Bài thảo luận Marcus Aurelius Antoninus Augustus

Bức tượng Hoàng đếHadrianus (Viện Bảo tàng Khảo cổQuốc gia Athena). Vị

vua này bảo trợchàng trai trẻMarcus Aurelius và có lẽcó dựđịnh phong ông làm

vua kếtục lâu dài của mình.

[70]

Vào năm 127, khi mới 6 tuổi, Marcus Aurelius gia nhập Hiệp sĩ đoàn(ordo

equester) theo lời kêu gọi của Hoàng đế Hadrianus. Tuy điều này hoàn toàn không

phải là không có tiền lệ, nhưng so với những đứa trẻkhác cùng gia nhập Hiệp sĩ

đoàn, tuổi đời của Marcus Aurelius vẫn còn quá nhỏ. Vào năm 128, Marcus

Aurelius gia nhập nhớm tăng lữcủa nhà Salii. Do những yêu cầu tiêu chuẩn đểgia

nhập nhóm tăng lữnày không thểđược thực hiện vì cha mẹcủa Marcus Aurelius

đều đã qua đời, chúng cần phải được xóa bỏbởi chính vua Hadrianus -người đề

cửMarcus Aurelius, như một đặc ân đối với cậu bé.

[71]

Hoàng đếcó thiện cảm với

cậu bé, nên gọiông là Verissimus, nghĩa là người "đúng đắn nhất".

[72][notes 5]

