Bài thảo luận Trận Châlons

Quân đội của cảhai bên gồm nhiều chiến binh từcác dân tộc khác nhau. Jordanes

nêu ra các đồng minh của Aetius (ngoài Visigoth) gồm người Salic Frank và

Ripuarian Frank, Sarmatian, Armorican, Litician, Burgundy, Saxon, một sốtộc

Celt và German khác.

[23]

Bên phía Attila thì Jordanes nêu ra các đồng minh bao gồm người Gepid dưới

quyền vua Ardaric, người Ostrogoth do anh em Valamir, Theodemir (cha của

Theodoric Đại đếsau này) lãnh đạo, và người Widimer, một nhánh của người

Amali.

[24]

Một sốsửgia khác nêu ra những danh sách dài hơn.

[25]

Sửgia E.A. Thompson thì

giữquan điểm cho rằng người Burgundy đã ngảtheo phe Attila. Mặc dù vậy, con

sốchính xác vềsốlượng người đã tham gia cuộc chiến thì đến nay vẫn chỉlà

phỏng đoán. Các sửgia như Jordanes và Hydatius đưa ra những con sốmà các sử

gia sau này cho là quá cao. A.H.M. Jones đưa ra con sốtổngbinh lính của hai bên

là dưới 100.000, không tính tới những người hầu và tùy tùng đi theo.

