Bài thảo luận Theodosius I Đại Đế

Trước khi Mùa Thu năm 378 trôi qua, ông đi thịsát ởphía Đông, và tại Sirmium

ông được tôn làm Đại Tướng Quân (Magister Militum). Lúc đó, người Sarmatia

quấy phá biên giới phía Tây sông Danube đối diện với Pannonia, và Theodosius

nhanh chóng đại phá tan tành người Sarmatia. Tuy một việc hệtrọng hơn là đuổi

người Goth ra khỏi vùng phía Đông sông Danube, thắng lợi vang dội này làm cho

Hoàng đếGratianus rất mãn nguyện. Vào ngày 19 tháng 1năm 379, Theodosius I

xưng đế, nắm Hoàng quyền trịvì Đếquốc Đông La Mã, lại còn được Gratianus

nhượng cho các tỉnh Macedonia.

[25]

Vào năm 383, một tướng lĩnh Quân đội phất

cờnổi dậy, Gratianus tiếp đó bịsát hại, sau đó tân Hoàng đếTheodosius I tấn

phong con trai trưởng của ông là Arcadius làm phó Hoàng đếcủa Đếquốc Tây La

Mã. Vào năm 392, Valentinianus II -vịHoàng đếđã được Theodosius I Đại Đếhỗ

trợtrong một loạt các cuộc chiến tranh chống những kẻtiếm vị -tựsát trong

doanh trại Quân đội,

[26]

nhờđó Theodosius I Đại Đếtrởthành vịHoàng đếduy

nhất ngựtrịtoàn quốc La Mã, và chỉđịnh con trai út của ông là Honorius

Augustus làm phó Hoàng đếcủa Đếquốc Tây La Mã (tại kinh thành Mediolanum

vào ngày 23 tháng 1năm 393) và vào ngày 6 tháng 9năm 394, Hoàng đế

Theodosius I thân chinh thống lĩnh đại quân đánh tan nát quân của Hoàng đếcướp

ngôi Eugenenius trong trận đánh lớn tại Frigidus(sông Vipava, ngày nay là

Slovenia), nhờđó nền thái bình của đất nước đựoc hồi phục.

