Năm 324, Constantine tuyên bốquyết định biến Byzantium thành Nova Roma
(Tân La Mã) và vào 11 tháng 5, 330, ông dời đô từthành La Mã vềTân La Mã.
Thành phốđược đặt tên lại là Constantinople (Thành phốcủa Constantine) sau khi
Constantine mất năm 337. Từđó bắt đầu vai trò của Đông La Mã như là một trung
tâm của sựgiáo dục, thịnh vượng và văn hóa ởchâu Âu. Constantinople vẫn là
kinh thành của Đếquốc Byzantine trên hơn một ngàn năm, chỉbịngắt quãng tạm
thời bởi sựđốt phá và chiếm đóng của quân Thập tựchinhlần 4 năm 1204, cho
đến khi rơi vào tay Đếquốc Ottomannăm 1453 (hiện nay thành phốnày là
Istanbulcủa ThổNhĩ Kỳ).
Sau khi Constantine I qua đời, Đếchế lại bịchia ba bởi ba người con của ông. Tây
La Mã bịchia đôi giữa con trưởng là Constantine IIvà con út là Constans. Đông
La Mã cùng Constantinople thuộc vềcon thứ, Constantius II. Cuồi cùng thì
Constantius II đánh bại được các anh em mình, thếnhưng tới năm 360 thì sựthống
trịcủa ông lại bịlung lay. Trước đó ông đã phong cho Julian(Flavius Claudius
Julianus) làm Caesar ởTây La Mã vào năm 355. Trong 5 năm sau đó, Julian giành
nhiều thắng lợi trên chiến trường trước các tộc German, bao gồm cảngười
Alamanni. Khi Constantius hạlệnh cho các quân đoàn xứGaul phải sang phía
đông đểtiếp viện cho cuộc chiến với Ba Tư, họđã nổi dậy và tôn chỉhuy của
mình là Julian lên làm Augustus. Vào lúc hai vịhoàng đếđều chưa muốn tiến
quân đánh nhau thì Constantius đã qua đời vì bệnh vào tháng 11 năm 361, khiến
đất nước tránh được một cuộc nội chiến.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Lịch sử Đế chế La Mã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau.
Bên cạnh việc xây dựng phương pháp cai trị mới, Hoàng đế Diocletian, vốn là một
người ngoại đạo và lo lắng khi thấy số lượng tín đồ Thiên chúa giáo đang tăng lên
rất nhanh, đã ngược đãi họ với mức độ nặng nề chưa từng thấy kể từ thời Nero.
[ ] Vương triều Constantine (305-363)
[ ] Constantine và các con trai
Hệ thống Tứ đầu chế bị phá vỡ khi Constantius Chlorus mất vào năm 306. Lực
lượng của Constantius ở Eboracum ngay lập tức suy tôn con trai của ông ta là
Constantine I (còn được biết đến như là Constantine Đại đế) thành Augustus. Vào
tháng 8 năm 306, Galerius phong cho Severus thành Augustus. Một cuộc nổi loạn
ở kinh đô La Mã đưa một người nữa tham gia cuộc tranh giành là Maxentius, con
trai của Maximian, với sự ủng hộ của Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã. Như vậy ở
phía tây của Đế chế có tới 3 Augustus: một nguyên là Caesar đời trước và hai do
quân đội lập nên.
Vào năm 307, Maximian trở lại với danh hiệu Augustus và cùng cai trị với con
mình. Như vậy tổng cộng thì La Mã có tới 6 người cai trị (5 Augustus: Galerius,
Severus, Constantine, Maxentius, Maximian và 1 Casear: Maximinus). Galerius và
Severus tấn công hai cha con Maximian ở Italy, nhưng Severus bị bắt giết vào năm
307.[49] Hai vị Augustus ở Italy sau đó kết liên minh với Constantine bằng cách gả
con gái của Maximian cho ông.
Constantine the Great, hình ghép mảnh ở Hagia Sophia. Trong hình có thể thấy
được những liên hệ của ông với Thiên chúa giáo.
Cuộc nội chiến sau đó vẫn tiếp tục và chứng kiến Constantine lần lượt đánh bại
các đối thủ khác. Năm 324, ông đánh bại đối thủ cuối cùng là người em rể Licinius
để thống nhất Đế chế.[50] Ngoài ra, trong triều đại của mình, Constantine cũng có
những thắng lợi trước người Frank, Alamanni, Visigoth và Sarmatia, thậm chí là
tổ chức tái định cư lại một phần Dacia (bị bỏ rơi từ thế kỷ 3).