pdf14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Trận Châlons, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trận Châlons Một phần của cuộc xâm lược của người Hung vào Gaul Quân Hung trong trận chiến tại Chalons vẽ bởi Alphonse de Neuville (1836– 1885) . Thời gian 20 tháng 6 năm 451 Địa điểm Trong khoảng vùng Champagne-Ardenne, khu vực nằm ở đông bắc nước Pháp ngày nay Kết quả Hòa về chiến thuật, nhưng là chiến thắng mang tính chiến lược của liên quân Tây La Mã và các vương quốc German. Quân Hung bị đẩy lui khỏi biên giới Tây La Mã. Tham chiến Đế quốc Tây La Mã, Người Visigoth, Người Frank, Người Burgundy, Người Alan Đế quốc Hung, Người Ostrogoth, Người Gepid Chỉ huy Flavius Aetius, Merovech, Theodoric †, Gondioc, Sangiban Attila, Valamir, Ardaric Lực lượng Không rõ Không rõ Tổn thất không rõ không rõ . Trận Châlons, hay còn gọi là trận đồng bằng Catalaunian hoặc trận Campus Mauriacus, diễn ra vào năm 451 giữa một bên là người Hung cùng các đồng minh do vua Attila chỉ huy đối đầu với một liên minh do Đại Tướng quân La Mã Flavius Aetius thống suất, bao gồm đế quốc Tây La Mã, người Visigoth cùng một số quốc gia khác của người German. Đây là trận đánh lớn cuối cùng của đế quốc Tây La Mã và cũng là trận thắng làm nên đỉnh cao vinh quang cho danh tướng Flavius Aetius. Nhiều nhà sử học xem đây là một trong những trận đánh quan trọng nhất trong lịch sử châu Âu.[1][2][3] Trận đánh này được xem là một thất bại về mặt chiến lược của người Hung và đã ngăn trở kế hoạch xâm chiếm Tây Âu của Attila. Nó cũng đã chấm dứt huyền thoại về một Attila bất khả chiến bại, khiến cho vua Attila vô cùng tức giận.[4][5] Tuy trận huyết chiến này được coi là một trong những chiến dịch quân sự cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã, các chiến binh Visigoth là đội quân chính yếu của quân Liên minh. [6] Mục lục  1 Bối cảnh  2 Trận chiến  3 Lực lượng hai bên  4 Địa điểm chiến trường  5 Tầm quan trọng trong lịch sử o 5.1 Quan điểm truyền thống: trận Châlons có ý nghĩa lịch sử quan trọng o 5.2 Quan điểm đối lập: trận Châlons không có ý nghĩa lịch sử quan trọng  6 Kết quả và danh tiếng của trận chiến  7 Chú thích  8 Tài liệu tham khảo [ ] Bối cảnh Đế quốc La Mã (vàng) và Đế quốc Hung (cam) vào năm 450 Vào năm 395, trước khi qua đời không lâu, Hoàng đế Theodosius I đã chia Đế quốc La Mã thành 2 bộ phận là Đế quốc Tây La Mã và Đế quốc Đông La Mã, và giao cho hai người con trai của mình cai quản. Hai nhà nước Đông và Tây này về sau trải qua những số phận khác nhau. Trong khi Đế quốc Đông La Mã, dù diện tích nhỏ hơn nhưng lại thừa hưởng những vùng đất màu mỡ và đông dân cư (Ai Cập, Tiểu Á, Hy Lạp, v.v...) tiếp tục trụ vững thêm một thời gian dài, Đế quốc Tây La Mã nhanh chóng bộc lộ sự khủng hoảng và suy yếu. Những phần đất nó thừa hưởng tuy rộng lớn nhưng không có những lợi thế như Đông La Mã. Chính sự rộng lớn của Đế quốc Tây La Mã đã dẫn đến sự khó kiểm soát của chính quyền trung ương. Hơn nữa Đế quốc Tây La Mã lại phải hứng chịu hậu quả các đợt di dân của các bộ tộc German vào các thế kỷ 4 và 5. Đã quá suy yếu do các cuộc nội chiến liên miên, những cuộc khởi nghĩa của nô lệ và các tầng lớp bị trị, do sự phân liệt cát cứ của các thế lực quý tộc và sự rệu rã của quân đội, đế quốc không còn đủ sức ngăn chặn các làn sóng xâm nhập này nữa. Họ buộc phải cho phép các bộ tộc người German định cư trên các vùng đất của mình và, từ đó, mất luôn những vùng đất này về tay các bộ tộc xâm nhập. Vào năm 450, Đế quốc Tây La Mã đang trải qua những khoảnh khắc cuối cùng của nó. Các vùng đất của người Tây La Mã ở Gaul cũng như ở ngoài bán đảo Ý gần như đã mất kiểm soát. Vùng Armorica hầu như chỉ còn được kiểm soát trên danh nghĩa. Vùng phía bắc Gaul giữa hai con