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Theodosius I Đại Đế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theodosius I Đại Đế Hoàng đế của Đế quốc La Mã Chân dung Hoàng đế Theodosius I Đại Đế (từ Missorium của Theodosius I) Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã Trị vì 19 tháng 1 năm 379 – 15 tháng 5 năm 395 Tiền nhiệm Valens Kế nhiệm Arcadius Hoàng đế của toàn La Mã Trị vì 15 tháng 5 năm 392 - 17 tháng 1 năm 395 Tiền nhiệm Không Kế nhiệm Không [hiện]Hậu duệ Tên đầy đủ Flavius Theodosius (từ khi sinh ra đến khi lên nối ngôi vua); Flavius Theodosius Augustus (khi làm vua) Hoàng gia Nhà Theodosius Thân phụ Theodosius Già Thân mẫu Thermantia Sinh 11 tháng 1, 347 Cauca, hoặc Italica, gần Seville ngày nay thuộc Tây Ban Nha Mất 17 tháng 1 năm 395 Mediolanum, Đế quốc La Mã An táng Constantinopolis, ngày nay thuộc Istanbul Flavius Theodosius Augustus[1] (11 tháng 1 năm 347 – 17 tháng 1 năm 395), cũng được gọi là Theodosius I hay Theodosius Đại đế, là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 379 cho đến khi qua đời vào năm 395. Ông thống nhất lại đế quốc Tây và Đông La Mã, nhưng ông lại là vị hoàng đế La Mã cuối cùng thống nhất được cả hai nước. Sau khi ông chết, hai Đế quốc Tây và Đông La Mã mãi mãi tách rời ra. Ông là vị Hoàng đế có công lớn đưa đức tin Ki-tô giáo trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã, thông qua các Thánh chỉ của mình.[2] Do đó, tầm vóc của ông trong lịch sử Giáo hội Ki-tô giáo rất lớn lao. Triều đại của ông là một bước ngoặt trong đường lối trị nước và vận mệnh của Đế quốc La Mã xưa. Lên ngôi Hoàng đế sau khi đại quân Đông La Mã vừa bị người Goth đánh tan nát, ông đã nỗ lực gầy dựng lại lực lượng Quân đội Đông La Mã. Ban đầu ông cũng có gặt hái thắng lợi.[3] Vào năm 382, tuy bị người Goth đánh bại, lúc trở về kinh thành Constantinopolis ông khuyến khích toàn dân phục hồi lại tinh thần của mình.[4] Trước tình cảnh nguồn nhân lực mất dần và phải đối phó với các bộ lạc man rợ, Triều đình Theodosius I Đại Đế đã thực hiện đường lối đối ngoại mới, coi trọng việc ngoại giao hơn cả sức mạnh quân sự,[5] nhằm bảo vệ bằng được Đế quốc Đông La Mã vốn đang trong cơn nguy kịch của ông. Bản thân ông cũng là người có tài ngoại giao khôn khéo. [6] Dần dần, uy thế gia tăng, ông trở thành Hoàng đế của toàn thể Đế quốc La Mã.[7] Ông là vị Hoàng đế có tài dụng binh và điều này được thể hiện ngay từ đầu đời ông.[8] Vốn là con của một tín đồ Ki-tô giáo, ông được Giáo hội Chính Thống giáo phương Đông sau này phong làm Thánh Theodosius. Với chiếu chỉ của ông vào năm 380, Hoàng đế khuyến khích sự đoàn kết trong cộng đồng Ki-tô giáo.[9] Cùng với liên quân Goth, ông đánh tan nát quân đội của tên soán ngôi Magnus Maximus và lật nhào Triều đình của vị Hoàngg đế này[10]. Sau đó, ông cũng giáng đòn sấm sét vào quân đội của một kẻ tranh ngôi khác là Eugenius và dĩ nhiên là hạ bệ vị Hoàng đế này.[11] Tương truyền rằng Chúa Ki-tô đã hỗ trợ ông đánh thắng Hoàng đế ngoại giáo Eugenius.[12] Không những thế, chính ông còn ra lệnh đóng cửa một số ngôi đền ngoại giáo nổi bật: miếu thờ Serapeum ở Alexandria và điện thờ Apollo ở Delphi, cùng với giáo đoàn những Trinh nữ Vestal ở cố đô La Mã. Không những thế, ông cũng thân chinh khởi đại binh đánh tan nát người Đông Goth vào các năm 386 - 387.[13] Ông được xem là một vị Hoàng đế đáng nhớ của Đế quốc La Mã cổ đại, trị nước trong thời gian quốc gia suy sụp.[5] Sau khi ông mất, các con trai của Theodosius I Đại Đế là Arcadius và Honorius thừa kế hai nửa phương Đông và phương Tây tương ứng, và Đế quốc La Mã không bao giờ tái thống nhất lại nữa. Lực lượng Quân đội Đông La Mã vào năm 395 chính là đội quân mà ông dày công gầy dựng. [14] Mục lục  1 Sự nghiệp  2 Gia đình  3 Chính sách ngoại giao với người Goth  4 Những cuộc nội chiến trong đế chế  5 Bảo trợ nghệ thuật  6 Chú thích  7 Liên kết ngoài [ ] Sự nghiệp Solidus của Hoàng đế Theodosius I. Missorium của Theodosius I, hai bên ông là Valentinianus II và Arcadius, 388 Theodosius chào đời ở vùng Cauca hoặc Italica, Hispania, [15]là con của Tướng quân Theodosius Già.[16] Được phong làm Bá tước, Theodosius Già là một trung thần của Hoàng đế Valentinianus I, và được Hoàng đế cử làm Tướng quân Kỵ binh (Maquiser Equirium).[17] Thiếu thời, Theodosius được những nhân tài tiếng tăm nhất thời đại giáo dưỡng cho. Đồng thời, cha ông là Theodosius Già cũng dạy cho ông về binh thư, và về tinh thần kỷ cương khắt khe nhất của người La Mã cổ.[18] Theo chân phụ thân, ông kéo quân tới tỉnh Britannia để tham chiến trong cuộc trấn ấp phản loạn tàn khốc vào năm 368. Ông là Tổng đốc quân sự (dux) của Moesia - một tỉnh của Đế quốc Tây La Mã ở vùng hạ lưu sông Danube, vào năm 374. Trong cuộc chiến tranh ở đây, ông đã gặt hái chiến thắng hiển hách gây ấn tượng đến người đời.[8] Tuy nhiên, ngay sau đó, và trong khoảng thời gian mà thân phụ của ông đột ngột bị thất sủng và hành quyết, Theodosius đã giải quân ngũ và trở về quê hương Hispania. Lý do chính của việc giải quân ngũ của ông, và mối liên hệ (nếu có) giữa sự kiện này và việc hành quyết Theodosius Già là điều mà chúng ta không hiểu rõ được. Có lẽ ông đã bị Valentinianus I tước quân hàm sau khi sau khi người Sarmatia bắt sống được hai quân đoàn của ông vào cuối năm 374. Năm sau tức là năm 375, Hoàng đế Valentinianus I qua đời. Với tổn thất lớn lao này, tinh hình chính trị đất nước trở nên hỗn loạn. Vì sợ rằng người ta sẽ bắt bớ ông vì là con của vị tướng tài năng Theodosius Già, Theodosius đột nhiên về ở ẩn và đưa gia đình ông đến cư ngụ ở tỉnh Gallaecia (ngày nay Galicia, Tây Ban Nha), nơi ông thích nghi với cuộc sống của một quý tộc tỉnh. Từ năm 364 cho đến năm 375, Hoàng đế Valentinianus I ngự trị Đế quốc Tây La Mã trong khi em trai là Hoàng đế Valens trị vì Đế quốc Đông La Mã,[19] khi Valentinianus I qua đời vào năm 375 thì vị Hoàng đế này truyền ngôi báu Đế quốc Tây La Mã cho hai con trai là Valentinianus II và Gratianus. Vào năm 378, Đế quốc La Mã bị người Goth tiến hành xâm lược.[20] Quân Đông La Mã do một cận tướng của Valens chỉ huy đánh tan nát người Goth.[21] Sau đó, vua người Goth là Fritigern thân chinh công thành Hadrianopolis, Hoàng đế Valens bại trận tử vong cùng biết bao chiến binh La Mã, do đó đất nước lâm vào tình cảnh nguy kịch.[22] Bản thân Hoàng đế Gratianus có tài dụng binh nhưng hãy còn kém xa tiên hoàng Valentinianus I.[23] Sau khi nhận được hung tin, Gratianus, nhớ ngay đến Theodosius, bấy giờ ông đã 32 tuổi và vẫn đang ở Tây Ban Nha. Ông vẫn lo xây dựng lại gia đình mình mà không có ai hỗ trợ cả.[8] Ông thường làm nông nghiệp tại điền trang rộng lớn của ông, và dần dần tất cả những người đã gặp ông đều có được thiện cảm lớn lao: bởi lẽ ông không những có tài cầm quân mà còn có đạo đức về xã hội và đời sống.[18] Tuy ông hẳn là không có thiện cảm với Hoàng triều Valentinianus, tài năng và đạo đức của ông đã không thể nào bị quên lãng.[18] Do đó Gratianus xuống chiếu khẩn cấp vời ông đến Đế quốc Đông La Mã, và chúng ta không rõ ông có hồi âm gì?[8] Nhưng ông đã nhận lời, mà theo đó ông sẽ lên làm Đại Tướng Quân của Đế quốc Đông La Mã. Lúc ấy, tình hình Đông La Mã đang khốn khó do Valens không có con để nối dõi nghiệp đế, nên việc Theodosius I lên nắm quyền là cấp bách. [24] Trước khi Mùa Thu năm 378 trôi qua, ông đi thị sát ở phía Đông, và tại Sirmium ông được tôn làm Đại Tướng Quân (Magister Militum). Lúc đó, người Sarmatia quấy phá biên giới phía Tây sông Danube đối diện với Pannonia, và Theodosius nhanh chóng đại phá tan tành người Sarmatia. Tuy một việc hệ trọng hơn là đuổi người Goth ra khỏi vùng phía Đông sông Danube, thắng lợi vang dội này làm cho Hoàng đế Gratianus rất mãn nguyện. Vào ngày 19 tháng 1 năm 379, Theodosius I xưng đế, nắm Hoàng quyền trị vì Đế quốc Đông La Mã, lại còn được Gratianus nhượng cho các tỉnh Macedonia.