Sựtruyền bá đạo Thiên Chúa vào trong Đếquốc cũng gây ra một số thay đổi xã
hội trong những gia đình quý tộc, những đứa con gái bịbuộc phải thục hiện lời thề
tôn giáo và không bao giờkết hôn, do đó những gia đình giàu có sẽkhông thể
phân tán của hồi môn. Majorian nghĩ rằng hành vi này gây thiệt hại cho đất nước,
bởivì nó làm giảm sốlượng trẻem La Mã, do đó ông tin rằng lệnh cấm này sẽ
khiến các cô gái bắt đầu dấn thân vào những việc bất hợp pháp. Vào ngày 26 tháng
10 năm 458, Hoàng đếgửi một đạo luật mang tên Novella Maioriani 6cho viên
Pháp quan thái thú Ý, Caecina Decius Basilius. Đạo luật này có tựa đềlà De
sanctimonialibus vel viduis et de successionibus earumnghĩa là "Những Thiếu Nữ
Đồng Trinh, QuảPhụ, và Quyền KếVịCủa Họ", áp đặt mộtđộtuổi tối thiểu khi
thực hiện lời thềtrong vòng 40 năm, xem xét rằng ởvào độtuổi này thì những
ham muốn tình dục của những người đã được thụgiáo sẽkhông thểbộc lộra
được; đạo luật còn ban cho những người phụnữbịbuộc phải thục hiện lời thềtôn
giáo, những quyền lợi như nhau vềtài sản thừa kếcủa cha mẹcũng như anh chị
em của mình.
[41]
Đểgiải quyết vấn đềnày cùng vấn đềvềsựsụt giảm dân sốLa
Mã, đặc biệt so với sựtăngtrưởng của những người dịtộc được phân bổtrong
phạm vi ranh giới Đếquốc. Majorian giải quyết vấn đềcủa những người phụnữ
trẻgóa bụa và không có con, những người sẽkhông bao giờkết hôn vì chịu ảnh
hưởng từgiới tu sĩ tôn giáo, người mà họthường hướng đến những điều tốt đẹp
mà họmong muốn: vì vậy, các góa phụtrẻbịcấm thực hiện lời thềtôn giáo.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Majorian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
orum
et de ceteris negotiis, nghĩa là "Thành viên Viện Nguyên Lão, Con Cái Họ Và
Việc Bán Đất Điền Trang Của Họ" (Novella Maioriani 7), được ban hành nhằm
mục đích tha thứ cho sự lạm dụng phạm tội trong quá khứ gây ra bởi các thành
viên Viện Nguyên Lão, nhưng cấm họ từ bỏ chức vụ của họ , hoặc là đi sâu vào
việc lén lút kết hôn với người nô lệ hoặc thuê mướn tá điền và chuyển nhượng các
tài sản thuộc sở hữu của mình.[2]
Majorian còn cho đúc tiền bằng vàng, bạc và đồng. Tiền đúc vàng được đúc với số
lượng lớn. Trên những đồng tiền mô tả chân dung Hoàng đế, với vài trường hợp
ngoại lệ có đội thêm mũ sắt chiến đấu, tay cầm một ngọn giáo, tấm khiên và Chi-
Rho (biểu tượng Cơ Đốc giáo), nhìn về phía bên phải, loại hình học này bắt nguồn
từ một loại tiền hiếm được đúc ở Ravenna cho Hoàng đế Honorius và được sử
dụng với số lượng lớn dành cho Majorian, về sau bị người kế nhiệm ông bỏ rơi.
Loạt tiền solidi đầu tiên của được đúc ở Ravenna, và có khắc bức chân dung mặt
trước của Majorian và Leo I, nhằm kỷ niệm sự công nhận lẫn nhau của hai Hoàng
đế La Mã. Sở đúc tiền Ravenna và Milan đã ban hành cả hai loại tiền solidi và
tremisses kể từ khi bắt đầu triều đại Majorian. Không có loạt tiền semisses nào
được chứng nhận là do hai sở đúc tiền thực hiện, có lẽ bởi vì semisses loại đặc
trưng thường được đúc ở sở đúc tiền Rome và sở đúc tiền này không hoạt động
dưới thời Majorian, người không bao giờ đến thăm cố đô của đế chế của mình
trong suốt thời gian trị vì bốn năm của mình. Việc đúc loại tiền solidi được chứng
nhận là do sở đúc tiền Arelate thực hiện vào năm 458, một việc khá phù hợp với
sự hiện diện của Majorian tại xứ Gaul trong năm đó. Sở đúc tiền hoạt động một
lần nữa vào năm 460, khi Hoàng đế trở về từ chiến dịch của ông ở Tây Ban Nha.
