Trước tình hình này, Tassillo quay sang cầu cứu Giáo hoàng La Mãnhưng vì Giáo
hoàng đang nhận sựbảo trợcủa vua Karl I nên ông ta đã khuyên Tassillo phục
tùng. Vềphía mình, rút kinh nghiệm những lần trước, nhà vua Frank yêu cầu
Tassillo phải phục tùng vô điều kiện và Giáo hoàng phải chấp nhận mọi biện pháp
trừng phạt của nhà vua đối với Tassillo, đồng thời Tassillo phải ra yết kiến vua
Karl I tại Worms vào mùa hè năm 787. Tassillo thoái thác không đi và th ếlà công
quốc Bayern trởthành mục tiêu của ba mũi tiến công của Quân đội Frank. Trước
áp lực quân sựlớn như vậy và đồng thời bịđám cận thần bỏrơi, vào ngày 3 tháng
10năm 787, Tassillo đến đại bản doanh của vua Karl I gần Ausburg đểxin hàng.
Thậm chí ông ta đã trao cho nhà vua Frank cây quyền trượng của mình cùng 12
con tin -trong đó có ThếtửTheodon, con trai ông. Tuy nhiên ngay sau đó Tassillo
liền trởmặt. Ông bắt tay vào việc vận động thành lập liên minh với người Avar và
với đếquốc Đông La Mã. Tuy nhiên các cận thần của Tassillo do lo sợthếlực
người Frank lại một lần nữa phản bội ông ta và tốgiác với nhà vua Frank. Thếlà
vào tháng 6 năm 778 Tassillo bịáp giải vềĐại hội các chư hầu ởIngelheim, bịcáo
buộc nhiều tội trạng và bịtuyên xửtửhình. Tuy nhiên, nhà vua đã ân xá cho ông
ta và chỉđày ông cùng con trai vào một tu viện.
[37][38]
Rõ ràng vua Karl I đã xửlý vấn đềBayern một cách thận trọng hơn nhiều so với
vấn đềSachsen. Nguyên do có thểlà vì Bayern là một chư hầu của vương quốc
Frank và đã theo Công giáo từlâu, và nó vốn lại nằm trong lãnh thổcủa Đếquốc
La Mã xưa kia, tức có nền văn minh khá lâu đời. Người Bayern lại rất gắn bó với
đất nước họ, tức họđã cốkết thành một dân tộc hẳn hòi. Vua Karl I tiếp tục duy
trò chính sách thận trọng đó trong suốt thời gian sau. Vào năm 794, ông lại vời
Tassillo tới đại hội các chư hầu tại Frankfurtvà buộc ông ta phải từbỏmọi quyền
lợi đối với công quốc, tạo cơ sởpháp lý cho việc sát nhập Bayernvào lãnh thổ
Vương quốc Frank. Tuy nhiên điều này không hề ảnh hưởng đến cương giới của
Bayern, đồng thời Bayern cũng được thống nhất lại thành một đơn vịgiáo phận
duy nhất với thủphủlà Salzburg. Tất cảnhững việc này nhằm khiến người Bayern
nghĩ rằng chính quyền của vương quốc Frank là một sựnối tiếp đối với chính
quyền Bayern xưa kia.
