Vụmưu sát Coligny là biến cốkhởi phát cuộc khủng hoảng dẫn đến vụthảm sát.
Đô đốc Coligny là nhà lãnh đạo Huguenot được kính trọng nhất. E sợnhững bất
ổn khởi phát từphe Kháng Cách, nhà vua và triều đình đến thăm Coligny đang
trên giường bệnh và hứa trừng phạt thủphạm. Trong khi Thái hậu đang dùng bữa
tối, những người Kháng Cách đòi hỏi công lý. Do lo ngại người Kháng Cách bịtrả
đũa, em rểcủa Coligny đem 4000 quân thiện chiến đến đóng bên ngoài Paris
[2]
và,
mặc dù không có dấu hiệu nào chứng tỏsẽbịtấn công, người Công giáo lo sợsẽ
có sựtrảthù trên nhà Guise và dân thành Paris. Ngay đêm đó, Catherine có một
buổi họp tại lâu đài Tuleriesvới các cốvấn người Ýcủa bà và Nam tước de Retz.
Đêm 23 tháng 8,Catherine đến gặp nhà vua đểbàn vềcuộc khủng hoảng. Dù
không còn chi tiết nào được giữlại đến ngày nay, Charles IX và mẹđã quyết định
thanh trừng các nhà lãnh đạo Kháng cách, ngoại trừnhững ông hoàng cùng huyết
thống như Henri xứNavarre và Hoàng tử Condé. Theo những câu chuyện kể, nhà
vua nói: "Được rồi, hãy làm như thế! Giết chúng đi! Giết tất cảbọn chúng! Đừng
đểmột tên nào còn sống mà làm phiền đến ta!"
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Thảm sát Ngày lễThánh Barthélemy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy
Họa phẩm vẽ thế kỷ 19 của François Dubois
Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy là một loạt các vụ bạo động của những
đám đông Công giáo chống lại người Kháng Cách Pháp (Huguenot), người ta tin
là do Catherine de' Medici, mẹ vua Vua Charles IX, chủ mưu. Khởi đầu từ ngày
24 tháng 8 năm 1572 với vụ ám sát Đô đốc Gaspard de Coligny, lãnh tụ phe
Kháng Cách, các vụ thảm sát lan tỏa khắp Paris, tiếp tục đến các thành phố khác
và khắp các vùng nông thôn, kéo dài trong vài tháng. Không biết được con số
chính xác các nạn nhân, nhưng ước tính có đến vài ngàn hoặc vài chục ngàn người
mất mạng trong đợt bạo động này. Mặc dù không phải là vụ thảm sát duy nhất,
song đây là "vụ việc tệ hại nhất trong tất cả các vụ thảm sát vì lý do tôn giáo xảy
ra trong thế kỷ 16"[1].
Mục lục
1 Nguyên nhân
o 1.1 Hòa ước và hôn nhân miễn cưỡng
o 1.2 Căng thẳng
o 1.3 Mưu sát Đô đốc Coligny
2 Thảm sát
3 Phản ứng
4 Lý giải
5 Văn học nghệ thuật và cuộc Thảm sát
6 Tham khảo
o 6.1 Chú thích
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài
[ ] Nguyên nhân
Thảm sát Gaspard de Coligny, bích họa của Giorgio Vasari
Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy là đỉnh điểm của một loạt các biến cố:
Hòa ước Saint-Germain-en-Laye chấm dứt Chiến tranh Tôn giáo lần thứ ba
ngày 8 tháng 8 năm 1570
Cuộc hôn nhân giữa Henry de Navarre và Marguerite de Valois ngày 18
tháng 8 năm 1572
Vụ mưu sát không thành Đô đốc Gaspard de Coligny ngày 23 tháng 8 năm
1572.
