Bài thảo luận Thời kỳ Mycenae

Các thành phốMycenaean chính đều được làm kiên cốvững chắc. Thành phốcó

thểnằm trên vệthành(acropolis) giống như Aten hay Tiryns, đối diện với một

ngọn đồi lớn như Mycenae, hay trên đồng bằng ven biển như Gla hay Pylos. Bên

cạnh các thành lũycũng có các đồn độc lập chắc chắn là đểkiểm soát quân sựvề

lãnh thổ. Các tường Mycenaean thường được làm theo phong cách gọi là

cyclopean(khổng lồ), có nghĩa là được xây dựng từcác tảng đá lớn, chưa được gia

công dày tới 8 mét, được ráp một cách lỏng lẻo không dùng vữa đất sét. Có thể

nhận thấy nhiều loại lối vào và lối ra khác nhau: cổng lớn, dốc vào, cửa bí mật, và

đường hầm vòm cung đểtrốn thoát khi bịbao vây. Sựlo sợkhi bịtấn công có

nghĩa là nơi được lựa chọn phải có bểchứahay giếng nướcđểdựtrữ.

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Thời kỳ Mycenae, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một hay vài phòng, cái sau phổ thông hơn ở những giai đoạn về sau. Ở một mức độ phát triển hơn là các nhà ở to hơn, với kích thước 20 tới 35 mét trên một chiều, tạo thành từ nhiều phòng và sân giữa. Cách sắp xếp của chúng tương tự như là cung điện. Tuy vậy người ta không thể khẳng định đây có phải là nơi ở cửa giới quý tộc Mycenaean hay không; có một giả thiết khác cho rằng đây là đây là các phần phụ của cung điện, do thường nằm cạnh chúng. [ ] Cung điện Tiryns, bản đồ lâu đài Các ví dụ rõ nhất của cung điện Mycenaean có thể thấy ở các cuộc khai quật tại Mycenae, Tiryns và Pylos. Những ghi chép tìm được cho thấy đây đã từng là những trung tâm cai trị. Về phương diện kiến trúc, đây có thể được coi là sự kế thừa của các cung điện Minoan và cũng là của các cung điện khác được xây trên lục địa Hy Lạp trong suốt thời trung cổ. Chúng được sắp xếp xung quanh một nhóm các sân giữa mỗi cái mở về một vài căn phòng có kích thước khác nhau, như kho hàng hay xưởng làm việc, cũng như sảnh tiếp khách và phòng sinh hoạt. Trung tâm của cung điện là megaron. Đây là phòng đặt ngai vàng, được bố trí xung quanh một bệ lò sưởi vây bởi bốn trụ, ngai vàng thường được đặt về phía bên phải nếu nhìn từ bên ngoài vào. Cầu thang được tìm thấy tại cung điện ở Pylos chứng tỏ các cung điện đã có hai tầng. Tầng thứ hai có lẽ là phòng riêng của gia đình hoàng tộc và có một vài nhà kho. Những cung điện này có chứa nhiều cổ vật quý cũng như các mảnh bích họa. [ ] Các yếu tố kiến trúc [ ] Ngói Trái với suy nghĩ thông thường, một số công trình Mycenaean đặc trưng đã có mái được lợp bằng ngói nung, như ở Gla và Midea. [ ] Kiến trúc Mycenaean phục hưng Năm 1930, một công trình của ngân hàng nhà nước xây dựng tại Nafplio theo phong cách Mycenaean phục hưng. [ ] Thủ công và mỹ thuật Đầu hươu bạc với sừng bằng vàng, từ vòng nghĩa địa A tại Mycenae, thế kỷ 16 trước công nguyên (Bảo tàng khảo cổ học, Aten) [ ] Bình chứa Mycenaean tạo ra rất nhiều đồ gốm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn đồ gốm từ thời Mycenaean, theo nhiều kiểu dáng khác nhau – vại, bình có quai, ly uống rượu. Các loại bình chứa có nhiều kích cỡ khác nhau. Hình dáng của chúng hầu như không thay đổi nhiều trong suốt thời kỳ Mycenaean, tới tận LHIIIB, khi sản xuất tăng vọt, chủ yếu tại Argolis, nơi xuất khẩu lượng lớn ra khỏi Hy Lạp. Các sản phẩm dành cho xuất khẩu nhìn chung là sang trọng hơn và được trang trí nhiều họa tiết kết hợp phong cách giữa thần thoại, chiến binh hay thú vật. Một dạng bình chứa khác bằng kim loại (thường là đồng) đã được tìm thấy với số lượng khá lớn ở các di chỉ của Mycenaean. Chúng có dạng kiềng ba chân, chậu hay đèn. Một vài trường hợp bình chứa bằng sứ và ngà voi cũng được tìm thấy. [ ] Nghệ thuật điêu khắc Thời kỳ Mycenaean chưa có các tác phẩm điêu khắc với kích thước lớn. Các tác phẩm điêu khắc thuộc vào thời kỳ này bao gồm phần lớn các bức tượng terra cotta tinh xảo, chủ yếu được tìm thấy ở Phylokopi, ngoài ra còn tại Mycenae, Tiryns, và Asine. Phần lớn các bức tượng này là các bức tượng nhỏ hình người (cũng có một số giống động vật), giống đực và giống cái. Các tượng hình người có thể chia ra ba nhóm: dạng Tau – có hình dạng giống ký tự tau của Hy Lạp, đội nón lớn và cánh tay đặt sát người; dạng Psi – giống ký tự psi, cánh tay duỗi thẳng ra và đưa lên trời; dạng Phi – giống ký tự phi, phần thân ngắn hơn đáng kể và cánh tay khiến cho bức tượng có hình khá tròn. Chúng được tô một hay nhiều màu. Chưa rõ tác dụng của các bức tượng này, nhưng nhiều khả năng chúng là vật tạ ơn, do được tìm thấy ở những nơi dường như là để thờ cúng. [ ] Bích họa Phụ nữ Mycenaean Các bức vẽ trong thời đại Mycenaean bị ảnh hưởng lớn bởi thời đại Minoan. Một số bức bích họa đã được tìm thấy trong các cung điện Mycenaean, với các chủ đề khác nhau: săn bắn (đấu bò), trận chiến, diễu binh, thuật lại thần thoại. Các bức khác theo phong cách hình học. Một số đồ gốm cũng được vẽ trang trí theo các chủ đề trên. [ ] Vũ khí Gươm và ly tách Mycenaean Các vật dụng quân đội cũng được tìm thấy trong số di vật Mycenaean, gây ấn tượng nhất là bộ giáp Dendra, một bộ đồ giáp Mycenaean hoàn chỉnh. Áo giáp được tạo ra bằng các tấm đồng thêu vào quần áo da. Sự nặng nề của bộ áo giáp chắc hẳn sẽ gây trở ngại tới khả năng linh động của chiến binh, do vậy có thể nó được dùng để trang bị cho lính đi xe ngựa. Các trang bị phòng thủ tìm thấy ở các di chỉ Mycenaean gồm một vài nón bảo vệ, đặc biệt là loại có hình đầu lợn rừng, biến mất trong giai đoạn cuối của thời kỳ Helladic muộn. Có hai dạng khiên được sử dụng: khiên “hình số tám” hay “vĩ cầm” và dạng hình chữ nhật, khiên “tháp”, được vuốt tròn ở phía trên. Chúng được làm bằng gỗ và da. Vũ khí tấn công được làm từ đồng. Giáo và lao đã được tìm thấy, có cả một bộ gươm với các kích cỡ khác nhau, được thiết kế để tấn công bằng mũi và cạnh. Dao găm và mũi tên, chứng tỏ sự tồn tại của việc bắn tên, là những trang bị vũ trang còn lại đã được tìm thấy vào thời kỳ này. [ ] Nghi thức tang lễ Lưỡi dao găm được trang trí cá heo bằng vàng, được tìm thấy tại di chỉ nghĩa trang Prosymna, khoảng 1500 BCE Cách mai táng thông thường vào thời Helladic muộn là chôn cất. Người chết được an táng bên dưới nhà của mình hoặc bên ngoài khu vực dân cư trong các nghĩa địa, thỉnh thoảng trong một nấm mồ (θόλος / thólos / tumulus). Cách thức này xuất xứ từ những thời kỳ sơ khai nhất khi người Ấn-Âu định cư tại Hy Lạp, và nguồn gốc của nó được tìm thấy trong văn hóa của Balkan vào thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên, thậm chí cả văn hóa Kurgan. Các lăng mộ riêng rẽ có dạng mộ khoét (cist), được phủ bằng đá. Đồ táng xuất hiện ở vào thời LH I, không xuất hiện trong những thời kỳ sớm hơn. Cũng bắt đầu từ thời kỳ Helladic muộn (LH – Late Helladic) người ta thấy các mộ công cộng có dạng hình chữ nhật. Rất khó để có thể khẳng định các kiểu mai táng khác nhau thể hiện sự phân hóa xã hội như suy nghĩ trước đây, với tholoi là mộ của tầng lớp cai trị bên trên, các ngôi mộ riêng lẻ là của tầng lớp khá giả, còn các ngôi mộ công cộng là của tầng lớp dân chúng. Hình thức hỏa táng gia tăng trong suốt thời kỳ này và trở nên khá thông dụng vào giai đoạn LH III C. Đây có lẽ là bằng chứng về sự nhập cư của một tộc người mới ở Hy Lạp. Các lăng mộ đáng chú ý nhất thuộc thời đại Mycenaean là các lăng mộ hoàng gia lớn ở Mycenae, chắc chắn là dành cho gia đình hoàng gia của thành phố. Nổi tiếng nhất là lăng mộ của Agamemnon (kho tàng của Atreus), có dạng tholos. Gần đó là các ngôi mộ khác (gọi là “vòng A”), được biết tới với Clytemnestra và Aigisthos. Tất cả đều chứa các kho báu nguy nga, được khai quật bởi Schliemann khi khai quật Mycenae. Một vòng nghĩa địa thứ hai ở Mycenae, gọi là vòng nghĩa địa B, tồn tại sớm hơn vòng A, bị bỏ hoang vào thời MH III. So với vòng nghĩa địa sau này (A), vòng B cho thấy sự kết tinh sớm của sự mai táng tập thể cao cấp. Có những ý kiến cho rằng có thể đã có các triều đại hay bè phái khác nhau đã tranh chấp với nhau thể hiện qua sự mai táng rõ ràng, trong đó vòng nghĩa địa A cho thấy một bè phái mới lên nắm quyền (vào lúc này, sự mai táng “B” vốn khá giàu có và vững chắc đã suy thoái). Các “tholoi” Mycenaean có thể cho thấy một phe phái mới, hay là cách mai táng theo nghi lễ hơn của phe phái trước đây mai táng ở A. Tuy nhiên, có một sự gia tăng thấy rõ về kích cỡ tương đối, chi phí tiêu tốn, sự giàu có và tầm nhìn trong việc xây dựng các nghĩa trang này trong suốt thời kỳ, trùng khớp với sự gia tăng trong giao dịch và thông thương với bên ngoài và sự củng cố hơn của nền kinh tế. [ ] Sự sụp đổ Việc diễn giải và tìm ra thời gian kết thúc thời đại Mycenaean đặt ra một loạt câu hỏi chưa thể giải đáp. Giai đoạn cuối của LH III B1 được đánh dấu bởi một số sự phá hủy, cụ thể tại Mycenae. Vào thời LH III B2 có thể nhận ra sự gia tăng các hệ thống phòng thủ Mycenaean, một dấu hiệu của bất ổn gia tăng. Nhưng đây dường như không phải là