Người Visigoth còn cho đúc một số bản sao tiền solidi của ông, về sau mô hình
này được phát hành tại sở đúc tiền Arelate: như Arelate chỉ lưu hành duy nhất tiền
solidi, Visigoth cũng sử dụng những mẫu thiết kế này cho tremissis.[2][40]
Tiền đúc bạc đã được ban hành gần như độc quyền của sở đúc tiền xứ Gaul, những
đề nghị hàng loạt này không do Majorian ban hành, mà là do Aegidius ban hành từ
sau cái chết của Hoàng đế, để đánh dấu trên thực tế là ông đã không công nhận
người kế nhiệm ông, Libius Severus. Majorian đồng thời còn cho sản xuất một số
lượng lớn nummi với trọng lượng lớn, chủ yếu là đúc tại Ravenna và Milan, và
một số huy hiệu, chủ yếu ở Rome, nhưng có lẽ cũng ở Ravenna.[2][40]
[ ] Chính sách xã hội
Sự truyền bá đạo Thiên Chúa vào trong Đế quốc cũng gây ra một số thay đổi xã
hội trong những gia đình quý tộc, những đứa con gái bị buộc phải thục hiện lời thề
tôn giáo và không bao giờ kết hôn, do đó những gia đình giàu có sẽ không thể
phân tán của hồi môn. Majorian nghĩ rằng hành vi này gây thiệt hại cho đất nước,
bởi vì nó làm giảm số lượng trẻ em La Mã, do đó ông tin rằng lệnh cấm này sẽ
khiến các cô gái bắt đầu dấn thân vào những việc bất hợp pháp. Vào ngày 26 tháng
10 năm 458, Hoàng đế gửi một đạo luật mang tên Novella Maioriani 6 cho viên
Pháp quan thái thú Ý, Caecina Decius Basilius. Đạo luật này có tựa đề là De
sanctimonialibus vel viduis et de successionibus earum nghĩa là "Những Thiếu Nữ
Đồng Trinh, Quả Phụ, và Quyền Kế Vị Của Họ", áp đặt một độ tuổi tối thiểu khi
thực hiện lời thề trong vòng 40 năm, xem xét rằng ở vào độ tuổi này thì những
ham muốn tình dục của những người đã được thụ giáo sẽ không thể bộc lộ ra
được; đạo luật còn ban cho những người phụ nữ bị buộc phải thục hiện lời thề tôn
giáo, những quyền lợi như nhau về tài sản thừa kế của cha mẹ cũng như anh chị
em của mình.[41] Để giải quyết vấn đề này cùng vấn đề về sự sụt giảm dân số La
Mã, đặc biệt so với sự tăng trưởng của những người dị tộc được phân bổ trong
phạm vi ranh giới Đế quốc. Majorian giải quyết vấn đề của những người phụ nữ
trẻ góa bụa và không có con, những người sẽ không bao giờ kết hôn vì chịu ảnh
hưởng từ giới tu sĩ tôn giáo, người mà họ thường hướng đến những điều tốt đẹp
mà họ mong muốn: vì vậy, các góa phụ trẻ bị cấm thực hiện lời thề tôn giáo.[42]
Bằng các biện pháp tương tự, khởi hành từ chính sách của Đông La Mã, Majorian
nhấn mạnh rằng một cuộc hôn nhân mà không có của hồi môn và việc trao đổi quà
tặng trước đám cưới (đầu tiên là từ gia đình của cô dâu cho tới chú rể, về sau theo
hướng ngược lại) là không hợp lệ; đồng thời đã kết thúc tiền lệ yêu cầu quà tặng
trước đám cưới thường có giá trị cao hơn so với của hồi môn.[43]
[ ] Quan hệ với giới Nguyên Lão Nghị viên
Avitus, người tiền nhiệm của Majorian trên ngôi hoàng đế, đã xa lánh sự hỗ trợ
của tầng lớp quý tộc Nguyên Lão Nghị viên La Mã, bổ nhiệm thành viên của tầng
lớp quý tộc Gaul-La Mã, mà ông là một phần của những quan chức trọng nhất của
chính quyền đế quốc. Ông bị lật đổ bởi Majorian, người không lặp lại những lỗi
lầm tương tự và luân phiên các quan chức chính giữa đại diện của cả hai tầng lớp
quý tộc.
