Nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thực chất là việc xác định các nội dung các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản. Đó là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của một ngân hàng thương mại tại một thời kỳ nhất định.
22 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận: các nghiệp vụ NHTM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN: CÁC NGHIỆP VỤ NHTM
Lý thuyết chung về nghiệp vụ ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại thực chất là việc xác định các nội dung các khoản mục thuộc bảng tổng kết tài sản. Đó là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh tổng quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của một ngân hàng thương mại tại một thời kỳ nhất định.
Bảng tổng kết tài sản gồm hai phần, tài sản nợ và tài sản có.
Tài sản nợ phản ánh nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm các khoản ngân hàng nợ thị trường và vốn của ngân hàng. Các khoản vốn nợ thị trường biểu hiện thông qua các khoản vốn mà dân chúng gửi vào hoặc các khoản vốn ngân hàng đi vay các chủ thể trong nền kinh tế như các các nhân, hộ gia đình, tổ chức tài chính trung gian…Tài sản có phản ánh việc sử dụng vốn của ngân hàng thương mại hay các khoản thị trường nợ ngân hàng. Mỗi khoản ngân hàng cho vay ra hay đầu tư vào chứng khoán đều ghi vào bên có của bảng tổng kết tài sản, làm tăng tài sản có của ngân hàng.
Tính chất quan trọng của bảng cân đối tài sản là tổng số tiền bên tài sản nợ phải bằng tổng số tiền bên tài sản có, ngoài ra còn có các nghiệp vụ ngoại bảng.
I. Nghiệp vụ tài sản có
1/ Nghiệp vụ ngân quỹ
a. Khái niệm:
Là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của NH để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. NHTM phải duy trì một bộ phận vốn (bằng tiền mặt) để thực hiện nghiệp vụ dự trữ. Mức dự trữ này cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của NH, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi tiền mặt.
b. Phân loại
* Tiền mặt tại quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng: Các NHTM bao giờ cũng phải giữ một khoản dự trữ tiền mặt nhất định tại kho của mình vào mỗi ngày để đề phòng những chi trả bất ngờ cho dân vào đầu ngày hôm sau. Dự trữ tiền mặt tại kho của các NH ở các nước phát triển hiện nay xấp xi mức 1 – 2% tổng tài sản có. Trong những nước có thị trương tiền tệ tài chính hoàn hảo như Mỹ, Anh Đức, Nhật… các NHTM giữ tiền mặt taị kho rất ít, dưới 1%. Vào cuối mỗi ngày nó thường đầu tư vào chựng khoán hoặc trái phiêu qua đêm của TTTT và sáng hôm sau lại bán ra được ngay theo thoả thuận để thu tiền mặt nếu có nhu cầu. Với những nước mà TTTT chưa phát triển mạnh băng như Hàn Quốc, Singapo… các NHTM vẫn giữ từ 3 – 5% tiền mặt tại kho vì không có cách đầu tư qua đêm.
*Tiền mặt ký gửi ở NHTW: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTƯ và tiền gửi thanh toán tại NHTW, thông thường dự trữ ký gửi cũng chỉ chiếm từ 1 – 2% tổng tài sản có của các NHTM.
Công thức tính: R= RR + ER
rd = RR/D
re = ER/D
Trong đó: r là tỷ lệ dự trữ bắt buộc
RR: Lượng tiền dự trữ bắt buộc
ER: Tiền dự trữ dư thừa ( gồm tồn quỹ tiền mặt ở NH và tiền gửi thanh toán của NHTM tại NHTW)
D: tổng tiền gửi không kỳ hạn
Ưu tiên hàng đầu trong quản trị tiền mặt ký gửi tại NHTW là việc chấp hành dự trữ bắt buộc do NHTW quy định.
