Bài thảo luận Chiến tranh thế giới thứ nhất

Nền kinh tếNga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất

nghiệp, chết đói. Lại cùng những thất bại nặng nềtrước quân Đức trên mặt trận,

tất cảnhững cái đó gây bất mãn cao độtrong nhân dân và quân đội. Quân lính đã

quá khổvì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái

quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộcủa quân đội Nga cũng là quá

lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6năm 1916 chống

quân Áo –Hung tại Galicia cũng bịcác sỹquan cao cấp khác ghen ghét không

hợp tác. Đến năm 1917 người Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể

chịu nổi hơn chiến tranh khi quân Đức chỉcách Thủđô hơn 100 km. Mặt khác

những người cộng sản Nga (Bolshevik) chống chiến tranh đếquốc "Biến chiến

tranh đếquốc thành nội chiến cách mạng", nhân dân và binh sỹđã không thểchịu

nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của Lenintiến hành cách mạng. Đến tháng 3

năm 1917, Cách mạng tháng 2đã nổra, Sa hoàngthoái vị. Đây là bước chuyển để

những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong Cách mạng tháng Mười Nga.

Tuy giữa hai cuộc cách mạng Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng

thực tếquân đội sau cách mạng tháng 2 đã tan rã, không còn kỷluật, quân sỹtựbỏ

ngũ, tựrút lui và truy lùng các sỹquan mà trước đây họcăm thù đểxửlý. Mặt trận

phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh

chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổđịch đểra yêu sách. Sau cách mạng tháng 10,

Lenin đềnghịcác bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt

lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đềnghịnày không được ai chấp nhận. Với

việc ký kết hoà ước Brest-litovskriêng rẽvới Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918,

Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất to lớn: trảđộc lập cho Ba

Lanvà các vùng Tây Belarus, Ukraina, các tỉnh Baltic, trảbồi thường cho Đức và

ngoài ra nước Nga Xô viết không thểđủlực lượng đểngăn cản phong trào độc lập

của Phần Lannên đã dễdàng trao trảđộc lập cho nước này.

