alaric
phải tháo chạy một mình tới vùng núi quanh đó để trốn tránh. Cùng năm đó, ông
còn trấn áp thành công cuộc nổi loạn chống lại Hoàng đế Honorius của viên Bá
tước (Comes) Gildo tại Châu Phi, kẻ đang nắm giữ tuyến đường hàng hải quan
trọng cung cấp lúa mì đến Rome và các tỉnh Tây La Mã. Gildo nhanh chóng phái
sứ giả tới Constantinople liên minh với Hoàng đế Đông La Mã Arcadius thông qua
viên hoạn quan Eutropius.[13] Stilicho vội vàng trưng thu lúa mì từ Hispania và
Gaul đồng thời tuyên bố Gildo là hostis publicus (một thuật ngữ Cổ La Mã có
nghĩa là kẻ thù nhân dân). Để tránh phải hao binh tổn tướng và thiếu hụt quân
lương, Stilicho phái tướng Mascezel, anh của Gildo tới thảo phạt ông ta và cuối
cùng đã đánh bại Gildo trong Trận Ardalio. Ít lâu sau, Stilicho gả trưởng nữ của
ông là Maria cho Honorius cùng năm đó. Vào năm 400, Stilicho vinh dự được
Viện Nguyên Lão La Mã chấp thuận bổ nhiệm làm Quan chấp chính tối cao
(Consul).[14]
Trong khoảng thời gian đương nhiệm chức vụ cấp cao đó ra thì Stilicho còn phát
động một loạt chiến dịch khác nhằm khuất phục các man tộc khác như Scot, Pict,
và Saxon ở Britain.[15][16][17][18]
Năm 401, Thủ lĩnh hai man tộc là Alaric của Visigoth và Radagaisus của
Ostrogoth chính thức trở thành đồng minh, trù bị kế hoạch xâm lược Đế quốc La
Mã. Radagaisus còn kết giao với các tộc khác như Alan, Suevi, và Vandal đồng
loạt mang quân tiến công, trước tiên xâm lược vùng Raetia (nay là Rhaetia).
Stilicho dẫn quân bản bộ trú đóng gần biên giới phía Bắc vượt sông Danube, đánh
bại Radagaisus. Sau đó vội vàng lui binh quay trở lại ngăn chặn Alaric đang trên
đường tiến vào nước Ý. Tiếp đến Stilicho cho xuất đại quân chủ lực của ông gồm
hơn 30,000 tinh binh chặn đánh tới tấp, nhận thấy lực lượng của mình đã mỏi mệt
Alaric hạ lệnh toàn quân đóng trại nghỉ ngơi, nhân lúc trời tối, Stilicho đã tiến
hành bố trí đột kích một vài cứ điểm phòng thủ của Alaric ở gần Milan. Alaric nổi
giận đốc thúc toàn quân xông lên vây hãm thành phố có tường thành vây quanh
này bất chấp những lời cầu xin rút lui của các bộ tướng thân cận.[19]
Nhân Lễ Phục sinh vào ngày 6 tháng 4 năm 402, Stilicho đại phá quân của Alaric
trong Trận Pollentia, chiếm đoạt quân lương cùng thê thiếp của ông ta. Alaric
dùng mưu cùng một số thuộc hạ chạy thoát được. Trận chiến này là chiến thắng
cuối cùng còn tổ chức lễ diễu hành ca khúc khải hoàn ở Rome. Vào năm 403
Stilicho lại một lần nữa đánh bại Alaric trong Trận Verona, theo sử gia Gibbon nói
thì Alaric chỉ kịp tháo chạy nhanh chóng một mình với con ngựa của ông ta. Cuối
cùng hai bên tuyên bố đình chiến và Alaric quay trở về Illyricum. Cuối năm 406,
Stilicho yêu cầu trả lại một nửa phía Đông xứ Illyricum (mà sự kiểm soát hành
chính được Theodosius chuyển qua cho phía Constantinople), dọa sẽ tuyên chiến
nếu phía Đế quốc Đông La Mã kháng cự. Mục đích của việc này không được rõ
ràng nhưng có thể Stilicho định sử dụng Alaric và lực lượng thiện chiến của ông ta
làm thành một liên minh nhằm chống lại đám man tộc Alan, Vandal và Suevi đang
ngày càng không ngừng đe dọa sẽ xâm lược vào phía Tây của Đế quốc La Mã. Do
vậy ông cần phải hợp pháp hóa sự kiểm soát xứ Illyricum của Alaric.[20]
Theo lời của sử gia Rutilius Namatianus trong cuốn De Reditu trang 51-60 của ông
cho biết một sự kiện khá nổi bật khác là vào năm 405 Stilicho đã ra lệnh thiêu hủy
những cuốn Sách Bói Toán. Câu chuyện ghi trong đây không được các học giả và
giới sử gia tin tưởng là có thật mà họ cho rằng câu chuyện này là hoàn toàn bịa
đặt.[21]
[ ] Man tộc xâm lược
Phân chia các Giáo phận của Đế quốc La Mã vào năm 400.
