Bài tập vật lý trung học phổ thông

Đáy một cái cốc thuỷ tinh là bản mặt song song chiết suất n = 1,5.

a) Đặt cốc trên trang sách, rồi nhìn qua đáy cốc thì thấy hàng chữ trên giấy tựa như cách mặt trong của đáy 6 (mm).

b) Đổ nước vào đầy cốc, nhìn qua lớp nước theo phương thẳng đứng thì thấy hàng chữ tựa như cách mặt nước 10,2 (cm).

 

doc30 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài tập vật lý trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóng dừng trên sợi dây AB, chiều dài l = 1 (m), khối lượng m0 = 20 (g) căng bởi quả cân khối lượng M = 50 (g). Lấy g = 10 (m/s2). a) Khi dây rung với tần số 10 (Hz) thì số múi trên dây là bao nhiêu ? b) Vẫn giữ tần số như trên, muốn dây rung với 2 múi thì phải thêm vào đĩa cân khối lượng bao nhiêu ? c) Muốn dây rung với 3 múi thì phải thay đổi độ dài của dây bằng bao nhiêu, néu vẫn giữ khối lượng ở đĩa cân như câu a ? d) Với độ dài như câu a, bây giờ muốn trên dây có 6 múi thì tần số rung của dây là bao nhiêu ? ĐS : 4 múi ; m = 150 (g) ; l = 0,75 (m) ; f = 15 (Hz) Chương III : Dao động điện – Dòng điện xc. Ë Một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn thuần cảm L = (H) và tụ C = (μF).Cường độ dòng điện qua mạch I = 10 (A) và f = 50 (Hz). Tính tổng trở của đoạn mạch. Viết biểu thức hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu đoạn mạch. ĐS : Z = 20 (Ω) ; u = 200sin(100πt - ) (V) Ë Một mạch điện gồm điện trở thuần R = 70 (Ω) mắc nối tiếp với cuộn dây có r = 30 (Ω), L = 0,318 (H). Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện là u = 141,4sin314t (V). Tính tổng trở của mạch. Viết biểu thức cường độ dòng điện i qua mạch và biểu thức hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây. ĐS : Z = 141,4 (Ω) ; i = sin(100πt - ) (A), uRL = 104,4sin(100πt + ) (V) Ë Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện. Cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L. Tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mạch điện đặt vào hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200 (V) và tần số góc ω = 100π (rad/s). Cho biết khi C = C1 = (μF) và C = C2 = (μF) thì cường độ hiệu dụng trong mạch như nhau : I1 = I2 = (A). Tìm C để cường độ hiệu dụng trong mạch là cực đại. Tính cường độ ấy. ĐS : C = (μF) ; Imax = 2 (A) Ë Một đường dây dẫn điện xoay chiều một pha từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu dùng ở cách xa 5 (km). Hiệu điện thế ở nguồn điện lúc phát ra là U = 6 (kV), công suất điện là P = 600 (kW). Dây dẫn làm bằng nhôm có điện trở suất ρ= 2,8.10-8 (Ωm), có đường kính tiết diện 1 (cm). Hệ số công suất của mạch là cosφ = 0,7. Tính tỷ lệ công suất bị mất mát trên đường dây do toả nhiệt. Muốn cho tỷ lệ năng lượng mất trên đường dây không quá 6 % thì phải nâng hệ số công suất của mạch lên bằng bao nhiêu ? ĐS : = 12 % ; cosφ = 1 Ë Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 100 (Ω), cuộn thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C = 0,318.10-4 (F) mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch có biểu thức : u = 