Tuy nhiên, vào năm 337, mọi chuyện làm tình hình thay đổi: Hoàng đế
Constantinus I thân chinh thống suất đại binh rời khỏi kinh kỳConstantinopolis
mà lên đường đi đánh Ba Tư. Con thứcủa Hoàng đếlà Constantiustheo chân phụ
hoàng, vàđóng trại tại xứ Antioch. Nhưng Constantinus I lâm trọng bệnh và qua
đời tại Nicomedia, làm xóa tan mọi hy vọng và lạc quan của Hoàng gia đối với
Julianus. Có lẽthân phụcủa Julianus tham gia đội Vệbinh Danh dựtrong lễquốc
táng Hoàng đếConstantinus I. Ngay sau đó, Constantius II đã ban hành luật lệ
dưới danh nghĩa của phụhoàng Constantinus I. Cha của Julianus thì hoàn toàn
tránh xa chính sựvà không hềmuốn tranh giành quyền nối ngôi.
[22][21]
Đểdanh
chính ngôn thuận ngôi vua của mình, tân Hoàng đếConstantius II đã tiến hành
một cuộc thảm sát gia đình Julianus. Ông ta truyền quân giết hại nhiều con cháu
của cuộc hôn nhân thứhai của Constantius I và Theodora, trong sốđó có Julius
Constantius và người con trai trưởng của ông. Constantius II chỉân xá cho hai
người anh em của mình là cácđồng Hoàng đế Constantinus IIvà Constans I, và
người con trai thứcủa Julius Constantius là Gallus anh của Julianus do người này
rất ốm yếu. Đến lượt Julianus, các chiến binh cũng toan tiêu diệt ông nhưng ông
chỉmới năm tuổi nên được tha, trởthành tôn thất còn sót lại của tiên hoàng
ConstantinusI. Ba Hoàng đế Constantius II, Constans Ivà Constantinus IIcùng
nhau chia sẽtừng phần lãnh thổcủa Đếquốc La Mã. Người ta không rõ là Julianus
có chứng kiến tận mắt cảnh cha và anh mình bịhành quyết hay không, nhưn g đây
là một ký ức ghê rợn mà ông không bao giờcó thểquên được trong suốt cuộc đời
mình. Ông còn quá bé đểcó thểhiểu được những căng thẳng chính trịdiễn ra sau
khi vua bác Constantinus I qua đời. Nhưng đến khi lớn lên, có lẽJulianus đã nhận
thức rằngConstantius II có thểban quân lệnh bắt các chiến binh phải tha bổng cho
cha và anh của ông, nhưng nhà vua đã không làm vậy
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài thảo luận Julianus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Julianus
Hoàng đế của Đế quốc La Mã
Pho tượng Hoàng đế Julian.
Hoàng đế nhà Constantinus
Trị vì Caesar: 6 tháng 11 năm 355 – tháng 2 năm 360.
Augustus: tháng 2 năm 360 – 3 tháng 11 năm 361.
Augustus duy nhất: 3 tháng 11 năm 361 – 26 tháng 6 năm 363
Tiền nhiệm Constantius II
Kế nhiệm Jovianus
Hôn phối [hiện]
[hiện]Hậu duệ
Tên đầy đủ
Flavius Claudius Julianus (từ khi sinh ra đến lúc làm vua);
Flavius Claudius Julianus Caesar (làm Caesar);
Flavius Claudius Julianus Augustus (làm Augustus)
[hiện]Tước vị
Triều đại Nhà Constantinus
Thân phụ Julius Constantius
Thân mẫu Basilina
Sinh 331 hoặc là 332
Constantinopolis, Đế quốc La Mã
Mất 26 tháng 6 năm 363 (tuổi 31 hay 32)
Maranga, Lưỡng Hà
An táng Tarsus
Julianus (tiếng Latin: Flavius Claudius Julianus Augustus;[1] 331/332[2] – 26
tháng 6 năm 363), có hỗn danh là Julianus Kẻ bội giáo, hoặc là Julianus Nhà
hiền triết, là một Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 355 cho đến năm
363 và là một nhà triết học lừng danh, là một nhà văn viết tiếng Hy Lạp.[3] Ông
được coi là một danh nhân lỗi lạc trong lịch sử thời kỳ cổ đại, một trong những vị
