Văn học cổđiển được viết dưới thời Hy Lạp cổxưa từ thếkỷthứ4và phát triển
lên trong thời ĐếchếByzantine. Vào thời kỳđầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồsộcủa
Homer, Iliadvà Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳnày là Hesiodos
(Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days(Έργα και ημέραι)
và Theogonia(Θεογονία).
Chiếm vịtrí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổđại phải kểđến thần thoại Hy
Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thểhiện trong đó cách giải thích của
người Hy Lạp về tựnhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh
nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần
thoại từvũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từkhối hỗn mang (gọi là
Chaos), xuất hiện nữthần đất Gaiarồi thần ái tình Erosnhờđó Chaosvà Gaia lấy
nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp.
Bàn tay khéo léo của Prometheusđã nặn ra loài người từđất sét và lấy trộm lửa
mang đến cho loài người. Dưới sựđiều khiển của thần Zeus, vịthần tối cao của
các thần ngựtrịtrên đỉnh Olympusquanh năm tuyết phủđã can thiệp vào mọi lĩnh
vực đời sống con người. Thần thánh vừa thểhiện sức mạnh của trần gian vừa thể
hiện sựlao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữthần
nông nghiệp Demeter, thần thợrèn Hephaistos, nữthần anh hùng Calios, nữthần
múa Ternexiso.
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Nền văn minh Hy Lạp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nền văn minh Hy Lạp
Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận
Parthenon ở Athena
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia
(Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike
(Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese
(Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát
triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng,
tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.
Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo
thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.
Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít
tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho
trồng trọt.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte - Σπάρτη), đồng (ở đảo Kypros -
Κύπρος), vàng (ở Thrace - Θράκη) và bạc (ở Attike - Αττική). Đó là điều kiện
thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.
Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại,
thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các
nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư
trong lịch sủ cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu
Âu xuống.
Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos, đến khi La Mã xuất
hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen.
Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ đại nhưng
nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên,
nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp
giá trị.
Mục lục
1 Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
2 Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
o 2.1 Văn học Hy Lạp
o 2.2 Sử học Hy Lạp
o 2.3 Nghệ thuật
o 2.4 Triết học Hy Lạp cổ
o 2.5 Ẩm thực Hy Lạp cổ
o 2.6 Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
o 2.7 Thành tựu y học Hy Lạp cổ
o 2.8 Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
o 2.9 Toán, lý học Hy Lạp cổ
3 Luật pháp và tổ chức nhà nước
4 Chú thích
5 Xem thêm
6 Tham khảo
[ ] Các thời kỳ của văn minh Hy Lạp
Phụ nữ thời văn minh Mycenaean
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời
kỳ lớn: thời kỳ Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ
Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm
ba giai đoạn:
Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3 TCN, gần như còn rất ít dấu vết.
Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600
TCN)
Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra ba thời kỳ nhỏ:
Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến
thế kỷ 9 TCN)
Thời kỳ Cổ điển (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
Thời kỳ Hy Lạp hóa, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
Thời kỳ hậu Hy Lạp chính thống:
Thời kỳ Roma (năm 146 TCN đến 330)
Thời kỳ Đế chế Byzantine (330 đến 1453)
[ ] Những thành tựu của văn hóa Hy Lạp
[ ] Văn học Hy Lạp
Ngôn ngữ và chữ viết Hy Lạp
Xem bài chính: tiếng Hy Lạp
Văn học kinh điển Hy Lạp cổ
Văn học cổ điển được viết dưới thời Hy Lạp cổ xưa từ thế kỷ thứ 4 và phát triển
lên trong thời Đế chế Byzantine. Vào thời kỳ đầu, Hy lạp có 2 tác phẩm đồ sộ của
Homer, Iliad và Odyssey. Một nhà thơ vĩ đại của thời kỳ này là Hesiodos
(Ησίοδος). Ông có hai tác phẩm trường tồn là Works and Days (Έργα και ημέραι)
và Theogonia (Θεογονία).
Chiếm vị trí quan trọng trong văn học Hy Lạp cổ đại phải kể đến thần thoại Hy
Lạp. Thần thoại Hy Lạp khá phong phú và thể hiện trong đó cách giải thích của
người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người đồng thời nêu lên những kinh
nghiệm của cuộc sống lao động và ước vọng của mình. Các nhân vật trong thần
thoại từ vũ trụ, thần thánh tới các bậc anh hùng dũng sĩ. Từ khối hỗn mang (gọi là
Chaos), xuất hiện nữ thần đất Gaia rồi thần ái tình Eros nhờ đó Chaos và Gaia lấy
nhau sinh ra đêm tối, ánh sáng, sao trời, biển cả, núi non, sông ngòi, sấm chớp...