200sin100πt (V). Tìm L để hệ số công suất của mạch lớn nhất. Tính công suất tiêu thụ mạch lúc đó. Nếu cho L tăng dần từ 0 thì công suất P thay đổi thế nào ? ĐS : L = (H), P = 200 (W) ; P tăng đến 200 (W) sau đó giảm Ë Cho dòng điện i = 2sin100πt (A) qua đoạn mạch gồm R = 50 (Ω), L = 0,159 (H), C = 31,8 (μF) mắc nối tiếp. Viết biểu thức hiệu điện thế tức thời ở hai đầu đoạn mạch. ĐS : u = 200sin(100πt - ) (V) Ë Cho mạch như hình. R = 50 (Ω), C = (F). uAM = 80.sin100πt (V), uMB = 200sin(100πt + ) (V). Tìm r, L ? Ë Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp. L thay đổi được. u = 100sin100πt (V). Biết I nhanh pha hơn u một lượng là . Công suất tiêu thụ của mạch là P = 100 (W). Biết UL = 50 (V). a) Tìm R, L, C. b) Viết biểu thức hiệu điện thế tức thời giữa hai đầu tụ. c) Khi L tăng, công suất tiêu thụ của mạch như thế nào. Ë Một biến thế có cuộn sơ cấp gồm 308 vòng dây và cuộn thứ cấp gồm 28 vòng dây. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220 (V). Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở là bao nhiêu. Nối hai cực của cuộn thứ cấp vào mạch điện tiêu thụ chỉ gồm có điện trở thuần, khi đó cường độ hiệu dụng của dòng điện trong cuộn sơ cấp là 10 (A). Biết rằng năng lượng mất mát trong biến thế là 9 %. Tính cường độ hiệu dụng trong cuộn thứ cấp. Thay tải ở câu b bằng một tải có tự cảm, dòng điện trong cuộn sơ cấp có cường độ giữ nguyên, còn dòng điện trong cuộn thứ cấp có cường độ hiệu dụng là 280 (A). Tính hệ số công suất của mạch. ĐS : U2 = 10 (V) ; I2 = 200,2 (A) ; cosφ = 0,71 Ë Cho mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm R = 50 (Ω), cuộn dây chỉ có L = (H) và tụ điện C = (F). Dòng xoay chiều qua mạch i = 2sin100πt (A). a) Tìm hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. b) Tìm độ lệch pha giữa u và i toàn mạch. c) Phải mắc với tụ C một tụ C’ thế nào để u và i cùng pha. ĐS : U = 260 (V) ; φ = ; Mắc nối tiếp C’ = (F) Chương IV : Dao động điện từ - Sóng điện từ. Ë Mạch dao động L,C có điện tích cực đại của tụ điện là Q0 = 4.10-8 (C), cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10 (μA). a) Tính tần số dao động điện từ tự do trong mạch. b) Tính độ tự cảm của mạch, biết C = 800 (pF) ĐS : f0 = = 40 (kHz) ; L = 0,02 (H) Ë Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm biến thiên từ 1 (μH) đến 100 (μH) và điện dung biến thiên từ 100 (pF) đến 500 (pF). Hỏi máy có thể thu sóng trong dãi nào ? ĐS : 18,8 421 (m) Ë Một máy thu thanh đang bắt sóng của đài phát thanh có tần số 6 (MHz). Muốn chuyển sang bắt sóng của đài phát thanh khác có bước sóng 60 (m) thì phải thay đổi điện dung của tụ điện trong mạch chọn sóng của máy như thế nào ? ĐS : C2 = 1,44.C1 Ë Mạch dao động, nếu dung tụ C1 thì tần số dao động của mạch là 30 (kHz). Nếu dùng tụ C2 thì tần số dao động của mạch là 40 (kHz). Tìm tần số dao động của mạch nếu dùng đồng thời hai tụ trong hai trường hợp : a) C1 mắc nối tiếp với C2. b) C1 mắc song song với C2. ĐS : 50 (kHz) ; 24 (kHz) Ë Mạch dao động có điện tích cực đại của tụ điện là Q0 = 1 (μC) và cường độ dòng