Hoàng đế có danh tiếng vào thế kỷ 4.[4][5] Ông vẫn tiếp tục lôi cuốn hậu thuế trong
suốt những thế kỷ sau khi ông qua đời, khi đó có người coi ông là vị đại anh quân,
mà cũng có ngừoi coi ông là tội đồ, v.v... những quan điểm này bắt nguồn từ việc
ông quyết tâm đưa Đế quốc La Mã trở lại với truyền thống tôn giaó cổ. Nhưng dẫu
sao đây nữa thì ông vẫn được xem là là một vị Hoàng đế - chiến binh - văn sĩ xuất
sắc, nhưng bi kịch và gắn liền với bối cảnh lịch sử đầy biến động của đất nước
dưới thời ông.[6][7] Ông là vị Hoàng đế đã nỗ lực khôi phục nền văn minh Hy Lạp
cổ đại và tiến hành cuộc tranh đấu cuối cùng của Đa Thần giáo trước khi Ki-tô
giáo có thể toàn thắng trong Đế quốc La Mã - đây là một hành động liều lĩnh và
qua đó ông có thể được coi là một vị anh hùng hoài cổ. [7]
Ông là một Hoàng thân của Vương triều Constantinus, em trai của Constantius
Gallus - Phó Hoàng đế của Constantius II. Sau khi hành quyết Gallus, Hoàng đế
Constantinus II phong ông làm Phó Hoàng đế (Caesar) kế ngôi Gallus vào năm
355 và từ đó ông hùng cứ tại các tỉnh miền Tây. Ông vừa là một tri thức vừa là
một người lính.[7] Trong suốt triều đại của mình ông thân hành cầm quân đi đánh
thắng được người Alamanni và người Frank. Chiến thắng vang dội nhất của ông là
trận đánh tại Argentoratum (357), tại đó dù quân số ít hơn hẳn người Alamanni
nhưng ông đã giáng một đòn sấm sét vào man tộc này. Vào năm 360, các chiến
binh của ông tôn ông làm Augustus, do đó nạn binh lửa bùng nổ giữa Constantius
II và Julianus. Thế nhưng, Constantius II qua đời trước khi hai ông vua có thể giao
chiến với nhau, nhờ đó Julianus nhanh chóng kéo đại binh vào kinh kỳ
Constantinopolis[8] và trở thành vị Hoàng đế kế tục chính đáng của ông ta. Vào
năm 362, Hoàng đế Julianus thân chinh khởi binh rời khỏi kinh thành
Constantinopolis mà kéo về xứ Antioch, rồi sang năm 363, ông kéo đại quân từ
thành Antioch tràn vào Đế quốc Ba Tư khi ấy do nhà Sassanid cai trị. Dù đánh
thắng được quân Ba Tư, ông bị thương chí mạng, ít lâu sau thì về cõi vĩnh hằng
trên đường lui binh. [9]
Julianus là một người có nhân cách vô cùng khó hiểu và phức tạp,[7] đến mức hiếm
có: ông là "một nhà chỉ huy quân sự, một tín đồ của thuyết thần trí, một nhà cải
cách xã hội, và là một nhà văn".[10] Với cương vị lãnh đạo quân sự, ông được xem
là một vị thống soái tài giỏi và được lòng ba quân, bách chiến bách thắng trong các
cuộc chiến tranh chống người German.[11] Tuy trị vì thiên hạ nhưng ông có đức
tính sống thanh đạm.[12] Ông là vị vua cuối cùng không theo đạo Ki-tô của Đế
quốc La Mã và đã ra sức đưa Đế quốc quay trở về với những giá trị truyền thống
của người La Mã để cứu vãn Đế quốc khỏi lâm vào tình trạng "tan rã".[13] Ông
thanh lọc bộ máy Chính phủ từ đầu chí cuối, và quyết tâm hồi phục lại những
truyền thống tôn giáo xưa của người La Mã bằng việc tẩy chay Ki-tô giáo. Đây là
một cuộc cách mạng tôn giáo trong lịch sử Đế chế La Mã.[8] Việc bài trừ Ki-tô
giáo nhằm tâng Đa thần giáo Tân Plato lên của ông đã khiến cho Giáo hội đặt cho
ông cái hỗn danh là "Julianus Kẻ bội giáo".[14] Thật là thú vị, ông cũng là vị Hoàng