[ ] Hòa ước và hôn nhân miễn cưỡng
Hòa ước Saint-Germain kết thúc ba năm chiến tranh kinh hoàng giữa người Công
giáo và người Kháng Cách. Tuy nhiên, hòa ước này không thể bền vững vì những
người Công giáo cứng rắn không chấp nhận nó. Khi nhà Guise, lãnh đạo phe Công
giáo, bị thất sủng và lãnh tụ phe Kháng Cách, Đô đốc Gaspard de Coligny trở lại
vị trí cũ trong hội đồng nhà vua trong tháng 9 năm 1571 đã khiến những người
Công giáo cứng rắn quan ngại, nhưng Thái hậu Catherine de’ Medici và Vua
Charles IX bày tỏ quyết tâm không để cuộc chiến bùng nổ lần nữa. Những quan
tâm về khó khăn tài chính khiến nhà vua và thái hậu cố duy trì hoà ước cũng như
sự hòa hoãn đối với Coligny. Những người Huguenot đang trong thế mạnh khi
nắm giữ các thành trì kiên cố như La Rochelle, La Charité-sur-Loire, Cognac và
Montauban. Để duy trì hòa khí giữa hai phe, Catherine de’ Medici sắp đặt cuộc
hôn nhân giữa con gái của bà, Marguerite de Valois, và một hoàng tử người Kháng
Cách, Henri xứ Navarre, sau này là vua Henri IV của Pháp. Đám cưới hoàng tộc
sẽ diễn ra ngày 18 tháng 8 năm 1572. Cuộc hôn nhân này không được chấp nhận
bởi những người Công giáo bảo thủ, và cả Giáo hoàng. Giáo hoàng và vua Felipe
II của Tây Ban Nha mạnh mẽ lên án thái hậu nước Pháp.
[ ] Căng thẳng
Rất đông người Kháng Cách thuộc giới quí tộc đến Paris tham dự đám cưới, cũng
để bảo vệ nhà lãnh đạo của họ. Nhưng Paris là thành phố dễ bùng nổ bạo động
chống người Kháng Cách. Dân Paris, những người Công giáo cực đoan, khó chấp
nhận sự hiện diện của người Kháng Cách trong thành phố của mình, lại chịu kích
động bởi những nhà thuyết giáo, đặc biệt là các tu sĩ dòng Capuchin, cảm thấy khó
chịu với cuộc hôn nhân giữa một công chúa nước Pháp với một người Kháng Cách.
Hội đồng Thành phố Paris muốn gây khó khăn cho hôn lễ. Thêm vào đó, trong khi
các vụ mùa thất bát và giá cả tăng vọt thì sự hào nhoáng của hôn lễ hoàng gia làm
gia tăng sự căm ghét trong dân chúng.
Triều đình bị phân cực. Catherine de’ Medici không có được sự chuẩn thuận của
giáo hoàng cho hôn lễ, nên các chức sắc cao cấp của giáo hội tại Pháp lưỡng lự.
Thái hậu phải cố thuyết phục Hồng y thành Bourbon cử hành hôn lễ trong khi thái
độ thù địch giữa các gia tộc đang lãnh đạo nước Pháp xuất hiện trở lại. Nhà Giuse
không muốn nhượng bộ nhà Montmorency. François, Công tước thành
Montmorency, thống đốc Paris, không thể kiểm soát những bạo loạn trong thành
phố, quyết định rời khỏi thành phố chỉ vài ngày trước hôn lễ.
[ ] Mưu sát Đô đốc Coligny
Sau đám cưới, Coligny và những nhà lãnh đạo khác thuộc phe Huguenot ở lại
Paris để bàn bạc với nhà vua về những khiếu nại đối với Hoà ước Saint-Germain.
Ngày 22 tháng 8 xảy ra vụ mưu sát Coligny. Người bị cho là thủ phạm, Maurevel,
trốn thoát trong lúc hỗn loạn. Cho đến nay vẫn không thể khẳng định ai là người
chịu trách nhiệm vụ mưu sát. Theo những ghi nhận từ lịch sử, có thể có:
Nhà Giuse: Hồng y xứ Lorraine, Công tước Giuse và Công tước xứ Aumale
là những người đáng tình nghi nhất. Là những nhà lãnh đạo phe Công giáo,
họ muốn trả thù cho cái chết của François nhà Giuse mà họ tin là đã bị sát
hại bởi Coligny mười năm trước. Phát đạn bắn đi từ một ngôi nhà thuộc
dòng họ Giuse.