Mặc dù thành công trong việc chống lại người Goth nhưng Stilicho đã không thể
nào ngăn chặn nổi sự kiện xảy ra vào cuối năm 405 khi mà quân đội và dân chúng
các man tộc gồm Ostrogoth, Vandal, Burgundy, Swabi, Alan và Heruli dưới sự
lãnh đạo của thủ lĩnh Radagaisus người Ostrogoth đồng loạt tràn vào xâm lược
nước Ý.[22] Quân đội của Radagaisus tiến tục cướp phá một loạt thành phố và căn
cứ quân sự dọc theo Thung lũng Po, quanh Ravenna, thủ đô mới của Đế quốc Tây
La Mã, sau đó tiến quân thẳng đến Rome. Để chống lại các man tộc, Stilicho hạ
lệnh đưa ra một loạt biện pháp khẩn cấp tạm thời như: quân đội các tỉnh sẽ hợp
nhất với quân đội trung ương, một số nô lệ được trả tự do nếu tự nguyện tòng quân
tham chiến, ban bố một loại thuế đặc biệt nhằm lấy tiền trả lương cho các nhóm
quân người rợ để họ tiếp tục phục vụ Đế quốc.[23] Quân các man tộc nhanh chóng
vây hãm Florence một thời gian ngắn rồi buộc phải rút lui do quân đội của Stilicho
đã công hãm vào Pavia. Hai bên giao chiến dữ dội tại Fiesole vào mùa hè năm 406.
Do hành quân lâu gấp rút và thiếu lương thực trầm trọng nên phần lớn quân chủ
lực của Radagaisus chẳng mấy chốc đã tan rã, một số đào ngũ, một số bị bắt trong
khi số khác bị giết chết khá nhiều. Riêng thủ lĩnh Radagaisus bị quân của Stilicho
bắt sống và chém chết vào ngày 23 tháng 8 năm 406.[24]
Vào đêm 31 tháng 12 năm 406, các man tộc gồm Vandal, Alan, Burgundy, Swabi
vượt qua sông Rhine. Sự kiện này đã vực dậy cả một làn sóng phá hủy hàng loạt
thành phố của người La Mã và châm ngòi cho các cuộc nổi loạn quân sự tại
Britannia và Gaul, khiến cả Đế quốc La Mã rơi vào cảnh hỗn loạn và suy yếu dần
từ đó.[25]
[ ] Bất ổn nội bộ
Năm 407, Constantine III, một viên sĩ quân quân sự lãnh đạo loạn quân thực hiện
thành công cuộc binh biến ở Britannia (nước Anh ngày nay) chính thức tiếm vị
xưng là Augustus đã nắm quyền kiểm soát các tỉnh như Gaul, Germani và một nửa
Hispania nhằm công khai đối lập với Đế quốc Tây La Mã. Stilicho quay về kinh
đô thỉnh cầu Hoàng đế cho phép ông phối hợp với lực lượng của Alaric nhằm
giành lại những tỉnh đã bị Constantine III chiếm giữ, nhưng Honorius sợ rằng nếu
mời thêm Alaric có thể tạo thành vây cánh vững chắc cho quan nhiếp chính nên đã
từ chối thẳng thừng khiến cho thỏa thuận với Alaric bị hoãn lại. Mùa thu năm đó,
Stilicho chỉ huy quân đội công bố tuyên chiến với Constantine III, sau đó phái bộ
tướng là Sarus điều binh tới vây hãm Valencia nhưng bị quân địch đánh lui đến
tận núi Alps. Sau khi chịu thất bại tại Ravenna, việc chống đối Stilicho của các
triều thần ngày càng dâng cao trong khi ảnh hưởng và uy tín của ông đối với
Hoàng đế đã suy giảm rõ rệt. Để khôi phục lại phần nào ảnh hưởng của mình trong
triều đình, Stilicho quyết định gả thứ nữ của ông là Thermantia cho Honorius sau
khi trưởng nữ Maria mất.[26]
Nhằm củng cố thực lực của mình, Alaric đã phái sứ giả tới kết giao foederati
(nước đồng minh) với người Goth ở Gaul. Đồng thời còn đưa quân tới chiếm đóng
Epirus và Noricum để chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự của Stilicho ở phía
Đông, tuy nhiên ông đã lên tiếng phàn nàn rằng không nhận được bất cứ khoản bồi
thường nào cho việc tạm hoãn kế hoạch viễn chinh quân sự này. Alaric đòi phải
chu cấp cho ông một khoản tiền lớn lên đến 4000 đồng vàng.[27] Hòng cứu vãn
tình hình bất lợi có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đế quốc, Stilicho cố gắng
thuyết phục Viện Nguyên Lão La Mã đồng ý trả một khoản tiền thưởng cho Alaric
nếu không ông ta sẽ tiếp tục dẫn quân xâm lược nước Ý vì đã không nhận được
bất cứ sự hỗ trợ kinh tế và quân sự nào cả như đã hứa. Dù trong Viện Nguyên Lão
La Mã đa số thành viên đều ra sức phản đối đến nỗi ngay cả viên Thái thú La Mã
là Lampadius đã phải thốt ra: "Đây không phải là một hiệp ước hòa bình mà là một
hiệp ước nô lệ thì đúng hơn! ",[28] thế nhưng cuối cùng mọi người vẫn phải chấp
nhận ý kiến của Stilicho nhằm vãn hồi lại hòa bình cho Tây La Mã và tiếp tục duy
trì mối quan hệ đồng minh với người Visigoth. Chiến thắng chính trị này trên thực
tế lại là sự thất bại về mặt phẩm hạnh của Stilicho.
