Trận Lens, 1648
Giai đoạn 1635-1648
Nước Pháp, mặc dù là "Cô con gái cảcủa Giáo hội Thiên Chúa giáo"
[2]
, cũng lại là
kình địch của Đếquốc La Mã thần thánh và Tây Ban Nha, bước vào cuộc chiến
trong tư cách đứng vềphía phe Tin lành. Quan Thượng thư đầu triều Pháp là Hồng
y Richelieucảm thấy quân nhà Habsburg vẫn quá mạnh, chiếm giữnhiều lãnh địa
ởngay biên giới phía đông nước Pháp, bao gồm nhiều phần của Hà Lan.
Trước đó, trong một thời gian dài, Pháp đã liên minh với Hà Lan, rồi sau đó là
Đan Mạch và Thụy Điển, đểbảo trợcho cuộc chiến của người Tin lành chống lại
Đếquốc La Mã thần thánh. Hòa ước Praha, được dàn xếp dựa do sựép buộc của
Ferdinand II, khiến người Pháp và phe Tin lành không hài lòng. Thụy Điển muốn
được nhiều đất đai hơn nữa đểtrang trải cho phí tổn mà họphải gánh chịu trong
suốt cuộc chiến. Tháng 4-1635, Pháp và Thụy Điển ký một hiệp ước liên minh,
hiệp ước Compiegne. Cho tới thời điểm đó của cuộc chiến, nước Pháp vẫn chưa bị
tổn thất gì và chỉtham dựmột cách hạn chếbằng cách bỏtiền trang trải chiến phí,
thay vì trực tiếp chiến đấu.
Vào những tháng đầu của năm 1635, Pháp bắt đầu tỏra tích cực hơn trong các
hoạt động quân sự. Tháng 2-1635, Richelieu đã gửi cho Hà Lan 2 vạn quân tiếp
viện. Tuy nhiên, Pháp không thểcứđứng ngoài cuộc chiến. Tây Ban Nha tấn công
Trier, một xứbảo hộcủa Pháp từ1631, vào đầu năm 1635 và tháng 5-1635, Pháp
tuyên chiến với Tây Ban Nha. Vào lúc đầu, triển vọng quân sựcủa Pháp là không
tốt. Quân đội Pháp không có nhiều kinh nghiệm chiến đấu so với những địch thủ
đã trải qua cuộc chiến được gần 20 năm. Họbèn tìm kiếm những liên minh với các
thành bang Tin lành, Savoie, Parma, Màntovavà những người Tin lành ở Thụy Sĩ.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Chiến tranh Ba mươi năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào nước Pháp, một theo hướng dãy
Picardy do Hồng y Ferdinand nước Áo chỉ huy và một theo đường Vosges, do
Gallas chỉ huy, trong khi vua Felipe IV của Tây Ban Nha đích thân chỉ huy một
đạo quân dự định tấn công miền nam Pháp. Đạo quân của Hồng y Ferdinand giành
những thắng lợi liên tiếp và đã có lúc uy hiếp Paris. Tuy nhiên, quân Pháp chống
trả quyết liệt và dưới sự kêu gọi của Louis XIII và Hồng y Richelieu, Paris đã
không thất thủ, quân Pháp sau đó dần đẩy lui được đạo quân của Hồng y
Ferdinand. Đạo quân của Gallas cũng bị công tước Bernard xứ Weimar chặn đứng,
còn cuộc tấn công của Felipe IV không thể thực hiện được. Chiến thắng này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng với nước Pháp trong cuộc chiến.
Tháng 2 năm 1637, Hoàng đế La Mã thần thánh Ferdinand II băng hà, con trai ông,
Ferdinand III (Đế quốc La Mã thần thánh), kế vị cha. Ferdinand III ngay lập tức
đứng trước những thử thách hết sức khắc nghiệt. Trước đó, tháng 10-1636, quân
Thụy Điển đánh bại quân của Đế chế trong một trận đánh lớn tại Wittstock,
Brandenburg, qua đó giành quyền kiểm soát phần lớn miền bắc Đức. Gallas đã
phải bỏ dở chiến dịch của ông ở Pháp để quay về đối phó. Trận Torgau diễn ra sau
đó, với thắng lợi của Đế chế, buộc quân Thụy Điển phải lùi về Pomerania, nhưng
vẫn còn đủ mạnh để uy hiếp miền bắc Đế chế.