Khi Majorian truất phế Avitus và lên ngôi Hoàng đế Tây La Mã, xứ Gaul, là tỉnh
mà Avitus vẫn còn thực lực ở đây, các thế lực trung thành với Avitus đã không
công nhận vị Hoàng đế mới này. Tuy nhiên, khi Majorian đưa quân tái chiếm lại
hầu hết tỉnh này, ông đã chọn cách tha thứ cho quân nổi loạn dù họ không mấy
ủng hộ ông. Lý do là Majorian hiểu rằng một trong những sai lầm của Avitus là đã
đẩy mạnh sự ủng hộ và lòng tin của tầng lớp quý tộc Nguyên Lão Nghị viên xứ
Gaul, quá thiên vị họ so với tầng lớp quý tộc Ý. Majorian, thay vào đó đã quyết
định tìm cách giành cho được sự ưu ái từ những gia đình quý tộc giàu có ở những
tỉnh đã được thu hồi có liên quan đến họ trong quyền lực của chính quyền, cùng
với các tầng lớp quý tộc Ý, ở phía bên kia, đã ủng hộ ông kể từ khi lúc khởi đầu.
Manh mối của chính sách này bắt nguồn từ các công chức cấp cao trong chính
quyền của ông, đặc biệt là của các quan chấp chính tối cao được Hoàng đế bổ
nhiệm để cùng phối hợp với đồng nghiệp phương Đông của mình. Vào năm đầu
tiên sau khi lên ngôi (458) Majorian dành riêng vinh dự đó cho mình, như các
Hoàng đế thường làm trong năm đầu tiên khi họ bắt đầu giữ chức augusti, trong
khi trong năm thứ hai ông bổ nhiệm cựu đồng nghiệp và viên magister militum uy
quyền là Ricimer; sau đó, vào năm 460, ông chọn Nguyên Lão Nghị viên xứ Gaul
là Magnus, và Nguyên Lão Nghị viên Ý Severinus cho năm tiếp theo. Magnus
được bổ nhiệm làm Pháp quan thái thú xứ Gaul vào năm 458, trong khi chức Pháp
quan thái thú Ý do Caecina Decius Basilius, là người bảo trợ viên Pháp quan thái
thú xứ Gaul kiêm nhà thơ Sidonius Apollinaris, đảm nhiệm, trong khi viên comes
privatae largitionis, Ennodius, có quan hệ họ hàng với một gia đình gắn với lợi ích
ở Arelate.[2][38]
Ngoài ra, Majorian cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với Viện Nguyên Lão La
Mã,dựa theo đề nghị từ thông điệp mà ông gửi đến các quan chức trong triều rằng
ông đã hứa với Viện Nguyên Lão là ông sẽ không dựa vào bản cáo trạng buộc tội
của những tên mật thám, là tai mắt rất đáng sợ và là công cụ nằm trong tay của
những Hoàng đế dùng để triệt hạ những nhân vật có ảnh hưởng tới sự thống trị của
ông.[44] Những lời hứa được Majorian tuân thủ nghiệm ngặt thông qua các sự kiện,
theo như Sidonius Apollinaris, người từng kết tội ẩn danh trong những cuốn sách
mỏng không rõ tác giả để chống lại một số nhân vật đầy quyền thế: trong một bữa
ăn tối với nhau, Majorian đã xoa dịu tình hình đầy nguy hiểm với một câu nhận
xét dí dỏm.[45]
[ ] Bảo tồn công trình kỷ niệm ở Rome
Kể từ đầu thế kỷ thứ 4, những công trình kỷ niệm ở Rome, và nhiều công trình có
giá trị đều rơi vào tình trạng quên lãng vì nhiều lý do, một số được sử dụng như
một mỏ đá để làm vật liệu xây dựng những công trình có giá trị khác. Thông lệ
này, trên thực tế, rẻ hơn và thuận tiện hơn so với việc vận chuyển từ các địa điểm
xa xôi, đôi khi còn nêu ra những khó khăn không thể chịu được bởi sự kiểm soát
trên biển của người Vandal.[46] Các quan chức La Mã thừa nhận dựa trên kiến nghị
sử dụng các loại vật liệu xây dựng bằng đá, đá cẩm thạch và những viên gạch
được lấy từ các di tích cổ xưa bị phá hủy:
Do đó có dịp phát sinh ở mỗi người đang tự xây dựng cho mình một dinh thự riêng
tư nhờ sự thiên vị của các vị thẩm quán trong thành phố, không ngần ngại tự tin và
cho chuyển các vật liệu cần thiết từ các nơi công cộng, dù cho những thứ này
thuộc về sự tráng lệ của thành phố nên được gìn giữ bằng tình cảm công dân, phải
chữa ngay cả khi cần thiết.