một thời kỳ khủng hoảng, vì ở địa tầng này kết quả khảo cổ cho thấy một mức độ giàu có không thua kém so với các thời kỳ trước đó. Dù vậy giai đoạn cuối của thời kỳ này được đánh dấu bằng sự hủy diệt của một phần lớn các địa điểm Mycenaean trên đất liền Hy Lạp. Giai đoạn LH III C chứng kiện sự suy giảm về số các di chỉ trên Hy Lạp, có thể là đáng kể ở một số vùng (chín phần mười địa điểm tại Boeotia biến mất, ở Argolis là hai phần ba). Dù vậy một số nơi như Mycenae và Tirynth vẫn có người cư trú, và cổ vật tại đây, như thể LH III C vẫn là tầng của nền văn minh Mycenaean. Tuy nhiên xuất hiện một loại gốm mới, được gọi là “man dã” (barbarian) vì trước đây được cho là của những người xâm lấn từ bên ngoài, đồng thời nghi thức hỏa táng cũng gia tăng. Vậy lý do cho sự suy thoái của nền văn minh Mycenaean là gì? Một số cách giải thích đã được đưa ra. Giả thuyết liên quan tới yếu tố tự nhiên (thay đổi khí hậu, động đất) bị tranh cãi nhiều nhất. Hai thuyết phổ biến nhất là: Sự di dân và nội chiến. Cái thứ nhất quy sự sụp đổ của các địa điểm Mycenaean cho sự xâm lược. Khi thì người Dorians bị quy trách nhiệm, lúc thì là Người Biển. Sự di dân xảy ra từ Balkans tới trung đông vào thời kỳ này, được các ghi chép của Ai Cập gọi là “Người Biển”, là có thực. Người ta biết rằng những người này chịu trách nhiệm cho nhiều sự phá hủy ở Anatolia và Levant. Việc đề cập tới một nhóm người gọi là Eqwesh (có thể làm liên tưởng tới Achaean) trong một văn bản tiếng Ai Cập vào thế kỷ 12 trước công nguyên đã khiến các chuyên gia nghi ngờ rằng Mycenaean đã tham gia vào những cuộc xâm lấn này (điều này là không chắc chắn). Không có gì nhiều giúp khẳng định chuyện gì đã xảy ra tại Hy Lạp lúc đó. Có một giả thuyết thứ hai cho là nền văn minh Mycenaean bị suy sụp do sự xung đột xã hội bên trong xuất phát từ sự phản kháng chế độ cung điện của những tầng lớp chịu thiệt thòi trong xã hội, những người bị bần cùng hóa vào cuối thời Helladic muộn. Giả thuyết này thường được kết hợp với giả thuyết trên, trộn lẫn giữa phân hóa xã hội với phân hóa chủng tộc. Trong hoàn cảnh này cần nhấn mạnh rằng sự bắt đầu của thời kỳ đồ sắt giúp việc chế tạo các vũ khí rẻ với số lượng lớn trở nên dễ dàng hơn. Đây là yếu tố kinh tế được coi là cội rễ của sự xuất hiện của “người biển” tại Ai Cập cũng như sự sụp đổ của Ugarit và đế chế Hittite. Dù là bất cứ nguyên nhân gì, nền văn minh Mycenaean đã biến mất hoàn toàn sau thời LH III C, khi các địa điểm Mycenae và Tirynth lại bị phá hủy và đánh mất vai trò quan trọng. Sự kết thúc này, xảy ra vào những năm cuối cùng của thế kỷ 12 trước công nguyên, xảy ra sau một giai đoạn suy thoái chậm của nên văn minh Mycenaean, diễn ra nhiều năm trước khi kết thúc. Thế kỷ 11 trước công nguyên bắt đầu đã mở ra một bối cảnh mới, sự bắt đầu của một thời kỳ, ''thời kỳ tăm tối của Hy Lạp'' trong biên sử truyền thống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_95__9137.pdf
Tài liệu liên quan