Sau những năm tháng chinh phạt, Đếquốc Ba Tư thái bình thịnh trị.
[96]
Nhưng
Hoàng đếDarius Đại Đếhay tin nhân dân Ionian, với sựhỗtrợcủa người Athena,
phất cờkhởi nghĩa chống lại ách đô hộcủa Đếquốc Ba Tư. Ông phái quân đến
dẹp tan tác cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ionian. Sau đó, ông sai sứđến xứ Sparta
bắt họphải thần phục ông, nhưng họkhông chịu. Do đó, ông quyết định phải trừng
phạt họ.
[97]
Vào năm 490 TCN, ông phái quân đến đánh xứHy Lạp. Ông không
thân chinh thống lĩnh, chỉgiao trách nhiệm cho một viên cận tướng.
[98]
Quân đội
Ba Tư tấn công xứ Eretriavà tiêu diệt được xứnày, bắt dân chúng trogn thành làm
nô lệ.
[99]
Nhưng, Quân đội Ba Tư đại bại tại Marathon, phải rút về. Vào năm 486
TCN, Hoàng đếDarius I, tức Darius Đại Đếqua đời, kết thúc những năm tháng trị
vì thành công vang dội.
[92]
Con trai của ông lên thay, tức Hoàng đế Xerxes Đại đế. Ông là một vịvua -chiến
binh.
[100]
Vịtân Hoàng đếquyết chí diệt các thành bang Hy Lạp đểbáo thù cho
thất bại của vua cha.
[101]
Không những thế, ông bịxem là đối xửngược đãi với các
tôn giáo khác, không như các bậc tiên đếCyrus Đại Đếvà Darius Đại Đế.
[102]
Trước khi chinh Hy Lạp, ông dập tan tác những cuộc bạo loạn tại Babylon và Ai
Cập.
[103]
Theo sửcũ Hy Lạp, ông đem 5 triệu người -trong đó có 1.700.000 binh sĩ
từmọi nước trong đếquốc -đi chinh tây, có thểlà đểchiếm cả châu Âu. Sựkiện
này đưa ông trởthành vịvua nổi tiếng nhất trong lịch sửBa Tư.
[92]
Trong công
cuộc chinh phạt Hy Lạp, ông vừa gặt hái những chiến thắng mà ông cũng vừa gặt
hái những chiến bại:
[104]
Các chiến thuyền của nhà vua làm thành một chiếc cầu
nổi khổng lồbắc qua eo biển Hellespont nối liền hai châu Âu-Á
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Nhà Achaemenes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh
tại Salamis năm 480 TCN. Trong trận này, ông liên quân với Nữ hoàng Artemisia
I xứ Halicarnassus.[109] Sợ thất bại, ông rút thủy binh về và giao việc chinh Hy Lạp
cho tướng Mardonius và 10.000 quân tinh nhuệ.[100][110] Mardonius là vị thống soái
hàng đầu của Đế quốc Ba Tư thời đó, là con rể của tiên đế Darius Đại Đế. [111]
Thông qua Vương quốc Macedonia là đồng minh của Ba Tư, tướng Mardonius đề
nghị người Athena phải ký kết Hòa ước với Ba Tư, nhưng không thành công. Vào
Mùa Xuân năm 479 TCN, tướng Mardonius lại chiếm được thành Athena. Người
Athena phải rút lui khỏi thành phố này. Người Athena quyết không đầu hàng Ba
Tư, họ bèn cầu cứu người Sparta, và người Sparta cho quân ra giúp họ. Trong trận