sông Rhine và Marne đã lọt vào tay người Frank. Người Visigoth đã chiếm giữ Gallia Aquitania và sau đó là bán đảo Iberia. Người Burgundy sống gần dãy Alps mặc dù tỏ vẻ phục tùng nhưng sẽ sẵn sàng nổi loạn bất cứ lúc nào. Tây La Mã lúc này chỉ còn kiểm soát phần đất ven biển Địa Trung Hải kéo dài từ Aurelianum (ngày nay là Orléans) cho tới thượng lưu sông Loire và hạ lưu sông Rhine. Lúc bấy giờ thì người Hung ở phía đông đã trở thành một mối hiểm họa thực sự cho cả hai Đế chế Tây và Đông La Mã. Dưới sự chỉ huy của vua Attila, người Hung đã nhiều lần vượt sông Danube cướp phá Đông La Mã, buộc các Hoàng đế ở thành Constantinopolis phải cống nạp cho họ rất nhiều của cải. Nhà sử học Jordanes ghi nhận rằng Attila đã bị vua Gaiseric của người Vandal xúi giục để phát động chiến tranh với người Visigoth. Đồng thời, Gaiseric sẽ cố gắng để gây xung đột giữa người Visigoth và Đế chế Tây La Mã [7]. Các tác giả đương thời khác cung cấp những động cơ khác. Honoria, nguyên là một người chị gái rắc rối của Hoàng đế Valentinianus III, lúc đó đang bị giam lỏng và hứa gả cho một thành viên Viện nguyên lão. Năm 450, bà đã gửi một bức thư cho vua Hung yêu cầu sự giúp đỡ của Attila giải thoát cho bà khỏi tình trạng giam cầm. Đáp lại bà sẽ kết hôn với ông và dâng tặng một nửa đế chế như của hồi môn. Attila yêu cầu Honoria sẽ được đưa tới cùng với của hồi môn. Valentinianus III từ chối những yêu cầu này, và Attila sử dụng nó như một cái cớ để đem một lực lượng lớn tiến quân sang phía tây, phát động một chiến dịch tàn phá xứ Gaul.[8][5] Vua Attila vượt qua sông Rhine vào đầu năm 451 với những người lính của ông và một số lượng lớn các đồng minh, cướp phá miền Divodurum (Metz) vào ngày 7 tháng 4. Việc các thành phố khác bị tấn công có thể được xác định qua các ghi chép được viết để tưởng nhớ các giám mục của họ: Nicasius đã bị giết trước bàn thờ trong nhà thờ của ông tại Rheims; Servatus được cho là đã bảo vệ Tongeren với lời cầu nguyện của mình, cũng như Genevieve được cho là đã bảo vệ Paris.[9] Lupus, giám mục của Troyes, cũng được ghi nhận là đã bảo vệ thành phố của mình bằng cách gặp trực tiếp Attila.[10] Vào tháng 6, quân đội của Attila tiến tới Aurelianum (Orléans). Thành phố vững chãi này là cửa ngõ quan trọng để vượt qua sông Loire. Theo sử gia Jordanes, vị vua người Alan là Sangiban đã hứa sẽ mở cổng thành để quy hàng.[11] Tuy nhiên, dân trong thành Aurelianum đã đóng kín cổng thành trước những kẻ xâm lược. Attila bắt đầu vây hãm thành phố, trong lúc chờ Sangiban thực hiện lời hứa. Cuộc vây hãm cũng được xác nhận bởi những tài liệu của Vita S. Anianus và Gregory thành Tours, mặc dù họ không nhắc đến tên của Sangiban.[12] [ ] Trận chiến Con đường tiến quân của Attila vào Gaul Sơ đồ cuộc chiến Sau khi nắm được tình hình, Đại Tướng quân Flavius Aetius mau chóng đưa đại quân từ Ý tới xứ Gaul. Aetius cố gắng thuyết phục vua Theodoric I của người Visigoth tham gia cùng mình. Vua Visigoth nghĩ rằng lực lượng của Aetius là không đủ, và dự định sẽ chờ tới lúc người Hung tới đất mình rồi mới chiến đấu với họ. Aetius xoay sang một người rất có tiếng nói là Avitus để nhờ giúp đỡ. Avitus không những thuyết phục được Theodoric I mà còn lôi kéo thêm được một số man tộc khác ở xứ Gaul cùng tham gia.