[38][39]
Sau khi chiếm được vùng đất cao ởmiền Nam Đức, Đại ĐếKarl I tiến vềphía
Đông, đánh nhau với người Xlavơbên bờđông sông Enbơ. Ông đã đánh bại và
chinh phục được các bộtộc Xlavơ.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Charlemagne, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã gửi cho Giáo hoàng Lêô III một bức thư như sau:
“ Trẫm có bổn phận, với sự giúp đỡ của lòng mộ đạo thiêng liêng, bảo vệ
quyền lực của đấng Ki-tô ở khắp mọi nơi bằng vũ khí, chống lại sự xâm
nhập của những kẻ ngoại đạo từ bên ngoài và sự tàn phá của bọn bội
giáo, còn bên trong, bảo vệ Giáo hội bằng cách phổ biến đức tin Công
giáo. Còn về Đức Thánh Cha, người có bổn phận giúp vào các thắng
lợi quân sự của Trẫm bằng những lời cầu nguyện hướng về Thượng
Đế... ”
—Karl I, [45]
Mùa thu năm 800, Quốc vương Karl I lên đường tới kinh thành La Mã. Đích thân
Giáo hoàng Lêô III ra tận Mentana cách La Mã tận 20 cây số để đón ông. Ngày
hôm sau (tức là ngày 24 tháng 11), Giáo hoàng cùng với toàn thể giáo sĩ thành La
Mã lại tổ chức đón Karl rất long trọng tại bậc thềm Nhà thờ Thánh Phêrô. Tiếp đó,
Quốc vương Karl I đã chủ trì các buổi họp minh định tội trạng của Giáo hoàng
Lêô III. Dưới sự ảnh hưởng của nhà vua, Hội nghị đã quyết định không bãi chức
vị Giáo hoàng mà chỉ buộc ông ta tuyên đọc lời thề sám hối vào ngày 23 tháng
12.[45]
Hai hôm sau, Quốc vương Karl I đến dự lễ Misa tại Giáo đường Thánh Phêrô.
Trong lúc nhà vua đang khấu đầu cầu nguyện, Giáo hoàng Lêô III đã bất ngờ đặt
Vương miện lên đầu ông và lớn tiếng tuyên bố:
“ Thượng đế gia miện cho Hoàng đế Karl ! Chúc vị Hoàng đế vĩ đại đã
mang đến hòa bình cho người La Mã sống lâu trăm tuổi, vĩnh viễn
giành được thắng lợi. ”
—Lêô III, [46]
Mọi người lúc ấy cũng cùng nhau hô to ba lần:
“ Cầu chúc cho vua Karl uy nghi, được Thượng đế phong vương, Hoàng
đế vĩ đại và hiếu hòa của nhân dân La Mã, được sống mãi và luôn
chiến thắng ! ”
Sau đó, Giáo hoàng quỳ xuống trước mặt vị tân Hoàng đế và xưng tụng ông theo
một nghi thức có từ thời Hoàng đế Gaius Valerius Aurelius Diocletianus. Từ đó,
vua Karl I đã trở thành Hoàng đế, trở thành người kế thừa của Đế quốc La Mã khi
xưa.[47] Giờ đây, ước mơ về sự tái lập đế quốc La Mã trong nhiều thế kỷ đã trở
thành hiện thực. Tuy nhiên, đế quốc của vua Karl lại không phải là đế quốc La Mã,
mà lại là "đế quốc La Mã Thần thánh".[48] Cũng từ nay, vua Karl I sẽ được gọi là
Carolus Magnus, tức Charlemagne, tức Karl Đại đế.
Về vấn đề vua Karl Đại Đế xưng đế và phục hưng Đế quốc Tây La Mã,[49] thái độ
của Đế quốc Đông La Mã thời đó rất đáng chú ý. Lý do là lâu nay, Đế quốc Đông
La Mã luôn xem mình là người kế thừa trực tiếp của Đế quốc La Mã và không
chịu chia sẻ với ai danh hiệu này. Trong việc tiếp xúc với Đế quốc Đông La Mã,
ông luôn thận trọng và tránh gây va chạm, xung đột. Vào năm 798, Hoàng đế Karl
Đại Đế đặt quan hệ với Đông La Mã và thậm chí ông còn dự định thiết lập quan hệ
hôn nhân với Nữ hoàng Eirēnē của Đông La Mã để thực hiện thống nhất hai đế
quốc; tuy nhiên, vào năm 802 Nữ hoàng Eirēnē bị truất phế và vua mới
Nikephoros I không chịu thừa nhận danh hiệu Hoàng đế của vua Karl I. Để trả đũa,
vào năm 803, Hoàng đế Karl Đại Đế xua quân tấn công các thuộc địa của Đế quốc
Đông La Mã trên biển Adriatic như Venezia và Dalmatia. Về sau, do Hoàng đế
Nikephoros I lâm vào cuộc chiền tranh với người Bulgaria nên bắt đầu giảng hòa
với người Frank. Vào năm 810, hai bên đạt được hiệp nghị qua đó Hoàng đế
Nikephoros I thừa nhận danh hiệu Hoàng đế của vua Karl Đại Đế, còn Hoàng đế
Karl Đại Đế buông bỏ việc tấn công các thuộc địa của Đông La Mã. [50]
[ ] Quan hệ đối ngoại
Khalip Harun al-Rashid tiếp đón phái bộ sứ thần của Hoàng đế Karl Đại Đế tại
kinh đô Bagdad. Họa phẩm của Julius Köckert.