Trong khi đó, Pháp bắt đầu tổ chức phản công và giành được những chiến thắng
đáng kể ở miền bắc Ý khi công tước Bernard xứ Weimar đánh bại quân Đế chế ở
Rheindelfen rồi chiếm được Alsace và Breisach. Sau khi Bernard qua đời năm
1639, quân đội của ông được đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của nước Pháp. Lúc
này, quân đội Pháp cũng bắt đầu có những chỉ huy tài năng: Turenne và Louis II
de Bourbon, hoàng thân xứ Conde.
Trên biển, liên quân Tin lành cũng giành được những thắng lợi quyết định. Tháng
10-1639, hải quân Hà Lan đánh bại một hạm đội hải quân của Tây Ban Nha trong
trận Downs. Tháng 1-1640, một hạm đội hải quân của Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha lại bị hải quân Hà Lan đánh bại trong trận Pernambuco. Kể từ sau đó, quân
đội của Đế chế không còn nhận được sự tiếp viện của Tây Ban Nha từ đường biển
nữa. Tháng 11-1641, Hồng y Ferdinand qua đời, thêm một tổn thất nữa cho phe
Đế chế.
Về phần Tây Ban Nha, họ gặp phải nhiều vấn đề quốc nội hết sức phức tạp. Trong
hai năm 1640-1641, Bồ Đào Nha, trước giờ vẫn là một xứ bảo hộ của Tây Ban
Nha, nổi dậy đòi quyền độc lập. Xứ Catalan cũng nổi loạn, tham gia một hiệp ước
chống Tây Ban Nha với nước Pháp, thành lập liên minh Pháp – Catalan và lật đổ
nền cai trị của Tây Ban Nha ở Barcelona, thủ phủ xứ Catalan, vào năm 1641. Tây
Ban Nha trở nên hết sức hỗn loạn và vua Felipe IV không còn tâm trí đâu cho cuộc
chiến nữa. Tuy nhiên, Pháp đã không tận dụng được cục diện xoay chuyển có lợi
cho họ đó bởi cái chết của Hồng y Richelieu vào tháng 12-1642. Louis XIII cũng
băng hà chỉ sau đó không đầy một năm, tháng 5-1643. Tự quân của nước Pháp,
Louis XIV của Pháp, chỉ mới bốn tuổi và những người cầm quyền nhiếp chính,
Hoàng hậu Anne, một người Áo và Thủ tướng Mazarin, một người Ý, đều không
muốn tiếp tục cuộc chiến. Cùng năm đó, Tướng quan xứ Bayern là Franz von
Mercy đánh tan tác quân Pháp. [3]
Vào năm 1645, Tướng quan Pháp Turenne bị Tướng quan Franz von Mercy tấn
công bất ngờ trong trận Mergentheim, và Turenne thất bại nặng nề.[4] Tuy nhiên,
Tổng chỉ huy Quân đội Thụy Điển, Lennart Torstensson đánh bại quân của Đế chế
trong trận Jankau gần Praha và Louis II de Bourbon - nhận lệnh Hồng y Mazarin
đến cứu vãn Quân đội Pháp sau chiến bại tại Mergentheim - đánh tan tác Quân đội
Bayern trong trận Nordlingen lần thứ hai. Vị tướng tài năng cuối cùng của phe
Thiên chúa giáo, Franz von Mercy, đã hy sĩnh trong trận đánh này.