Hai việc làm đáng nhớ nhất dưới thời Constantine là cải sang đạo Thiên chúa và
phát triển thành phố Constantinople. Năm 313, Constantine công bố chấp nhận
Thiên chúa giáo trong Sắc lệnh Milan. Sắc lệnh này cho phép những người đạo
Thiên chúa giáo có quyền theo đuổi đức tin của họ.[51] Hệ quả của sắc lệnh này là
việc bãi bỏ những trừng phạt đối với những người theo Thiên chúa giáo và trả lại
các tài sản đã bị tịch thu của Giáo hội. Sau đó ông tuyên bố chính mình cũng là
một tín đồ của Thiên chúa giáo. Sự chuyển đổi của ông và sự bảo trợ Giáo hội của
ông đã thiết lập lại vị thế mới của Thiên chúa giáo trong toàn đế chế. Những người
Thiên chúa giáo theo Chính thống giáo Đông phương xem ông như là Thánh
Constantine.[52]
Năm 324, Constantine tuyên bố quyết định biến Byzantium thành Nova Roma
(Tân La Mã) và vào 11 tháng 5, 330, ông dời đô từ thành La Mã về Tân La Mã.
Thành phố được đặt tên lại là Constantinople (Thành phố của Constantine) sau khi
Constantine mất năm 337. Từ đó bắt đầu vai trò của Đông La Mã như là một trung
tâm của sự giáo dục, thịnh vượng và văn hóa ở châu Âu. Constantinople vẫn là
kinh thành của Đế quốc Byzantine trên hơn một ngàn năm, chỉ bị ngắt quãng tạm
thời bởi sự đốt phá và chiếm đóng của quân Thập tự chinh lần 4 năm 1204, cho
đến khi rơi vào tay Đế quốc Ottoman năm 1453 (hiện nay thành phố này là
Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ).
Sau khi Constantine I qua đời, Đế chế lại bị chia ba bởi ba người con của ông. Tây
La Mã bị chia đôi giữa con trưởng là Constantine II và con út là Constans. Đông
La Mã cùng Constantinople thuộc về con thứ, Constantius II. Cuồi cùng thì
Constantius II đánh bại được các anh em mình, thế nhưng tới năm 360 thì sự thống
trị của ông lại bị lung lay. Trước đó ông đã phong cho Julian (Flavius Claudius
Julianus) làm Caesar ở Tây La Mã vào năm 355. Trong 5 năm sau đó, Julian giành
nhiều thắng lợi trên chiến trường trước các tộc German, bao gồm cả người
Alamanni. Khi Constantius hạ lệnh cho các quân đoàn xứ Gaul phải sang phía
đông để tiếp viện cho cuộc chiến với Ba Tư, họ đã nổi dậy và tôn chỉ huy của
mình là Julian lên làm Augustus. Vào lúc hai vị hoàng đế đều chưa muốn tiến
quân đánh nhau thì Constantius đã qua đời vì bệnh vào tháng 11 năm 361, khiến
đất nước tránh được một cuộc nội chiến.
[ ] Julianus và Jovianus (361–364)
Dưới triều Hoàng đế Julianus, triều đình La Mã cổ súy trở lại cho các tôn giáo đa
thần và và tiến hành đàn áp Ki-tô giáo (mặc dù bản thân ông không phải là một tín
đồ ngoại giáo). Những chính sách này làm nhận định về ông trong các tài liệu thời
đó rất mâu thuẫn: những người ngoại giáo thì xem ông như một vị anh hùng, còn
các Ki-tô hữu thì lại cho ông là một tên vua xấu xa. Thế nhưng dù sao đi nữa thì
sự phục hưng ngoại giáo này cũng kéo dài chẳng được bao lâu. Nó đã chết yểu khi
ông qua đời trên chiến trường trong các cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc
Sassanid (năm 363).
