Bài tập thực hành hệ thống cấp nước

Tài liệu Bài tập thực hành Hệ thống cấp nước là tài liệu dùng cho giáo viên và

học viên với mục đích hỗ trợ và bổ sung thêm cho tài liệu giảng dạy môn học Hệ

thống cấp nước trong chương trình đào tạo cao học ngành Cấp thoát nước trường

Đại học Thủy lợi. Tài liệu này được biên soạn trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ tăng

cường năng lực cho Trường Đại học Thuỷ lợi, do Chính phủ Đan Mạch tài trợ (Dự

án WaterSPS, MARD – DANIDA), với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn quốc tế TS.

Roger Chenevey và chuyên gia tư vấn trong nước, PGS. TS. Nguyễn Việt Anh

(chương 1), PGS.TS. Nguyễn Văn Tín (Các chương 1,2,3,4,5), Bộ môn Cấp thoát

nước, trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Nội dung của cuốn Bài tập thực hành Hệ thống cấp nước góp phần giúp học

viên hiểu rõ hơn về môn học, liên hệ các kiến thức đã học với thực tế, góp phần

nâng cao khả năng chủ động và tính tích cực của học viên trong quá trình học tập

cũng như cho công tác sau khi kết thúc khóa học.

Tài liệu gồm 5 chương:

Chương 1. Hệ thống phân phối nước và thiết bị

Chương 2. Quản lý cung - cầu trong cấp nước

Chương 3. Chất lượng cấp nước

Chương 4. Mô hình hoá và thiết kế hệ thống phân phối nước

Chương 5. Nước va trong mạng lưới phân phối nước

Trong mỗi chương có các bài tập thực hành: bài tập cá nhân, bài tập thực hành

trên máy tính, bài tập và thảo luận nhóm. Một số nội dung cơ bản, ví dụ tính toán

và nghiên cứu điển hình cũng được giới thiệu trong tài liệu. Các bài tập thực hành

được bố trí theo từng chương và có sự liên hệ chặt chẽ với giáo trình Hệ thống Cấp

nước.

Nguồn tài liệu tham khảo chính phục vụ cho môn học được cung cấp trong

phần Tài liệu tham khảo. Phần lớn các tài liệu trên hiện đang có tại Thư viện trường

Đại học Thuỷ lợi. Một số tài liệu có thể được truy cập và tải miễn phí qua Internet.

Một điểm cần lưu ý các học viên là các tài liệu chuyên ngành đều thường xuyên

được cập nhật, cũng như những kiến thức chuyên ngành của chúng ta luôn đổi mới,

đòi hỏi người làm công tác chuyên môn phải luôn thích nghi và đáp ứng với sự đổi

mới đó.

Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới TS. Roger Cheveney, cố vấn

trưởng tiểu hợp phần 1.3, đồng thời là chuyên gia tư vấn quốc tế, PGS. TS. Nguyễn

