Liên minh thứnămđược thành lập năm 1809 gồm Anh và Áo, khi Anh đã chống
Pháp tại bán đảo Iberia, và chưa huy động các lực lượng quan trọng. Anh cũng có
các chiến thắng nhỏtại các thuộc địa của Pháp và ởtrên biển. Trên bộ, họchỉthử
làm cuộc tiến quân Walcheren[14] với 40.000 người tới vùng Zeeland(Hà Lan) do
Pháp kiểm soát từ30 tháng 7 tới 10 tháng 12 năm 1809.
Cuộc đối đầu chuyển sang lãnh vực kinh tế: cuộc Phong tỏa lục địa đối kháng với
cuộc Phong tỏa trên biểnmà hai kẻthù cốgắng củng cố. Trong lúc đó Anh phải
chiến đấu chống Hoa Kỳ(cuộc chiến tranh năm 1812) và Pháp đánh nhau ởTây
Ban Nha. Cuộc xung đột trên bán đảo Iberia bắt đầu, khi BồĐào Nhatiếp tục
buôn bán với Anh, bất chấp lệnh cấm của Pháp. Khi Pháp thua trận Bailén thì Tây
Ban Nha không muốn liên minh với Pháp nữa, do đó Pháp phải nhanh chóng tiến
chiếm Tây Ban Nha. Điều đó khiến Anh phải can thiệp. Áo thoáng thấy cơ hội lấy
lại vương quyền trên nước Đức của mình đã bịbãi bỏsau trận thua ởAusterlitz,
nên quay lại đánh Pháp. Áo thắng vài trận vì quân của Davout quá yếu, chỉcó
170.000 người đểbảo vệvùng biên giới phía đông, trong khi vào năm 1790 thì số
quân là 800.000. Áo cũng tấn công Đại công quốc Warszawa, nhưng bịthua trong
trận Raszyn(19 tháng 4 năm 1809). Quân đội Ba Lan chiếm vùng Galiciaphía tây.
Napoléon chỉhuy quân đội phản công Áo và thắng một loạt trận nhỏ, nhưng tới
trận lớn Aspern-Esslingngày 20 -22 tháng 5 năm 1809, thì Napoléon bịthua về
chiến thuật. Tuy nhiên Đại công tước Charles, chỉhuy quân Áo, đã mắc sai lầm,
khi không truy kích quân Pháp. Sau đó Napoléon chuẩn bịvây hãm Wienbắt đầu
từtháng 7 năm 1809, ông ta thắng Áo ởtrận Wagram(5 -6 tháng 7 năm 1809).
Cuộc chiến với Liên minh thứnăm chấm dứt bằng hòa ước Schönbrunnngày 24
tháng 10 năm 1809 do Áo xin đình chiến.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài thảo luận Các cuộc chiến tranh của Napoléon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rszawa. Các đồng minh của ông ta là
Tây Ban Nha (do người anh Joseph Bonaparte làm vua), công quốc Westphalen
(do em út Jérôme Bonaparte cai trị), Vương quốc Napoli (em rể là thống chế
Joachim Murat làm vua), công quốc Lucca (Ý) và Piombio (Ý) (do em rể Félix
Baciocchi cai trị) cùng các nước cựu thù Phổ, Áo.
[ ] Các trận chiến với Liên minh thứ sáu 15
Liên minh thứ sáu gồm các vương quốc Anh, Nga, Phổ rồi Thụy Điển, Áo và CH
Bayern (từ 1813). Bên phía Pháp gồm Pháp, Đại công quốc Warsawa, Ý, Vương
quốc Napoli, Liên bang sông Rhein, Sachsen và CH Bayern (tới 1813).
[ ] Trận chiến tại Nga
Năm 1812 Napoléon xâm lấn Nga để buộc sa hoàng phải tuân thủ việc Phong tỏa
lục địa và không được xâm chiếm Ba Lan. Đại quân Pháp gồm 650.000 người,
trong đó 270.000 là quân Pháp, vượt qua sông Nemen ngày 23 tháng 6 năm 1812.