Tiếng tăm của Đại đế Karl I và Đế quốc của ông vang xa, việc giao hảo với các
nước khác đều rất rộn rịp. Ngoài Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Karolingien còn
giao hảo với Đế quốc Ả Rập và trao đổi quà tặng với Khalip Harun al-Rashid của
nhà Abbas. Quà tặng của Khalip là khỉ, hương liệu, thuốc uống, một con voi tên là
Abul-Abbas,[51] một chiếc đồng hồ nước tinh xảo và mấy chìa khóa mộ thánh
Jerusalem; còn quà tặng của Hoàng đế Karl Đại Đế là lừa, ngựa Tây Ban Nha, áo
khoác Frisian và những con chó săn. "Sổ sách thú vật của Hoàng gia Frank, tức
annales regni francorum, đã ghi nhận về việc phái bộ Sứ thần Ả Rập chuyển dời
con voi Abul-Abbas (801),[52] việc họ dâng nó lên cho Hoàng đế Karl Đại Đế
(802)[53] và việc nó qua đời (810). Vua Alfonso II của xứ Asturias ở miền Bắc Tây
Ban Nha, vua nước Đan Mạch, Anh Quốc và thủ lĩnh xứ Tô Cách Lan đều đua
nhau phái sứ thần đến bày tỏ hảo ý với Hoàng đế Karl Đại Đế và xưng ông làm
minh chúa. Bản thân ông cũng từng che chở cho vua xứ Wessex là Egbert và giữ
mối quan hệ tốt đẹp với vị vua này.[54] Trong quan hệ đối ngoại, Đại đế Karl luôn
chú trọng chọn lựa những người có tài hùng biện, bẻm mép và thông minh lanh lợi
làm sứ thần.[55]
[ ] Đối nội
Trong việc đối nội, ông cũng đạt được những thành công vang dội, không kém
những cuộc chinh phạt hiển hách của ông.[8] Đại đế Karl I đã hoàn thiện mối quan
hệ lãnh chúa-chư hầu bằng cách ra những chiếu chỉ quy định nghĩa vụ của chư hầu
đối với nhà vua. Chư hầu phải tuyên thệ trung thành với nhà vua, phục vụ Thượng
Đế và hoàn tất mọi nghĩa vụ phong kiến đối với lãnh chúa trong một buổi lễ được
tổ chức tại nhà thờ.[56] Hằng năm các chư hầu phải hội tụ về một địa điểm nhất
định để tham gia "Hiệu trường tháng Năm" do Đại đế Karl I tổ chức để nguyện thề
trung thành với nhà vua, đồng thời đây cũng là dịp để ban thưởng và luận tội các
chư hầu, bàn bạc việc nước và để nhân dân đề đạt ý kiến đối với các quyết sách
của nhà vua.[56][57] Chư hầu cũng phải thi hành "nghĩa vụ máu" nhằm cung ứng
quân lực và tài lực khi có chiến tranh cùng các loại thuế đất, thuế một phần mười,
chiến lợi phẩm, tiền phạt, thuế hàng chuyến, v.v... phải cung ứng nơi ở và lương
thực cho Triều đình khi Triều đình đến đóng tại nơi của họ, đài thọ phí tổn liên
quan đến việc công cán của các Quan Sát Sứ, v.v...[56]
Việc cai trị một đế quốc rộng lớn với trình độ phát triển của các vùng miền không
đồng đều và một hệ thống đường sá bị phá hoại nghiêm trọng do nhiều thế kỷ loạn
lạc chiến tranh hoàn toàn không dễ dàng, và các cơ cấu hành chính rối loạn trước
kia hoàn toàn không thể sử dụng được nữa mà phải cần một hệ thống quản lý mới
và các nhân viên mới. Đại đế Karl I đã chia đế quốc ra làm 98 khu vực, chọn lựa