đế cuối cùng của Vương triều Constantinus — triều đại Ki-tô giáo đầu tiên trong
lịch sử Đế quốc La Mã. Là vị Hoàng đế đấu tranh bảo vệ nền văn minh thế giới cổ
đại chống lại những mầm mống của thời kỳ Trung Cổ, tên tuổi ông xuất hiện trong
nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật và đến nay hậu thế mà không chán ông. [15]
Mục lục
1 Thiếu thời
o 1.1 Caesar ở Gaul
1.1.1 Chiến dịch chống lại những bộ lạc German
2 Thuế khóa và chính quyền
o 2.1 Nổi dậy ở Paris
3 Ghi chú
o 3.1 Tác phẩm của Julianus
3.1.1 Viết về vua Julianus
o 3.2 Các tư liệu thứ cấp
4 Xem thêm
5 Liên kết ngoài
[ ] Thiếu thời
Julian solidus, c. 361. The obverse shows a bearded Julian with an inscription,
FL(AVIVS) CL(AVDIVS) IVLIANVS PP AVG (PP=Pater Patriae, "father of the
nation"; AVG=Augustus). The reverse depicts an armed Roman soldier bearing a
military standard in one hand and subduing a captive with the other, a reference to
the military strength of the Roman Empire, and spells out VIRTVS EXERCITVS
ROMANORVM, "the bravery/virtue of the Roman army". Under the soldier one
reads SIRM indicating the coin was minted in Sirmium, the home of Constantine's
family.
Trong khi các kiến trúc sư của Hoàng đế Constantinus I đang ra sức xây dựng tân
đô Constantinopolis tại Kim Giác, và trang hoàng kinh thành với những bức tượng
và tác phẩm nghệ thuật trong khắp thế giới Hy Lạp cổ, thì tại một trong những
cung điện mới ở tân đô Constantinopolis được xây dựng ven biển Marmara, em
trai của nhà vua là Julius Constantius (quan Tổng tài vào năm 335) sinh hạ một
hoàng nhi thứ ba: đó là Flavius Claudius Julianus.[16] Lúc đó là vào tháng 5 hoặc
là tháng 6 năm 332[17] hay năm 331. Thân mẫu của Julianus là Basilina, một người
phụ nữ người gốc Hy Lạp.[18][19] Cả song thân của ông đều là tín đồ Ki-tô giáo.
Ông bà nội của ông là Hoàng đế Tây La Mã Constantius Chlorus và người vợ thứ
là Flavia Maximiana Theodora. Ông bà ngoại của ông là Julius Julianus, Pháp
quan Thái thú của phương Đông dưới thời Hoàng đế Licinius từ năm 315 cho đến
năm 324 và là quan Tổng tài sau năm 325.[20] Không rõ bà ngoại của vua Julianus
có tên là gì.
Ông có ba người anh và chị khác mẹ trong số đó nhỏ nhất là Hoàng tử Constantius
Gallus, lớn hơn ông khoảng 6 tuổi. Thân mẫu của Julianus qua đời chỉ vài tháng
sau khi sinh hạ ông. Dưới sự giám sát của Hoàng tử Julius Constantius thân phụ
ông, ông được các bà vú giáo dưỡng. Vì vị Hoàng tử còn quá non trẻ nên Hoàng
gia cần rất nhiều bà vú để nuôi dưỡng ông.[21] Tuy không rõ ngày sinh của Julianus,
ta biết rõ rằng ông sống êm dịu trong Hoàng cung dưới triều vua Constantinus I,
do đó ông trở nên giàu cảm xúc. Bởi lẽ, tuy Constantinus I thường hiềm khích
thân phụ Julianus do ông này là con của bà Theodora - thứ phi của phụ hoàng
Constantius I của Constantinus I, giờ đây Hoàng đế lại trở nên ưng ái và yêu mến
thân phụ của Julianus cùng với mọi Hoàng nam khác của phụ hoàng Constantius I
và Theodora. Có lẽ Constantinus I đã là một người bác tốt của Julianus. Nhưng do
trong phủ đệ của Julius Constantius có quá nhiều thái giám và nữ nô nên bà ngoại
ông đưa Julianus ra khỏi kinh đô vì sợ những người này sẽ làm hư hỏng đứa trẻ.