Bàn tay khéo léo của Prometheus đã nặn ra loài người từ đất sét và lấy trộm lửa
mang đến cho loài người. Dưới sự điều khiển của thần Zeus, vị thần tối cao của
các thần ngự trị trên đỉnh Olympus quanh năm tuyết phủ đã can thiệp vào mọi lĩnh
vực đời sống con người. Thần thánh vừa thể hiện sức mạnh của trần gian vừa thể
hiện sự lao động sáng tạo của con người như: thần trồng nho Dionysus, nữ thần
nông nghiệp Demeter, thần thợ rèn Hephaistos, nữ thần anh hùng Calios, nữ thần
múa Ternexiso...
Nhiều bài thơ trữ tình cũng được sáng tác ở thời kỳ này là của Sappho (Σαπφώ) và
Pindarus (Πίνδαρος). Những người Hy Lạp còn nổi tiếng với các tác phẩm kịch
sân khấu và các trường ca bất hủ. Có khoảng 100 vở bi kịch được trình diễn trong
suốt thời gian dài[1], về sau chỉ còn ba kịch gia được xem là tồn tại lâu hơn cả:
Aeschylus (Α σχύλος), Sophocles (Σοφοκλης) và Euripides (Ευριπίδης). Trên cơ
sở truyện dân gian, ra đời truyền thuyết về thành Troia.
Giống như các vở bi kịch, thể loại kịch nói cũng được thể hiện trong các dịp trang
trọng tại nhà hát Dionysus tại Athena, nhưng ở đây vở diễn bao hàm đầy đủ các
yếu tố như tục tĩu, chửi bới và lăng nhục. Một tác phẩm kịch trường tồn của
Aristophanes (΄Αριστοφανης) là một kho tàng của thể loại hài hước. Menanderus
(Μένανδρος) là nhà văn đã đề xuất thể loại kịch Hy Lạp theo trào lưu mới.
Tác phẩm văn xuôi vĩ đại của thế kỷ thứ 4 là viết về triết học. Thời kỳ này xuất
hiện rất nhiều triết gia Hy Lạp, nhưng có ba triết gia nổi tiếng: Socrates, Platon và
Aristotle. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, Platon là người hầu như
không có đối thủ.
[ ] Sử học Hy Lạp
Hai trong rất nhiều nhà sử học của thời kỳ Hy Lạp cổ điển là Herodotus
( ρόδοτος) và Thukydides (Θουκυδίδης). Nhà sử học thứ ba, Xenophon
(Ξενοφ ν), viết Hellenica khi Thucydides kết thúc công việc vào năm 411 TCN
và được tiếp tục công việc cho đến năm 362 TCN.
Vào thời kỳ Roma, Hy Lạp có các sử gia quan trọng sau thời Alexander Đại đế là
Timaeus, Polybius (Πολυβιος), Diodorus Siculus, Dionysius của Halicarnassus,
Appian của Alexandria, Lucius Flavius Arrianus và Plutarch. Thời kỳ của các tác
phẩm sử học được họ viết từ thế kỷ thứ 4 TCN cho đến thế kỷ thứ 2.
[ ] Nghệ thuật
Xem bài chính: Nghệ thuật Hy Lạp
Một bức tranh dưới thời Mycenae - "Dame de Mycènes"
Người đánh xe ngựa của Delphi, bảo tàng khảo cổ học Delphi, một trong những
tác phẩm điêu khác vĩ đại có niên đại 470 TCN
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp phát triển rực rỡ
và để lại dấu ấn sâu sắc hơn cả.
Những công trình điêu khắc Hy Lạp cổ thời gian đầu chịu ảnh hưởng của trường
phái nghệ thuật phương Đông. Nhưng nghệ thuật tạo hình và điêu khắc đạt đến
đỉnh cao là ở thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ 5 đến thế kỷ 4 TCN). Nhiều công trình
được sáng tạo bởi Polygnotus, Myron, Phidias. Tác phẩm Tượng thần Athena và
Marsyas (tại Vườn Bách thảo của Copenhagen) được sáng tác bởi Myron.
