Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.
Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằm khai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
15 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2040 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Khoa Công nghệ thông tin Lớp ĐHTin4A2NĐ Bài thảo luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin GVHD : Thầy Nguyễn Văn Bảng Nhóm 4 Vũ Đình Vinh(NT) Nguyễn Bá Tùng Phạm Danh Phong Đỗ Mạnh Tuấn Nguyễn Thị Hảo Phạm Xuân Tự Phạm Thế Cao Nguyễn Xuân Mẫn Đỗ Văn Mạnh Câu 1. Hãy chứng minh : " Quá trình lao động sản xuất là một hệ thống tác động qua lại của sức lao động và tư liệu sản xuất, trong đó sức lao động là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất”. Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất Quá trình sản xuất ra của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên nhằmkhai thác hoặc cải biến các vật thể của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầucủa con người. Vì vậy, quá trình sản xuất luôn có sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bảnlà sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động. Sức lao động khác với lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩmphục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, hoạt động sáng tạo của con người, nó khác với hoạt động bản năng của động vật. Quá trình lao động cũng là quá trình phát triển, hoàn thiện con người và xã hội loài người. Con người ngày càng hiểu biết tự nhiên hơn, phát hiện ra các quy luật của tự nhiên và xãhội, cải tiến và hoàn thiện các công cụ sản xuất, làm cho sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì vai trò nhân tố con người càng được tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ra những yêu cầu mới đối với sức lao động, đặc biệt là khi loài người bước vào nền kinh tế tri thức thì các yêu cầu đó càng trở nên bức thiết, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng trở thành đặc trưng chủ yếu nói lên năng lực của con người trong quan hệ với tự nhiên. - Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình. Đó là yếu tố vật chất của sản phẩm tương lai. Đối tượng lao động gồm có hai loại: + Loại có sẵn trong tự nhiên như: các loại khoáng sản trong lòng đất, tôm, cá ngoài biển, đá ở núi, gỗ trong rừng nguyên thuỷ... Loại đối tượng lao động này, con người chỉ cần làm cho chúng tách khỏi mối liên hệ trực tiếp với tự nhiên là có thể sử dụng được. Chúng là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khai thác. + Loại đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó gọi là nguyênliệu. Loại này thường là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến. Cần chú ý rằng mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Trong quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội, vai trò của các loại đối tượng lao động dần dần thay đổi. Loại đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên có xu hướng cạn kiệt dần, còn loại đã qua chế biến có xu hướng ngày càng tăng lên. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang và sẽ tạo ra nhiều vật liệu mới có các tính năng mới, có chất lượng tốt hơn, đó là các vật liệu "nhân tạo". Song cơ sở của các vật liệu nhân tạo này vẫn có nguồn gốc từ tự nhiên, vẫn lấy ra từ đất và lòng đất. Đúng như U. Pétti, nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã viết: Lao động là cha còn đất là mẹ của mọi của cải vật chất. - Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của con người. Tư liệu lao động gồm có: + Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động; biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người. + Bộ phận phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, băng truyền, đường sá, bến cảng, sân bay, phương tiện giao thông vận tải, điện nước, bưu điện, thông tin liên lạc v.v., trong đó hệ thống đường sá, cảng biển, cảng hàng không, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và thông tin liên lạc... được gọi là kết cấu hạ tầng sản xuất. Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động (C. Mác gọi là hệ thống xương cốt và bắp thịt của nền sản xuất) giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trình độ của công cụ sản xuất là một tiêu chí biểu hiện trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. C. Mác đã viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng sản xuất cũng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong nền sản xuất hiện đại. Kết cấu hạ tầng có tác động đến toàn bộ nền kinh tế, trình độ tiên tiến hoặc lạc hậu của kết cấu hạ tầng sản xuất sẽ thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Ngày nay, khi đánh giá trình độ phát triển của mỗi nước thì trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng là một chỉ tiêu không thể bỏ qua. Vì vậy, đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất là một hướng được ưu tiên và đi trước so với đầu tư trực tiếp. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố sản xuất cơ bản nói trên theo công nghệ nhất định. Trong đó sức lao động giữ vai trò là yếu tố chủ thể còn đối tượng lao động và tư liệu lao động là yếu tố khách thể của sản xuất. Sự phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động chỉ có ý nghĩa tương đối. Một vật là đối tượng lao động hay tư liệu lao động là do chức năng cụ thể mà nó đảm nhận trong quá trình sản xuất đang diễn ra. Sự kết hợp đối tượng lao động với tư liệu lao động gọi chung là tư liệu sản xuất. Như vậy quá trình lao động sản xuất, nói một cách đơn giản, là quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Câu 2. Hãy giải thích nhận định :" Quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động và phân hóa những người sản xuất thành hai cực giàu nghèo ". Tìm hiểu quy luật giá trị là gì ? .Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hoá ở đâu có sản xuất và trao đổi thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động.Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Sự hoạt động của quy luật giá trị được biểu hiện thong qua giá cả hàng hoá trên thị trường.Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá.Trong sản xuất quy luật này yêu cầu thời gian lao động hao phí cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với thời gian lao động cần thiết. Trong lưu thông( trao đổi) đối với mỗi hàng hoá giá cả có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị nhưng bao giờ cũng xoay quanh giá trị. Đối với tổng hàng hoá quy luật này yêu cầu tổng giá cả sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất. Như vậy, nhìn bề ngoài sản xuất và trao đổi hàng hoá là công việc riêng của từng người, họ độc lập và hình như không chịu sự chi phối nào, nhưng trên thực tế mọi người sản xuất và trao đổi hàng hoá đều chịu sự chi phối của quy luật giá trị. Tác dụng của quy luật giá trị Trong nền sản xuất hàng hoá quy luật giá trị có 3 tác dụng sau: -Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá:người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gì,bán cho ai và bằng công nghệ nào là do họ quyết định.Mục đích của họ là thu được nhiều lãi.Dựa vào sự biến động của giá cả thị trường người ta biết được hàng hoá nào đang khan hiếm, có giá cao,hàng hoá nào đang ế thừa, có giá thấp. Từ đó họ sẽ mở rộng những mặt hang đang khan hiếm, có cao và thu được nhiều lãi và ngược lại sẽ thu hẹp sản xuất thậm chí đóng cửa không sản xuất những mặt ế thừa không tiêu thụ được. Kết quả là các yếu tố sản xuất (TLSX, sức lao động) chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác,làm cho quy mô ngành này mở rộng, ngành kia thu hẹp. Đó là sự điều tiết sản xuất của quy luật giá trị. Tác dụng điều tiết lưu thong của quy luật giá trị được biểu hiện ở chỗ hàng hoá bao giờ cũng được đưa từ nơi có giá bán thấp sang nơi có giá bán cao hơn.quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng hoá hợp lý hơn giữa các vùng của đất nước, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá trong xã hội. MÆt hµng v¶i gi¸ thÊp b¸n chËm Kh«ng cã l·i Thu hÑp s¶n xuÊt QuÇn ¸o may s½n Gi¸ cao, ®¾t hµng. ChuyÓn sang s¶n xuÊt HoÆc Nhµ SX Cã l·i Thúc đẩy LLSX phát triển: + Trong nền kinh tế hàng hoá người sản xuất hàng hoá nào cũng muốn có nhiều lãi.Người có nhiều lãi hơn là người sản xuất ra hàng hoá có giá trị cá biệt thấp hơn so với giá trị XH của hàng hoá, nếu các điều kiện khác giống nhau. Muốn vậy những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, ứng dụng những thành tựu mới nhất của KH-KT vào sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất thực hành tiết kiệm.Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.Kết quả là năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.Ngoài ra để thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hoá còn fải thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng,cải tiến các biện pháp lưu thong, bán hang để tiết kiệm chi phí lưu thong và tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn. Vì vậy, quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy LLSX phát triển. 8h Ngêi L§ 8 hµng ho¸ ( Lîng Gt 1h2= 1h ) N¨ng suÊt Trung b×nh 16 hµng ho¸ ( Lîng Gt 1h2= 1/2h ) N¨ng suÊt T¨ng Ngêi L§ C¶i tiÕn KT Phân hoá những người sản xuất hàng hoá: + Sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh mặt tích cực, còn dẫn đến phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành kẻ giàu, người nghèo.Trong sản xuất hàng hoá dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác, tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, có kiến thức, trang bị kĩ thuật tốt,có vốn sẽ phát tài và trở thành giàu có. Ngược lại: những người không có các điều kiện trên hoặc gặp rủi ro, tai nạn sẽ dẫn đến mất vốn,phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển, mặt khác phân hoá XH thành kẻ giàu, người nghèo, tạo ra những điều kiện cho sự ra đời và phát triển nền sản xuất hàng hoá lớn hiện đại, đó là nền sản xuất hàng hoá TBCN. Biểu hiện của quy luật này qua hai giai đoạn phát triển của CNTB: Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh quy luật giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Trong giai đoạn CNTB độc quyền giá trị được biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Ngêi SX A Ngêi SX B §iÒu kiÖn SX tèt TLSX,KT ®æi míi, më réng SX Ph¸t tµi, giµu cã Hao phÝ L§ CB Hao phÝ L§ XH N¨ng lùc qu¶n lÝ kÐm. Thua lç, ph¸ s¶n Câu 3. CMR :"Phạm trù hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của chủ nghĩa tư bản ". Theo Cac Mac: " Sức lao động (SLĐ) hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó". SLĐ là yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất. SLĐ chỉ trơt thành hàng hóa khi có 2 điều kiện sau: - Người LĐ phải là người được tự do về thân thể của mình, phải có khả năng chi phối SLĐ ấy đến mức có thể bán SLĐ đó trong một t.gian nhất định.- Người LĐ ko còn có TLSX cần thiết để tự mình thực hiện LĐ và cũng ko còn của cải gì khác, muốn sống, chỉ còn cách bán SLĐ cho người khác sử dụng. Cũng giống như hàng hóa khác, hàng hóa SLĐ có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.- Giá trị của hàng hóa SLĐ cũng bằng lượng LĐ XH cần thiết để sx và tái sx ra nó. Nhưng việc sx và tái sx ra SLĐ phải đc thực hiện bằng cách tiêu dùng cho cá nhân. Vì vậy, lượng hàng hóa SLĐ bằng lượng giá trị những tư liệu cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người công nhân và gia đình của họ cùng với chi phí đào tạo công nhân theo yêu cầu của sx. Giá trị hàng hóa SLĐ phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.- Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ là công dụng của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng SLĐ của nhà TB.Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa SLĐ khi đc sử dụng sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó chính là nguồn gốc giá trị thặng dư.Hàng hóa sức lao động là điều kiện để chuyển hóa tiền tệ thành TB. Đây cũng chính là chìa khóa để giải quyết mâu thẫn chung của nhà TB. Như vậy, tiền chỉ trở thành TB khi nó đc sử dụng làm phương tiện để mang lại giá trị thặng dư cho người có tiền. Điều đó chỉ thực hiện đc khi người có tiền tìm được một loại hàng hóa đặc biệt là hàng hóa SLĐ.Hàng hóa SLĐ là loại hàng hóa đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó thể hiện ở 2 thuộc tính: - Giá trị hàng hóa SLĐ mang tính chất tinh thần và lịch sử.- Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ khi tiêu dùng nó lại thu đc một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTCT Mac Lenin.ppt