Điều 61, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998, đãkhẳng
định: nhàgiáo làngười làm nhiệm vụgiảng dạy, giáo dục trong nhàtrường
hoặc các cơsởgiáo dục khác. Nhàgiáo phải có đủcác tiêu chuẩn sau:
+ Phẩm chất, đạo đức , tưtưởng tốt.
+ Đạt trình độchuẩn được đào tạo vềchuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đủsức khoẻtheo yêu cầu của nghềnghiệp.
+ Lýlịch bản thân rõràng.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Tổ chức hoạt động giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều 61, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 2/12/1998, đã khẳng
định: nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường
hoặc các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Phẩm chất, đạo đức , tư tưởng tốt.
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đủ sức khoẻ theo yêu cầu của nghề nghiệp.
+ Lý lịch bản thân rõ ràng.
I.Yêu cầu về Chuyên Môn:
Có hiểu biết chung, sâu, rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực sau:
+ Khoa học kỹ thuật công nghệ
+ Chính trị, xã hội
+ Văn học nghệ thuật
+ Thể dục thể thao
+ Những tiến bộ, thông tin mới trong nước và quốc tế.
Không ngừng học tập lý luận và tìm ra cách thức ứng dụng vào thực tiễn,
đặc biệt là ứng dụng lý luận sư phạm vào công tác giảng dạy và giáo dục nói
chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng.
Học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, biến nó trở thành của chính mình.
Có những hiểu biết sâu sắc, vững chắc, hiện đại về bộ môn được phân công
giảng dạy.
Biết trình bày bài giảng rõ ràng, hấp dẫn cho học sinh tiếp thu.
+ Có khả năng tiếp cận các đối tượng (học sinh, phụ huynh học sinh và các
đối tượng giao tiếp khác...) và có phương pháp đối xử cá biệt.
+ Có khả năng phán đoán về đối tượng, về công việc và hiệu quả của công
việc mà mình đang tiến hành.
+ Biết xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong công tác
giảng dạy và giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm lớp nói riêng.
+ Có khả năng cảm hoá, thuyết phục học sinh
+ Có uy tín đối với các em
+ Biết bộc lộ, hoặc kiềm chế tình cảm, thái độ của mình trong những hoàn
cảnh khác nhau.
II. GVCN phải có một số kỹ năng sau:
1. Năng lực tổ chức hoạt động dạy học
III. Yêu cầu về năng lực sư phạm của GVCN
Để truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng dễ hiểu để người học dễ tiếp thu, có
hứng thú về môn học, có tư duy độc lập suy nghĩ tích cực trong quá trình học
tập. Người thầy phải hiểu biết vững chắc, sâu rộng bộ môn đang dạy và các
bộ môn tương ứng và biết vận dụng được phương pháp giảng dạy
(Tiếp)
2. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục
Ngoài việc truyền đạt kiến thức trên lớp những buổi sinh hoạt lớp, ngoại
khóa, diễn đàn …GVCN có những tác động tích cực tới học sinh qua
việc phối hợp các hình thức tổ chức, các phương pháp giáo dục, giúp
học sinh lĩnh hội những kiến thức thiết thức. hình thành và phát triển
toàn diện hơn về nhân cách, phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ…
3.Năng lực ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện, công
cụ để diễn đạt rõ ràng, mạch lạc,
ý nghĩ, tình cảm của người thầy
để truyền thụ kiến thức, để tác
động vào tâm tư, tình cảm của
người học. Ngôn ngữ của người
thầy phải đơn giản, rõ ràng, dễ
hiểu, có sức thuyết phục mạnh
mẽ, không nặng nề, đơn điệu,
không sai sót về ngữ âm, ngữ
pháp.
4. Năng lực sáng tạo trong công tác sư phạm
GVCN có những sáng kiến sáng tạo,
tích cực nhằm giúp học sinh có
những chuyển biến tốt về mặt học
tập cũng như ý thức đóng góp vào
cho sự phát triển chung của toàn
trường
5. Năng lực tự học, tự nghiên cứu
Không chỉ trong quá trình
dạy học và giáo dục
GVCN mới phát huy được
hết khả năng, ngoài giờ
trên lớp GV còn tự trau dồi
kiến thức, tự nghiên cứu ra
những tri thức, kỹ năng
mới để hoàn thiện năng
lực cho mình hơn.
Năng lực tổ chức, quản lí giáo dục : giúp
cho GVCN tổ chức điều hành và quản lí
lớp học theo yêu cầu của nhà trường đề
ra, tổ chức công tác của bản thân theo
kế hoạch cá nhân, kế hoạch chung của
tập thể
6.Năng lực tổ chức, quản lí giáo dục
Ngoài ra còn có những yêu cầu:
+ Khả năng dẫn dắt thật khéo léo (vào đề, minh họa, diễn xuất, hài hước, lôi cuốn
…)
+ Khả năng quan sát, lắng nghe, nhạy cảm để thấu hiểu tuyệt vời.
+ Vốn sống thực tế phong phú.
Mỗi người chúng ta sinh ra trên đời đều có một số tố
chất đặc biệt để phát huy năng lực của mình trong
một lĩnh vực nào đó. Năng lực sư phạm cũng cần có
năng khiếu, tuy nhiên nếu ý thức rèn luyện thì năng
lực này ngày càng được cải thiện. Đừng làm gì trái
qui luật, hãy cố gắng hiểu mình, hiểu ngoại cảnh
thật nhiều, rồi từ đó phát huy những tố chất theo
hướng thích hợp nhất, con thuyền ước mơ của bạn
sẽ sớm đến bến bờ hạnh phúc và thành đạt!
1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức của người GVCN
Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với người GVCN. Chính nó tạo nên sự
thành công trong công tác giáo dục thế hệ trẻ của người GVCN lớp. Đảng ta đã
khẳng định giáo dục là công cụ của chuyên chính vô sản, người giáo viên là
chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.
Điều này đòi hỏi GVCN phải là người của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể phải
có các phẩm chất đạo đức sau:
+ Có niềm tin sâu sắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
+ Tin tưởng vào sự đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo
+ Những niềm tin của người GVCN phải có cơ sở vững chắc, phải dựa trên sự
hiểu biết những quy luật của tự nhiên và xã hội.
+ Trong đạo đức của người GVCN, phải có sự thống nhất giữa nhận thức, tình
cảm, hành vi; những phẩm chất đạo đức mà người GVCN có được phải phù hợp
với các chuẩn mực xã hội hiện đại, có sự kế thừa, phát huy những truyền thống
đạo đức của dân tộc. Đó là các phẩm chất đạo đức sau:
+ Lòng yêu thương con người, đặc biệt yêu thương trẻ em đối tượng trực tiếp
của mình.
+ Hăng say với công việc dạy học và giáo dục.
+ Quan tâm tới công việc của nhà trường và đồng nghiệp.
+ Có trách nhiệm đối với công việc được giao (giáo dục, giảng dạy, chủ nhiệm
lớp...)
+ Làm chủ được bản thân trong công việc và cuộc sống.
+ Mẫu mực trong gia đình, trong quan hệ với người khác...
+ Biết giữ đúng lời hứa với mọi người, đặc biệt là đối với học sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_hoat_dong_giao_duc_.pdf