[25] Vào năm 383, một tướng lĩnh Quân đội phất cờ nổi dậy, Gratianus tiếp đó bị sát hại, sau đó tân Hoàng đế Theodosius I tấn phong con trai trưởng của ông là Arcadius làm phó Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã. Vào năm 392, Valentinianus II - vị Hoàng đế đã được Theodosius I Đại Đế hỗ trợ trong một loạt các cuộc chiến tranh chống những kẻ tiếm vị - tự sát trong doanh trại Quân đội,[26] nhờ đó Theodosius I Đại Đế trở thành vị Hoàng đế duy nhất ngự trị toàn quốc La Mã, và chỉ định con trai út của ông là Honorius Augustus làm phó Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã (tại kinh thành Mediolanum vào ngày 23 tháng 1 năm 393) và vào ngày 6 tháng 9 năm 394, Hoàng đế Theodosius I thân chinh thống lĩnh đại quân đánh tan nát quân của Hoàng đế cướp ngôi Eugenenius trong trận đánh lớn tại Frigidus (sông Vipava, ngày nay là Slovenia), nhờ đó nền thái bình của đất nước đựoc hồi phục. [ ] Gia đình Người vợ đầu tiên của ông, có lẽ là một người phụ nữ Tây Ban Nha, là Aelia Flaccilla Augusta, kết hôn với Theodosius trong thời gian ông phải lui về Tây Ban Nha mà ở ẩn.[8] Với bà này, ông có hai con trai, Arcadius và Honorius và một con gái, Aelia Pulcheria; Arcadius là người thừa kế của ông ở phía Đông và Honorius ở phương Tây. Cả Flaccilla Aelia và Pulcheria đều mất trong năm 385. Vợ thứ hai của ông (nhưng không bao giờ tuyên bố là Hoàng hậu) là Galla, con gái của Hoàng đế Valentinianus I và người vợ thứ hai là Justina. Theodosius và Galla đã có một con trai tên là Gratianus, sinh năm 388 và đã chết trẻ và một cô con gái Galla Aelia Placidia (392-450). Placidia là người con duy nhất sống sót đến tuổi trưởng thành và sau này trở thành Hoàng hậu vợ của Hoàng đế Constantius III. [27] [ ] Chính sách ngoại giao với người Goth Người Goth và các đồng minh của họ (Vandali, Taifalae, Bastarnae và cư dân Carpi bản địa) chiếm đóng tại tỉnh Dacia và phía đông Tiểu Pannonia là một mối bận tâm của Theodosious. Cuộc khủng hoảng Goth rất nghiêm trọng mà khiến cho vị đồng hoàng đế với ông, Gratian từ bỏ quyền kiểm soát của các tỉnh Illyria và rút tới Trier ở Gaul để cho Theodosius hành động mà không bị trở ngại. Một điểm yếu lớn của La Mã sau thất bại tại Adrianople là việc tuyển dụng các rợ để chống lại các tộc man rợ khác. Để xây dựng lại quân đội La Mã của phía Tây, Theodosius cần thiết phải tìm được binh lính và do đó, ông quay sang những người có khả năng nhất trong tay mình lúc này: các rợ dân gần đây định cư trong đế quốc. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống lại rợ khi những chiến binh mới được tuyển dụng đã có ít hoặc không có lòng trung thành với Theodosius. Roman provinces along the Ister (Danube), showing Dacia, Moesia and Thrace, with Sarmatia to the north and Germania to the northwest. Theodosius I đã giảm sự tốn kém của việc chuyển những tân binh được chiêu mộ của ông đến từ Ai Cập và thay thế họ bằng những người nhiều kinh nghiệm hơn người La Mã, nhưng vẫn còn thiếu trung thành mà kết quả là những thất bại quân sự. Sau đó Gratianus đã phái binh tướng đến để xóa bỏ các khu định cư tại Illyria (Pannonia và Dalmatia) của người Goth, và Theodosius I cuối cùng đã có thể tiến vào kinh thành Constantinopolis ngày 24 tháng 11 năm 380, sau hai năm trên chiến trường.Hiệp ước cuối cùng với lực lượng còn lại của người Goth, đã được ký kết vào ngày 03 tháng 10 năm 382, cho phép một lực lượng lớn chủ yếu là dân Đông Goths định cư dọc theo biên giới phía nam sông Danube ở tỉnh Thrace. Bây giờ những người Goth định cư trong đế chế, như là kết quả của các điều ước, họ phải tham gia nghĩa vụ quân sự để chiến đấu cho những người La Mã như là một đội quân quốc gia riêng biệt, đối lập với