Kiến trúc và điêu khắc Hy Lạp cổ thường đi song hành bên nhau. Những giá trị
lớn tập trung tại các công trình kiến trúc lớn, những bức tranh tường, những bức
tượng lớn trong một đại sảnh là hình ảnh thường gặp ở Athena.
Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của Hy Lạp cổ đại đã có tác dụng kinh điển và
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nền nghệ thuật của nhiều quốc gia từ cổ đại cho đến
ngày nay.
Đồ gốm của Hy Lạp cổ đại có thể xem như những tác phẩm tuyệt đẹp và sức lan
tỏa, thắm đượm tinh chất huyền
Krater (bát lớn), thế kỷ 12 TCN
thoại và thơ ca Hy Lạp cổ. Đồ gốm được sản xuất cho các công việc và sử dụng
chúng hàng ngày mà không phải để trưng bày. Rất nhiều đồ gốm Hy Lạp cổ đại
vẫn còn cho đến ngày nay, như các loại bình đựng rượu, bình đựng nước, các bình
tế lễ, các loại bình có tay cầm, các loại chén bát.
Phong cách làm gốm của Hy Lạp cũng thay đổi theo các thời kỳ khác nhau, mỗi
thời kỳ lại có những đặc sắc riêng, càng về sau càng tinh xảo và thẩm mỹ hơn.
Các bức tượng cổ Hy Lạp là cả một nền nghệ thuật mẫu mực, ảnh hưởng đến
trường phái nhiều quốc gia châu Âu sau này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến
phong cách Roma cho đến thời kỳ Phục Hưng.
Kiến trúc Hy Lạp cổ là những công trình đồ sộ và nghệ thuật cho cả châu Âu sau
này.
Xem bài chính: Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
[ ] Triết học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là quê hương của triết học phương Tây, ở đây có cả hai trường phái
triết học duy vật và duy tâm.
Đại diện cho trường phái duy vật là các nhà triết học nổi tiếng như: Thales,
Heracleitus, Democritus...
Đại diện cho trường phái duy tâm là các nhà triết học: Platon, Aristotle...
[ ] Ẩm thực Hy Lạp cổ
Bức tượng miêu tả một người đàn bà nhào bột làm bánh mì có niên đại 500-475
TCN
Xem bài chính: Ẩm thực Hy Lạp cổ đại
Bức tranh ẩm thực Hy Lạp cổ đại phản ánh như là đặc tính tiết kiệm, chính là đặc
trưng của vùng Địa Trung Hải, bởi vì nông nghiệp thực sự không thuận lợi cho
khu vực này. Các món ăn truyền thống như, bánh mì, dầu ôliu và rượu.
Ngoài những thực phẩm chính trên, người Hy Lạp cổ đại còn các thực phẩm như:
trái cây và các loại rau, thịt và cá, sữa dê, mật ong...
Những dụng cụ dùng để chế biến và sử dụng thức ăn hàng ngày cũng như cất giữ
thục phẩm của người Hy Lạp cổ đại được xem là tuyệt đẹp và có tầm ảnh hưởng
đến nghệ thuật châu Âu nhiều thế kỷ sau này và cho đến tận ngày nay.
Ẩm thực thường ngày của cư dân Hy Lạp cổ đại thường có các bữa như sau:
Điểm tâm ( κρατισμός / akratismós) là bánh mì cùng với rượu, đôi khi có
thêm trái sung và một ít quả ôliu.
Ăn nhẹ ( ριστον / ariston)[2].
Bữa chính (δε πνον / deĩpnon), là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày,
thường vào buổi tối, hay hoàng hôn.
[ ] Các hoạt động thể thao Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Olympia Hy Lạp cổ đại
Thể thao Olympia của Hy Lạp cổ đại thể hiện tinh thần thượng võ và tín ngưỡng
của các thành phố Hy Lạp. Hình thức thể thao này được ra đời từ năm 776 TCN và
kéo dài tới năm 393. Được tổ chức mỗi 4 năm tại Olympia, Hy Lạp, số môn tham
gia thi đấu chính thức có lúc lên đến 292 bộ môn khác nhau.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ
theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và
thần thoại Hy Lạp. Những cuộc thi đấu được diễn ra ở Olympia, một địa điểm
thiêng liêng cho các thần Hy Lạp, trong quận Elis của vùng Tây Hy Lạp. Đền thờ
ở Olympia có chứa một bức tượng của thần Zeus cao đến 12 mét bằng ngà voi và
vàng do Phidias điêu khắc. Bức tượng này chính là một trong Bảy kỳ quan thế giới
cổ đại.