những người tài năng trong giới quý tộc để làm Bá tước cai trị các địa phương. Về
sau các Bá tước này trở thành chức vị trọn đời và cha truyền con nối. Trợ giúp cho
Bá tước là các Phó Bá tước - tức Tử tước sau này. Tại các vùng biên trấn thì do
Biên tước hay Biên Địa Hầu cai quản, có quyền trưng mộ một quân đội độc lập để
ngăn quân địch bên ngoài. Về sau chức vụ này trở thành Hầu tước. Những người
có nhiệm vụ tại các vùng được nắm cả quyền hành chính lẫn quyền quân sự, về
sau hình thành các Công tước có quyền lực chỉ kém nhà vua. Chế độ đẳng cấp của
đế quốc dưới thời Đại đế Karl I đã trở nên hoàn thiện.[57][58]
Một điều thú vị là trong suốt thời kỳ trị vì của Karl I thì thủ đô của đế quốc được
thay đổi nhiều lần - nói cách khác triều đình Frank không đóng tại một nơi cố định
mà thường xuyên phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên nhân của các
cuộc dời đô liên miên này là do... thiếu lương thực: trình độ sản xuất thời bấy giờ
không đủ để đáp ứng nhu cầu của một triều đình với đội ngũ cận thần và thành
viên hoàng tộc hết sức đông đảo. Khi lương thực ở một nơi có nguy cơ cạn kiệt,
triều đình lại được dời đi nơi khác và cứ như thế. Tuy nhiên, cuối cùng thì Karl I
cũng tìm được một nơi định đô lâu dài, đó là địa điểm nằm tại vị trí của thành phố
Aachen thuộc Đức ngày nay. Aachen là nơi có một dòng suối nước nóng trong
sạch, rất phù hợp với sở thích tắm suối nước nóng của vị Hoàng đế người Frank.
[ ] Chính sách văn hoá
Tổng quan, các nước Tây Âu có nền văn hoá kém phát triển trong vòng năm thế
kỷ đầu tiên của chế độ phong kiến. Tuy nhiên, Đế quốc Frank hùng mạnh dưới
triều vua Karl I lại khác. Ông thu dùng các học giả danh tiếng (dù bản thân ông
không biết chữ), khuyến khích nghệ thuật và học vấn, thu nạp các giá trị cổ La Mã
và Tân Byzantine, dung hòa với văn hóa German. Ngoài ra, một mục đích khác
của chính sách này là để đào tạo văn công làm cho thần dân cảm phục, giúp ông
thu phục nhân dân những xứ bị Quân đội Frank chiếm đóng. Ông thiết lập trường
học ngay tại kinh đô. Thời đại của ông và những người kế tục được gọi là "Thời
đại Phục hưng Carolingian", ngụ ý sự phục hồi các giá trị La Mã của các vua triều
Carolingian [59]
Bản thân Karl I là một người gương mẫu trong việc tiếp thu văn hóa. Ban đầu Karl
là một người mù chữ hoàn toàn, nhưng để nâng cao trình độ kiến thức của mình,
ông đã bắt đầu học đọc và học viết. Ông luôn mang bên mình một tấm bảng để khi
rảnh thì lấy ra tập viết. Chữ của nhà vua không được đẹp vì học quá muộn, nhưng
ngày này qua tháng nọ ông luôn kiên trì học đọc học viết, vì Karl hiểu rằng một
nhà vua có học thức mới là một nhà trị vì tài giỏi. Karl cũng thường xuyên đến
thăm các trường học và lớp học, ông đã ban thưởng cho những học sinh nghèo học
giỏi và trách phạt các học sinh yếu kém.