Là một thiên tài quân sự vĩ đại nhất thời đại đó, Hoàng đế Julianus đã thân chinh
xuất quân đại phá tan nát quân Sassanid do Hoàng đế Shapur II thống lĩnh trong
trận đánh gần kinh đô Ctesiphon của Đế quốc Sassanid, làm vua Shapur II cùng
đám tùy tùng phải bỏ chạy.[53] Không những thế, ông cũng là một nhà bảo trợ của
triết học và khoa học, nên ông được gọi là vị vua-triết gia.[54] Khi Hoàng đế
Julianus đột ngột qua đời, Hoàng đế Shapur II cũng giành lại thế thượng phong.[53]
Vì Hoàng đế Julianus không có con và không chỉ định người thừa kế nên quân đội
tôn Jovianus, lúc bấy giờ là một viên tướng khá vô danh, lên làm hoàng đế. Hoàng
đế Jovian phải ký một hòa ước bất lợi với Đế quốc Sassanid (bao gồm việc phải
trao trả lại các vùng đất đã giành được từ tận thời Hoàng đế Traianus, trong đó có
vương quốc Armenia). Dưới thời của mình, Jovianus cũng hồi phục lại địa vị cho
Thiên chúa giáo.
[ ] La Mã từ năm 364 đến 395
[ ] Valentinian và Valens
Sau khi Jovian mất vào năm 364, việc chọn ra Augustus mới lại rơi vào tay quân
đội. Vào tháng 2 năm 364, viên tướng Pannonia là Valentinian I được tôn lên làm
hoàng đế ở Nicaea, Bithynia. Ông lập ra vương triều Valentinian (364-392). Dưới
sự yêu cầu của các tướng lĩnh, Valentinian chọn ra một người đồng cai trị. Valens,
em trai của ông, sẽ cai trị Đế chế Đông La Mã, còn ông sẽ cai trị Đế chế Tây La
Mã.
Sự lựa chọn Valens nhanh chóng gây bất đồng. Procopius (một người anh em họ
của Julian tưởng như trước đó sẽ được kế vị nhưng cuối cùng lại không được)
đánh chiếm Constantinople vào năm 365 và tuyên bố là hoàng đế của Đông La Mã.
Chiến tranh nổ ra giữa Valens và Procopius, cho đến năm 366 thì Procopius bị
đánh bại.
Vào tháng 4 năm 367, Valentinian và Valens phong cho đứa con mới 8 tuổi của
Valentinian là Gratian thành một Augustus đồng cai trị hữu danh vô thực. Điều
này nhằm giúp bảo vệ sự kế vị sau này.
Tháng 4 năm 375, khi đang dẫn quân đánh người Quadi ở Pannonia thì
Valentinian I bị vỡ mạch máo não do quát tháo. Chấn thương này làm ông mất vào
tháng 11 năm 375. Sự kế vị diễn ra không theo kế hoạch ban đầu. Gratian lúc này
đã 16 tuổi, nhưng binh sĩ ở Pannonia lại tôn người em sơ sinh cùng cha khác mẹ
của ông lên thành Valentinian II.
Gratian chấp nhận chuyện này. Trên danh nghĩa thì ông sẽ quản lý xứ Gaul, còn
Italy, Illyria và châu Phi sẽ thuộc về em ông và mẹ của ấu chúa là Justina, nhưng
thực ra thì quyền hành vẫn trong tay ông.
[ ] Đông La Mã và trận Adrianople (378)
Trong cùng lúc đó, Đế chế Đông La Mã phải đối mặt với mối đe dọa từ các tộc
German. Bị người Hung dồn ép từ phía sau, những người Goth thuộc tộc
Thervingi đã chạy vào Đế chế Đông La Mã để trú ẩn. Valens cho họ tạm định cư ở
bờ nam sông Danube vào năm 376, thế nhưng những người di cư này lại gặp rắc
rối từ những sự ngược đãi và những kẻ lãnh đạo suy đồi ở đây. Sự bất mãn khiến
họ nổi loạn chống lại La Mã.
Valens thân chinh cầm quân đánh họ vào năm 378, và Gratian cũng đang trên
đường đem viện binh từ Tây La Mã tới giúp. Nhưng do quá nôn nóng, Valens đã
không chờ Gratian mà dẫn quân xông lên trước và thua tan tác trong trận
Adrianople.[55] Gần hai phần ba quân La Mã tử trận, trong số đó có cả hoàng đế
Valens cùng rất nhiều những viên chức và các tướng lĩnh quan trọng. Điều này
dẫn đến những hậu quả lâu dài cho Đế chế về sau khi họ thiếu hụt về nhân sự.
Phần lớn quân đội La Mã về sau này được tuyển mộ từ người German đánh thuê.
Sau cái chết của Valens, Gratian đưa Theodosius I lên làm Augustus của Đông La
Mã vào tháng 1 năm 379.
Đế chế La Mã sau cái chết của Theodosius I. Các đường trắng là biên giới của các
quốc gia ngày nay.