pdf57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Chiến tranh thế giới thứ nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuộc chiến trên bộ của chiến tranh này là chiến tranh với công nghệ của thế kỷ 20 và với tư duy chiến thuật của thế kỷ 19 với phương thức tiến hành chiến tranh lạc hậu đánh nhau thương vong cực kỳ to lớn mà hiệu quả chiến đấu rất thấp. Ngược lại chiến tranh trên biển và trên không mang tính chất rất cách mạng với hình thức chiến tranh khác rất xa với các cuộc chiến tranh trước đây, và sau này được Thế chiến thứ hai phát triển lên mức cao hơn. [ ] Chiến tranh trên bộ Bộ binh Romania Nhìn một cách tổng thể chiến tranh trên bộ của thế chiến thứ nhất là cuộc chiến tranh chiến hào với các tư duy phòng thủ trận địa với chiến thuật tấn công lạc hậu. Với hình thức phòng thủ trong chiến hào có chiều sâu với hệ thống dây thép gai, bãi mìn và các hỏa điểm súng máy cố thủ, phía sau có pháo binh yểm trợ, thì chiến tranh có "sự mất cân đối" rất lớn giữa "tấn công" và "phòng ngự": trong khi quân phòng ngự với vũ khí hiện có có thể dễ dàng để bẻ gẫy các cuộc tấn công của đối phương: các súng máy trong công sự, lô cốt, pháo binh và bãi mìn dây thép gai gây chết chóc rất lớn cho các cuộc tấn công của kỵ binh và làn sóng người của bộ binh đối phương, và nếu mất tuyến phòng ngự thì cũng có đủ thời gian để có thể nhanh chóng kéo quân dự bị tới lập tuyến mới phía sau. Ngược lại quân tấn công thường rất lúng túng và với hy sinh rất lớn mới có thể đánh chiếm được các tuyến phòng thủ của địch và cũng không có phương tiện và phương cách để phát triển tấn công. Trong năm 1915 quân đức đã chọc thủng phòng tuyến Nga và tấn công thắng lợi nhưng đó là do sự quá kém cỏi về xã hội, kinh tế và tư duy quân sự lạc hậu của Nga so với Đức. Với các quân đội có trình độ phát triển tương đương như Anh, Pháp, Đức thì sự mất cân đối tấn công – phòng thủ này dẫn đến tình trạng chiến tranh chiến hào lâu dài ổn định không ai dứt điểm nổi ai mà chỉ ép dần đối phương từng tí một (một cuộc tấn công tiến lên được 10 – 20 km đã được coi là thắng lợi). Kết quả chiến tranh phụ thuộc vào sức chịu đựng dẻo dai của các bên đối với sức nặng lâu dài của chiến tranh. Quân Nga trong chiến hào Cũng trong chiến tranh này đã xuất hiện các hình thức chiến thuật để đánh chiếm chiến tuyến địch và phát triển tấn công trên cơ sở vũ khí hiện có và thể hiện sáng chói nhất là chiến thắng vang dội của phương diện quân Tây Nam của Nga dưới sự chỉ huy của tướng Aleksei Alekseevich Brusilov tại Galicia tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung: với một quân đội Nga yếu kém, lạc hậu, mất tinh thần sau trận thảm bại năm 1915, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quân Nga đã chọc thủng chiến tuyến Áo – Hung và tấn công ồ ạt trên diện rộng đánh bại quân đội Áo – Hung. Tuy nhiên sau khi rút kinh nghiệm quân phòng thủ cũng đã khắc chế được các chiến thuật mới này và hình thức chiến tranh chiến hào vẫn là chủ đạo và bất biến. Chỉ đến khi xe tăng xuất hiện và phát triển thì hình thức chiến tranh chiến hào này mới bắt đầu lỏng lẻo và đến Thế chiến thứ hai nó đã tỏ rõ sự bất lực trước sức tấn công cơ động và cuộc chiến tranh chiến hào cuối cùng trên thế giới là cuộc Chiến tranh Triều Tiên. [ ] Chiến tranh trên biển, trên không Chiến tranh trên biển của thế chiến thứ nhất diễn ra rất quyết liệt và được gọi là trận chiến Đại Tây Dương lần thứ nhất nó mang tính chất hoàn toàn mới so với các cuộc chiến tranh trên biển trước đây: Cuộc chiến này báo hiệu chấm dứt thời đại các trận hải chiến lớn của của các armada cổ điển (hạm đội mặt nước). Việc bao vây kinh tế đánh phá giao thông trên biển được thực hiện một cách hiệu quả hơn bằng phương tiện chiến tranh rất mới là tàu ngầm. Và trong cuộc chiến này tuy lực lượng Hải quân Đức còn