điện trong mạch là I0 = 10 (A). a) Tính bước sóng của sóng điện từ mạch phát ra. b) Thay tụ C bằng C’ thì bước sóng phát ra tăng gấp đôi. Tính bước sóng phát ra nếu C1 mắc nối tiếp với C2 và C1 mắc song song với C2. ĐS : λ = 188,4 (m) ; λ1 = 168,5 (m) và λ2 = 421,3 (m). Chương V : Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Ë Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của gương lõm cho ảnh thật A1B1 có độ phóng đại k1. Nếu cho vật tiến lại gần gương một đoạn Δd thì lại thu được ảnh thật A2B2 có độ phóng đại k2. Tính tiêu cự của gương và vị trí ban đầu của vật. Áp dụng bằng số : k1 = -8, k2 = -10, Δd = 1 (cm). ĐS : f = 40 (cm), d1 = 45 (cm) Ë Một người ngồi trên bờ nhìn xuống một hồ bơi có đáy nằm ngang cách mặt nước một khoảng H. Hỏi chiều sâu h của hồ bơi mà người này nhìn thấy phụ thuộc như thế nào vào góc r tạo bởi phương nhìn và phương thẳng đứng. Biết chiết suất của nước là n. Áp dụng : H = 4 (m), n = . ĐS : h = = 3 (m) Ë Bản mặt song song là một môi trường trong suốt được giới hạn bởi 2 mặt phẳng song song. Gọi e là bề dày của bản mặt và n là chiết suất tỷ đối của bản mặt đối với môi trường bên ngoài. a) Giải thích vì sao một tia tới đơn sắc sau khi khúc xạ đi vào bản tới mặt phẳng thứ hai lại khúc xạ một lần nữa và cho tia ló song song với tia tới. b) Tính độ dời ngang d của tia sáng và độ dời của ảnh qua bản mặt song song theo góc tới i. Áp dụng : e = 3 (cm), n = 1,5 ; i = 30. ĐS : SS’ = 1 (cm) Ë Một người có chiều cao h = 1,6 (m) đứng trước gương phẳng treo thẳng đứng MN để soi từ đầu đến chân. Mắt người đó cách đỉnh đầu a = 10 (cm). a) Tính chiều dài nhỏ nhất của gương. b) Tính khoảng cách cực đại từ mép dưới của gương tới sàn nhà. c) Các kết quả trên có phụ thuộc vào khoảng cách giữa gương và người soi gương hay không ? ĐS : MN = 0,8 (m) ; 75 (cm) ; Không phụ thuộc Ë Hai gương phẳng có mặt phản xạ tạo thành góc nhị diện α, trong khoảng giữa hai gương có đặt một vật sáng nhỏ A. Xác định số ảnh tạo thành do hệ hai gương và vị trí của chúng trong các trường hợp : a) α = 600 . Xét trường hợp A cách đều hai mặt gương. b) α = , với n là số nguyên và A cách đều hai gương. Áp dụng n = 4. ĐS : 5 ảnh của vật A cách đều nhau một góc α ; Số ảnh là 3 Ë Một vật sáng AB cao 2 (cm) đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm có bán kính mặt cầu R = 40 (cm). Xác định vị trí, tính chất, độ lớn của ảnh khi vật cách gương một đoạn d : a) d = 40 (cm). b) d = 30 (cm). c) d = 20 (cm). d) d = 10 (cm). Ë Vật phẳng nhỏ AB đặt trước màn ảnh một khoảng L. Đặt một thấu kính hội tụ giữa vật và màn thì tìm được 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Xác định tiêu cự f của thấu kính khi biết : a) Một trong hai ảnh ấy lớn gấp k lần ảnh kia. Áp dụng với L = 45 (cm) và k = 4. b) Khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính là l và kích thước của hai ảnh lần lượt là h1, h2. Áp dụng với l = 15 (cm), h1 = 4 (cm), h2 = 1 (cm). ĐS : f = 10 (cm) ; f = 10 (cm) Ë Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự 10 (cm) cho ảnh thật. Nếu dịch thấu