Đế chế Tây La Mã
Đế chế Đông La Mã
[ ] Nội chiến ở Tây La Mã
Sau một vài thành công trong việc cai trị thì Gratian ở Tây La Mã trở nên lười
biếng. Có vẻ như ông đã bị viên tướng người Frank là Merobaudes và vị giám mục
Milan là Ambrose thao túng từ phía sau. Gratian cũng mất đi sự yêu mến sau các
xung đột với Viện nguyên lão. Trong lúc đó, Theodosius phong cho con mình là
Arcadius thành Augustus vào năm 383, một bước chuẩn bị cho sự kế vị sau này.
Cùng năm 383, việc Gratian mất đi sự ủng hộ đã dọn đường cho viên tướng
Magnus Maximus làm phản. Magnus Maximus tự xưng hoàng đế rồi đem quân từ
Anh tấn công xứ Gaul, khiến Gratian phải trốn chạy và cuối cùng bị ám sát (tháng
8/383). Vào năm 387, Maximus quyết định trừ bỏ luôn Valentinian II (lúc này vẫn
ở Italy). Mẹ con Valentinian phải bỏ chạy và cầu cứu Theodosius. Theodosius
đánh bại và xử tử Maximus vào năm 388,[56] sau đó cho người đi giết luôn con trai
của Maximus là Flavius Victor. Theodosius phục hồi vương vị cho Valentinian và
tiếp tục ủng hộ vị vua hữu danh vô thực này.
[ ] Sự phân chia cuối cùng của La Mã
Valentinian II bị ám sát ở Vienna vào năm 392. Tướng Arbogast đưa Eugenius lên
ngôi nhưng Theodosius không công nhận vua này.[57] Sau đó thì ông giết sạch cả
hai trong trận Frigidus (tháng 9 năm 394)[58] rồi thống nhất Đế chế La Mã dưới
quyền mình. Sau khi nắm quyền, Theodosius I Đại Đế thẳng tay bài trừ ngoại
giáo[59] và hoàn tất việc đưa Thiên chúa giáo trở thành quốc giáo của đế chế La
Mã.[60] Sau này, Chính thống giáo Đông phương tôn ông thành Thánh Theodosius.
Theodosius I Đại Đế đi vào lịch sử như là vị hoàng đế cuối cùng thống trị một Đế
chế La Mã nguyên vẹn. Sau cái chết của Theodosius vào năm 395, hai con trai của
ông là Arcadius và Honorius chia nhau cai trị Đông La Mã (đóng đô tại thành là
Constantinople) và Tây La Mã (định đô tại Milan, sau đó dời đô về Ravenna). Từ
đây hai Đế chế La Mã hoạt động độc lập về mặt chính trị với các vị hoàng đế khác
nhau.
[ ] Sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã (395-476)
Các chiến binh Hung ở trận những cánh đồng Catalaunian.
Tranh vẽ cuộc cướp phá cố đô La Mã vào năm 410.
Sau năm 395, các vị hoàng đế ở Tây La Mã hầu như chỉ còn là bù nhìn. Quyền
hành thực sự rơi vào tay những người thống lĩnh quân đội như Stilicho (từ 395 tới
408), Constantius (từ 411 tới 421), Aëtius (từ 433 tới 454) và Ricimer (từ 457 tới
472). Vốn ít tài nguyên hơn Đông La Mã, Tây La Mã cũng suy sụp nhanh chóng
về mặt kinh tế, đi kèm với nó là sự cai trị thiếu hiệu quả ở các tỉnh vùng biên giới.