thua xa Hải quân Hoàng gia Anh nhưng lực lượng tàu ngầm Đức khi đó với kỹ thuật hiện đại đã làm rất tốt công việc đánh phá vận tải biển của Anh, đã có lúc làm phát sinh nạn đói ở nước này. Quân Đức ở Sedan, Pháp năm 1917 Thời gian đầu chiến tranh các tàu vận tải của Anh đi tự do không có bảo vệ nên bị tàu ngầm Đức đánh đắm rất nhiều dưới hình thức "săn mồi tự do". Để hạn chế thiệt hại do tàu ngầm, Anh đã áp dụng biện pháp "convoy" (đoàn hộ tống): các tàu vận tải đi theo đoàn lớn dưới sự bảo vệ bên ngoài của tàu chiến. Biện pháp này ban đầu rất hiệu quả vì khi đó tàu ngầm còn rất thô sơ mang được ít ngư lôi và ngư lôi chất lượng không cao hay bắn trượt, nên tàu ngầm thường chỉ bắn ngư lôi vào tàu chiến đối phương, còn để tiêu diệt tàu vận tải thì bằng cách nổi lên dùng pháo bắn. Với sự bảo vệ của đoàn tàu chiến trong convoy thì việc này không thực hiện được nữa. Sau đó tàu ngầm Đức đổi chiến thuật: các tàu ngầm đi thành bầy lớn khi phát hiện đoàn convoy thì thay vì tấn công chúng bám theo chờ trời tối thì nổi lên bơi lẫn vào đoàn convoy và lần lượt hạ thủ các tàu vận tải, chiến thuật này về sau vẫn áp dụng cho cả Thế chiến II... Việc đánh vận tải và đảm bảo vận tải diễn ra quyết liệt và rất năng động từ hai phía. Để tăng cường sức ép lên nước Anh, Đức đã hai lần tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế không chấp nhận trung lập của bất kỳ tàu của quốc gia nào, tàu ngầm Đức bắn cả vào tàu Mỹ chở hàng cho Anh là nguyên nhân để Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Đức. Trong Thế chiến I lần đầu tiên xuất hiện một loại binh chủng mới là không quân tác chiến trên trời. Vì là loại hình mới trang bị còn rất thô sơ nên chiến tranh trên không chưa có ý nghĩa lớn và chưa thể gây được tác động lớn đến kết quả chiến tranh. Tuy nhiên nó cũng đã có các hình thức chiến đấu mà ngay sau chiến tranh được các bên tích cực phát triển đó là không chiến của các máy bay cánh cố định đánh nhau; tấn công mặt đất của máy bay đối với lực lượng mặt đất; ném bom tầm xa với các zapperlin, trinh sát bởi máy bay hoặc khinh khí cầu. [ ] Các vũ khí mới Lính kỵ binh Anh và ngựa đều phải mang "mặt nạ phòng dộc" Thế chiến thứ nhất đã cho thấy các thứ vũ khí mới với hiệu quả huỷ diệt rất mạnh.  Vũ khí hoá học là đặc sản của Thế chiến I: lần đầu tiên loài người sử dụng vũ khí hoá học nhân tạo một cách ồ ạt và quy mô lớn với các dạng hoá chất độc khác nhau từ loại ít nguy hiểm nhất là hơi cay hay chất làm chảy nước mắt đến loại khí nguy hiểm hơn nhưng không chết người chỉ loại khỏi vòng chiến như hơi mù tạc, Yprit (gây lở loét da và lấy tên theo địa điểm diễn ra trận tấn công hoá học là Ypres) và cao hơn nữa là hơi ngạt clo và các chất gây tử vong khác như phosgene. Để chống lại vũ khí hoá học các bên đã sử dụng phương tiện rất hiệu quả là mặt nạ phòng độc. Vào cuối kỳ chiến tranh việc sử dụng vũ khí hoá học giảm hẳn vì các bên sợ leo thang rất nguy hiểm của loại vũ khí này và việc dùng chúng nhiều khi phản tác dụng (gió đổi chiều thì tự hại quân mình) vì thời kỳ đó việc phát tán tác nhân hoá học còn thô sơ chủ yếu dựa vào gió.  Súng máy: là loại vũ khí tuy ra đời từ trước thế chiến nhưng trong thế chiến đã thể hiện rõ uy lực của mình và làm thay đổi chiến thuật chiến đấu. Do trình độ kỹ thuật khi đó còn chưa cao con người mới chỉ có thể chế tạo súng máy bắn nhanh có kích thước to nên nó không phải là vũ khí cá nhân mà bố trí cố định để phòng thủ, trong khi đó quân bộ binh tấn công vẫn dùng súng trường lên quy lát bắn phát một, đó cũng là một nguyên nhân gây nên sự mất cân đối tấn công - phòng thủ. Súng máy đặt trong công sự dễ dàng vô hiệu hoá các cuộc tấn công bằng bộ binh "làn sóng người" và các cuộc tấn công của kỵ binh. Chính với sự phát triển của súng máy mà kỵ binh hết thời và ngày càng suy giảm. Máy bay Anh Sopwith Camel  Đạn pháo mảnh: Để chống lại làn sóng bộ binh tấn công các bên áp dụng đạn pháo mảnh để tăng tính sát thương, chính số lượng chết trận nhiều nhất của quân sỹ là do pháo binh với đạn pháo mảnh. Với sự áp dụng của pháo binh bắn nhanh, đạn mảnh uy lực huỷ diệt lớn cộng với hoả lực súng máy đã làm chấm dứt chiến thuật đội hình ô vuông và làm phát sinh đội hình tản mát của bộ binh và kéo theo các thay đổi khác của tác chiến trên bộ.  