Công tước xứ Alba, cai trị Hà Lan do sự ủy nhiệm của Felipe II: Coligny
đang lãnh đạo chiến dịch giải phóng Hà Lan khỏi sự cai trị của người Tây
Ban Nha. Trong mùa hè, Coligny đã bí mật gởi binh sĩ đến trợ giúp những
người Kháng Cách ở Mons đang bị vây hãm bởi Công tước xứ Alba. Như
thế, đô đốc đang là mối đe doạ đối với công tước.
Catherine de’ Medici: Thái hậu lo ngại khi thấy ảnh hưởng của Coligny
trên nhà vua ngày càng gia tăng. Cùng với những vụ việc khác, Catherine
sợ Coligny sẽ lôi kéo nước Pháp vào cuộc chiến chống Tây Ban Nha do
những vấn đề ở Hà Lan. Tuy nhiên, khó mà tin rằng thái hậu là người chủ
mưu, vì những nỗ lực của bà nhằm bảo đảm sự bình an của đất nước. Như
vậy, nếu bà không chủ mưu, liệu bà có biết những âm mưu của nhà Giuse
hoặc của người Tây Ban Nha?
Catherine de' Medici Gaspard de Coligny Margot Henri IV của Pháp
[ ] Thảm sát
Vụ mưu sát Coligny là biến cố khởi phát cuộc khủng hoảng dẫn đến vụ thảm sát.
Đô đốc Coligny là nhà lãnh đạo Huguenot được kính trọng nhất. E sợ những bất
ổn khởi phát từ phe Kháng Cách, nhà vua và triều đình đến thăm Coligny đang
trên giường bệnh và hứa trừng phạt thủ phạm. Trong khi Thái hậu đang dùng bữa
tối, những người Kháng Cách đòi hỏi công lý. Do lo ngại người Kháng Cách bị trả
đũa, em rể của Coligny đem 4000 quân thiện chiến đến đóng bên ngoài Paris[2] và,
mặc dù không có dấu hiệu nào chứng tỏ sẽ bị tấn công, người Công giáo lo sợ sẽ
có sự trả thù trên nhà Guise và dân thành Paris. Ngay đêm đó, Catherine có một
buổi họp tại lâu đài Tuleries với các cố vấn người Ý của bà và Nam tước de Retz.
Đêm 23 tháng 8, Catherine đến gặp nhà vua để bàn về cuộc khủng hoảng. Dù
không còn chi tiết nào được giữ lại đến ngày nay, Charles IX và mẹ đã quyết định
thanh trừng các nhà lãnh đạo Kháng cách, ngoại trừ những ông hoàng cùng huyết
thống như Henri xứ Navarre và Hoàng tử Condé. Theo những câu chuyện kể, nhà
vua nói: "Được rồi, hãy làm như thế! Giết chúng đi! Giết tất cả bọn chúng! Đừng
để một tên nào còn sống mà làm phiền đến ta!".
Ngay sau đó, chính quyền thành phố Paris được triệu tập, nhận lệnh đóng các cổng
thành và vũ trang người dân để ngăn chặn bất cứ âm mưu nổi dậy nào. Đội vệ binh
Thụy Sĩ của nhà vua được giao nhiệm vụ giết những lãnh tụ Kháng cách có tên
trong danh sách. Ngày nay khó mà xác định trình tự của các biến cố và biết chính
xác thời điểm vụ tàn sát bắt đầu. Có lẽ dấu hiệu hành động là một hồi chuông đổ
vào khoảnh khoắc giữa nửa đêm và hừng đông từ nhà thờ Saint-Germain-
l’Auxerrois, gần cung điện Louvre, là nhà thờ giáo xứ của vua chúa Pháp. Trước
đó, đội vệ binh Thuỵ Sĩ đã lôi những nhà quý tộc Kháng Cách ra khỏi điện Louvre
và bắt đầu tàn sát họ trên đường phố. Đô đốc Coligny bị kéo khỏi giường bởi
chính Công tước Henry de Guise, bị sát hại và thi thể của ông bị ném qua cửa sổ.