Ông được nuôi dạy thành một người Ki-tô giáo, bởi lẽ Constantinus I là vị Hoàng
đế Ki-tô giáo đầu tiên của Đế quốc La Mã. Ông hẳn là biết tiếng Latinh, nhưng
ông viết tiếng Hy Lạp nhiều hơn cả. Ông không ham muốn lên nắm Đế quyền,
nhưng ham thích văn hóa.[21]
Tuy nhiên, vào năm 337, mọi chuyện làm tình hình thay đổi: Hoàng đế
Constantinus I thân chinh thống suất đại binh rời khỏi kinh kỳ Constantinopolis
mà lên đường đi đánh Ba Tư. Con thứ của Hoàng đế là Constantius theo chân phụ
hoàng, và đóng trại tại xứ Antioch. Nhưng Constantinus I lâm trọng bệnh và qua
đời tại Nicomedia, làm xóa tan mọi hy vọng và lạc quan của Hoàng gia đối với
Julianus. Có lẽ thân phụ của Julianus tham gia đội Vệ binh Danh dự trong lễ quốc
táng Hoàng đế Constantinus I. Ngay sau đó, Constantius II đã ban hành luật lệ
dưới danh nghĩa của phụ hoàng Constantinus I. Cha của Julianus thì hoàn toàn
tránh xa chính sự và không hề muốn tranh giành quyền nối ngôi.[22][21] Để danh
chính ngôn thuận ngôi vua của mình, tân Hoàng đế Constantius II đã tiến hành
một cuộc thảm sát gia đình Julianus. Ông ta truyền quân giết hại nhiều con cháu
của cuộc hôn nhân thứ hai của Constantius I và Theodora, trong số đó có Julius
Constantius và người con trai trưởng của ông. Constantius II chỉ ân xá cho hai
người anh em của mình là các đồng Hoàng đế Constantinus II và Constans I, và
người con trai thứ của Julius Constantius là Gallus anh của Julianus do người này
rất ốm yếu. Đến lượt Julianus, các chiến binh cũng toan tiêu diệt ông nhưng ông
chỉ mới năm tuổi nên được tha, trở thành tôn thất còn sót lại của tiên hoàng
Constantinus I. Ba Hoàng đế Constantius II, Constans I và Constantinus II cùng
nhau chia sẽ từng phần lãnh thổ của Đế quốc La Mã. Người ta không rõ là Julianus
có chứng kiến tận mắt cảnh cha và anh mình bị hành quyết hay không, nhưng đây
là một ký ức ghê rợn mà ông không bao giờ có thể quên được trong suốt cuộc đời
mình. Ông còn quá bé để có thể hiểu được những căng thẳng chính trị diễn ra sau
khi vua bác Constantinus I qua đời. Nhưng đến khi lớn lên, có lẽ Julianus đã nhận
thức rằng Constantius II có thể ban quân lệnh bắt các chiến binh phải tha bổng cho
cha và anh của ông, nhưng nhà vua đã không làm vậy. [23]
Ông và Gallus bị loại trừ khỏi đời sống chính trị và được nhận một nền giáo dục
nghiêm khắc của giáo phái Aria Ki-tô giáo. Ban đầu, ông lớn lên ở Bithynia, được
nuôi dưỡng bởi bà ngoại của ông, lên bảy tuổi, ông được nhận sự giám hộ của
Eusebius của Nicomedia, vị giám mục bán Arian ở Nicomedia, và được dạy bởi
Mardonius, một thái giám Goth. Sau khi Eusebius qua đời năm 342 , cả Julianus
và Gallus bị lưu đày đến lãnh điạ hoàng gia của Macellum ở Cappadocia. Ở Đây
Julianus đã gặp giám mục Thiên chúa giáo George của Cappadocia. Ở tuổi 18,
cuộc sống lưu vong kết thúc và ông cư ngụ một thời gian ngắn ở Constantinople
và Nicomedia.[24]
Ông trở thành một Lector, một chức vụ nhỏ trong nhà thờ Thiên chúa giáo, và
những bài viết sau này của ông cho thấy một kiến thức cụ thể từ Kinh Thánh, có
khả năng có đươc trong thời niên thiếu của ông [25](.Khi Nhìn lại cuộc sống của
mình trong năm 362, Julianus đã viết, trong ba mươi của đời mình - rằng ông đã
trải qua hai mươi năm đầu tiên theo con đường Kitô giáo và mười hai năm theo
con đường đích thực(tức là con đường của thần Mặt Trời). [26]
Constantinus II mất trong năm 340 khi ông tấn công em trai Constans . Constans
tiếp đó mất vào năm 350 trong cuộc chiến chống lại kẻ cướp ngôi Magnentius.