kính ra xa vật 3 (cm) thì thấy ảnh dịch đi 30 (cm). a) Xác định vị trí ban đầu của vật. b) So sánh độ phóng đại k1, k2 của ảnh lúc đầu và lúc sau. ĐS : d1 = 12 (cm) ; = Ë Vật sáng AB qua thấu kính cho ảnh thật A1B1 có độ phóng đại k1. Dịch chuyển vật ra xa thấu kính một đoạn Δd thì thu được ảnh A2B2 có độ phóng đại k2. Tính tiêu cự f của thấu kính. Áp dụng : k1 = -5, k2 = -2, Δd = 3 (cm). ĐS : f = 10 (cm) Ë Đáy một cái cốc thuỷ tinh là bản mặt song song chiết suất n = 1,5. a) Đặt cốc trên trang sách, rồi nhìn qua đáy cốc thì thấy hàng chữ trên giấy tựa như cách mặt trong của đáy 6 (mm). b) Đổ nước vào đầy cốc, nhìn qua lớp nước theo phương thẳng đứng thì thấy hàng chữ tựa như cách mặt nước 10,2 (cm). Biết chiết suất của nước là n’ = , hãy tính độ dày và chiều cao của cốc. ĐS : e = 9 (mm) ; 13,7 (cm) Ë Một thấu kính thuỷ tinh có chiết suất ntt = 1,5 giới hạn bởi mặt lồi và mặt phẳng. Bán kính mặt lồi là 10 (cm). Xác định tiêu cự của kính trong các trường hợp sau : a) Thấu kính đặt trong không khí. b) Thấu kính đặt trong nước. c) Thấu kính đặt trong chất lỏng có chiết suất n = 1,6. d) Thấu kính đặt sát mặt nước. ĐS : 20 (cm) ; 80 (cm) ; -160 (cm) ; 26,7 (cm) Ë Một thấu kính hai mặt lồi, đặt trong không khí có độ tụ D1. Cũng thấu kính ấy, đặt trong chất lỏng chiết suất n = 1,68 lại có độ tụ D2 = - D1. a) Xác định chiết suất chất làm thấu kính. b) Biết D1 = 2,5 (dp) và biết một mặt có bán kính cong gấp 4 lần mặt kia. Hãy tính bán kính 2 mặt cong của thấu kính. ĐS : 1,5 ; R1 = 25 (cm), R2 = 100 (cm) Ë Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 (cm) và cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại trong các trường hợp sau : a) d = 30 (cm). b) d = 20 (cm). c) d = 15 (cm). d) d = 10 (cm). e) d = 5 (cm). Có nhận xét gì về kết quả nhận được ? Ë Một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10 (cm) và cách thấu kính một đoạn d. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại trong các trường hợp sau : 1. AB là vật thật cách thấu kính : a) 30 (cm) ; b) 20 (cm) ; c) 10 (cm). 2. AB là vật ảo cách thấu kính : a) 30 (cm) ; b) 20 (cm) ; c) 10 (cm) ; d) 5 (cm). Ë Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm có tiêu cự f cho ảnh thật A’B’ cao gấp đôi vật. a) Cho f = 20 (cm). Xác định vị trí của vật và ảnh đối với gương. b) Tính tiêu cự f, biết vật AB cách gương 30 (cm). ĐS : d = 30 (cm), d’ = 60 (cm) ; f = 20 (cm) Ë Cho gương lõm có tiêu cự f. Vật sáng AB vuông góc với trục chính cho ảnh rõ nét A1B1 lớn hơn vật trên màn. Giữ nguyên vị trí vật và màn rồi dịch chuyển gương đến vị trí mới, người ta thấy trên màn hiện ra ảnh rõ nét A2B2. Khoảng cách giữa vật và màn là L. Hai vị trí của gương nói trên cách nhau một khoảng l. Tính tiêu cự của gương. Áp dụng bằng số : L = 30 (cm), l = 90 (cm). ĐS : f = = 20 (cm) Ë Vật sáng AB đặt trước một gương cầu lõm có tiêu cự f = 20 (cm) và vuông góc với trục chính cho ảnh A’B’ rõ nét trên màn cách vật 30 (cm) và ở cách xa gương hơn vật. Xác định khoảng cách từ vật đến gương. ĐS : d = 30 (cm) Ë Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một đoạn d. a) Tính d để có ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật. Biết f = 10 (cm). b) Tính f biết ảnh thu được rõ nét trên màn và cao gấp 2 lần vật. Màn ở sau thấu kính 30 (cm). c) Tính f biết ảnh hứng được trên màn cách vật L = 45 (cm) và cao bằng nửa vật. ĐS : d = 5 (cm) ; f = 10 (cm) ; f = 10 (cm) Ë Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10 (cm). Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính. Sau thấu kính về phía không chứa vật, người ta đặt màn M vuông góc với trục chính và cách vật L = 45 (cm). Xác định vị trí của vật đối với thấu kính để có ảnh rõ nét trên màn. Tính độ phóng đại của ảnh. ĐS : d = 15 (cm), d’ = 30 (cm) hoặc d = 30 (cm), d’ = 15 (cm) Ë Vật sáng AB đặt cách màn một khoảng L. Người ta đặt thấu kính hội tụ có tiêu cự f trong khoảng giữa vật và màn thì tìm được 2 vị trí của thấu kính đều cho ảnh rõ nét trên màn. a) Chứng minh rằng L phải thoả mãn điều kiện L > 4f thì thí nghiệm mới đạt kết quả trên. b) Chứng tỏ qua thí nghiệm này, ta có thể xác định được tiêu cự f của thấu kính bằng công thức : f = với l : khoảng cách 2 vị trí thấu kính. Áp dụng : L = 45 (cm), l = 15 (cm). ĐS : f = 10 (cm) Chương VI : Mắt và các dụng cụ quang học. Ë Một người dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự là f = 10 (cm) để tự chụp ảnh mình trong một gương phẳng. Người ấy đứng cách gương 1 (m). Tính độ phóng đại của ảnh thu được trên phim và khoảng cách từ phim đến vật kính. ĐS : k = - ; d’ = 10,53 (cm) Ë Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 (cm) và điểm cực cận cách mắt 15 (cm). a) Nếu người ấy muốn nhìn rõ một vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo sát mắt một thấu kính có độ tụ bao nhiêu ? Khi đeo kính, người ấy nhìn rõ điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu ? b) Nếu người ấy muốn cho điểm nhìn rõ gần nhất cách mắt 25 (cm) thì phải đeo sát mắt thấu kính có độ tụ bao nhiêu ? ĐS : Dk = -2 (dp), 21,4 (cm) ; Dk = -2,67 (dp) Ë Một người có điểm cực cận cách mắt 25 (cm) và điểm cực viễn ở vô cực, quan sát vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ +10 (dp). Kính đặt sát mắt. a) Hỏi vật phải nằm trong khoảng nào trước kính ? b) Khi quan sát như vậy thì độ bội giác và độ phóng đại của ảnh biến thiên trong phạm vi nào ? ĐS : 7,15 (cm) d 10 (cm) ; 2,5 G 3,5 ; 3,5 k Ë Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự 4 (mm), thị kính có tiêu cự 4 (cm). Vật kính cách thị kính 20 (cm). Người quan sát có điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận cách mắt 25 (cm), đặt mắt sát sau thị kính. a) Hỏi vật cần quan sát phải nằm trong khoảng nào trước vật kính. b) Độ bội giác của ảnh biến thiên trong khoảng nào. ĐS : 0,4099 (cm) d1 0,4102 (cm) ; 244 G 293 Ë Kính ngắm xa là một loại kính thiên văn cỡ nhỏ dùng để nhìn các vật ở xa trên mặt đất. Vật kính có tiêu cự 40 (cm). Thị kính có tiêu cự 4 (cm). Người quan sát có mắt tốt dùng kính để nhìn mục tiêu ở cách xa 8 (km). Người ấy điều chỉnh kính để quan sát không phải điều