Tình trạng căng thẳng âm ỉ kể từ Hòa ước Saint-Germain nay bùng nổ dữ dội để
trở thành làn sóng bạo động lan ra cùng khắp. Người dân Paris bắt đầu săn đuổi
người Kháng Cách khắp mọi nơi trong thành phố. Sự tàn bạo của của cuộc tàn sát
diễn ra theo cung cách không thể tin nổi. Dây xích được giăng ra trên đường phố
để người Kháng Cách không thể trốn thoát khỏi nhà họ. Phụ nữ và trẻ em bị đâm
chém cách lạnh lùng. Cuộc tàn sát kéo dài trong vài ngày bất kể những nỗ lực của
nhà vua nhằm chấm dứt nó. Trong số những người bị giết có nhà soạn nhạc
Claude Goudimel và triết gia Petrus Ramus.
Từ tháng 8 đến tháng 10, các vụ thảm sát tương tự bùng nổ tại những nơi khác như
Toulouse, Bordeaux, Lyon, Bourges, Rouen và Orléans. Không thể biết chính xác
con số nạn nhân, nhưng những ước tính cho rằng có khoảng từ 2.000 đến 100.000
người bị giết[3]. Gần đây, một số sử gia ước tính có khoảng 2.000 người thiệt mạng
ở Paris, và từ 5.000 đến 10.000 ngàn người ở những nơi khác trên nước Pháp. Chỉ
một thời gian ngắn sau đó, những người cải cách chuẩn bị cho cuộc nội chiến thứ
tư.
[ ] Phản ứng
Huy chương của Gregory XIII kỷ niệm cuộc tàn sát
Những ghi nhận vào lúc ấy nói rằng thi thể người chết bị bỏ trôi sông đến nỗi
không ai dám ăn cá. Phản ứng Giáo hoàng Gregory XIII là vui mừng: tất cả
chuông nhà thờ ở Roma ngân vang cho ngày lễ tạ ơn, Lâu đài Sant’Angelo (Castel
Sant’Angelo) nổ súng chào mừng, một huy chương đặc biệt được đúc để vinh danh
sự kiện[4]. Giáo hoàng cũng ra lệnh Giorgio Vasari thực hiện ba bức bích họa tại
sảnh Sala Regia trong Điện Vatican miêu tả thương tích và cái chết của Coligny.
Charles IX tuyên bố trước Quốc hội "Cuộc tàn sát nên được xem như là một sự
báo thù từ Chúa; Coligny là mối đe dọa cho thế giới Cơ Đốc giáo, do đó giáo
hoàng thiết lập ngày 11 tháng 9 năm 1572 là ngày kỷ niệm cho hai sự kiện: trận
Lepanto và cuộc tàn sát người Huguenot"[5]. Giáo hội Công giáo chưa bao giờ
chính thức xin lỗi với lập luận ngày lễ không phải để kỷ niệm cuộc tàn sát người
Huguenot mà nhắc lại sự thất bại của một âm mưu lật đổ nhằm kiểm soát quyền
chính tại Pháp[6].
Tại Paris, nhà thơ Jean-Antoine de Baïf, nhà sáng lập Viện Hàn lâm Âm nhạc và
Thi ca (Academie de Musique et de Poésie), sáng tác một bài thơ sonnet hết lời ca
tụng những người tham gia cuộc tàn sát. Ngược lại, hoàng đế Maximilian II của đế
quốc La Mã thần thánh, nhạc phụ của Charles IX, tỏ ra kinh tởm, gọi cuộc thảm
sát là "sỉ nhục". Những người Công giáo Pháp ôn hoà bắt đầu tự hỏi liệu sự đồng
nhất tôn giáo có xứng đáng với cái giá phải trả cho quá nhiều máu đã đổ như thế,
và họ bắt tay thành lập phong trào Politiques với chủ trương hòa hợp dân tộc là
quan trọng hơn các quyền lợi giáo phái.
Các quốc gia Kháng Cách bày tỏ sự bất bình với cuộc tàn sát đẫm máu, và chỉ có
những nỗ lực cao độ của các đại sứ của Catherine mới có thể ngăn sự sụp đổ của
chính sách ngoại giao của thái hậu hầu duy trì mối giao hảo với các quốc gia này.
Ngay cả đại sứ Vương quốc Anh tại Pháp, Sir Francis Walsingham, cũng suýt mất
mạng trong cuộc thảm sát[7].