Điều này khiến Constantius II là vị hoàng đế duy nhất còn lại. Để giúp cai trị đế
quốc, trong năm 351 ông ta phong cho người anh cùng cha của Julianus, Gallus,
làm Caesar của phương Đông, trong khi Constantius II tự chuyển sự chú ý về phía
tây đến Magnentius, người mà ông đã đánh bại hoàn toàn vào năm đó. Trong năm
354, Gallus, người đã áp đặt một sự cai trị khủng bố trên các vùng lãnh thổ nằm
dưới sự cai quản của ông, đã bị hành quyết. Julianus đã được triệu tập đến triều
đình, và bị giam giữ trong một năm, vì bị nghi ngờ về âm mưu mưu phản, đầu tiên
với anh trai của ông và sau đó với Claudius Silvanus; ông đã được thả sau đó, một
phần vì Hoàng hậu Eusebia can thiệp thay mặt cho ông, và ông đã được phái đến
Athens. (Julianus thể hiện lòng biết ơn của mình với hoàng hậu Eusebia trong bài
diễn văn thứ ba của ông. [27])
[ ] Caesar ở Gaul
Sau khi đối phó với các cuộc nổi loạn của Magnentius và Sylvanus, Constantius
cảm thấy ông cần một đại diện thường trực ở Gaul. Năm 355, Julianus đã được
triệu hồi đến diện kiến hoàng đế ở Mediolanum và vào ngày 06 tháng 11 đã được
phong làm Caesar của phương Tây, kết hôn với em gái Constantius, Helena.
[ ] Chiến dịch chống lại những bộ lạc German
Julian in military dress. Despite having received no military education, Julian
proved to be an able military commander, obtaining an important victory in Gaul
and leading a Roman army under the walls of the Sassanid Empire's capital.
Trong năm356, trong suốt chiến dịch đầu tiên của mình, ông đã dẫn một đội quân
đến sông Rhine, tham gia cuộc chiến với các rợ và giành lại một số thành phố đã
rơi vào tay người Frank, bao gồm Colonia Agrippina (Cologne). Với thành công
dễ dàng của mình, ông đã rút về Gaul để trú đông, chia lực lượng của mình để bảo
vệ các thị trấn khác nhau, và lựa chọn thị trấn nhỏ Senon gần Verdun để chờ đợi
mùa xuân [28]. Điều này hóa ra lại là một sai lầm chiến thuật, lực lượng của ông để
lại bảo vệ mình là không đủ khi một lượng lớn quân đội của người Frank bao vây
thành phố và Julianus đã hầu như bị giam giữ ở đó trong vài tháng cho đến khi
tướng Marcellus của ông đoái hoài đến việc giải vây. Mối quan hệ giữa Julianus
và Marcellus dường như không tốt đẹp cho lắm. Constantius chấp nhận những báo
cáo của Julianus và Marcellus đã được thay thế chức tổng chỉ huy kị binh bởi
Severus [29][30]
Năm tiếp theo chứng kiến một cuộc hành quân phối hợp được lên kế hoạch bởi
Constantius để giành lại quyền kiểm soát vùng Rhine từ tay các bộ lạc Đức đã tràn
qua sông sang bờ phía tây. Từ phía nam tổng chi huy quân đội của ông( Magister
peditum) Barbatio đến từ Milan và tập trung các lực lượng tại Augst (gần chỗ uốn
cong của sông Rhine), sau đó hướng về phía Bắc với 25.000 binh sĩ, Julianus với
13.000 binh sĩ sẽ di chuyển về phía đông từ Durocortorum (Reims). Tuy nhiên,
trong khi Julianus đang hành quân, một nhóm người Laeti tấn công Lugdunum
(Lyon) và Julianus đã phải trì hoãn để đối phó với họ. Điều này để cho Barbatio
không được hỗ trợ và ở sâu trong lãnh thổ của người Alamanni, vì vậy ông ta cảm
thấy buộc phải rút lui , theo con đường cũ của mình. Như vậy đã kết thúc cuộc
hành quân phối hợp chống lại các bộ lạc Đức[31][32]
Với việc Barbatio rút lui một cách an toàn, vua Chnodomarius dẫn đầu một liên
minh của người Alamanni chống lại Julianus và Severus tại của trận Argentoratum.