Plataea (479 TCN), tướng Mardonius tử vong, Quân đội Ba Tư bại trận. Họ phải
rút chạy về nước. Đối với Hoàng đế Xerxes Đại Đế, cuộc chinh phạt Hy Lạp thất
bại nhưng không gây hậu quả gì cho lắm trên Đế quốc Ba Tư, và ông vẫn tiếp tục
ngự trị Đế quốc. Nhưng đối với nhân dân Hy Lạp, chủ nghĩa dân tộc của họ ra đời,
với chiến thắng của nền văn minh Hy Lạp trước "rợ" Ba Tư xâm lược.[110] Nhà vua
cũng xây thêm cung điện tại tân đô Persepolis, và hoàn tất phần lớn công cuộc xây
dựng tân đô do vua cha Darius Đại Đế khởi xướng.[89] Các nhà sử học người Hy
Lạp phá vỡ danh tiếng của ông - vị vua đã thực hiện một cuộc chinh phạt quy mô
lớn vào Hy Lạp - sau chiến bại của ông vì trụy lạc, độc đoán; tuy nhiên, người
phương Đông xem ông là một vị Hoàng đế đức độ, anh minh, thượng võ và nhìn
xa trông rộng. [112]
Ông cũng là một nhà cải cách tôn giáo tài ba.[113] Kinh đô Persepolis do ông và
vua cha Darius Đại Đế dày công xây cất đã trở thành một thành phố tuyệt vời
trong thế giới cổ đại.[114] Trong khi nhà vua nhấn mạnh ông là người Aryan, thần
Ahura Mazda trở thành "Vị thần của dân tộc Aryan".[115] Các công trình tại kinh
đô hoành tráng này cũng thể hiện lòng thương dân hết mực của vị "Vua của các vị
vua" tài ba - Xerxes Đại Đế đối với toàn dân Ba Tư. Ông là một trong những vị
vua vĩ đại cuối cùng của Vương triều Achaemenes.[116] Đế quốc Ba Tư vẫn còn tồn
tại, nhưng không còn tích cực bành trướng như trước nữa.[108] Triều đại của ông
cũng kết thúc không được bình yên. Vào năm 465 TCN, tân Vizia Artabanus giết
chết ông, và Hoàng tử Artaxerxes lên nối ngôi, tức là Hoàng đế Artaxerxes I. Do
Vizia Artabanus tấu lên vua rằng con trưởng của Hoàng đế Xerxes Đại Đế là
Hoàng tử Darius đã ám sát vua cha, ông truyền lệnh cho xử tử hoàng huynh
Darius.[112] Nhưng không lâu sau đó, Hoàng đế Artaxerxes I hiểu ra và báo thù cho
vua cha qua việc trừ khử Vizia Artabanus. Ông tiêu diệt được Vizia Artabanus
trong một trận đấu tay đôi tại Hoàng cung. Ông cũng trừ khử luôn cả tên hoạn
quan Aspamitres - một trong những kẻ ám sát tiên đế Xerxes Đại Đế.[112] Hoàng đế
Artaxerxes I cũng là một trong những vị vua vĩ đại cuối cùng của Vương triều
Achaemenes. Sau khi ông mất, nhiều vị Hoàng đế yếu kém hơn lên nối nghiệp
ông.[117] Hoàng đế Xerxes II kế ngôi, là đứa con hợp pháp duy nhất của tiên đế
Artaxerxes I. Nhưng tiên đế Artaxerxes I có nhiều đưa con bất hợp pháp đầy tham
vọng.[118] Ít lâu sau khi lên ngôi, Hoàng đế Xerxes II bị ám sát trong Hoàng cung,