Nga tuyên bố cuộc đại chiến vệ quốc và dùng chiến thuật tiêu thổ kháng chiến (đốt
sạch trước khi rút lui). Hai bên đối đầu nhau trong trận Borodino[16] (ngoại ô
Moskva) ngày 7 tháng 9 năm 1812, một trận chiến đẫm máu và buộc Nga phải rút
lui. Quân Pháp vào Moskva ngày 14 tháng 9 năm 1812, nhưng Sa hoàng
Aleksandr I không chịu thương thuyết. Napoléon cũng không hy vọng chiến thắng,
đành phải rút khỏi Nga. Đợt chiến trận tại Nga này khiến phe Pháp thiệt mất
370.000 người (kể cả bị chết vì dịch bệnh và rét lạnh, ngoài các trận đánh nhau) và
200.000 bị bắt làm tù binh. Sau trận thua ở Berezina từ 26 tới 29 tháng 12 năm
1812, quân Pháp chỉ còn khoảng 90.000. Thêm nữa, lúc đó có tin ở Paris tướng
Claude François de Malet định làm một cuộc đảo chính, nên Napoléon phải rời
đạo quân, gấp rút trở về Pháp. Bên phía Nga cũng bị mất 400.000 quân.
Sau đó, trên mặt trận Tây Ban Nha, liên quân Anh - Tây Ban Nha do tướng
Wellesley chỉ huy cũng đánh bại quân Pháp trong trận Vitoria ngày 21 tháng 6
năm 1813 khiến Joseph Bonaparte và quân đội Pháp phải tháo chạy về Pháp, kết
thúc việc chiếm đóng của Pháp trên bán đảo Iberia.
[ ] Trận chiến ở Đức
Nước Phổ vào cuộc, khi thấy có cơ hội để thắng Pháp. Napoléon tái lập một đạo
quân gồm các đội quân thoát nạn ở nước Nga trở về và mộ thêm được tổng cộng
khoảng 400.000 người. Liên quân Nga - Phổ đối đầu với liên quân Pháp ở trận
Lützen ngày 2 tháng 5 năm 1813 và trận Bautzen ngày 20 và 21 tháng 5 năm 1813,
bị thua và thiệt mất 40.000 quân. Cuộc đình chiến được ký ngày 4 tháng 6 và kéo
dài tới ngày 13 tháng 8 năm 1813. Trong thời gian này, hai phe đều tìm cách tăng
cường lực lượng. Phe Liên minh thuyết phục nước Áo tham gia chống Pháp. Phe
Liên minh lập 2 đạo quân khoảng 800.000 người, cùng với một đội quân trừ bị
chiến lược khoảng 350.000. Về phần mình, Napoléon tập hợp được khoảng
650.000 quân ở Đức, trong đó chỉ có 250.000 dưới quyền chỉ huy trực tiếp,
120.000 dưới quyền chỉ huy của Thống chế Nicolas Oudinot và 30.000 do Thống
chế Davout chỉ huy, phần còn lại là của Liên bang Rhein, CH Sachsen và Bayern.
Vương quốc Napoli của Murat và vương quốc Ý của Eugènge de Beauharnais có
một đạo quân hỗn hợp khoảng 100.000 cộng thêm 150.000 quân rút khỏi Tây ban
nha. Tổng cộng phe Pháp có khoảng 900.000 quân, nhưng các lính Đức trong phe
Pháp kém khả năng chiến đấu và có xu hướng muốn đào tẩu sang phe quân Liên
minh.
Hết thời hạn đình chiến, Napoléon tấn công và thắng trận Dresden (25 - 26 tháng 8
năm 1813), dù quân Liên minh đông hơn. Tuy nhiên tới trận Leipzig17, cũng gọi là
Trận đánh Liên Quốc gia từ 16 tới 19 tháng 10 năm 1813 giữa 191.000 quân phe
Pháp với 450.000 quân phe Liên minh (Đế quốc Áo, Vương quốc Phổ, Đế quốc
Nga, Vương quốc Thụy Điển), thì Napoléon thua và buộc phải rút lui.