Là một Hoàng đế nhưng Karl I không đua đòi theo thói xa hoa của các vị nguyên
thủ đương thời. Ông ăn mặc rất giản dị theo phong tục truyền thống của người
Frank. Bữa ăn chính của ông cũng chỉ gồm bốn món và ông đặc biệt uống rượu
điều độ. Karl rất chán ghét những kẻ suốt ngày rượu chè be bét. Trong thực đơn
hàng ngày có một món ông rất thích đó là món thịt nướng do các thợ săn mang tới.
Khi các ngự y khuyên Karl hạn chế ăn thịt nướng và nên ăn thịt nấu, vị Hoàng đế
gác bỏ lời khuyên của họ ngoài tai.
Hoàng đế Karl Đại Đế qua đời vào năm 814. Năm đó ông đã 71 tuổi, và đây là
năm thứ 47 của triều đại huy hoàng của ông. [60]
[ ] Di sản
Tượng Đại đế Karl, tạc bởi Agostino Cornacchini (1725), Vương cung Thánh
đường Thánh Phêrô, Vatican, Ý.
Xem thêm: Đế quốc La Mã Thần thánh, Otto I của đế quốc La Mã Thần
thánh, Đức, và Pháp
Ông được xem là vị vua vĩ đại nhất của Vương quốc Frank, đồng thời là vị vua nổi
bật cuối cùng của vương quốc này. Thậm chí ông còn có thể là ông vua kiệt xuất
nhất của châu Âu thời kỳ Trung Cổ.[48] Là vị Quân vương vĩ đại nhất của Tây Âu
vào thời đó, ông có thiên tài quân sự và tài năng trị vì, nên các nhà sử học cũng
thường hay gọi ông là Karl Đại Đế.[8] Đối với Hoàng đế Karl Đại Đế, cũng như
đối với Quốc vương Alexandros Đại Đế hay Quốc vương Friedrich II Đại Đế, họ
được vinh danh là "Đại Đế" không chỉ vì những chiến công hiển hách của họ, mà
còn là vì tài năng chính trị của họ.[20] Là ông vua phục hưng Đế quốc La Mã cổ
xưa, Hoàng đế Karl Đại Đế đã đạt được thành tựu rất lớn trong lịch sử châu Âu, để
lại những di sản sau đây: [61][26]
Sự mở đầu của các quốc gia Đức và Pháp: Với việc bành trướng Vương
quốc Frank thành một đế chế, ông đã tạo tiền đề cho những ý tưởng về một
nước Đức và Pháp độc lập. Sau khi ông mất, những vùng đất này - dưới sự
cai trị của hai người con ông - trở thành các nền quân chủ độc lập. Đây là
bước tiến đầu tiên trên chặn đường thiết lập một nước Đức và Pháp trong
thời kỳ Trung Cổ.
Sự truyền bá Thiên Chúa giáo: Những cuộc chinh phạt của đại đế Karl
cũng giúp cho Giáo hội Công giáo phát triển về sức mạnh và ảnh hưởng.