lúc đang say rượu.[119] Trong những kẻ ám sát ông có tên hoạn quan Pharnacyas,
và điều này cho thấy các quan Thái giám Triều đình Ba Tư hồi đó thường tham gia
những vụ mưu phản, chẳng hạn như trước đó có Aspamithres làm phản Hoàng đế
Xerxes I.[120] Em khác mẹ của ông là Hoàng đế Sogdianus lên thay, nhưng cũng bị
người em khác mẹ là Hoàng đế Darius II chiếm ngôi.[121] Đất nước suy yếu, uy
quyền của các vua bị thu hẹp. [93]
Hoàng đế Darius II kết hôn với người em gái cùng cha khác mẹ của ông là
Parysatis, và sinh ra Hoàng đế Artaxerxes II tương lai.[122] Vào năm 401 TCN,
người Hy Lạp và người Ba Tư lại giao chiến với nhau. Một người lính thành
Athena là Xenophon tham chiến trong nhóm lính đánh thuê người Hy Lạp của
Hoàng tử Cyrus Trẻ (chớ nhầm lẫn với vị tiên liệt lỗi lạc hơn của ông là Hoàng đế
Cyrus Đại Đế) khi vị Hoàng tử này khởi loạn chống lại vua anh Artaxerxes II, sau
khi vua cha Darius II qua đời[123]. Trong trận đánh với Hoàng đế Artaxerxes II,
Hoàng tử Cyrus Trẻ bị giết.[124] Sau đó, Xenophon rút lui và sau này ông có viết về
cuộc đời của Hoàng đế Cyrus Đại Đế.[125] Kể từ thời vua Cyrus II, các vua Ba Tư
thường xưng những Đế hiệu phức tạp như "Đức Vua vĩ đại, Đức Vua của Ba Tư,
Đức Vua của các vùng đất", v.v... và Vương hiệu đơn giản "Vua" có lẽ không thực
sự ám chỉ vị Hoàng đế ngự trị Đế quốc. Ví dụ, Xenophon và Cicero gọi Cyrus Trẻ
là Vua dù ông chỉ là quan Tổng đốc xứ Tiểu Á. [18]
Trong thời kỳ suy yếu của Đế quốc Ba Tư, những vùng đất xa như Trung Á cũng
mất ít nhiều. Có giai đoạn họ bị mất Ai Cập (404 TCN - 343 TCN), nhưng tựu
chung lãnh thổ cũng khá rộng, không bị mất mát nhiều. Sức mạnh quân sự của Đế
quốc Ba Tư suy giảm, và nền kinh tế đất nước cũng sa sút. [93]
[ ] Sự sụp đổ
Xem thêm: Các cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế
Hoàng đế Artaxerxes III (Ochus) là vị vua kiệt xuất cuối cùng của Đế quốc Ba Tư.
Ông tiến hành củng cố Đế quốc Ba Tư hùng mạnh, đồng thời thâu tóm thêm nhiều
quyền uy về tay nhà vua.[126] Trong các năm 343 TCN - 341 TCN, ông tái chinh
phạt toàn bộ xứ Ai Cập, và đày ải Pharaon Nectanebo II của Vương triều thứ 30
mới được người Ai Cập thành lập.[127] Sau một triều đại lâu dài (358 TCN - 338
TCN), ông bị tên hoạn quan Bagoas ám sát. Hoàng đế Arses lên nối ngôi, cũng bị
tên hoạn quan Bagoas ám sát vào năm 336 TCN, dường như tên hoạn quan này có
sự hỗ trợ của tân Hoàng đế Darius III. [126]
Người Ba Tư thiết lập Vương triều thứ 31 trên đất Ai Cập, và trị vì khắt khe.