[ ] Thành tựu y học Hy Lạp cổ
Hippocrates: bức chạm khắc điển hình
Về y học, Hy Lạp cổ có một thiên tài lỗi lạc, đó là Hippocrates, một trong những
danh y giỏi nhất của mọi thời và thường được xem là cha đẻ của y học. Sinh năm
460 TCN tại đảo Cos vùng biển Aegeum, Hippocrates là con trai một người làm
thuốc, được cha truyền cho những kiến thức về y tế, sau đó tiếp tục học ở Athena
và nhiều thành phố khác trong vùng. Ông hành nghề trên đảo Cos và nổi tiếng từ
đó. Vào thời trước Hippocrates, người Hy Lạp rất mê tín dị đoan. Họ tin rằng bệnh
tật do ma lực huyền bí gây nên và chỉ có thể được chữa khỏi nhờ các thầy phù
thuỷ.
Hippocrates đã mở ra một kỷ nguyên mới cho y học, xem bệnh tật như một hiện
tượng thiên nhiên, có thể chữa trị dựa vào quan sát lâm sàng tỉ mỉ cũng như căn cứ
vào các triệu chứng của bênh. Cụ thể là ông nhìn nước da, quan sát mắt bệnh nhân,
chú ý họ có bị sốt hoặc lạnh hay không.
Hippocrates cũng khuyến khích học trò làm việc hết sức mình vì lợi ích của bệnh
nhân. Lời thề nổi tiếng mà các bác sĩ tuyên đọc trước khi ra trường trước đây, về
sau được đặt tên là lời thề Hippocrates. Lời thề này chủ yếu nhấn mạnh, cấm bác
sĩ giúp nữ bệnh nhân phá thai, trao thuốc độc theo yêu cầu, gợi ý của bệnh nhân,
làm phẫu thuật không cần thiết. Ngoài ra, lời thề còn đòi hỏi bác sĩ tránh quan hệ
tình dục với bệnh nhân, không tiết lộ những chuyện liên quan đến bệnh nhân.
[ ] Xã hội và lối sống của Hy Lạp cổ đại
Nô lệ dưới thời Hy Lạp cổ
Mại dâm dưới thời Hy Lạp cổ
Đồng tính nam dưới thời Hy Lạp cổ
[ ] Toán, lý học Hy Lạp cổ
Xem bài chính: Toán học Hy Lạp cổ đại
Thế giới Hy Lạp cổ đại còn cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng
góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclides, người đưa ra các tiên đề hình học
và đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp; Pythagoras, người đã chứng minh định lí
mang tên ông và ngay từ thế kỉ thứ 5 TCN đã đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu;
Thales, người đã đưa ra định lí Thales; và, đặc biệt nhất, Archimedes, người đã đề
ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm, máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy
tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất lỏng (lực đẩy Archimedes).
[ ] Luật pháp và tổ chức nhà nước
Các quốc gia ở phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều về hệ thống pháp luật và cách
tổ chức nhà nước từ Hy Lạp cổ đại.
Nhà nước ở Hy Lạp cổ đại hình thành trên cơ sở sự tan rã của xã hội thị tộc. Nhà
nước dân chủ chủ nô ở Hy Lạp ngày càng được hoàn thiện qua những cải cách của
Solon, Cleisthenes và Pericles.
Về luật pháp, bộ luật cổ nhất của Hy Lạp là bộ luật Draco, bộ luật này có những
hình phạt rất khắc nghiệt, có khi chỉ ăn cắp cũng bị xử tử. Sau này, nhờ những cải
cách của Solon, Cleisthenes... luật pháp Hy Lạp ngày càng mang tính dân chủ hơn
(nhưng cũng chỉ công dân tự do mới được hưởng, nô lệ thì không).
[ ] Chú thích
1. ^ Những nhà hát lớn có tới 44.000 chỗ ngồi ở Megalopolis, 17.000 chỗ
ngồi như ở trong Athena chứng tỏ vai trò và ý nghĩa của kịch trong đời
sống
2. ^ Thường ăn vào buổi trưa hoặc bất kỳ khi nào trong ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_73__675.pdf