[ ] Cái chết
Sau khi Hoàng đế Arcadius qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 408. Vào lúc này,
Stilicho đã không còn đủ thẩm quyền để giữ vai trò nhiếp chính cả hai Đế quốc.
Viên trưởng quan cấp cao kiêm cố vấn của Hoàng đế Honorius là Olympius, người
luôn ganh ghét, đố kị với Stilicho đã cố gắng thuyết phục Hoàng đế tới Pavia
chuẩn bị lực lượng để lật đổ Stilicho, tại đây Honorius chính thức tuyên bố khép
khép tội phản quốc cho Stilicho rồi sai người tung tin đồn rằng Stilicho là người
đã ra tay ám sát Rufinus để đưa người con trai của ông là Eucherius lên ngôi
Hoàng đế Đông La Mã ra các tỉnh, lập tức đã gây nên một làn sóng nổi dậy chống
lại ông.[29]
Quân đội La Mã tại Ticinum nổi loạn đầu tiên vào ngày 13 tháng 8 năm 408, đã
giết chết ít nhất bảy viên chức cấp cao của triều đình (Zosimus 5.32). Các sự kiện
tiếp theo được sử gia John Matthews chứng kiến như sau: "Có hàng loạt sự xuất
hiện của các cuộc đảo chính được phối hợp kỹ lưỡng do các đối thủ chính trị của
Stilicho tổ chức thành".[30] Quá sức chán ngán về tình hình bất ổn chính trị xảy ra
liên miên, Stilicho dâng chiếu xin từ chức lui về ở ẩn, xong đâu đó ông vội rời
khỏi Bologna về tới Ravenna. Honorius phái Bá tước Heraclian dẫn theo quân
cảnh vệ tới lùng bắt Stilicho, lúc này toàn gia tộc của Stilicho đã nghe được tin
khẩn về vụ việc nên vội vàng trang bị giáp trụ và mang theo khí giới cùng tùy tùng
đến cố thủ trong một nhà thờ có hàng rào vây quanh ở Ravenna.[31] Heraclian hạ
lệnh điều quân tới bao vây ngôi nhà thờ và tuyên bố sẽ tha mạng cho cả nhà của
Stilicho nếu tự thân ông chịu ra đầu hàng ngay lập tức. Stilicho đành kêu gọi mọi
người trong gia tộc buông khí giới và dừng các hành động phòng vệ lại, đích thân
ông bước ra tới cổng vòm của nhà thờ liền bị binh sĩ của Heraclian trói lại và chém
đầu ngay tại chỗ vào ngày 22 tháng 8 năm 408.[32] Con trai của ông là Eucherius
cũng bị Hoàng đế sai người giết chết không lâu sau đó, tất cả họ hàng thân thích
của Stilicho đều bị tru di tam tộc, toàn bộ gia sản đều bị tịch thu hết.[33]
[ ] Ảnh hưởng văn hóa
Stilicho là nhân vật chính và nhân vật đối lập xuất hiện trong nhiều tác phẩm hư
cấu như:
Stilicho là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết Stilicho (một phần của loạt
truyện Kleine Romane aus der Völkerwanderung) xuất bản năm 1901 của
nhà văn Felix Dahn, trong truyện ông được tác giả mô tả là một viên tướng
lương thiện và hết mực trung thành với nhà vua và triều đình La Mã.
Trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên thuộc loạt truyện về Vua Arthur của nhà
văn Jack Whyte, Stilicho vốn có mối quan hệ trứ danh với gia tộc
Britannicus và là hình mẫu nhân vật mà Whyte tạo nên truyền thuyết về
phù thủy Merlin, vua Arthur, và hiệp sĩ Camelot.
Trong tập đầu tiên của bộ phim ba tập Attila của William Napier vào năm
2005. Stilicho bị công chúa Galla Placida ra tay sát hại, người nghi ngờ ông
có âm mưu thông đồng với chàng thanh niên Attila, con tin hoàng gia của
họ.
Ông còn là nhân vật phụ trong cuốn tiểu thuyết Eagle in the Snow (Đại
bàng trong đống tuyết) của nhà văn Wallace Breem.
Trong bản mod Invasio Barbarorum của game chiến lược Rome: Total War
thì Stilicho là viên tướng của Đế quốc Tây La Mã.
Trong loạt phim truyền hình nhỏ Attila vào năm 2000, diễn viên Powers
Boothe vào vai Aetius, người kể lại chuyện về Stilicho.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_89__7507.pdf