Theo văn bản 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008, áp dụng từ 01/01/2009
A
Tiền gửi VND
Tiền gửi ngoại tệ
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
Từ 12 tháng trở lên
Các NHTM Nhà nước (không bao gồm NHNo & PTNT), NHTMCP đô thị, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
5%
1%
7%
3%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2%
1%
6%
2%
NHTMCP nông thôn, ngân hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1%
1%
6%
2%
TCTD có số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng Chính sách xã hội
*Tiền gửi ở các ngân hàng khác: ngân hàng nhỏ gửi tiền trong ngân hàng lớn để đổi lấy nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán giữa các ngân hàng, giao dịch ngoại tệ, giúp mua chứng khoán.Các ngân hàng cũng có thể mở tài khoản ở ngân hàng khác để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán.
*Tiền mặt trong quá trình thu: Là khoản phát sinh do các quan hệ vãng lai giữa các NH, khi NH đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất vẫn chưa nhận được tiền.
Vd: Một tờ sec được phát ra từ một tài khoản ở NH A, gửi ở NH B và số tiền ở sec này vẫn chưa đến NH B, tở séc này được coi như là tiền mặt trong quá trình thu và là một tài sản có đối với NH B, vì NH B có quyền đòi nó sau này.
c.Ý nghĩa: Các bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của NHTM. Mặc dù dự trữ của ngân hàng không tạo nên lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng.Vì thế mà nó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng.
2/ Nghiệp vụ tín dụng
a. Khái niệm : nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay. Đối với các ngân hàng truyền thống, cho vay là ngiệp vụ sinh lời chủ yếu.
Theo quy định NHNN VN lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Theo khoản 1,điêu 476 bộ lụât dân sự “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại vay tương ứng”.
Loại Lãi suất
Giá trị
Văn bản quyết định
Ngày áp dụng
Lãi suất cơ bản
7,0%
172/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009
01/02/2009
Lãi suất tái cấp vốn
8,0%
173/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009
01/02/2009
Lãi suất chiết khấu
6,0%
173/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009
01/02/2009
b. Phân loại: gồm
* Chiết khấu thương phiếu : là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng mua những thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của khách hàng với giá trị bằng giá trị của thương phiếu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Đến thời hạn thanh toán của thương phiếu, ngân hàng đòi người mắc nợ thương phiếu theo giá trị của thương phiếu.
Điều kiện chiết khấu:
- Chứng từ có giá phải do các đơn vị được phép phát hành hợp pháp.
- Chứng từ có giá còn thời hạn thanh toán phù hợp với thời hạn chiết khấu ngân hàng quy định.
- Chứng từ có giá phải được phép chuyển nhượng mua bán.
Quy trình chiết khấu
- Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin chiết khấu.
- Ngân hàng thẩm định hồ sơ xin chiết khấu. Ngân hàng tiến hành kiểm tra các điều kiện chiết khấu. Ngân hàng trả lời ngay cho khách hàng biết những chứng từ được chấp nhận chiết khấu.
- Mức chiết khấu: Mức chiết khấu bằng 80% - 120% mức sinh lời của chứng từ chiết khấu, trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại của chứng từ. Trường hợp chứng từ không ghi rõ lãi suất, thì ngân hàng lấy lãi suất của chứng từ tại thời điểm xin chiết khấu để xác định mức sinh lời của chứng từ.
+ Nếu chứng từ có lãi suất được trả lãi trước:
Lãi chiết khấu = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Lãi chiết khấu =(Mệnh giá X lãi chứng từ)x Thời hạn chiết khấu x Lãi suất chiết khấu
Trong một số trường hợp, ngân hàng thực thi nghiệp vụ này còn thu hoa hồng phí.
+ Hoa hồng phí là các chi phí cho nghiệp vụ chiết khấu mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Nó cũng được xác định khác nhau tùy theo chứng từ đó được trả lãi trước hay trả lãi sau hoặc được quy định cố định cho nghiệp vụ chiết khấu.