việc tham gia vào lực lượng quân sự La Mã [28] . Tuy nhiên, nhiều người Goth sẽ phục vụ trong những quân đoàn La Mã và những người khác, như là foederati, trong một chiến dịch đơn lẻ, trong khi những nhóm dân Goth khác chuyển đổi lòng trung thành của mình và trở thành một yếu tố gây bất ổn trong cuộc đấu tranh nội bộ để kiểm soát đế chế. Trong năm 390, dân cư của Thessalonica nổi loạn chống lại sự hiện diện của các đơn vị đồn trú Goth ở địa phương. Các chỉ huy quân đồn trú bị giết trong cuộc xung đột, do đó, Theodosius ra lệnh cho những người Goth tàn sát tất cả các khán giả trong trường đua để trả thù; Theodoret, một nhân chứng đương đại ghi lại sự kiện này: Trong những năm cuối triều đại của Theodosius, một trong những nhà lãnh đạo mới nổi của những người Goth, tên là Alaric, tham gia chiến dịch của Theodosius chống lại Eugenius năm 394, chỉ để bắt đầu những hành động nổi loạn chống lại con trai của Theodosius và là người kệ vị phía đông, Arcadius, ngay sau khi Theodosius qua đời. [ ] Những cuộc nội chiến trong đế chế The administrative divisions of the Roman Empire in 395, under Theodosius I. Sau cái chết của Gratian năm 383, mối quan tâm của Theodosius chuyển sang Đế quốc tây La Mã , vì kẻ cướp ngôi Magnus Maximus đã chiếm hết các tỉnh phía Tây, ngoại trừ Ý. Mối đe dọa của kẻ tự xưng này đối lập với quyền lợi của Theodosius, khi mà Hoàng đế Valentinianus II đang tại vị, kẻ thù của Maximus, là đồng minh của ông. Tuy nhiên, Theodosius đã không thể làm được gì nhiều để đối phó Maximus do khả năng quân sự của ông vẫn không đủ và ông buộc phải giữ sự chú ý của ông đối với các vấn đề địa phương. Tuy nhiên, khi Maximus đã bắt đầu một cuộc xâm lược Ý năm 387, Theodosius đã buộc phải hành động. Các đội quân của Theodosius và Maximus đã chạm trán nhau tại Poetovio năm 388 và Maximus đã bị đánh bại. Ngày 28 tháng 8 năm 388 Maximus đã bị hành quyết. [29] Vấn đề phát sinh một lần nữa, sau khi Valentinian đã được tìm thấy treo cổ trong phòng của mình. Đại Tướng Quân Arbogast cho rằng Valentinianus II đã tuyên bố tự sát. Arbogast, không thể lên ngôi Hoàng đế, đã chọn Eugenius, một cựu thầy giáo thuật hùng biện, lên Đế vị. Eugenius bắt đầu một quá trình khôi phục lại niềm tin Đa thần giáo, và tìm kiếm, trong vô ích sự công nhận của Theodosius I. Trong tháng 1 năm 393, Theodosius I Đại Đế đã băn cho con trai ông Honorius quyền hạn đầy đủ của "Augustus" ở phương Tây, với lý do Eugenius là Hoàng đế không hợp pháp. [30] Tiếp đó, Hoàng đế Theodosius I tiến hành chiến dịch chống lại Eugenius. Hai đội quân đối mặt trong trận Frigidus vào tháng Chín năm 394. [31]Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 05 tháng 9, năm 394, với cuộc tấn công toàn diện vào lực lượng của Eugenius. Theodosius bị đẩy lui vào ngày đầu tiên, và Eugenius nghĩ rằng đó đã là toàn bộ trận chiến nhưng nó vẫn còn. Tuy nhiên, trong trại Theodosius, thất bại ngày hôm đó đã làm mất tinh thần. Người ta nói rằng Theodosius đã được tới thăm bởi hai "người từ trên trời toàn màu trắng" đã cho ông lòng can đảm. Ngày hôm sau, trận chiến bắt đầu một lần nữa và lực lượng của Theodosius được hỗ trợ bởi một hiện tượng tự nhiên được biết đến là Bora, trong đó tạo ra gió xoáy. Bora thổi trực tiếp nhằm vào lực lượng của Eugenius và phá vỡ hàng ngũ. Trại của Eugenius đã bị thất thủ, và Eugenius đã bị bắt và ngay sau đó bị hành quyết. Do đó Theodosius đã trở thành hoàng đế duy nhất. [ ] Bảo trợ nghệ thuật Theodosius đã giám sát việc vận chuyển một đài tưởng niệm Ai Cập vào năm 390 từ Alexandria đến Constantinople. Nó bây giờ được gọi là đài tưởng niệm của Theodosius và vẫn còn đứng ở trong trường đua Hippodrome, đường đua là trung tâm của đời sống cộng đồng của Constantinople và nơi diễn ra những bất ổn chính trị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_93__8067.pdf
Tài liệu liên quan