Ở bên ngoài, sự yếu kém của các quân đoàn La Mã đã dẫn tới những cuộc xâm
lăng liên tục của các man tộc. Dưới áp lực của người Visigoth, hoàng đế Honorius
phải dời đô từ Mediolanum (nay là Milan) về Ravenna, nơi có địa thế và khả năng
phòng thủ tốt hơn.[61] Năm 410, người Visigoth do Alaric I dẫn đầu đã đánh chiếm
và cướp phá thành La Mã (lần đầu tiên sau 800 năm, kể từ thế kỷ 4 TCN, kinh
thành La Mã mới lại bị chiếm đóng bởi một quân đội ngoại lai). Sau đó, dưới thời
các hậu duệ của Alaric, người Visigoth tới bán đảo Iberia và xây dựng một vương
quốc cho riêng mình tồn tại 200 năm. Cũng cùng năm 410, quân La Mã rút khỏi
đảo Anh, để mặc nơi đây trở thành tâm điểm cho những cuộc xâm lược của người
Pict và Anglo-Saxon trong thế kỷ 5.[62]
Mặc dù La Mã từng phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng có lẽ không thế lực nào
hung hãn và đáng sợ hơn người Hung. Dưới sự chỉ huy của vua Attila, người
Hung đã nhiều lần vượt sông Danube cướp phá Đông La Mã, buộc các hoàng đế ở
Constantinople phải cống nạp cho họ rất nhiều của cải. Năm 450, Honoria, nguyên
là chị gái của hoàng đế Tây La Mã Valentinian III, tự ý gửi nhẫn đính hôn cho
Attila. Ông ta đòi một nửa Tây La Mã làm của hồi môn, và khi bị từ chối, Attila đã
lấy cớ này để dẫn quân tràn sang phía Tây.[63] Quân Hung tàn phá xứ Gaul, đe dọa
chiếm cả Tây Âu và chỉ bị chặn lại sau trận những cánh đồng Catalaunian trước
liên quân La Mã và Visigoth do tướng Aetius lãnh đạo. Trận chiến này được ghi
nhận như một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử với những tổn
thất thương vong ghê gớm cho cả hai bên.[64] Sang năm sau, Attila lại một lần nữa
kéo quân vào Tây La Mã, lần này thì tấn công Italy và dự định tiến thẳng vào cố
đô La Mã. Thế nhưng khi đã tiến tới gần thành La Mã thì Attila lại dừng lại và rút
quân trở về. Nguyên do của việc này có thể là do sự kết hợp giữa dịch bệnh đang
hoành hành trong nội bộ quân Hung, cuộc đàm phán của giáo hoàng Leo I và việc
quân Đông La Mã tấn công vùng đất của ông ta từ phía sau.[65] Mối nguy hiểm từ
người Hung chỉ kết thúc sau cái chết của Attila vào năm 453.
Ở phía nam, người Vandal đánh chiếm Carthage vào năm 439 và xây dựng một
hạm đội hùng mạnh để quấy nhiễu vùng biển phía Tây và Nam của Địa Trung Hải.
Valentinian III giết Aetius vào năm 454 để rồi một năm sau ông cũng bị ám sát
chết bởi những người ủng hộ viên tướng này. Người Vandal nhân cơ hội đó để tiến
vào cướp phá thành La Mã (năm 455).
Năm 476, một viên tướng người German là Odoacer nổi dậy làm chính biến lật đổ
hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là Romulus Augustus. Đế chế Tây La Mã diệt
vong ở đây. Về danh nghĩa thì Odoacer là chư hầu của Đông La Mã nhưng thực tế
thì chính ông mới là người trị vì Italy. Trên đất đai cũ của Tây La Mã, ba vương
quốc mới dần được thành lập gồm vương quốc Ostrogoth, vương quốc Lombard
và vương quốc Frank.
Bản đồ châu Âu vào năm 476.
[ ] Đế chế Đông La Mã (476-1453)
Đế chế Đông La Mã ở đỉnh cao vào năm 550.
Bài chi tiết: Lịch sử Đế chế Đông La Mã
Sau khi Tây La Mã diệt vong vào thế kỷ thứ 5, Đế chế Đông La Mã (thường gọi là
Đế chế Byzantine), vốn giàu có hơn, đã tồn tại và phục hồi được sức mạnh của
mình. Vào giữa thế kỷ thứ 6, hoàng đế Justinian I đánh chiếm lại Italy và một phần
Illyria từ tay người Ostrogoth, Bắc Phi từ tay người Vandal, và một phần Hispania
từ tay người Visigoth.
Hoàng đế Heraclius thực hiện các cải cách vào năm 610, đưa đến những thay đổi
to lớn cả về bề ngoài lẫn bản chất của Đế chế. Nền văn hóa của người Byzantine
từ đó gắn liền với văn hóa Hy Lạp, nhưng những cái tên mà họ tự gọi mình luôn
nhắc nhở rằng họ là sự tiếp nối của Đế chế La Mã.
Về quân sự và chính trị, Đế chế Byzantine từng là một thế lực to lớn ở phía Đông
châu Âu trong hơn 1000 năm. Thế nhưng sau nhiều cuộc chiến tranh, lãnh thổ của
Đế chế bị thu hẹp dần và cuối cùng đã sụp đổ vào năm 1453 khi Mehmed II của
Đế chế Ottoman chinh phục thành Constantinople.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_59__5712.pdf