Người La Mã đã đông hơn rất nhiều [33] và trong sức nóng của trận chiến một
nhóm 600 kỵ binh bên cánh phải đã tan rã, [34]nhưng, lợi dụng trọn vẹn sự hạn chế
của địa hình, người La Mã đã chiến thắng áp đảo. Kẻ thù của họ bị đánh tan và bỏ
chạy hướng ra sông. Vua Chnodomarius đã bị bắt và sau đó gửi đến chỗ của
Constantius tại Milan. [35][36]
Thay vì đuổi theo kẻ thù bên kia bờ sông Rhine, Julianus tiến quân theo phía bắc
sông Rhine, con đường ông đã đi vào năm trước trên đường trở về để Gaul, nhưng
tại cây cầu (Mainz) Moguntiacum ông đã vượt qua sông và thực hiện một cuộc
cướp phá bất ngờ vào vùng lãnh thổ của người Alamanni, nơi mà các lực lượng La
Mã đã không có mặt trong nhiều năm, khiến ba vị vua phải quy phục. Hành động
này cho người Alamanni thấy rằng Rome một lần nữa có mặt và hoạt động trong
khu vực này. Trên đường trở lại khu trú đông ở Paris, ông đối phó với một nhóm
người Frank đã nắm quyền kiểm soát một số pháo đài bị bỏ rơi dọc theo sông
Meuse [36][37].
Trong năm 358, Julianus đã đạt được chiến thắng trước dân Salian của người
Franks ở Hạ lưu sông Rhine, định cư họ ở Toxandria trong Đế chế La Mã, phía
bắc của thành phố Tongeren ngày nay, và trước dân Chamavi, những người đã bị
trục xuất trở lại Hamaland.
[ ] Thuế khóa và chính quyền
Vào cuối năm 357 ,Julianus, với uy tín từ những chiến thắng của ông trước người
Alamanni đã giúp cho ông có được sự tin tưởng, ngăn chặn sự gia tăng thuế của
pháp quan thái thú xứ Gaul, Florentius và bản thân ông tự mình chịu cai quản tỉnh
Belgica Secunda. Đây là kinh nghiệm đầu tiên của Julianus với việc quản lý chính
quyền dân sự. Đúng ra đó là một vai trò của pháp quan thái thú. Tuy nhiên,
Florentius và Julianus thường xung đột trong việc quản lý xứ Gaul. Ưu tiên đầu
tiên của Julianus, khi là Caesar và là chỉ huy trên danh nghĩa ở Gaul, là đánh đuổi
những dân tộc man rợ đã xâm phạm biên giới Rhine.
[ ] Nổi dậy ở Paris
Vào năm thứ tư ở Gaul của Julianus , Hoàng đế Sassanid, Shapur II, xâm chiếm
Lưỡng Hà và chiếm thành phố Amida sau 73 ngày vây hãm. Trong tháng hai năm
360, Constantius II đã ra lệnh triệu tập hơn một nửa quân đội Gaul của Julianus
vào quân đội phía đông của ông ta, các mệnh lệnh không thông qua Julianus mà
trực tiếp đến các vị tướng quân đội. Mặc dù Julianus lúc đầu đã cố gắng để tiến
hành theo trình tự, nó đã gây ra một cuộc nổi dậy bởi đội quân Petulantes, những
người không có mong muốn rời khỏi Gaul.
Quân đội đã tuyên bố Julianus làm Augustus ở Paris, và điều này đã dẫn đến một
nỗ lực quân sự rất nhanh chóng để bảo vệ hoặc giành được lòng trung thành của
những người khác. Mặc dù đầy đủ chi tiết không rõ ràng, có ít bằng chứng cho
thấy rằng Julianus có thể đã dính líu đến việc kích động cuộc nổi dậy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_51__3869.pdf