[13] Liên quân này tiến về Aurelianum và tới nơi vào ngày 14 tháng 6. Theo tác giả Vita S. Anianus, họ chỉ tới Aurelianum vừa kịp lúc, khi đó quân của Attila đã xâm nhập được vào tường thành. Lúc này người Hung đã biết về việc quân địch đang kéo tới. Họ đã sắp chiếm được thành, nhưng đóng quân lại tại thành phố này cũng có nghĩa là sẽ bị vây hãm bên trong thành (đó là một điều bất lợi, vì người Hung quen với việc vây thành hơn là bị vây trong thành). Vì vậy mà họ đã nhổ trại và rút quân, hẳn nhiên là để tìm một vị trí thuận lợi để giao chiến. Theodoric và Aetius bám theo sát nút, và hai đội quân cuối cùng đã giáp mặt tại những cánh đồng Catalaunian vào ngày 20 tháng 6. Ngày này được sử gia J.B. Bury nêu ra[14] và nhiều người chấp nhận, mặc dù một số tin rằng đó là ngày 20 tháng 9. Đêm trước trận chiến, một đội quân người Frank thuộc phe La Mã đã đụng độ một nhóm người Gepid trung thành với Attila. Jordanes ghi nhận 15.000 quân mỗi bên đã tử trận, nhưng con số này chưa được xác thực.[15] Theo phong tục người Hung, sáng sớm hôm đó, Attila lệnh cho các thầy pháp của mình dùng những bộ lòng tiên đoán để kết quả trận đánh. Họ tiên đoán một thảm họa sẽ xảy ra cho người Hung và một kẻ chỉ huy của phe địch sẽ tử trận. Sẵn sàng đánh liều với tính mạng mình và hy vọng rằng Aetius sẽ là kẻ phải chết, Attila cuối cùng cũng ra lệnh xung trận, nhưng trì hoãn tới giờ thứ 9, để việc mặt trời lặn có thể giúp quân đội của ông rút lui, nếu bại trận.[16] Theo Jordanes, đồng bằng Catalaunian nhô lên về một phía theo một sườn dốc, tới một dãy đồi. Địa hình này là trung tâm của trận chiến. Người Hung chiếm bên phải còn liên quân La Mã chiếm bên trái dãy đồi, còn phần đỉnh đồi chưa thuộc về ai. Cũng theo Jordanes, quân Visigoth đóng ở cánh phải, quân La Mã ở cánh trái, còn Sangiban với lòng trung thành vẫn trong vòng nghi vấn, cùng người Alan của ông ta, bị kẹp ở trung tâm của liên quân. Bên phía quân Hung, Attila đích thân chỉ huy ở trung tâm, còn người Ostrogoth ở cánh trái và người Gepid ở cánh phải. Khởi đầu cuộc chiến, quân Visigoth đã chiếm được ngọn đồi nhỏ chiến lược. Attila đã cho một số binh lính từ trung tâm qua hỗ trợ người Ostrogoth, còn bản thân ông mang quân tiến đánh trung tâm của liên quân. Khi quân Hung tiến đánh vị trí ở giữa mang tính chất quyết định, họ đã bị đồng minh Alan của La Mã chặn lại. Aetius cũng từ từ đẩy lui cánh của người Gepid. Ở bên cánh kia, quân Visigoth lúc này đã đánh bật cánh của Ostrogoth. Các chiến binh rút chạy hỗn loạn về chỗ đóng quân, làm rối đội hình của Attila. Attila cố gắng tập hợp lại lực lượng và giữ vị trí, nhưng quân Visigoth xoay sang tấn công chính ông, khi mà lực lượng của Attila đã bị phân tán.[17] Khi đang dẫn đầu người của mình truy đuổi quân địch hỗn loạn, Theodoric đã bất ngờ tử trận mà chẳng ai hay biết. Sử gia Jordanes cho rằng Theodoric đã bị ngã ngựa và bị chính người của mình từ phía sau tràn lên giẫm chết, nhưng ông cũng kể một câu chuyện khác rằng Theodoric có thể đã bị giết bởi Andag người Ostrogoth, thuộc phe Attila (nhưng nên nhớ Jordanes là cận thần dưới quyền con của Andag là Gunthigis).[18] Người Visigoth đã đuổi lên nhanh hơn những người Alan bên cạnh họ và giáp mặt với lực lượng thân cận của chính Attila. Attila lúc này phải lui về ẩn náu trong trại của mình, nơi mà ông đã gia cố với những cỗ xe. Liên quân La Mã-Goth càn quét tới tận trại quân Hung. Khi đêm xuống, con trai của vua Theodoric là Thorismund quay về với quân mình, nhưng lại đi nhầm tới trại của Attila và bị thương trong trận giáp lá cà trước khi được những quân lính đi theo giải cứu. Bóng tối cũng đã chia cắt Aetius khỏi lực lượng của ông. Lo sợ tai họa đã xảy ra với họ, ông trú lại qua đêm cùng những người Goth đồng minh.[19] Ngày hôm sau, nhận thấy chiến trường đầy xác chết và người Hung không dám mạo hiểm tiến lên, người Goth và La Mã phải quyết định hành động tiếp theo. Biết rằng Attila không có đủ nguồn dự trữ và e ngại không dám lao lên bởi trận mưa tên từ phía La Mã, họ quyết định tấn công trại của ông ta. Trong tình hình tưởng như tuyệt vọng này, Attila vẫn không chịu khuất phục và thậm chí là đã chuẩn bị sẵn giàn thiêu cho mình để không bị địch thủ bắt giữ và hành hạ nếu thất trận.