Máy bay: đây là cuộc chiến tranh có sự tham gia đông đảo đầu tiên của máy bay, do máy bay đang ở giai đoạn đầu phát triển còn rất thô sơ nhưng nó đã có các hành động chiến đấu rất hiệu quả và sau này được các bên nhận thấy các tiềm năng phát triển rất lớn. Trong đại chiến máy bay làm các nhiệm vụ không chiến (đánh nhau với máy bay địch), tấn công mặt đất, trinh sát, liên lạc. Tàu ngầm U16 của Đức  Tàu ngầm: đây là vũ khí có hiệu quả nhất của Thế chiến I. Với tàu ngầm thì một hạm đội yếu có thể chống lại một hạm đội mạnh một cách hiệu quả. Một sự đầu tư nhỏ hơn (vào tàu ngầm) mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều khi xây dựng các hạm tàu mặt nước lớn. Điều đó giải thích tại sao Hải quân Đức dồn sức xây dựng lực lượng tàu ngầm U boat của mình trong cả Thế chiến I và Thế chiến II. Thời gian này tàu ngầm còn rất thô sơ hoạt động nổi là chủ yếu, chỉ lặn xuống khi gặp tàu chiến đối phương và vũ khí ngư lôi mang theo cũng không nhiều, độ chính xác kém, thường tàu ngầm chỉ dùng ngư lôi để bắn tàu chiến đối phương khi đang lặn, còn đối với tàu vận tải thì nó nổi lên dùng pháo để bắn chìm. Với sự nguy hiểm của tàu ngầm đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa phá giao thông và bảo vệ giao thông trên biển cũng như giữa tàu ngầm và tàu săn ngầm với các thiết bị thuỷ âm phát hiện tàu ngầm. Trong thế chiến này lực lượng tàu ngầm của Đức đã đánh chìm rất lớn số tải trọng tàu vận tải của Anh và làm kinh tế Anh lao đao, nhưng đồng thời nó cũng bị thiệt hại rất nặng nề. Xe tăng đi trước, bộ binh Canada theo sau, mặt trận Vimy 1917  Xe tăng: đây là vũ khí ra đời trong thế chiến để khắc phục sự mất cân đối giữa tấn công và phòng ngự tuy xe tăng còn rất thô sơ thiếu độ tin cậy nhưng đã chứng minh được tiềm năng phát triển của mình và các bên đua nhau chế tạo xe tăng. Từ trận đầu tham chiến vào tháng 9 năm 1916 tại trận Sông Somme đến năm 1917 phía Entente có trận Cambrai đã huy động hơn 400 xe tăng để tấn công. Tuy nhiên xe tăng trong thế chiến I vì các tính năng còn yếu kém của mình mới chỉ được sử dụng như phương tiện yểm trợ bộ binh để đánh chiến tuyến của địch, chỉ đến Thế chiến thứ hai xe tăng mới phát huy hết tính năng tấn công cơ động thọc sâu của nó. [ ] Hậu quả của chiến tranh [ ] Ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị  Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ. Lính xung kích Sturmtruppen(Lực lượng Bão tố) của Đức tham chiến ở mặt trận phía Tây năm 1917  Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung (1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.  Chiến tranh này cho thấy rõ mâu thuẫn ghê gớm của hệ thống thuộc địa một nguyên nhân của đại chiến thế giới, tuy rằng sau chiến tranh nó còn tiếp tục tồn tại theo quán tính nhưng chỉ ngay sau Thế chiến II nó bị tất cả các nước, cả thuộc địa và cả các chủ thuộc địa cùng bắt tay dỡ bỏ.  