Nhân dân Ai Cập phất cờ khởi nghĩa, và người ta biết rằng một cuộc khởi nghĩa đã
bùng nổ do Pharaon Khababsh lãnh đạo.[127] Trong lúc nước Ba Tư suy yếu, một vị
chỉ huy quân sự xuất sắc đã tiến hành chinh phạt Đế quốc này vào năm 334
TCN[93] - vua xứ Macedonia là Alexandros Đại đế thống lĩnh liên quân Macedonia
và các thành bang Hy Lạp vượt biển Hellespont tiến đánh Ba Tư. Ông vốn rất
ngưỡng mộ người chiến binh Xenophon và Hoàng đế Cyrus Đại Đế - vị vua thống
nhất hai dân tộc Media và Ba Tư. Với một lực lượng Quân đội tinh nhuệ, ông
quyết định theo chân Hoàng đế Cyrus Đại Đế trong việc xây dựng một Đế quốc
thống trị thế giới.[124] Vua Alexandros Đại Đế đánh trận đầu với Quân đội Ba Tư
tại Granicus, và giành thắng lợi.[128] Vào năm 333 TCN, ông tiếp tục đánh tan tác
Quân đội Ba Tư do Hoàng đế Darius III thân chinh thống lĩnh tại trận Issus năm
333 TCN, sau đó ông chiếm được thành phố Tyre. Vua Alexandros Đại Đế cũng
kéo quân vào Ai Cập vào năm 332 TCN. Sau đó, Hoàng đế Darius III một lần nữa
bị đánh bại trong trận Gaugamela (Arbela) vào năm 331 TCN[129]. Trong cơn ly
loạn, Darius III bị em họ là Bessus giết năm 330 TCN, cùng năm đó vua
Alexandros Đại Đế đốt cháy kinh thành Persepolis. Bessus, tức vua Artaxerxes V
cầm cự đến năm 328 TCN thì toàn bộ Đế quốc Ba Tư bị mất về tay vua
Alexandros Đại đế. Bessus bị bắt sống.[129] Tuy đã đánh bại Hoàng đế Darius III,
vua Alexandros Đại Đế mong muốn xây cho ông một lăng tẩm tráng lệ tại kinh
thành Persepolis.[104]
Nhiều sử gia cho rằng năm 330 TCN đã là thời điểm cáo chung của nhà
Achaemenes sau khi vua Alexandros Đại đế chiếm được 4 kinh đô của Ba Tư lúc
ấy là Pasargadae, Persepolis, Susa và Ecbatane. Từ nay, thời kỳ xưng hùng xưng
bá của Đế quốc Ba Tư chấm dứt.[93] Song, vào năm 324 TCN, ông và một vạn
quân Macedonia cưới các cô gái Ba Tư làm vợ.[129] Vào năm 323 TCN, ông qua
đời tại thành Babylon. [130]
[ ] Các vị vua
Các vua nhà Achaemenes
Tên Ba Tư Tên Anh hoá Trị vì Chú thích
Hakhamanish Achaemenes
(690 TCN - 681
TCN)
Cishpish Teispes
(681 TCN - 652
TCN)
Ariyaramna Ariaramnes (652 TCN - ???) (Xứ Parsua)
Kourosh I Cyrus I
(652 TCN - 600
TCN)
(Xứ Anshan)
Arshama Arsames
(595 TCN - 555
TCN)
(Xứ Parsua)
Kambujiya I Cambyses I
(652 TCN - 600
TCN)
(Xứ Anshan)
Kourosh II e Bozorg Cyrus II the Great
(559 TCN - 530
TCN)
(Cyrus Đại đế)
Kambujiya II Cambyses II
(530 TCN - 521
TCN)
Bardiya giả Smerdis giả (521 TCN, 7 tháng) (soán ngôi)
Darayavaush I e
Bozorg
Darius I the Great
(522 TCN - 485
TCN)
(Darius Đại
đế)
Khsayarsha I e Bozorg Xerxes I the Great
(485 TCN - 465
TCN)
(Xerxes Đại
đế)
Artaxshaca I Artaxerxes I
(465 TCN - 424
TCN)
Khsayarsha II Xerxes II (425 TCN, 45 ngày)
Sogdianus Sogdianus (425 TCN, 6 tháng)
Darayavaush II Darius II
(425 TCN - 405
TCN)
Artaxshaca II Artaxerxes II
(405 TCN - 362
TCN)
Artaxshaca III Artaxerxes III
(362 TCN - 340
TCN)
Artaxshaca IV Arshaka
Artaxerxes IV
Arses
(340 TCN - 337
TCN)
Darayavaush III Darius III
(337 TCN - 330
TCN)
Artaxshaca V
Artaxerxes V
Bessus
(330 TCN - 328
TCN)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_75__6979.pdf