[ ] Lý giải
Trải qua các thế kỷ, cuộc Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy dấy lên nhiều tranh
cãi. Các sử gia đương đại vẫn còn bất đồng về nguyên nhân và trách nhiệm về sự
kiện:
Theo Denis Crouzet, do lo sợ nguy cơ xảy ra một cuộc nổi dậy của phe
Kháng Cách, Charles IX chọn giải pháp bóp nghẹt nó ngay từ trong trứng
nước hầu có thể bảo vệ quyền lực của mình. Như thế, quyết định này là của
nhà vua, không phải của Catherine de’ Medici.
Cách giải thích truyền thống, được ủng hộ bởi Janine Garrisson, cho rằng
Catherine de' Medici và các cố vấn Công giáo của bà là thủ phạm chính. Họ
buộc nhà vua, một người bạc nhược và hay do dự, phải làm theo ý họ.
Theo Jean-Louis Bourgeon, chính là thành phố Paris đang sôi sục lòng căm
ghét người Huguenot phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát. Bourgeon
nhấn mạnh rằng lúc ấy Paris đang đứng bên bờ vực của một cuộc cách
mạng. Nhà Guise, rất được yêu thích ở đây, lợi dụng tình thế để gây áp lực
lên nhà vua và thái hậu. Charles IX bị buộc phải ngăn chặn cuộc bạo loạn
tiềm ẩn, như vậy, trách nhiệm thuộc nhà Guise và lực lượng dân quân cùng
người dân thành phố.
[ ] Văn học nghệ thuật và cuộc Thảm sát
Tranh của John Everett Millais
Câu chuyện về cuộc thảm sát được tiểu thuyết hóa bởi Prosper Mérimée trong tác
phẩm Chronique du règne de Charles IX (1829), và bởi Alexandre Dumas trong
Hoàng hậu Margot (La Reine Margot), cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1845, chính
xác với những dữ kiện lịch sử được thi vị hoá bởi những chuyện tình lãng mạn
cùng những cuộc phiêu lưu của các nhân vật trong truyện. Năm 1980, sự kiện này
tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết Paris ma bonne ville của Robert Merle.
Hoạ sĩ John Everett Millais, trường phái tiền Raphael, nổi tiếng khi nắm bắt được
bản chất của sự xung đột trong hoạ phẩm A Huguenot, on St. Bartholomew's Day
Refusing to Shield Himself from Danger by Wearing the Roman Catholic Badge,
miêu tả một phụ nữ Công giáo đang cố thuyết phục người yêu Huguenot của cô
mang huy hiệu của người Công giáo để có thể sống sót. Nhưng người đàn ông,
muốn trung thành với đức tin, dịu dàng từ chối.
Nhà soạn kịch người Anh thời Elizabeth, Christopher Marlowe, được nhiều người
biết tiếng khi cho phép người Pháp đến tị nạn tại lãnh địa của ông ở Canterbury,
sáng tác một vở kịch chống Công giáo và chống Pháp dựa trên vụ thảm sát có tên
The Massacre of Paris (Cuộc thảm sát tại Paris). Trong cuốn tiểu sử Thế giới của
Christopher Marlowe, tác giả David Rígg thuật lại rằng sự kiện này đã ám ảnh
suốt cuộc đời của nhà viết kịch, cuộc thảm sát đã được đưa vào các hồi cuối của
những vở kịch đầu tay của ông, Tamburlaine 1 và 2, và Người Do Thái ở Malta.
Nhà soạn nhạc Giacomo Meyerbeer cũng viết vở opera nổi tiếng Les Huguenots
năm 1836.
Với điện ảnh, cuộc thảm sát được thuật lại trong cuốn phim câm sử thi của D. W.
Griffith năm 1916 tựa đề Intolerance (Không dung thứ). Năm 1954, cuốn tiểu
thuyết của Alexandre Dumas được Jean Dréville chuyển thể thành phim. Tới năm
1994, một lần nữa, Hoàng hậu Margot xuất hiện trên màn ảnh trong bộ phim của
Patrice Chéreau, diễn viên Isabelle Adjani trong vai Margot.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_31__9788.pdf