Vào ngày 14 tháng 3 năm 1647, Bayern, Cologne, Pháp và Thụy Điển ký thỏa ước
ngừng bắn Ulm. Sau đó, quân Pháp chiếm đóng pháo đài Philipsburg của Đế quốc
La Mã Thần thánh.[3] Năm 1648, liên quân Pháp Thụy Điển do Thống chế Carl
Gustaf Wrangel cùng Tướng quan Turenne và Louis II de Bourbon chỉ huy đánh
bại Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong những trận đánh lớn cuối cùng của
cuộc chiến, trận Zurmarshausen và trận Lens. Sau hai thất bại đó, vương triều
Habsburg rộng lớn giờ chỉ còn làm chủ mỗi vùng lãnh địa nước Áo mà thôi. Vào
năm 1648, quân Thụy Điển thực hiện cuộc tiến công cuối cùng vào thành Praha. [2]
[ ] Hòa ước Westphalia
Bài chi tiết: Hòa ước Westphalia
Sau khi Louis II de Bourbon đánh bại quân Tây Ban Nha trong trận Rocroi năm
1643, những cuộc thương thuyết hòa bình được bắt đầu. Cuộc thương thảo kéo dài
năm năm đã dẫn đến Hòa ước Westphalia. Hòa ước Westphalia gồm hai phần cơ
bản: Hiệp ước Osnabruck và Hiệp ước Munster, lần lượt được ký vào các ngày 15
và 24-10-1648. Các hiệp ước nói trên về danh nghĩa, là điểm chấm dứt hai cuộc
chiến lớn: Chiến tranh Ba mươi năm và chiến tranh Tám mươi năm.[5][6] [7] Các
cuộc thương thuyết diễn ra tại hai thành phố Osnabruck và Munster, lần lượt thuộc
các bang North Rhine-Westphalia và Hạ Sachsen trên lãnh thổ nước Đức ngày nay,
bao gồm các bên: Hoàng đế La Mã thần thánh, Ferdinand III dòng họ Habsburg,
các tuyển hầu ở các lãnh địa thuộc Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, và các
đại diện của Hà Lan.
[ ] Hậu quả của chiến tranh
Những tổn thất do cuộc chiến gây ra từ lâu đã là một đề tài gây nhiều tranh cãi
giữa các sử gia. Số liệu trước đây ước tính 30% dân số Đức đã thiệt mạng trong
cuộc chiến đang được xem xét lại. Tỷ lệ thương vong có lẽ không cao đến mức đó
mà vào khoảng từ 15% đến 20%. Những nguyên nhân chủ yếu là chiến tranh, nạn
đói và bệnh dịch. Trong đó lực lượng lính đánh thuê gây ra nhiều tổn thất về nhân
mạng cho thường dân và tài sản. Cuộc chiến đã gây ra những xáo trộn nghiêm
trọng cả về kinh tế và dân số ở trung Âu.
Bệnh dịch hạch, hoành hành cả trong quân đội và thường dân ở Đức và những
vùng đất lân cận từ 1618 đến 1648, cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại
về nhân mạng. Việc các đội quân di chuyển liên tục đã góp phần khiến bệnh dịch
hạch ngày càng lan rộng. Thêm vào đó, những đoàn thường dân chạy loạn và di cư
tập trung đông đúc ở các thành phố càng làm bệnh dịch và nạn đói trầm trọng
thêm. Thông tin về thiệt hại nhân mạng do bệnh dịch thường được tìm thấy trong
các biên niên sử địa phương, như những tài liệu đăng ký giáo dân và đăng ký thuế.
Tuy nhiên, những thông tin này thường không đầy đủ, hoặc đôi khi phóng đại con
số thực tế. Cũng phải nói thêm rằng dịch bệnh không phải là một hệ quả trực tiếp
của chiến tranh. Nhiều thập kỷ trước năm 1618, trên nhiều vùng đất nay là nước
Đức cũng thường xuyên phát sinh dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi quân đội Đan Mạch và quân đội của Đế chế giao tranh tại Sachsen
và Thuringia trong những năm 1625 và 1626, bệnh dịch đặc biệt gia tăng. Các
cuốn biên niên sử của từng địa phương thường xuyên nhắc đến “những bệnh ở
đầu”, “bệnh lây truyền từ Hungary” hay “bệnh nổi chấm đỏ”. Sau cuộc chiến ở
Màntova giữa Pháp và vương triều Habsburg cai trị Ý, phần phía bắc bán đảo Ý
phải hứng chịu một đợt dịch hạch khủng khiếp. Trong cuộc vây hãm không thành
công Nuremberg vào năm 1632, cả thường dân lẫn binh lính của quân đội Thụy
Điển và Đế chế đều mắc bệnh sốt phát ban và sco-bút. Hai năm sau, khi quân đội
Đế chế truy đuổi quân Thụy Điển ở miền tây nam nước Đức, dịch bệnh lại hoành
hành ở vùng dọc theo sông Rhine. Bệnh dịch hạch đóng một vai trò quan trọng
trong cuộc chiến. Đầu năm 1634, Dresden, München và nhiều thành phố nhỏ hơn
khác ở Đức như Oberammergau đều xảy ra dịch bệnh. Trong những năm cuối
cùng của cuộc chiến, bệnh sốt phát ban và kiết lỵ đã phát triển thành dịch ở nhiều
vùng trên khắp đất Đức.