Nếu chứng từ được trả lãi trước:
Hoa hồng phí = Mệnh giá chứng từ x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Nếu chứng từ được trả lãi sau:
Hoa hồng phí =(Mệnh giá X lãi chứng t ) x Thời hạn chiết khấu x Tỷ lệ hoa hồng phí
Thời hạn chiết khấu được tính riêng cho từng loại chứng từ trong phạm vi thời hạn hiệu lực còn lại, nhưng tối đa không quá 90 ngày.
Đối với những chứng từ có mệnh giá nhỏ, thời hạn chiết khấu ngắn, mức chiết khấu ngân hàng được xác định quá thấp không đủ bù đắp các chi phí chiết khấu của ngân hàng, thì khi chiết khấu ngân hàng có thể quy định thu theo mức tối thiểu.
- Ngân hàng xác định số tiền cho vay. Sau khi đã xác định được mức chiết khấu, ngân hàng sẽ xác định số tiền cho vay khi ngân hàng xin chiết khấu. Nói chung, số tiền ngân hàng cho khách hàng vay (hay trả cho khách hàng) là:
Số tiền phải trả cho khách hàng = Tổng số mệnh giá chứng từ - Tổng số mức chiết khấu.
Vd: Doanh nghiệp B mang thương phiếu có mệnh giá 100 trđ đến ngân hàng xin chiết khấu. Thời hạn hiệu lực còn lại của thương phiếu là 3 tháng. Doanh nghiệp xin chiết khấu toàn bộ thời gian còn lại của chứng từ. Hai bên thỏa thuận lãi suất chiết khấu (dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn hiện hành) là 1,2%/ tháng.
Hoa hồng phí chiết khấu là 0,1% cho khoản chiết khấu trên.
Tổng số tiền ngân hàng cho doanh nghiệp B vay được tính như sau:
- Lãi suất chiết khấu:
100 tr x 1,2% x 3T = 3,6 trđ
- Hoa hồng chiết khấu:
100 tr x 0,1% = 0,1 trđ
- Ngân hàng cho doanh nghiệp B vay:
100 tr – 3,6 tr – 0,1 tr = 96,3 tr đ
c. Ý nghĩa: Đây là một nghiệp vụ cấp tín dụng khá an toàn do:
- Tính thanh khoản của thương phiếu cao (ngắn hạn, dễ chuyển đổi), nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng khi nắm giữ thương phiếu, không bị ứ đọng vốn lâu.
- Theo luật thì ngân hàng có quyền truy đòi tất cả các đối tượng có mặt trên tấm thương phiếu (kể cả người đã chuyển nhượng thương phiếu đó)chứ không riêng gì người có trách nhiệm chi trả ghi trong thương phiếu (chiết khấu có truy đòi). Do đó rủi ro tín dụng sẽ thấp đi do có nhiếu người phải chịu trách nhiệm trả nợ hơn.
Về mặt quản trị ngân hàng thì đây là một dạng dự trữ thứ cấp khá tốt vừa đảm bảo thanh khoản lại vừa sinh lãi ở mức chấp nhận được.
* Cho vay ứng trước: là một thể thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó người đi vay được phép sử dụng một mức cho vay nhất định. Để thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản cho vay, chuyển số tiền cho vay vào tài khoản đó để khách hàng sử dụng.
Ví dụ: Ở NH sacombank: Liên kết cho vay ứng trước T 3 là sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho khách hàng bằng việc ứng trước tiền “T 3” đối với khách hàng đã bán chứng khoán tại các công ty chứng khoán có liên kết với Sacombank.
Đối tượng khách hàng: cá nhân sở hữu chứng khoán đã khớp lệnh bán.
Loại tiền vay: VND.
- Điều kiện vay:
• Chứng khoán được vay ứng trước phải khớp lệnh bán.
• Khách hàng phải có tiền gửi thanh toán tại Sacombank.