—Novella Maioriani 4, Clyde Pharr (ed.), The Theodosian code: and Novels The
Lawbook Exchange, Ltd., 2001 ISBN 1584771461, pp. 553–4.
Để đối phó với hiện tượng này, Majorian cho ban hành một đạo luật là Novella
Maioriani 4, mang tên De aedificiis pubblicis nghĩa là ("Công Trình Công Cộng")
ở Ravenna vào ngày 11 Tháng 7 năm 459, và gửi cho Aemilianus, praefectus urbi
(chức quan tương tự thái thú) của Rome. Hình phạt dành cho các thẩm phán vi
phạm cho phép phá hủy các công trình công cộng cổ đại là 50 kg vàng, trong khi
thuộc cấp của họ bị đánh bằng roi và có thể bị cắt bỏ cả hai bàn tay. Những ai lén
lút lấy vật liệu từ những công trình công cộng buộc phải trả lại như cũ. Viện
Nguyên Lão có quyền quyết định xem liệu có điều kiện khắc nghiệt nào chứng
minh cho sự phá hủy của một công trình cũ, và trong trường hợp nào được quyết
định phá dỡ, Hoàng đế có quyền ra lệnh kết quả vật liệu nào nên được sử dụng để
trang trí các công trình công cộng khác.
[ ] Qua đời
Đồng tiền của Majorian
Số phận của Avitus được đánh dấu bởi sự phản bội của Ricimer và Majorian và
còn do lệnh giải tán đội vệ binh Người German, vì vậy số phận của bản thân
Majorian được quyết định bởi việc giải tán lực lượng quân đội dưới quyền ông và
những âm mưu được tổ chức bởi Ricimer. Trên thực tế, trong khi vị Hoàng đế
đang bận rộn di chuyển từ Ý, viên tướng patricius et magister militum gốc rợ dồn
lại quanh những viên quý tộc thuộc phe đối lập Hoàng đế cho tới những đồng đội
cũ của ông, chỉ là một vài năm trước đó, ông đã gầy dựng được mộng quyền bính.
Pháp luật do Majorian chế định chỉ ra rằng ông có ý định can thiệp dứt khoát về
các vấn đề gây xáo trộn trong Đế quốc, bất chấp phải đánh vào lợi ích của giới quý
tộc có ảnh hưởng trong triều đình.[2][47]
Sau khi trải qua một thời gian dài đóng quân tại Arelate, nơi mà chiến dịch chống
lại người Vandal ở Tây Ban Nha của ông sắp kết thúc. Majorian cho giải tán đám
lính đánh thuê người dị tộc của ông và được một số lính canh hộ tống tiến đến
Rome, nơi ông dự định thực hiện một số cải cách. Ricimer tới gặp Majorian với
một biệt đội quân sự; viên magister militum gặp gỡ Hoàng đế ở gần Tortona
(không xa từ Piacenza, nơi Avitus bị giết), lợi dụng sơ hở nhân lúc Hoàng đế
không đề phòng, Ricimer sai đám tùy tùng xông lên bắt sống lấy ông và tuyên bố
truất phế ngay lập tức vào ngày 3 tháng 8 năm 461. Hoàng đế bị tước đi hoàng bào
và vương miện, theo lệnh của Ricimer, đám lính canh liên tục đánh đập và tra tấn
ông trong nhiều ngày, cuối cùng vào ngày 7 tháng 8 năm 461, Majorian bị chặt
đầu gần sông Iria.[48] Hưởng thọ 40 tuổi và trị vì được bốn năm ngắn ngủi. Thành
phố Tortona giờ đây đã tổ chức tại nhà thờ Thánh Matthew, một công trình truyền
thống được xác định là "lăng mộ Majorian".[49]
Sau cái chết của Majorian, Ricimer chờ đợi ba tháng trước khi đưa vào một người
nào đó dễ bề thao túng lên ngôi Hoàng đế, ứng viên khá phù hợp lúc đó chính là
Nguyên Lão Nghị viên Libius Severus, người chẳng có chút tài năng gì đặc biệt
được chọn chỉ để nhằm làm hài lòng giới quý tộc Nguyên Lão Nghị viên Ý. Vị tân
Hoàng đế này đều không được sự công nhận từ phía triều đình Đông La Mã, ngay
cả các tướng lĩnh từng phụng sự dưới thời Majorian cũng không công nhận như
Aegidius ở Gaul, Marcellinus ở Sicily và Illyria, Nepotianus ở Hispania.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_66__1872.pdf