tiết. a) Tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính. b) Tính độ bội giác của ảnh lúc đó. ĐS : O1O2 = 44,2 (cm) ; G = 10 Chương VII : Tính chất sóng của ánh sáng. Ë Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young S1, S2 cách nhau 0,5 (mm). Khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 (m). Ánh sáng dùng có bước sóng λ = 0,5 (μm). a) Tại các điểm M1, M2 trên màn cách vân trung tâm O là x1 = 7 (mm) và x2 = 10 (mm) là vân sáng hay vân tối ? b) Bề rộng giao thoa trường là 26 (mm). Tìm số vân sáng và vân tối thấy được trên màn. ĐS : M1: vân tối bậc 4, M2: vân sáng bậc 5 ; 13 vân sáng, 14 vân tối Ë Một khe sáng hẹp đơn sắc S đặt trên mặt một gương phẳng G cách mặt gương 1 (mm). Trên màn ảnh E đặt vuông góc với mặt gương, song song với khe S và cách S 2 (m) người ta thấy có những vạch tối và vạch sáng xen kẽ nhau một cách đều đặn. Khoáng cách giữa 26 vạch sáng liên tiếp là 14,5 (mm). a) Giải thích hiện tượng xảy ra. b) Tính bước sóng của ánh sáng. ĐS : λ= 0,58 (μm) Chương VIII : Lượng tử ánh sáng. Ë Khi chiếu bức xạ có tần số f1 = 2,2.1015 (Hz) vào kim loại thì có hiện tượng quang điện và các electron bắn ra đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm U1 = 6,6 (V). Còn khi chiếu bức xạ có tần số f2 = 2,538.1015 (Hz) vào kim loại đó thì các quang electron bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm U2 = 8 (V). Xác định hằng số Planck. Xác định giới hạn quang điện của kim loại này. ĐS : h = 6,627.10-34 (Js) ; λ0 = 0,494 (μm) Ë Công tối thiểu để bứt một electron khỏi lá kim loại là 1,88 (eV). Người ta dùng kim loại đó làm catôt trong một tế bào quang điện. Hãy xác định : Giới hạn quang điện của kim loại. Vận tốc của electron khi thoát khỏi kim loại nếu chiếu vào tế bào ánh sáng vàng có bước sóng λ = 0,489 (μm). Số electron tách ra khỏi kim loại trong 1 (phút) biết cường độ dòng quang điện bão hoà là 0,26 (μA). ĐS : λ0 = 0,66 (μm) ; v = 4,7.105 (m/s) ; n = 9,75.1016 (e/ph) Ë Bốn vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Lyman của quang phổ Hydro là λ1 = 0,1220 (μm), λ2 = 0,1028 (μm), λ3 = 0,0975 (μm), λ4 = 0,0952 (μm). Hãy tính bước sóng của các bức xạ mà một nguyên tử Hydro có thể phát ra khi ở trạng thái kích thích, electron của nguyên tử này chuyển động trên quỹ đạo O. Chương IX : Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử. Ë Chất phóng xạ Co60 (dùng trong y tế) có chu kỳ bán rã T = 5,33 năm. Ban đầu có 1 (kg) chất ấy, tính khối lượng còn lại sau 10 năm. Sau bao nhiêu năm thì còn 0,1 (kg) ? ĐS : m = 0,27 (kg) ; 17,7 (năm) Ë Thời gian để số hạt nhân phóng xạ giảm đi e = 2,7 lần gọi là tuổi sống trung bình τ của chất phóng xạ (= e). Chứng minh rằng : τ = với λ là hằng số phóng xạ. Sau thời gian τ, còn bao nhiêu phần trăm của chất phóng xạ ban đầu ? ĐS : 37 % Ë là chất phóng xạ α. a) Viết phương trình của sự phóng xạ. b) Bao nhiêu phần trăm của năng lượng toả ra chuyển thành động năng của hạt α. ĐS : 98 % -------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaiLieuTongHop.Com---baitapvatlythpt.16172.doc