• Khách hàng phải được bảo lãnh bởi công ty chứng khoán có liên kết với Sacombank bằng tài khoản tiền gửi của công ty chứng khoán mở tại Sacombank.
• Công ty chứng khoán phải chuyển số tiền bán chứng khoán vào tài khoản của khách hàng tại Sacombank.
• Mục đích sử dụng vốn vay phải đảm bảo phù hợp với pháp luật.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
- Mức vay:
Số tiền vay ứng trước = số tiền bán (trừ) – phí giao dịch bán chứng khoán (trừ) – lãi phải trả của khoản vay ứng trước này (trừ) – số tiền gốc và lãi vay cầm cố chứng khoán đã bán (nếu có) (trừ) – phí bảo lãnh của công ty chứng khoán (nếu có).
Thời hạn cho vay: do Sacombank quy định trong từng thời kỳ.
Phương thức cho vay: từng lần.
Phương thức trả tiền vay: vốn lãi trả cuối kỳ.
- Hồ sơ vay vốn:
• Giấy đề nghị vay ứng trước có xác nhận của công ty chứng khoán theo mẫu của Sacombank.
• CMND, Hộ khẩu của người vay.Liên hệ.
Biểu đồ dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và BĐS của NH
* Nghiệp vụ thấu chi.
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được dư nợ tài khoản vãng lai một số lượng tiền nhất định và trong một thời gian nhất định.
Quy trình nghiệp vụ thấu chi:
+ Khách hàng và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, trên hợp đồng này phải thỏa thuận được hạn mức tín dụng, thời hạn vay, lãi suất vay, đảm bảo tiền vay (nếu có), hướng sử dụng tiền vay …
+ Tài khoản sử dụng là tài khoản vãng lai.
Tài khỏa vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ gửi tiền và rút tiền của khách hàng. Khi rút tiền lớn hơn gửi tiền (tức là tài khoản vãng lai dư nợ) thể hiện nghiệp vụ thấu chi.
+ Ghi chép và hạch toán:
Ngày xuất, nhập là ngày ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Căn cứ vào ngày phát sinh nghiệp vụ để xác định “ngày giá trị” . Căn cứ vào “ngày giá trị” tổng dư nợ và tổng dư có được xác định, đó là cơ sở để tính lãi.
+ Lãi suất:
Hai loại số dư nợ và có được tính riêng sau đó bù trừ. Nếu dư nợ và dư có áp dụng cùng một lãi suất gọi là “lãi suất qua lại”.
Nếu lãi suất dư có nhỏ hơn lãi suất dư nợ gọi là “lãi suất chênh lệch”. Nếu áp dụng lãi suất cố định trong một thời gian dài gọi là “lãi suất bất biến”.
Ngoài phần lãi phải trả, khách hàng còn phải trả một số khoản phí như phí quản lý tài khoản, hoa hồng phí, phí tất toán …
+ Thu nợ: Mỗi lần khách hàng có thu, hạch toán vào bên có tài khoản vãng lai, coi như khách hàng trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng luôn kiểm tra số dư nợ để không vượt quá hạn mức và thời gian sử dụng mà khách hàng đã ký trong Hợp đồng tín dụng. Trường hợp xuất hiện khả năng thanh toán yếu ở khách hàng, ngân hàng sẽ hạn chế và có thể đình chỉ cho vay.
Mọi trường hợp không thanh toán được nợ đúng hạn, khách hàng đều bị xử lý như các trường hợp nợ quá hạn khác.
* Tín dụng uỷ thác thu hay bao thanh toán : là các dịch vụ do các công ty con của Ngân cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hoá dịch vụ với giá chiết khấu. Các khoản nợ này thường là ngắn hạn (từ 30 đến 120 ngày). Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ này gần giống chiết khấu thương phiếu, nhưng nó không được xếp chung với cho vay chiết khấu vì:
-Đối với chiết khấu thương phiếu có sự khống chế về hạn mực còn với bao thanh toán thì không
- NH sẽ quy định danh mục các giấy tờ có giá được chiết khấu nhưng với bao thanh toán thì không
Nghiệp vụ này giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh chóng. Ngân hàng thu được lãi do chênh lệch giá thanh toán và giá mua chứng từ nợ. Tuy nhiên nghiệp vụ này cũng gặp nhiều rủi ro.
* Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng để tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tuỳ thuộc vào tình hình tài chính của mình mà người vay có nhu cầu vay khác nhau. Tín dụng tiêu dùng chủ yếu tài trợ cho việc mua sắm, sửa chữa, cải tạo , nâng cấp nhà ở, xe hơi, xe máy, đồ dùng sinh hoạt đắt tiền…
- Điều kiện cho vay: Để vay được tiền khách hàng phải chứng minh nguồn thu nhập ổn định , có tính thuyết phục và có đầy đủ căn cứ của mình. Căn cứ vào nhu cầu vay và thu nhập , chi dùng tối thiểu hàng tháng, ngân hàng thương mại cho vay định kỳ hạn trả góp hàng tháng hoặc hàng quý, hoặc 6 tháng 1 lần. Ngân hàng giữ giấy tờ bản chính tài sản đã qua đăng kí giao dịch đảm bảo và công chứng theo luật định.
Cho vay tiêu dùng kích thích tiêu dùng trong xã hội, thúc đẩy chu chuyển hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, phân tán rủi ro trong cho vay.
Biểu đồ tăng trưởng vốn và cho vay trên địa bàn tp HCM
3/ Nghiệp vụ đầu tư:
Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có của NHTM và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có thể đầu tư vào trái khoán Chính phủ hoặc trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư, do đó mang lại thu nhập cho ngân hàng. Nghiệp vụ này cũng nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ, đặc biệt khi đầu tư vào trái khoán chính phủ vì loại trái khoán này có tính lỏng cao. Đồng thời nó còn làm đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở Việt Nam, theo luật các Tổ chức tín dụng, ngoài việc đầu tư vào trái khoán, các tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trự để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác.
4/ Nghiệp vụ kinh doanh khác: góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư tài sản cố định…
II. Nghiệp vụ tài sản nợ:
Tài sản nợ diễn tả những khoản mà ngân hàng thưong mại mắc nợ thị trường hay nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại . Trong đó , nguồn vốn hoạt động bao gồm cả khoản vốn huy động được từ người người gửi , vốn tự có và cách khoản vốn cổ phần , lợi nhuận trước thuế hay tài sản ròng .
Nghiệp vụ tài sản nợ phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Nghiệp vụ tài sản nợ gồm có nghiệp vụ tạo vốn và nghiệp vụ huy động vốn khác.
1/ Nghiệp vụ tạo vốn :
Nghiệp vụ tiền gửi :
Theo điều 45 Luật các TCTD số 03/1997/QH10 : Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế , cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn , tiền gửi ko kỳ hạn và tiền gửi khác .
-Nghiệp vụ tiền gửi là nghiệp vụ phản ánh các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp vào ngân hàng để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đ ó ngân hàng thương mại có thể huy động và sử dụng vào kinh doanh.
Các loại tiền gửi bao gồm :
a ) Tiền gửi không kỳ hạn : đây là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất kì lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn điều kiện đó của khách hàng Tiền gửi ko kỳ hạn có lãi suất thấp hoặc ko phải trả lãi .Tiền gửi ko kỳ hạn còn gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi ko kỳ hạn thuần tuý .
- Tiền gửi thanh toán : Đó là khoản tiền gửi để tiến hành thanh toán . chi trả cho các hoạt động hàng hoá , dịch vụ và các khoản chi khác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách an toàn , tiện lợi .
+ Việc rút tiền , chi trả cho bên thứ 3 thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản .
+ Tiền gửi không kỳ hạn là 1 khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào .
- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý : là khoản tiền được ký gửi với mục tiêu an toàn tài sản , không mang tính chất phục vụ thanh toán . Khi cần khách hàng có thể rút ra để chi tiêu . Giống trường hợp trên , ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép cho vay khoản tồn chi đã đảm bảo khả năng thanh toán chi trả .
* Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn quan trọng của NH. Tuy nhiên do người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường xuyên có biến động, vì vậy NH chủ yêu dùng nó để cho vay ngắn hạn.
b ) Tiền gửi có kỳ hạn :
Đây là loại tiền gửi có thoả thuận trứơc giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền .
Ở Việt Nam , tiền gửi có kỳ hạn được thể hiện dưới hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng có mục đích , thời hạn 3 tháng , 6 tháng … Lý do là các doanh nghiệp nước ta hầu hết là vừa và nhỏ với số vốn ko lớn và tốc độ quay vòng khá nhanh , do vậy họ có thể gửi với kỳ hạn dài . Hơn nữa khi có nhu cầu rút đột xuất mà gửi thời hạn dài thì sẽ phải chịu một khoản phí phạt từ ngân hàng cho việc rút tiền trước thời hạn .
Tỷ trọng huy động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu ngân hàng so với các hình thức huy động vốn khác .
Có 2 loại tiền gửi có kỳ han : tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi báo rút ( khi muốn rút ra phải báo trước ) .
Thông thường tiền gửi có kỳ hạn là các loại tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao . Lý do là các ngân hàng muốn được yên tâm sử dụng khoản tiền gửi đê cho vay , vì thế nếu lãi suất cao và thời hạn dài sẽ khuyến khích được người gửi tiền . Đồng thời , việc sử dụng phương thức thu phí khi khách hàng rút tiền trước thời hạn cũng góp phần giúp cho nguồn vốn tiền gửi được ổn định hơn về thời hạn .
Tóm lại , đây là khoản tiền có sự thoả thuận giữa khách hàng về thời hạn rút tiền . Đại bộ phận loại tiền này có nguồn gốc tích luỹ và ký thác với mục đích hưởng lãi .
Ý nghĩa : đây là nguồn tiền ổn định mà ngân hàng sử dụng phần lớn khoản tiền này để kinh doanh .
c ) Tiền gửi tiết kiệm :
Về thực chất , đây là một khoản thu nhập của cá nhân chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi tiền ở ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an toàn và sinh lời .
Ở VN có 3 loại tiền gửi tiết kiệm :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác, lãi suất của loại tiền gửi này thường rất thấp.
- Tiền gưỉ tiết kiệm có kỳ hạn : là khoản tiền có sự thoả thuận về thời hạn gửi và rút tiền , có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi ko kỳ hạn để khuyến khích người dân gửi tiền. Với loại tiền gửi này người gửi chỉ được gủi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích : Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn nhằm mục đích xay dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi thì người gửi tiền còn được NH cho vay nhằm bổ sung thêm vốn nhằm mục đích xây nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi tiết kiệm
1.2) Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá :
Bản chất của nghiệp vụ này là ngân hàng chủ động phát hành trái phiếu nợ như chứng chỉ tiền gửi , kỳ phiếu , trái phiếu nhằm huy động vốn thực hiện các mục đích đã định . VD : phát hành kỳ phiếu để có tiền cho vay khắc phục hậu quả bão lụt hoặc để đầu tư cho một dự án … Trong phát hành giấy tờ có giá thì chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định , trái phiếu là giấy nợ trung và dài hạn . Hai loại giấy nợ trên được ngân hàng phát hành từng đợt , tuỳ theo mục đích .
Huy động vốn theo hình thức này ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn lãi suât huy động tiền gửi . Vì vậy khi huy động vốn theo cách này , ngân hàng phải căn cứ vào khả năng trả lãi để xác định khối lượng huy động , mức lãi suất , thời hạn và phương pháp huy động .
Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định . Khi đã huy động đủ sỗ vốn cần thiết thì ngân hàng sẽ dừng việc bán kỳ phiếu , trái phiếu 1.3 ) Nghiệp vụ đi vay :
Các ngân hàng thương mại sẽ đi vay vốn để bổ sung vốn hoạt động của mình khi ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn ko đủ vốn hoạt động từ ngân hàng trung ương , giữa các ngân hàng thương mại với nhau hay các tổ chức tín dụng khác .
a ) Vay NHNN :
- Hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu ( tái cấp vốn ) .
- Các thương phiếu đã được ngân hàng thương mại chiết khấu hoặc tái chiết khấu trở thành tài sản của họ . Khi cần tiền , các ngân hàng này mang thương phiếu đến tái chiết khấu tại NHNN .
- Về quy định đối với các thương phiếu được tái chiết khấu : thông thường , NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng ( thời han trả nợ ngắn , khả năng trả nợ cao ) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ . Trong trường hợp ko có thương phiếu , NHNN sẽ cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định
- Hiện nay, NHNN VN áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
+ Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Thường là các hồ sơ tín dụng theo yêu cầu của nền kinh tế: mua lương thực, nông sản, dự trữ nguyên vật liêu…
- Ý nghĩa : đây là một nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đỗi với NHTM , giúp NHTM có thể vượt qua được nguy cơ phá sản do NHNN là đối tượng cuối cùng mà NHTM có thể vay được .
b ) Vay từ các TCTD khác :
Đây là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường ngân hàng hoặc thị trường tiền tệ .
Đây thực chất là việc hợp tác giữa các ngân hàng với mục tiêu đôi bên cùng có lợi . Các NH đang có dự trữ vượt yêu cầu cho các NH khác vay để tìm kiếm lãi suất cao , các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản.
c) Các hình thức vay khác: Ngoài các hình thức trên, NH còn có thể vay từ các công ty (thường chỉ có ở những nước phát triển), vay từ thị trường tài chính hay vay từ nước ngoài.
2/ Nghiệp vụ huy động vốn khác :
Các NH còn có thể tiến hành tạo vốn cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức , cá nhân . Ngoài ra , thông qua việc sử dụng các phương tiện trong thanh toán , đòi hỏi khách hàng phải ký gửi một bộ phận tiền vào ngân hàng và trên cơ sở đó các ngân hàng có thể sử dụng những vốn nhàn rỗi trên tài khoản để đưa vào hoạt động kinh doanh .
* Ý nghĩa : trong nhiểu trường hợp , khoản vay từ các TCTD sẽ đáp ứng được nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách sẽ thay thế được các khoản vay từ NHNN .
3/ Nghiệp vụ về vốn tự có: vốn tự có của NH bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và các quỹ khác.
a) Vốn điều lệ (hay còn gọi là vốn pháp định):
Vốn pháp đinh của mỗi NH được hình thành do tính chất sở hưu của NH quuyết định, nghiã là nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp hoặc do huy động trong xã hội. Theo quy định của VN:
-Nếu là NHTm thuộc sở hữu nhà nước, vốn pháp định do NSNN cấp 100% vốn ban đầu
- Nếu là NHTM cổ phần, vốn pháp định do sự đóng góp củac ác cổ đông dưới hình thức huy động vốn: phát hành cổ phiếu.
- Nếu là NHTM liên doanh, vốn pháp định là vốn đóng góp cổ phần của các Nh tham gia liên doanh.
b) Các các quỹ sự trữ: được và được bồ sung hàng năm từ lợi nhuận ròng của NH.Theo quy định về việc trách lập các quỹ từ lợi nhuận (ở mỗi nước có quy định khác nhau), thông thường các NHTM phải tiến hành trích lập các quỹ:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ được trích lập hàng năm theo tỷ lệ % trên tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm tới mức tối đa đo NHTW quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nghiep_vu_co_ban_nhtm_848.doc