Thế lực của chế độ Giáo hoàng được mở rộng. [61]
Là một vị vua - chiến binh hùng mạnh, với lực lượng Quân đội Frank hùng cường
có tinh thần kỷ cương tốt, được cung cấp đầy đủ và được trả tiền đầy đủ, ông đã
chinh phạt được nhiều vùng đất thuộc Đức và Ý.[8][11] Nói tóm lại, theo cuốn
Medieval History for Dummies thì Đại đế Karl hoàn toàn là vị vua thiết lập ra thời
kỳ Trung Cổ.[61][62][63] Tuy nhiên, sau khi ông qua đời, đế quốc La Mã Thần thánh
vẫn còn tồn tại, nhưng nó suy yếu và bị chia cắt. Không có một người con nào của
ông có được thiên tài của vua cha.[8] Quan hệ tốt đẹp giữ Hoàng đế với Nhà thờ La
Mã cũng trở nên xấu đi, và thoái hóa thành một cuộc xung đột liên miên. Mãi đến
năm 962, Otto I lên ngôi Hoàng đế, tự xem mình là người thừa kế của
Charlemagne.[64] Vào năm 1095, khi Giáo hoàng Urbanô I phát động cuộc Thập tự
chinh thứ nhất, ông đã kêu gọi nhân dân nhớ đến những năm tháng huy hoàng của
Hoàng đế Karl Đại Đế. Cũng qua đó, người ta viết nên bản Trường ca Roland, đưa
một trong những chiến bại thảm hại nhất của nhà vua thành một trong những chiến
công hiển hách của ông.[4] Vốn vô cùng ngưỡng mộ hai vị Hoàng đế Karl Đại Đế
và Otto Đại Đế, Hoàng đế Friedrich I Barbarossa, cũng quyết định phát triển Đế
quốc La Mã Thần thánh huy hoàng.[65] Nhưng tới thế kỷ 18, nhà triết học Voltaire
đã châm biếm Đế quốc La Mã Thần thánh: "không phải thần thánh, không phải La
Mã, mà cũng không phải là đế quốc". [48]
Trong suốt lịch sử tồn tại của Đế quốc la Mã Thần thánh, các Hoàng đế phải mang
thanh bảo kiếm của Charlemagne.[66] Vào tháng 2 năm 1806, Hoàng đế Pháp và
nhà quân sự nổi tiếng Napoléon Bonaparte đã thông báo với Giáo hoàng La Mã
rằng, ông hoàn toàn là một Charlemagne mới. Napoléon đội vương miện Pháp
chắp ghép với vương miện Lombardia.[67] Là một người chiến binh vĩ đại, tuy ông
sinh ra ở Đức và nói tiếng Đức, nước Pháp xem ông là một vị anh hùng dân tộc.
Nước Đức cũng xem ông là một vị anh hùng dân tộc, trong hàng ngũ của vị Quốc
vương vĩ đại của nước Phổ là Friedrich II Đại Đế - ông vua đã đi vào lịch sử như
một huyền thoại, cùng với nhà thần học Martin Luther. [68][69]
Đối với nhiều thành viên Đảng Quốc xã, Đại đế Karl là một nhân vật phản diện
trong lịch sử nước Đức. Họ không gọi ông là "Karl Đại đế" mà xem ông là "Karl -
tên giết người Sachsen".[70] Heinrich Himmler, con của một giáo sư sử học Trung
Cổ, cũng không ưa gì Charlemagne do ông liên tục đánh thắng người Sachsen.
Tuy nhiên, Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler lại là một người ngưỡng mộ
ông.[71] Đối với Hitler, Charlemagne là một vĩ nhân trong lịch sử Đức.[70] Hitler
cũng xem ông là vị vua đã thống nhất dân tộc Đức và kiến lập Đế chế Đức, đồng
thời thông qua Sắc lệnh cấm gọi ông là "Karl - tên giết người Sachsen".[72]
Mỗi lá bài Già (còn gọi là lá bài "K" hay "King") đều có hình một vị vua trong
lịch sử thế giới. Chân dung Karl có trên lá bài "Già Cơ".[73]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- charlemagne_299.pdf