[ ] Trận chiến ở Pháp
Các nước Liên minh muốn chấm dứt 20 năm chiến tranh và đánh bại Napoléon mà
họ gọi là "kẻ tiếm quyền". Quân Liên minh gồm 500.000 người tiến vào Pháp,
trong khi Napoléon chỉ có thể huy động được một đạo quân nhỏ gồm 70.000
người. Tuy nhiên quân Pháp đã chống trả quyết liệt quân Liên minh bị chia cắt, ở
từng tấc đất, đặc biệt ở các trận Champaubert (10 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp và
liên quân Áo - Nga, trận Montmirail (11 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp với Liên
quân Áo - Nga, trận Mormant (17 tháng 2 năm 1814) giữa Pháp vói Liên quân
Nga - Wurtemberg, và trận Montereau (18 tháng 2 năm 1814) chống Liên quân Áo
- Wutemberg.
Dù thất bại ở một số trận, nhưng phe Liên minh ký Hiệp ước Chaumont ngày 8
tháng 3 năm 1814 (gồm Anh, Áo, Nga, Phổ), quyết tâm đánh bại Napoléon. Quân
Liên minh tiến chiếm Paris ngày 30 tháng 3 năm 1814, do sự thông đồng của
thống chế Marmont (rút lui, không chiến đấu với Liên quân). Tuy nhiên, Hoàng đế
Napoléon vẫn hy vọng có thể tập hợp được 900.000 quân của mình đang ở Đức,
Bỉ, Hà Lan cùng các tân binh, nhưng kế hoạch này không thực hiện được.
Napoléon phải tuyên bố thoái vị ngày 6 tháng 4 năm 1814 tại Fontainebleau và bị
đày tới làm hoàng đế đảo Elba. Các nước Liên minh thắng trận và Pháp họp Hội
nghị Wien[18] từ 1 tháng 10 năm 1814 tới 9 tháng 6 năm 1815, quyết định trả lại
biên giới của các nước châu Âu như cũ, trước khi có cuộc Cách mạng Pháp. Trước
đó Liên minh và Pháp cũng đã ký Hiệp ước Paris ngày 30 tháng 5 năm 1815, trả
cho Pháp biên giới nguyên trạng như trước ngày 1 tháng 1 năm 1792.
[ ] Các trận chiến với Liên minh thứ bảy 19
Thời kỳ chiến tranh với Liên minh thứ bảy gồm vương quốc Anh, Nga, Áo, Phổ,
Thụy Điển, Hà Lan và một số nước nhỏ ở Đức, thường được gọi là Thời kỳ 100
ngày[20], kể từ 1 tháng 3 năm 1815 (khi Napoléon trở về Pháp) tới 18 tháng 6
năm 1815 (ngày Pháp thua trận Waterloo).
Napoléon lúc đó bị đày ở đảo Elba, nhưng ông ta trốn trở lại Pháp, nắm lại quyền
hành từ vua Louis XVIII của Pháp. Các nước Liên minh tuyên bố đặt Napoléon ra
ngoài vòng pháp luật và lập tức tập hợp một đạo quân để đánh gồm 700.000, dự
trù sẽ tăng cường thêm 1 triệu nữa, cộng với sự hỗ trợ của 200.000 quân đồn trú.
Trước khi Napoléon trở về, thì Pháp có một đội quân 90.000 người, Napoléon
triệu tập thêm các cựu chiến binh, tổng cộng được 280.000 quân và ban bố sắc
lệnh động viên 2,5 triệu quân.