Về

phần mình, Marcus Aurelius chăm chỉthực hiện những trách nhiệm tôn giáo của

mình. Ông hoàn thành mọi chức vụgiáo sĩ, đểrồi vươn lên trởthành thủlĩnh của

nhóm nhaỷ, của nhóm tiên tri (vates), và rồi lên làm người lãnh đạo của Hiệp sĩ

đoàn

pdf20 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Marcus Aurelius Antoninus Augustus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Julianus (332 - 363), khi viết về các đời Hoàng đế trong lịch sử La Mã cổ, đã hoàn toàn công nhận Marcus Aurelius là một bậc đại minh quân lần đầu tiên. Julianus cho rằng chỉ có mỗi Alexandros Đại Đế là ngang hàng với Marcus Aurelius trong chính sử từ xưa đến nay, và ca ngợi ông vì sự bền chí ngang với thần linh, vì sự am hiểu sâu sắc của ông về lúc nào nói, lúc nào im, và ông còn có tài truyền cảm triết lý đến mức "đưa người khác trở thành chư thần". "Bộc trực và không có khuyết điểm nào" (theo Julianus), Hoàng đế Marcus Aurelius không những trở thành một bậc đại anh quân đánh phục hơn hẳn các vị vua khác, nhưng còn hiền đức hơn họ hẳn. Vị đại minh quân Julianus đã tôn vinh Marcus Aurelius hơn hẳn mọi ông hoàng bà chúa khác, và kể rằng đôi mắt và nếp nhăn trên trán của ông bộc lộ rõ hiệu lực của những công trình nghiên cứu lâu dài mà ông đã lao đầu vào. Ông chỉ có ba vết nhơ là nuông chiều Hoàng hậu Faustina, Hoàng tử Commodus và đồng Hoàng đế Lucius Verus - nhưng điều đó thể hiện nhân tính của ông, và sự cưng chiều con cái của ông có thể được phân tích như một lỗi lầm nhân văn và thánh thiện, mà chính nhà thi hào Homer đã thừa nhận. Thật không hề khó hiểu tại sao Julianus lại ngưỡng mộ Marcus Aurelius đến như vậy. Cũng giống như vị tiên đế, Julianus là một bậc anh quân, ông cũng chống đối Ki-tô giáo như Marcus Aurelius, cũng phải xông pha trên hai mặt trận như Marcus Aurelius, và cũng luôn phải đối phó với các man tộc ở phương Bắc. Nói chung, hai vị hiền đế này phải nói là vô cùng giống nhau. Trong khi các bậc cố nhân Julius Caesar, Augustus và Traianus[27] là những vị anh hùng thượng võ thì Marcus Aurelius lại là một ông vua - hiền triết hiếu hòa. [100] Quốc vương Friedrich II Đại Đế (1712 - 1786) - một bậc đại anh quân trong lịch sử nước Phổ - đã lấy Hoàng đế Marcus Aurelius làm tấm gương sáng để mà noi theo.[101] Friedrich II Đại Đế ngưỡng mộ vị Hoàng đế vì ông không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự đại tài mà còn là một nhà triết học, đã phê phán sự phù phiếm của người đời.[22] Friedrich II Đại Đế không những noi theo tấm gương ngời sáng của Marcus Aurelius mà còn quy tụ các nhà hiền triết lỗi lạc của thời đại về cung đình Potsdam, do đó sự anh minh của nhà vua nước Phổ cũng khiến cho đại văn hào nước Pháp Voltaire, cũng so sánh ông với bậc đại minh quân Marcus Aurelius năm xưa.[102][103] Khi thân chinh đốc xuất binh mã đi chinh phạt mở cõi, nhà vua thường trích dẫn những câu nói của vị vua - hiền triết La Mã xưa để biện hộ cho "Cuộc chiến tranh chính nghĩa".[104] Song, tuy Marcus Aurelius đã thân chinh đánh những trận kịch chiến, vị vua - hiền triết nước Phổ ngưỡng mộ ông hơn hết vì ông là một nhà triết học Khắc Kỷ chứ không phải là một thống soái ba quân. Nhất là khi Quốc vương Friedrich II Đại Đế phải liên tục thân chinh đánh cường địch trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763), cứ mỗi lúc bại trận ông thường cảm thấy hứng khởi hơn nhờ vào triết học Khắc Kỷ của vị Hoàng đế La Mã năm xưa, để hồi phục lại với ý chí quyết đấu tranh tới cùng.[105] Trong thời bình, ông mong muốn được làm một minh quân thâm sâu triết lý giống như tiền bối Marcus Aurelius.[106] Trong thư viện của ông tại điện Vô Ưu ở kinh thành Potsdam, nhà vua có tạc một bức tượng nhỏ Marcus Aurelius[28] - vị Hoàng đế gắn bó với triết học.[107] Đồng thời đại với ông, tại Tòa Thánh La Mã Giáo hoàng Biển Đức (1676 - 1758), do am hiểu văn chương sâu sắc, cũng được coi là một vị vua - hiền triết giống như Marcus Aurelius năm xưa. [108] [ ] Gia đình Tượng Faustina Trẻ tại bảo tàng Louvre, Paris (Pháp. Marcus Aurelius Antoninus kết hôn với cô em họ là Faustina Trẻ vào năm 145. Trong 30 năm chung sống với nhà vua, Faustina đã sinh hạ cho ông 13 đứa con. Sau khi ông qua đời, chỉ có một người con trai và bốn người con gái còn sống: 1. Annia Aurelia Galeria Faustina (147 - sau năm 165) 2. Gemellus Lucillae (chết khoảng năm 150), anh sinh đôi của Lucilla 3. Annia Aurelia Galeria Lucilla (148/150 - 182), em họ của Gemellus, kết hôn với đồng Hoàng đế của Marcus Aurelius là Lucius Verus 4. Titus Aelius Antoninus (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161) 5. Titus Aelius Aurelius (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161) 6. Hadrianus (152–157) 7. Domitia Faustina (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161) 8. Annia Aurelia Fadilla (159 - sau năm 211) 9. Annia Cornificia Faustina Minor (160 - sau năm 211) 10. Titus Aurelius Fulvus Antoninus (161 – 165), anh sinh đôi của vua Commodus 11. Lucius Aurelius Commodus Antoninus (Commodus) (161 – 192), em sinh đôi của Titus Aurelius Fulvus Antoninus, sau này là Hoàng đế La Mã 12. Marcus Annius Verus Caesar (162 – 169) 13. Vibia Aurelia Sabina (170 - chết trước năm 217) [ ] Tác phẩm của Marcus Aurelius Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết: {{{3}}} Trong khi phải thân chinh lâm trận từ năm 170 cho đến năm 180, vị Hoàng đế đã ngự bút viết tác phẩm "Suy ngẫm" (Meditations) bằng tiếng Hy Lạp, để tự giảng dạy chính mình, và để cải tiến cho bản thân minh. Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về những suy tư và châm ngôn. Chúng ta không rõ là ông có muốn xuất bản tác phẩm này ra hay là không?[109] Cái tựa "Suy ngẫm" là do người ta đặt cho sau khi nhà vua ra đi về cõi vĩnh hằng, chứ ông chỉ đặt tựa cho công trình này là: "Gửi đến chính Quả Nhân", chỉ đơn giản vậy thôi. Ông đã từng làm giáo sĩ trong những lễ cúng tế lớn của người La Mã và cũng là một nhà yêu nước thiết tha. Ông có hệ tư tưởng của riêng mình và những ghi chép của ông thể hiện tinh thần và triết lý Khắc Kỷ. Cho đến nay, Suy ngẫm vẫn được tôn vinh là công trình văn chương đồ sộ viết về nhiệm vụ và phẩm hạnh của Chính phủ. Cuốn sách này là tác phẩm yêu thích của vị vua - hiền triết nước Phổ Friedrich II Đại Đế (một "Marcus Aurelius đời mới" lẫy lừmg[110][111]), nhà triết học nước Anh John Stuart Mill, thi sĩ nước Anh Matthew Arnold, đại thi hào Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức Johann Wolfgang von Goethe và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.[112] Vào năm 1992, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton được phỏng vấn xem ông yêu thích quyển sách nào nhất? Và, ông có hồi đáp rằng ông thích cuốn "Suy ngẫm" của Hoàng đế Marcus Aurelius. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Bill Clinton đã đọc đi đọc lại cuốn sách của bậc minh quân La Mã xưa. [98] Người ta vẫn không thể hiểu rằng tác phẩm của Marcus Aurelius được truyền bá rộng rãi đến cỡ nào sau khi ông mất. Trong cổ văn, có những ghi chú rời rạc về sự mến mộ của người đời đối với những lời di huấn của ông, và Hoàng đế Julianus dù rất hâm mộ tiền bối Marcus Aurelius năm xưa, ông không có một đề cập chi tiết nào đến tác phẩm "Suy ngẫm".[113] Chính cuốn sách này, dù đã được đề cập trong những bức thư của Arethas xứ Caesarea vào thế kỷ thứ X và trong Bách khoa từ điển Suda của Đế quốc Đông La Mã, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1558 tại thành phố Zurich (Đế quốc La Mã Thần thánh) bởi Wilhelm Holzmann, từ một bản sao chép tay đã mất ngày nay.[114] Một bản sao hoàn chỉnh duy nhất còn tồn tại là văn kiện trong Thư viện Vatican. Trong thời hiện đại, tác phẩm này trở thành tài liệu được đọc nhiều nhất về triết học Khắc Kỷ. [115] [ ] Ghi chú 1. ^ Ông có tên khai sinh là Marcus Annius Catilius Severus (hoặc có thể là Marcus Catilius Severus).[1] Khi ông lấy vợ, ông có tên là Marcus Annius Verus,[2] và khi ông lên ngôi hoàng đế, ông được đặt tên là Marcus Aurelius Antoninus. 2. ^ Cassius Dio asserts that the Annii were near-kin of Hadrian, and that it was to these familial ties that they owed their rise to power.[42] The precise nature of these kinship ties is nowhere stated. One conjectural bond runs through Annius Verus (II). Verus' wife Rupilia Faustina was the daughter of the consular senator Libo Rupilius Frugi and an unnamed mother. It has been hypothesized Rupilia Faustina's mother was Matidia, who was also the mother (presumably through another marriage) of Vibia Sabina, Hadrian's wife.[43] 3. ^ Farquharson kể rằng ông mất vào năm 130, khi Marcus Aurelius đã 9 tuổi.[50] 4. ^ Nguyên văn HA Marcus viết là "Eutychius", nhưng Birley chỉnh thành "Tuticius".[65] 5. ^ Others put a harsher light on Hadrian's nickname. McLynn calls it an example of Hadrian's waspish (McLynn says "vespine") wit and adduces it in support of his contention that Marcus was a "prig".[73] 6. ^ Birley, following the textual and epigraphic citations, concludes that he might only have seen Rome in 127, briefly in 128, and in 131.[75] 7. ^ Commodus was a known consumptive at the time of his adoption, so Hadrian may have intended Marcus' eventual succession anyways.[84]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_68__1362.pdf
Tài liệu liên quan