Thế chiến thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức, nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tế và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Thế chiến thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều đó khiến cho các nước dân chủ phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữa các nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỉ 20. Thế chiến I kết thúc cũng là sự mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiều nước trong bối cảnh xã hội bất ổn như tại Ý và Đức. Như vậy châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các thế lực cộng sản, phát xít và dân chủ tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới. [ ] Ảnh hưởng tâm lý - xã hội Chiến tranh đồng thời gây ra các xu hướng tâm lý - xã hội đối nghịch:  Một mặt trước đây rất nhiều tầng lớp người châu Âu bị cuốn theo tình cảm dân tộc chủ nghĩa và sau chiến tranh họ nhận thức ra được kết quả mà chủ nghĩa dân tộc quá đáng có thể mang lại nên họ bắt đầu định hướng lại theo một tinh thần mới với tinh thần chủ nghĩa quốc tế và xu hướng hoà bình chủ nghĩa, nhân đạo chủ nghĩa. Sau chiến tranh, thế giới đã tổ chức ra Hội Quốc Liên và phong trào hoà bình nảy nở mạnh ra trên khắp toàn cầu đó là các thể hiện của xu thế này.  Mặt khác có một xu hướng hoàn toàn đối nghịch hẳn lại: Đó là sự thất vọng vào các giá trị nhân văn của loài người và phát sinh tâm lý tôn sùng sức mạnh, tôn sùng bạo lực với sự tin tưởng rằng chỉ có sức mạnh và sự cứng rắn mới là chỗ dựa đáng tin cậy trong thời đại bất ổn này. Đây là cơ sở để nảy nở tâm lý thô bạo và chủ nghĩa hư vô, hoài nghi, tâm lý này là đất đai rất tươi tốt cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa phát xít và các xu hướng cực đoan nảy nở và bám rễ trong xã hội sau chiến tranh. Sau khi Triều đình Ottoman phải ký Hiệp định Sevres, ngọn lửa dân tôc chủ nghĩa đã bùng cháy, với cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ do Chính phủ đối lập cuả lãnh tụ Mustafa Kemal Atatürk phát động tại Ankara, nhằm phản đối việc Sultan Mehmed VI ký kết Hiệp định Sevres và đánh đuổi quân Entente (lần này bao gồm Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp). Lợi dụng quân Entente còn quá mỏi mệt với cuộc Đại chiến vừa qua, phe dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức tiến công đánh tan tác quân Entente, buộc địch phải ký Hiệp định Lausanne (1923). Với Hiệp định này, Đế quốc Ottoman sụp đổ, Sultan Mehmed VI thóai vị, và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời vào tháng 10 năm 1923. [42][43][41][44]  Chiến tranh cũng đồng thời gây ra cảm giác đây là kết thúc của "thế giới cũ" là kết thúc của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Trên nền tảng đó các phong trào cộng sản và phong trào chủ nghĩa xã hội nảy nở và phát triển rất mạnh mẽ ở châu Âu và trên thế giới. [ ] Những bài học chính trị của Thế chiến thứ nhất “ Về công nghiệp và thương mại, Đức đã chiến thắng cuộc chiến tranh. Những công xưởng của họ vẫn còn nguyên, những khoản nợ chiến tranh của họ chỉ nằm trong nước và sẽ được thanh toán dễ dàng bằng việc vận động hành chính... ” —Georges Benjamin Clemenceau[19] Mustafa Kemal Atatürk - người anh hùng dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.  Chiến tranh thế giới cho thấy, trong điều kiện của các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, quy mô toàn cầu, với độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì "không ai có thể có lợi trong chiến tranh nếu nó nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực". Đối với Đế quốc Anh, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất là một chiến thắng kiểu Pyrros của họ. Họ gặp khó khăn trong việc duy trì Đế chế rộng lớn của họ kể từ sau cuộc chiến kinh hoàng này.[45] Pháp còn thể hiện chiến thắng kiểu Pyrros rõ ràng hơn Anh Quốc. Nhờ có cao trào Cách mạng Nga năm 1917, Pháp không thể liên minh với nước Nga được nữa.[46] Người Đức đã đập phá tan tành những trung tâm công nghiệp của Pháp và chinh phạt được đủ đất đai để có thể thực hiện phần lớn chiến lược về cuối cuộc Đại chiến.[47] Cả Anh Quốc và Pháp đều chỉ có thể chấm dứt cuộc chiến nhờ sự đổ bộ của quân Mỹ.[48] Cuộc chiến tranh chứng tỏ rằng nước Đức mạnh hơn Pháp, do đó Pháp không thể nào một mình thắng Đức.