Napoléon dẫn một đạo quân 124.000 người tấn công Bỉ để ngăn không cho quân
Liên minh tập trung, hy vọng đẩy được quân Anh ra biển và buộc Phổ rút khỏi
Liên minh. Cuộc tiến quân nhanh khiến cho Napoléon đạt được ý đồ gây bất ngờ
cho địch, khiến Phổ phải rút lui trong hỗn loạn ở trận Ligny (Bỉ) ngày 16 tháng 6
năm 1815 (2 ngày trước trận quyết định Waterloo). Cùng ngày thống chế Pháp
Michel Ney chận bắt các toán quân Anh do Wellesley gửi đi tiếp viện cho thống
chế Phổ Blücher ở trận Quatre-Bras (gần Brussels). Tuy nhiên Thống chế Ney
cũng không thể giải tỏa các vị trí bị vây hãm của Pháp. Napoléon đem đạo quân
trừ bị lên phía Bắc, họp chung với Ney để truy kích Wellesley. Napoléon trao cho
Thống chế Emmanuel de Grouchy giữ bên cánh hữu và ngăn không cho Phổ tập
hợp lại quân sĩ, nhưng Grouchy không thể hoàn thành nhiệm vụ, dù đã đánh bại
tướng Phổ Johann von Thielmann trong trận Wavre (Bỉ) ngày 18 - 19 tháng 6 năm
1815.
Khi bắt đầu trận quyết định ở Waterloo (Bỉ)21 ngày 18 tháng 6 năm 1815,
Napoléon thúc quân tiến đánh Liên quân ở các vị trí cố thủ trong thung lũng này,
nhưng tới cuối ngày quân Pháp vẫn không thể đẩy Liên quân Anh - Hannover ra
khỏi các vị trí của họ. Hôm sau, khi quân Phổ tới tấn công cánh hữu của Pháp thì
chiến thuật chia cắt quân Liên minh của Napoléon hoàn toàn thất bại và phải tháo
chạy hỗn loạn.
Trở về Paris 3 ngày sau trận Waterloo, Napoléon buộc phải thoái vị lần thứ hai
vào ngày 22 tháng 6 năm 1815 và bị phe Liên minh đày ra đảo Saint Helena trên
Đại Tây Dương cho tới chết.
[ ] Các hậu quả của các cuộc chiến tranh này
Các cuộc chiến tranh của Napoléon đã có những hậu quả lớn lao trên toàn thế giới,
đặc biệt ở lục địa châu Âu:
Pháp không còn là cường quốc thống trị châu Âu, như dưới thời vua Louis
XIV của Pháp
Trong nhiều nước châu Âu, việc du nhập các lý tưởng và các tiến bộ của
cuộc Cách mạng Pháp (dân chủ, bãi bỏ các đặc quyền của giới tăng lữ và quí tộc,
bãi bỏ việc tra tấn, quyền bình đẳng trước pháp luật v.v.) đã để lại dấu ấn lâu dài.
Các vua ở châu Âu khó tái lập chế độ chuyên chế thời tiền Cách mạng Pháp và đôi
khi buộc phải áp dụng một số cải cách (vd. Bộ luật dân sự Pháp thời Napoléon,
được một số nước áp dụng lâu, hoặc ảnh hưởng tới luật của một số nước).
Một phong trào mới và mạnh đã xuất hiện: chủ nghĩa dân tộc đã làm thay
đổi tiến trình lịch sử châu Âu, là sức mạnh giết chết các đế quốc. Bản đồ châu Âu
được vẽ lại hoàn toàn trong 100 năm sau các cuộc chiến này.
Cuộc chiến ở Tây Ban Nha đã hủy hoại quân đội (hạm đội và lục quân)
nước này, tình trạng trầm trọng thêm vì các cuộc cách mạng xẩy ra ở các thuộc địa
của Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tới năm 1825 hầu như toàn bộ thuộc địa của Tây
Ban Nha hoặc đã độc lập hoặc đã sát nhập vào Hoa Kỳ (các tiểu bang Florida,
Louisiana) hoặc vào Vương quốc Anh (Trinidad) hay Haiti (Saint Domingue).
Vương quốc Anh trở thành cường quốc bá chủ thế giới trên đất liền và trên
biển.
Việc Pháp chiếm đóng Hà Lan (trong thời kỳ chiến tranh) đã cho phép
Pháp chiếm các thuộc địa của nước này: Tích Lan (nay là Sri Lanka), Malacca,
Nam Phi, Guyana...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ls_phap_1__7786.pdf