[20] Khi Attila bị vây khốn trong trại, người Visigoth đi tìm vị vua bị mất tích cùng con trai của ông là Thorismund. Sau một thời gian dài tìm kiếm, họ thấy xác Theodoric nằm dưới một đống xác chết khác, và đã tiễn đưa ông với những bài ca anh hùng ngay trước mắt kẻ thù. Sau khi biết cha mình đã chết, Thorismund muốn đánh thẳng vào trại của Attila, nhưng Aetius đã ngăn ông ta lại. Theo Jordanes, Aetius sợ rằng nếu người Hung bị tiêu diệt hoàn toàn, người Visigoth của Thorismund sẽ phá vỡ liên minh với La Mã và trở thành một đối thủ đáng gờm khác. Vì vậy nên Aetius đã thuyết phục Thorismund quay trở về quê nhà để bảo vệ ngôi vị khỏi tay những người anh em của ông ta, nếu không thì có thể sẽ xảy ra nội chiến. Thorismund sau đó trở về Tolosa (Toulouse ngày nay) và lên ngôi mà không gặp khó khăn gì. Gregory thành Tours cho rằng Aetius cũng dùng mưu kế tương tự để giải tán những đồng minh người Frank, và thu các chiến lợi phẩm từ chiến trường cho riêng mình.[21] Khi người Visigoth rút lui, lúc đầu Attila nghĩ đó là âm mưu để dụ quân của ông ta ra khỏi trại. Vì vậy ông ta án binh bất động và cố thủ thêm một thời gian nữa. Khi thấy không có tình hình mới nào diễn ra, Attila cho nhổ trại và trở về quê nhà. Những tổn thất quá lớn của cả hai phía khiến Aetius và Attila đều không chắc chắn vào một chiến thắng để tiếp tục trận chiến.[22] Theo biên niên sử của Hydatius, Attila "nổi cáu lên vì chiến bại khó thể đoán trước được của ông ta tại Gaul".[4] [ ] Lực lượng hai bên Quân đội của cả hai bên gồm nhiều chiến binh từ các dân tộc khác nhau. Jordanes nêu ra các đồng minh của Aetius (ngoài Visigoth) gồm người Salic Frank và Ripuarian Frank, Sarmatian, Armorican, Litician, Burgundy, Saxon, một số tộc Celt và German khác.[23] Bên phía Attila thì Jordanes nêu ra các đồng minh bao gồm người Gepid dưới quyền vua Ardaric, người Ostrogoth do anh em Valamir, Theodemir (cha của Theodoric Đại đế sau này) lãnh đạo, và người Widimer, một nhánh của người Amali.[24] Một số sử gia khác nêu ra những danh sách dài hơn.[25] Sử gia E.A. Thompson thì giữ quan điểm cho rằng người Burgundy đã ngả theo phe Attila. Mặc dù vậy, con số chính xác về số lượng người đã tham gia cuộc chiến thì đến nay vẫn chỉ là phỏng đoán. Các sử gia như Jordanes và Hydatius đưa ra những con số mà các sử gia sau này cho là quá cao. A.H.M. Jones đưa ra con số tổng binh lính của hai bên là dưới 100.000, không tính tới những người hầu và tùy tùng đi theo.[26] [ ] Địa điểm chiến trường Đây cũng là một vấn đề mà các sử gia còn tranh cãi. Thomas Hodgkin cho rằng nó nằm gần Méry-sur-Seine, nhưng một số người khác lại nghĩ rằng nó ở Châlons-en- Champagne.[27] Achille Peigné-Delacourt (1797–1881) khẳng định một hài cốt tìm thấy ở Pouan-les-Vallées (Aube), một làng nằm ở bờ nam sông Aube, là của Theodoric, nhưng các sử gia thế kỷ 20 đã nghi ngờ chuyện này. [ ] Tầm quan trọng trong lịch sử [ ] Quan điểm truyền thống: trận Châlons có ý nghĩa lịch sử quan trọng Trận chiến này, đặc biệt là khi được Edward Gibbon nêu ra trong cuốn The History of the Decline and Fall of the Roman Empire và Edward Creasy đưa vào trong cuốn The Fifteen Decisive Battles of the World, đã được rất nhiều sử gia xem là một trong những trận chiến quan trọng nhất của thời Hậu Cổ đại, ít nhất là với thế giới nói tiếng Latinh.[28] Sử gia John Julius Norwich thì nói rằng mặc dù trận đánh Châlons không có thắng lợi quyết định nghiêng về bên nào, nhưng nó đã cản bước được người Hung. Nếu không có trận đánh này thì có thể thủ lĩnh của họ đã chiếm được kinh đô Ravenna và thành La Mã, và qua đó thì cả xứ Gaul và Ý sẽ bị suy tàn nghiêm trọng về mặt văn hóa (khác với các man tộc khác là người Goth hay Vandal, người Hung của Attila không hề tin vào Thiên chúa hay có chút sự kính trọng nào đối với văn hóa La Mã).