[ ] Hệ quả chính trị của cuộc chiến
Hệ quả đầu tiên của cuộc chiến là việc chia cắt nước Đức thành nhiều vùng khác
nhau. Mỗi vùng, dù vẫn là thành viên của Đế chế, trên thực tế có chủ quyền riêng
biệt. Điều này làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của Đế chế La Mã Thần
thánh và phi tập trung hóa quyền lực ở Đức. Đây cũng được xem là nguyên nhân
sâu xa cội rễ của chủ nghĩa quân phiệt Đức và chủ nghĩa dân tộc ở Đức sau này.
Chiến tranh Ba mươi năm đã sắp xếp lại cấu trúc quyền lực trước đó ở châu Âu.
Sau khi các xứ Sachsen và Brandenburg về với Đế quốc La Mã Thần thánh, việc
quân Pháp nhảy vô tham chiến đã đưa bản chất của cuộc chiến dần trở thành một
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Đức.[2] Ảnh hưởng của Tây Ban
Nha, cả về quân sự và chính trị, suy giảm nghiêm trọng. Trong khi Tây Ban Nha
đang mắc kẹt trong cuộc chiến với Pháp, Bồ Đào Nha, là một quốc gia nằm dưới
quyền bảo hộ của Tây Ban Nha trong 60 năm trước đó (từ 1580), đã có vị vua
riêng của họ là João IV, vào năm 1640, và triều đại Braganza được thiết lập ở Bồ
Đào Nha. Ngoài ra, Đế quốc Tây Ban Nha cuối cùng phải thừa nhận nền độc lập
của Hà Lan vào năm 1648, kết thúc cuộc chiến tranh Tám mươi năm. Cùng với sự
suy yếu của Tây Ban Nha, Pháp nổi lên là quốc gia hùng mạnh bậc nhất ở châu Âu,
được khẳng định bằng chiến thắng trong cuộc chiến tranh Pháp–Tây Ban Nha diễn
ra không lâu sau đó.
Thất bại của Tây Ban Nha và các lực lượng ủng hộ đế chế còn đánh dấu sự suy
sụp của triều đại Habsburg và sự nổi lên của Vương triều nhà Bourbon nước Pháp.
Trong suốt cuộc chiến tranh tàn khốc, xứ Brandenburg bị cả quân Thụy Điển lẫn
Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh tàn phá dữ dội. Trong khi đó, Tuyển hầu
tước xứ Brandenburg thường thực hiên những chính sách thiếu quyết đoán đối với
cả hai phía. Trong thế kỷ thứ 18 sau này, một vị vua lớn của nước Phổ-
Brandenburg là Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786) có chép sử, theo đó Tuyển
hầu tước Georg Wilhelm thật không có tài năng trị vì lãnh địa.[8] Vua Friedrich II
cũng ghi nhận về hậu quả của cuộc Chiến tranh Ba mươi năm đối với lãnh địa
Brandenburg: [9]
“ ...bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm, cái ảnh hưởng ghê
tởm của cuộc tàn phá này nó sâu đậm đến mức mà từng chi tiết nhỏ
của nó có thể được nhận thức rõ - như Trẫm viết. ”
—Vua Phổ Friedrich II
Từ 1643 đến 1645, những năm cuối cùng của cuộc chiến, chiến tranh Tortenson
diễn ra giữa Đan Mạch và Thụy Điển. Kết quả của cuộc chiến đó và của cuộc
chiến lớn diễn ra trên toàn châu Âu cùng với hòa ước Westphalia năm 1648 đã
khẳng định vị thế một cường quốc ở châu Âu của Thụy Điển sau khi chiến tranh
kết thúc. Nhưng rồi, tân Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg
trung hưng, xây dựng lực lượng Quân đội tinh nhuệ, và rồi đại phá tan tác được
hùng binh Thụy Điển (1675). Xứ Brandenburg vươn lên phát triển cường thịnh,
thế là họ thiết lập Vương quốc Phổ-Brandenburg vào năm 1701. Vua Friedrich II
sau này đã đánh giá rất cao về vị Tuyển hầu tước lớn Friedrich Wilhelm I thành
tựu này. [10][11]
Những điều khoản được thỏa thuận trong suốt quá trình thương lượng dẫn đến ký
kết hòa ước Westphalia đã đặt nền móng cho những nguyên tắc ứng xử trong quan
hệ quốc tế sau này và thậm chí được xem là những nguyên lý cơ bản của định
nghĩa chủ quyền với các quốc gia độc lập. Ngoài việc xác định biên giới lãnh thổ
rõ ràng cho nhiều quốc gia liên quan (cũng giống như các quốc gia mới được
thành lập sau này), hòa ước Westphalia đã thay đổi mối quan hệ giữa các thần dân
và những người cai trị. Lúc đầu, người dân thường có xu hướng tuân theo cả các
quyền lực chính trị và tôn giáo. Sau hòa ước Westphalia, các công dân của một
quốc gia có chủ quyền trên nguyên tắc trước hết phải tuân theo luật lệ của chính
quyền đang cai quản quốc gia đó, dù cho chính quyền đó là tôn giáo hay là thế tục.