[49] Bị khánh kiệt, nhiều người Pháp sau cuộc Đại chiến thường cho rằng "chúng ta không thể làm nên một trận Verdun nữa".[50] Thủ tướng Pháp Clemenceau cũng thừa nhận rằng trong vài năm tới, nước Đức sẽ bỏ xa Pháp về công nghiệp, thương mại và tài chính.[51] Với những lợi thế này, sau chiến tranh nước Đức phát triển bỏ xa Pháp và tạo điều kiện cho Đức một lần nữa lên tranh hùng tranh bá.[3][52] Giữa thập niên năm 1920, nhiều người Pháp tin chắc rằng nước này sẽ một lần nữa bị người Đức tiến công.[15] Cho đến năm 1939, mọi việc đã chứng tỏ chiến thắng kiểu Pyrros của các nước Entente dẫn đến sự suy yếu của bọn họ.[53] Chiến thắng kiểu Pyrros của Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kế tiếp đại bại thê thảm của Pháp trong cuộc chiến tranh chống Phổ (1870 - 1871), và được kế tiếp bởi đại bại tả tơi của quân Pháp trước các chiến binh tinh nhuệ Đức vào năm 1940 và trước những cao trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa (như vào năm 1954 tại Việt Nam và 1962 tại Algeria). Và, như đã nói, không lâu sau cuộc Đại chiến, vào năm 1923, các nước Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp đều phải chịu thất bại trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.[54][55] Những chiến bại thê thảm ấy cũng là vì sự nhừ đòn và tổn hại khủng khiếp của Pháp trong cuộc Đại chiến 1914 - 1918 này. [56][15]  Thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao, ở mức trình độ đó thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Tư duy đế quốc chủ nghĩa phải bị loại trừ ra khỏi các quan hệ quốc tế, nảy sinh loại tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, thoả hiệp các lợi ích trên cơ sở các bên cùng có lợi". Chính vì vậy ngay sau Thế chiến I các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội Quốc Liên với mục tiêu để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.  Hệ thống thuộc địa như nguyên nhân của mâu thuẫn phải bị loại bỏ, bắt đầu từ Thế chiến I hệ thống thuộc địa thế giới bắt đầu lỏng lẻo và đến sau Thế chiến II thì diễn ra quá trình phi thực dân hoá ồ ạt với sự cổ vũ và chấp nhận của tất cả các cường quốc thế giới. Quân Đức tiêu diệt một nhóm lính Pháp năm 1917  Một bài học rất to lớn của Thế chiến I và II cho thấy: "yếu tố dân tộc quốc gia là có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng". Tình hình quốc tế không thể yên nếu dựa trên trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất mãnh liệt gây hậu hoạ cho hoà bình thế giới. Một ví dụ rất điển hình: sự kiềm chế kìm hãm càng chặt chẽ đối với Đức sau Thế chiến I chỉ càng thúc đẩy chủ nghĩa phục thù với sự tìm kiếm các phương sách càng quyết liệt, cực đoan hơn của Hitler và cuối cùng là với các kết quả thảm khốc đối với người kìm hãm. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ như một thế lực lãnh đạo thế giới đã nhận thức được vấn đề này nên trong chương trình tái thiết sau chiến tranh đã giúp đỡ cả các nước kẻ thù thua trận: Đức, Ý, Nhật để các nước này vươn lên không ở vị thế buộc phải lao tiếp vào chủ nghĩa phục thù.  Và một bài học cuối đúc rút từ các bài học trên "Vấn đề chiến tranh và hoà bình là vấn đề chung của cả thế giới". Một khi chiến tranh nổ ra nó dễ dàng kéo cả thế giới vào cuộc. Với hậu quả quá khốc liệt của chiến tranh loài người phải nhận thức được sự cần thiết "cần ngăn chặn nó trước khi quá muộn" đó phải là nỗ lực chung của tất cả các nước. Hiện nay, 2006, đã sau Thế chiến thứ hai hơn 60 năm. Tuy đã có rất nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có triệu chứng của một đại chiến mới điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình, và chí ít thì đó cũng là một đóng góp của Thế chiến thứ nhất (và thứ hai) vào tri thức nhân loại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfls_phap_8__5828.pdf
Tài liệu liên quan