[29] Arthur Ferrill thì cho rằng trận đánh này có ý nghĩa quan trọng vì nó là trận đánh quan trọng đầu tiên diễn ra giữa hai liên minh lớn chứ không phải chỉ là hai quốc gia.[30] Bàn đến danh tiếng đáng sợ của Attila, và tầm quan trọng của trận chiến, Gibbon cho rằng những gì viết về Attila là từ phe đối địch, vì vậy mà không có lý do gì để phóng đại sự khiếp đảm đến từ Attila và tầm quan trọng của trận Châlons trong việc chứng minh rằng Attila là bất khả chiến bại (hiểu là: không có lý do gì để các sử gia La Mã nói quá và dựng chuyện lên rằng Aetius phải trải qua một trận đánh khốc liệt mới chặn được Attila, nếu thiên lệch mà muốn ca ngợi "phe mình" thì có thể đã viết rằng Aetius chiến thắng huy hoàng và dễ dàng rồi). [ ] Quan điểm đối lập: trận Châlons không có ý nghĩa lịch sử quan trọng Tuy nhiên, J.B. Bury có ý kiến khác. Ông cho rằng tầm quan trọng của sự kiện này đã bị phóng đại lên. Quan điểm của ông là trận chiến này diễn ra khi Attila thực ra đã đang trên đường rút quân, và giá trị của nó chỉ nằm ở chỗ làm tổn thương thanh thế của một kẻ chinh phục bất khả chiến bại trước đó mà thôi.[31] Ông cũng dẫn chứng rằng tới năm sau Attila vẫn đủ sức mạnh để dẫn quân trực tiếp vào Ý, và tới tận gần thành La Mã thì mới dừng lại quay về. Ngoài ra thì Bury cũng cho rằng nếu có thắng thì người Hung cũng không đủ sức thống trị lâu dài ở Tây Âu vì sức mạnh của họ chỉ xoay quanh một vị vua vĩ đại duy nhất.[32] Một vài sử gia khác cũng có quan điểm tương tự.[33] [ ] Kết quả và danh tiếng của trận chiến Người La Mã nói sau trận chiến: "Cadavera vero innumera," ("Thật sự là vô số xác chết!"). Theo Gibbon, việc vua Attila rút quân qua bên kia sông Rhine đã chứng tỏ chiến thắng lớn lao cuối cùng của Đế chế Tây La Mã.[34] Chiến thắng vang dội này cũng làm cho tiếng tăm của Đại tướng quân Flavius Aetius - một danh nhân xuất sắc trong giai đoạn cuối của Đế quốc La Mã - trở nên bất hủ.[35] Một năm sau, Attila lại đòi Honoria và các vùng của Tây La Mã. Lần này ông nghĩ rằng đánh thẳng vào Ý sẽ hợp lý hơn. Vượt dãy Alps, Attila chinh phục Aquileia, Vicetia, Verona, Brixia, Bergomum, và Milano. Khi đã đến gần thành La Mã thì ông quay về, nguyên do của việc này có thể là do sự kết hợp giữa dịch bệnh đang hoành hành trong nội bộ quân Hung, cuộc đàm phán của Giáo hoàng Lêô I và việc quân Đông La Mã tấn công vùng đất của ông ta từ phía sau.[36] Mối nguy hiểm từ người Hung chỉ hoàn toàn kết thúc sau cái chết của Attila vào năm 453. Về phần danh tướng Aetius, Hoàng đế La Mã Valentinianus III giết hại ông vào năm 454 để rồi một năm sau chính hoàng đế bị ám sát chết bởi những người ủng hộ viên tướng này. Người Vandal nhân cơ hội đó để tiến vào cướp phá thành La Mã (năm 455). Một lý do khiến trận Châlons (và cả chiến dịch) để lại ấn tượng sâu đậm đối với những người đương thời là vì mức độ tàn bạo và sự tàn sát của nó. Hai sử gia sống trong thời đó đã miêu tả về sự thảm khốc của trận chiến như sau. Jordanes viết rằng dòng sông nơi trận chiến xảy ra ngập tràn máu đỏ hòa với nước sông.[37] Damascius thì viết rằng chỉ có chỉ huy của hai bên cùng một vài binh sĩ là trở về an toàn, còn linh hồn của các tử sĩ vẫn tiếp tục hung hãn chiến đấu với nhau suốt nhiều ngày đêm sau đó, như thể họ đang còn sống.[38] Một lý do nữa để trận chiến trở nên nổi tiếng là vì nó là trận chiến lớn đầu tiên kể từ thời Đại Đế Constantinus I diễn ra giữa một lực lượng theo Thiên chúa giáo và một thế lực ngoại đạo. Suy nghĩ này rõ ràng là có hiện hữu ở những người đương thời, khi những người này cho rằng việc cầu nguyện đã đóng góp không nhỏ đến kết cục trận chiến.[39]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_101__8646.pdf
Tài liệu liên quan