Ngoài ra, chiến tranh còn mang tới một số hệ quả quan trọng khác:
Chiến tranh Ba mươi năm là cuộc chiến tranh vì tôn giáo lớn cuối cuối cùng
ở châu Âu lục địa, kết thúc thời kỳ dài của những cuộc đổ máu vì lý do tín
ngưỡng. Vẫn còn tồn tại xung đột về tôn giáo đây đó ở châu Âu, nhưng
không xảy ra những cuộc chiến tranh lớn. [12]
Những tàn phá do các đội quân lính đánh thuê gây ra là cực kỳ lớn. Cuộc
chiến tranh Ba mươi năm đã góp phần dẫn đến việc thời kỳ các quốc gia sử
dụng lính đánh thuê. Những quốc gia châu Âu bắt đầu xây dựng cho mình
những đội quân riêng, có kỷ luật và chiến đấu trước hết vì đất nước. Ví dụ,
sau khi lên nối ngôi vào năm 1640, Tuyển hầu tước lớn của xứ
Brandenburg là Friedrich Wilhelm I đã tìm cách chấm dứt chiến tranh, và
xây dựng một lực lượng Quân đội tinh nhệ và có trình độ kỷ luật cao để bảo
vệ nền độc lập của lãnh địa mình. Nhờ đó, nền độc lập của xứ Brandenburg
được duy trì và bảo vệ bởi một lực lượng vũ trang hùng hậu, thay vì việc
tham gia các liên minh mà đã mang lại ảnh hưởng xấu của xứ Brandenburg
trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm.[13] Cuối cùng, trong chiến dịch phạt
Brandenburg của quân Thụy Điển hùng mạnh vào năm 1675, Quân đội tinh
nhuệ Brandenburg đã đại phá tan nát quân Thụy Điển trong trận đánh lịch
sử tại Fehrbellin. [10]
[ ] Biểu đồ các nước tham chiến
Trực tiếp chống Đế quốc La Mã Thần thánh
Gián tiếp chống Đế quốc La Mã Thần thánh
Trực tiếp thân Đế quốc La Mã Thần thánh
Gián tiếp thân Đế quốc La Mã Thần thánh
[ ] Chú thích
1. ^ Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern
world, 1494-1660, trang 177
2. ^ a b c Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern
world, 1494-1660, trang 181
3. ^ a b Christopher Duffy, Siege Warfare: The fortress in the early modern
world, 1494-1660, trang 129
4. ^ Richard Bonney, The Thirty Years' War 1618-1648, trang 64
5. ^ “::The Thirty Years War::”. Chris Atkinson. Truy cập 23 tháng 5 năm
2008.
6. ^ End of the Eighty Years War “The Thirty Years War: The Peace of
Westphalia”. www.pipeline.com. Truy cập 23 tháng 5 năm 2008.
7. ^ “Germany History Timeline”. www.countryreports.org. Truy cập 24
tháng 5 năm 2008.
8. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia,
1600-1947, trang 26
9. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia,
1600-1947, trang 19
10. ^ a b Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia,
1600-1947, các trang 42-45.
11. ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia,
1600-1947, trang 64
12. ^ “Lecture 6: Europe in the Age of Religious Wars, 1560-1715”.
www.historyguide.org. Truy cập 27 tháng 5 năm 2008.
13. ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XVI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_3__5214.pdf