Bài tham luận phương pháp dạy và học thực hành theo học chế tín chỉ

Khoa NLN là một khoa bao gồm các ngành: CNTY, Trồng trọt và Lâm nghiệp.

Đặc thù: đây là những ngành thực nghiệm nên đòi hỏi phải có nhiều kiến thức thực tế, vì vậy thực hành là một mảng có vai trò quan trọng đối với các ngành nghề trên.

 

ppt29 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài tham luận phương pháp dạy và học thực hành theo học chế tín chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THỰC HÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈGV: Trịnh Thị QuýBộ môn: Chăn nuôi thú yKhoa: Nông Lâm NgưTRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NGÀNH NÔNG LÂM NGƯ- TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAYKhoa NLN là một khoa bao gồm các ngành: CNTY, Trồng trọt và Lâm nghiệp.Đặc thù: đây là những ngành thực nghiệm nên đòi hỏi phải có nhiều kiến thức thực tế, vì vậy thực hành là một mảng có vai trò quan trọng đối với các ngành nghề trên.Các ngành trên mới được thành lập, Nhà trường cũng đang từng bước trang bị cơ sở vật chất thực hành cho các môn học của Khoa. Cho nên bước đầu còn chưa đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành. Xong các cụ đã có câu: “ Cái khó ló cái khôn”. Tùy từng điều kiện thực tế mà chúng ta xây dựng các giờ thực hành cho phù hợp (đặc biệt là khi chúng ta chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ).Khi xây dựng một giờ học thực hành có hiệu quả ta phải xác định rõ nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên.1. Nhiệm vụ của giảng viênGiảng viên dạy thực hành phải chuẩn bị kịch bản cho từng buổi hướng dẫn thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu từng môn học, trong đó có nêu các vấn đề về an toàn lao động liên quan;Xây dựng và giao cho sinh viên chuẩn bị nội dung, vấn đề trước khi triển khai thực hành, thực tập, thí nghiệmChỉ đạo hoặc/và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sinh viên làm thực hành, thực tập, thí nghiệm; Hướng dẫn sinh viên làm thực hành, thực tập, thí nghiệm;Theo dõi, đánh giá kết quả thực hành, thực tập, thí nghiệm của sinh viên.1. Nhiệm vụ của giảng viên2. Nhiệm vụ của sinh viên Hoàn thành công tác chuẩn bị cho thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, đề xuất vấn đề, câu hỏi cần hỏi giảng viên;Làm các bài thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu môn học và hướng dẫn của giảng viên. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn lao động; Viết báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm và nộp cho giảng viên đúng hạn; Hoàn chỉnh báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm theo góp ý, đánh giá của giảng viên.2. Nhiệm vụ của sinh viên3. Các bước để xây dựng một giờ thực hành (TC) Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học của tiết học phù hợp với hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ. Bước 2. Trên cơ sở đề cương môn học, hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ lập kế hoạch chi tiết và giáo án để xây dựng các kịch bản lên lớp. Chuẩn bị các trang thiết bị vật chất và động vật thí nghiệm cho giờ thực hành. Bước 3. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung của từng bài. Kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục những nhược điểm của phương pháp kia và tạo sự linh hoạt, đa dạng trong một giờ học; Trong quá trình lựa chọn các phương pháp phù hợp, giảng viên cần kết hợp yếu tố kiểm tra - đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình dạy - học. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là một phương pháp bổ trợ rất hiệu quả cho các PPDH. Ví dụ một số giờ thực hành đặc thù của ngành chăn nuôi thú y.Các môn học chuyên ngành của ngành chăn nuôi thú y thì hầu hết các môn đều có nội dung thực hành:Để chuẩn bị tốt nội dung thực hành ta cần phải tiến hành:Bước 1: Xác định được mục tiêu thực hành của môn học để xây dựng đề cương và kế hoạch cho phần thực hành của môn học phù hợp với hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ.Bước 2: Chuẩn bị các trang thiết bị vật chất và động vật thí nghiệm cho giờ thực hành.Ví dụ: Học phần tổ chức phôi thai học: cần có những tiêu bản để xem cấu trúc vi thể của các tổ chức trong cơ thể.Học phần giải phẫu động vật cần có các mô hình khung xương của động vật: trâu, bò, lợn, gàđể cho sinh viên quan sát và xác định vị trí, cấu tạo và chức năng của các cơ quan trên cơ thể động vật.Học phần vi sinh vật cần phải có kính hiển vi, các loại thuốc nhuộm, các tiêu bản, lam kính, la men kính, các môi trường, hóa chất để quan sát hình thái của các loại vi khuẩn, tính chất bắt màu và đặc tính sinh hóaHọc phần Chăn nuôi trâu bò: cần có động vật sống để xác định khối lượng, bình tuyển giống và mổ khảo sát thân thịt.Học phần Thú y cơ bản cần đến các dụng cụ để chẩn đoán bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật sống để tiến hành các thao tác khám thửGiảng viên phát cho sinh viên tài liệu thực hành trước, yêu cầu sinh viên về nghiên cứu trước ở nhà để có thể nắm được nội dung thực hành. Đồng thời giảng viên hướng dẫn cho các em nghiên cứu tìm những tài liệu tham khảo có liên quan đến bài và yêu cầu các em ghi những thắc mắc dưới dạng câu hỏi và nộp lại cho giảng viên.Giảng viên sẽ tập hợp, chọn lọc các câu hỏi và sau đó đưa cho các nhóm cùng suy nghĩ để làm vỡ vạc vấn đề. Giúp cho các em sẽ có một hứng thú để chờ đón giờ thực hành.Bước 3. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung của từng bài.Ví dụ như thực hành học phần sinh lý vật nuôi.Trước khi thực hành yêu cầu sinh viên nhắc lại phần lý thuyết có liên quan đến phần thực hành. Đồng thời yêu cầu sinh viên khái quát những nội dung thực hành (các em đã được chuẩn bị trước ở nhà)Giảng viên hướng dẫn sinh viên các thao tác trên động vật thí nghiệm. Sau đó yêu cầu các nhóm tự thực hành.Giảng viên theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm.Giảng viên có thể sử dụng các tư liệu như: các đoạn video, các đĩa CD về chuyên ngành hay các hình ảnh minh họa để tăng thêm hiệu quả của tiết học.Trong điều kiện không có đầy đủ các trang thiết bị thực hành, chúng ta có thể khắc phục bằng cách vận dụng thực hành tại mọi nơi, mọi lúc có thể được để củng cố, làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết.Đối với ngành chăn nuôi, các em có thể học hỏi thêm tại các cơ sở chăn nuôi ở địa phương: như các quy mô chăn nuôi tại hộ gia đình nhà mình, tại các gia trại hay trang trại lân cận trên địa bàn của địa phương. Mỗi kỳ nghỉ hè hay nghỉ tết ở nhà các em có thể tham gia chăn nuôi cùng gia đình, tập tiêm (ban đầu là những con vật nuôi nhỏ bé như gà, lợn, chó, mèosau đến những con gia súc lớn như trâu, bò, ngựa Các công việc khác như: quy trình chăn nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, cách vệ sinh chuồng trại, cách bấm răng nanh cho lợn, quy cách vệ sinh chuồng trại, cách đỡ đẻ cho lợn. Sinh viên muốn nâng cao tay nghề thì phải có tinh thần ham học hỏi, say mê với nghề nghiệp và không ngại khó ngại khổ thì mới mong tiến bộ.Ngay cả những lúc các em giúp gia đình nấu cơm ngày tết hay nấu cỗ các em có thể học hỏi được rất nhiều. Ví dụ như khi mổ gà, các em hãy áp dụng lý thuyết như quy trình kỹ thuật khi mổ khám gia cầmđể chúng ta xác định vị trí, hình thái của các cơ quan bộ phận của gia cầm, chẩn đoán các bệnh dựa vào đặc điểm bệnh tích trên các cơ quan nội tạng. Áp dụng lý thuyết của từng môn học, chúng ta có thể tìm các loại giun sán ký sinh để quan sát hình tháiĐối với nội dung thực hành môn sinh lý có nội dung: Mổ nối ruột non: áp dụng trong thực tế khi chúng ta phẫu thuật để cắt đi những đoạn ruột hoại tử.Mổ cầu nối ruột để lấy dịch vị nghiên cứu đặc tính của các loại men trong dịch vị.Mổ dạ dày để lấy dịch vị nghiên cứu cũng như nghiên cứu đặc điểm tiết dịch của từng loại vật nuôi.Hoặc như để rèn luyện các kỹ năng tiêm phòng cho gia súc, gia cầm các em có thể liên hệ đến những nơi như lò mổ trâu, bò, lợn, các gia đình buôn bán thịt gia cầm tại các chợ. Những loại động vật sắp đưa vào giết mổ, chúng ta có thể xin phép họ cho chúng ta tập tiêm bằng nước cất để rèn luyện tay nghềMột phương pháp để học thực hành hữu hiệu là chúng ta theo các thầy cô hay thú y cơ sở tại xã, phường, trạm thú y huyện hay chi cục để học hỏi các kinh nghiệm chẩn đoán bệnh, dùng thuốc để chữa bệnh như thế nào cho có hiệu quả? Qua những lần đi điều trị chúng ta nên có một quyển sổ tay nhỏ để ghi lại lịch trình và những bí quyết mà chúng ta đã học được. Sau đó về so sánh với phần lý thuyết đã được học để rút ra những kiến thức riêng cho bản thân mình.Để cho nội dung thực hành đạt hiệu quả cao trong điều kiện chúng ta chưa đủ các trang thiết bị phòng thí nghiệm, chúng ta có thể cho sinh viên xem những đoạn video về nội dung thực hành được ghi lại tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn như của viện chăn nuôi quốc gia, viện thú y, trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, các trung tâm thú y vùng để cho các em sinh viên sẽ có tầm nhìn mới về những tiến bộ khoa học hiện đại đang được áp dụng.Những nội dung này, sinh viên được thực hành trên lớp. Nhưng do thời gian thực hành ở trên lớp là có hạn. Để rèn luyện kỹ năng thực hành, các em có thể làm lại nhiều lần các nội dung này ở nhà. Chúng ta có thể tự mua dạ dày lợn hay những đoạn ruột non về để rèn luyện kỹ năng khâu nối ruột hay mổ và tạo ra một dạ dày mới.Theo tôi, để được nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành các môn học ngành chăn nuôi thú y khi chúng ta đã nắm chắc được cơ sở lý thuyết, kết hợp với thực hành trên lớp và thực hành tại nhà, tại địa phương thì sẽ nâng cao hiệu quả thực hành rất nhiều.Những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ”. Có làm thì chúng ta mới hy vọng rèn luyện được kỹ năng và nâng cao tay nghề. Với mong đợi sau khi ra trường các em sẽ trở thành các kỹ sư giỏi đáp ứng được yêu cầu của xã hội đề ra. Tôi rất mong các em sẽ nâng cao ý thức tự giác trong học tập, nghiên cứu và đặc biệt là nâng cao tay nghề thực hành.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttrinhthiquy_4223.ppt