Việt Anh và PGS. TS. Nguyễn Văn Tín, chuyên gia tư vấn trong nước đã tư vấn

giúp đỡ trong quá trình lập đề cương và biên soạn tài liệu

pdf223 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài tập thực hành hệ thống cấp nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh toán các chỉ số thực hiện và thông tin bối cảnh đã được chọn. 11. Nhập dữ liệu Khi các chỉ số, biến và thông tin bối cảnh đã được lựa chọn, các thông tin sẽ được nhập vào SIGMA Lite theo 2 cách khác nhau: - Nhập dữ liệu trên Data Report: Trên Data, lựa chọn Variables hoặc Context Information, chương trình sẽ mở ra cửa sổ như hình bên dưới. Để có thể thay đổi được dữ liệu, cần nhấn nút Edition, sau khi kết thúc nhấn lại Edition. 276 - Nhập dữ liệu trên Data Input: Lựa chọn Data và Input all the Variables. Khi lựa chọn theo phương pháp này, chương trình sẽ mở cửa sổ trình bày danh mục tất cả các biến cần thiết để tính toán các chỉ số thực hiện và các thông tin bối cảnh đã lựa chọn. Ở danh mục này chúng ta có thể nhập giá trị (value), độ tin cậy (reliability) và độ chính xác (precision) bằng cách nhấn chuột và nhập đơn giản. 12. Xử lý thông tin Phần này mô tả khả năng của SIGMA Lite 2 trong việc sản xuất và trình bày các kết quả tính toán. a. Đánh giá các dữ liệu Các chỉ số thực hiện có thể được tính toán bằng cách chọn menu Data -> Calculate indicators. 277 Sau khi chương trình chạy tính toán PI xong, trên màn hình sẽ hiện lên cửa sổ thông tin thống kê các kết quả như: số biến có giá trị, số chỉ số và thông tin bối cảnh. Bạn có thể xem báo cáo bằng cách nhấn Show report và Error list. Người sử dụng bắt buộc phải nhập dữ liệu cho các biến, SIGMA Lite chạy chương trình xử lý các biến. b. Xuất báo cáo Khi việc tính toán các biến kết thúc, SIGMA Lite 2 xuất báo cáo với kết quả cụ thể: Các bảng thống kê giá trị của tất cả các biến, thông tin bối cảnh và chỉ số thực hiện, độ tin cậy và độ chính xác. Chọn Data -> Calculate Indicators và khi việc tính toán kết thúc, bạn có thể thấy cửa sổ sau: 278 Trong cửa sổ này chúng ta có thể nhìn thấy số lượng các chỉ số, biến, thông tin bối cảnh được tính toán một cách chính xác. c. Biểu đồ Phần này mô tả khả năng của c trong việc xuất hình vẽ bảng biểu, giúp cho công tác phân tích đánh giá một cách dễ dàng và dễ nhìn. Các phương án đồ họa được trình bày bởi SIGMA Lite 2 được coi là công cụ mạnh trong công tác phân tích đánh giá dữ liệu. SIGMA cho phép xuất biểu bảng với các loại dữ liệu khác nhau (Các biến, chỉ số thực hiện và thông tin bối cảnh). Một ví dụ biểu đồ được xuất bởi SIGMA Lite. 279 Lựa chọn dữ liệu Trước khi tạo biểu đồ cần thiết lựa chọn các nhân tố muốn trình bày. Mở Graphics Wizard chọn Data -> Create chart. Mục Data selection có ở bên trái màn hình, trong đó có các chỉ số thực hiện, các biến và thông tin bối cảnh. Trong trường hợp này chương trình cho phép người sử dụng lựa chọn những thông tin, yếu tố cần trình bày dưới dạng biểu đồ bằng cách nhấn vào ô tương ứng. Graphics Wizard: Chi tiết lựa chọn dữ liệu: 280 Tạo biểu đồ Để tạo được biểu đồ mới từ dữ liệu đã có, lựa chọn Data -> Create Chart. Các lựa chọn cơ bản Trong phần lựa chọn này, có cửa sổ sau: 281 Bước 1. Lựa chọn hình dáng biểu đồ Bước 2. Nhập tên biểu đồ, thông tin các trục. 282 Bước 3. Biểu đồ không gian 3 chiều Lựa chọn Activate và nhập Depth Bước 4. Tạo biểu đồ Nhấn Show graph tạo biểu đồ Các lựa chọn nâng cao Bao gồm miền xác định Region và (hoặc) Giá trị mục tiêu (Target values). 283 NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNHTÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚCTHỊ XÃ HÀ TĨNH CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ XÃ HÀ TĨNH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ XÃ HÀ TĨNH Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo thuộc vùng Bắc Trung bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào, phía Bắc giáp Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên 6044Km2, dân số 1, 3 triệu người. Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 9 huyện và 2 thị xã là Hà tĩnh và Hồng Lĩnh. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược “Đô thị hoá và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung bộ. 1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.2.1. Vị trí Địa lý Thị xã Hà tĩnh có toạ độ địa lý là 18022’ vĩ Bắc, 105056’ kinh Đông cách thủ đô Hà Nội 350 Km về phía Nam. Phía Bắc giáp cầu Cày sông Cửa Sót; Phía Nam giáp xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên và hết xã Thạch Bình; Phía Tây giáp sông Cày (Thạch Đài); Phía Đông giáp sông Rào Cái. 1.2.2.Khí hậu Thị xã Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Có 2 mùa rõ rệt: mùa lạnh, khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,8 o C. Thị xã Hà Tĩnh thuộc vùng có lượng mưa cao và tập trung, lượng mưa trung bình năm2.661 mm 1.2.3.Điều kiện địa chất và địa chất thủy văn Điều kiện địa chất ở Thị xã Hà Tình khá phức tạp. Khoảng 10 m đầu tiên so với mặt đất chủ yếu là cát và cát pha sét. Độ chịu lực của nền đất vào khoảng 0,8 – 1,5 kg/cm2. Theo tài liệu khảo sát địa chất: lớp trên là lớp đá tương đối đồng nhất có chiều dày từ 5 – 10 m, cường độ R > 2 Kg/cm2. 284 1.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 1.3.1. Tình hình sử dụng đất - Đất dân dụng chiếm 479 Ha. Trong đó, đất ở chiếm 275 Ha; đất công trình công cộng chiếm 78 Ha; đất cây xanh, công viên chiếm 72 Ha; đất đường, quảng trường chiếm 72 Ha. - Đất ngoài dân dụng chiếm 78,5 Ha. Trong đó đất công nghiệp, kho tàng chiếm 60 Ha; đất giao thông đối ngoại chiếm 18,5 Ha. 1.3.2. Dân số - Năm 2003: 58.000 người trong đó nội thị là 28.500 người, ngoại thị 29.500 người. - Dự báo phát triển dân cư: + Năm 2010: 125.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 5,4%) + Năm 2020: 150.000 người (với mức tăng cơ học và tự nhiên hàng năm 3,4%) 1.3.3. Các công trình hạ tầng xã hội Toàn thị xã có 130 cơ quan thuộc tỉnh, thị xã và Trung ương, trong thị xã có một số hệ thống thương nghiệp, dịch vụ như: các trung tâm thương mại, chợ, khách sạn vừa và nhỏ. - Hệ thống trường học gồm: 10 trường tiểu học, 6 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học, 13 trường mẫu giáo; 1 trường cao đẳng sư phạm, 1 trường công nhân dạy nghề. 285 CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN THIẾT KẾ 2.1. QUY HOẠCH CÁC GIAI ĐOẠN CẤP NƯỚC CỦA THỊ XÃ HÀ TĨNH 2.1.1.Khu vực cấp nước và dân số Khu vực đề xuất quy hoạch cấp nước bao gồm các khu đô thị, khu hành chính khu dịch vụ công cộng, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hay làng nghề và khu công nghiệp của thị xã Hà Tĩnh và thị trấn Thạch Hà. − Quy mô dân số trong khu vực: + Năm 2010 cấp nước cho cho 8 phường nội thị và 2 xã ngoại thị. Dự kiến dân số trong thị xã Hà Tính: khu vực nội thị là 90.000 người, ngoại thị là 35.000 người. + Năm 2020 cấp nước cho 10 phường nội thị và 3 xã ngoại thị. Dự kiến dân số trong thị xã Hà Tính: nội thị là 120.000 người, ngoại thị là 30.000 người. + Đồng thời cấp nước cho Khu công nghiệp Mỏ sắt với dân số năm 2010 là 11.000 người, năm 2020 là 15.000 người. − Các khu công nghiệp tập trung: + Xây dựng mới khu công nghiệp khai khoáng quặng sắt với quy mô 350 ha. + Khu chế biến nông sản và thủy sản, cơ khí và công nghiệp tiêu dùng, với quy mô 40 ha. + Xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống quy mô 15- 20 ha tại khu vực Thạch Hưng, Cầu Phủ. 2.1.2. Tiêu chuẩn cấp nước a) Đến năm 2010 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: nội thị 120l/ng. ngđ cấp cho 90% dân cư; ngoại thị: 90l/ng. ngđ cấp cho 70%; tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 32 m3/ngđ.ha 286 b) Đến năm 2020 Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: nội thị 150l/ng.ngđ cấp cho 100% dân cư; ngoại thị: 100l/ng.ngđ cấp cho 80% dân cư; tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 35 m3/ngđ.ha 2.2. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 2.2.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước Trước năm 1954, thị xã Hà Tĩnh có hệ thống cấp nước do Pháp xây dựng. Năm 1988 nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước với công suất 5.000 m3 /ngđ; tuy nhiên, chỉ xây dựng được một số hạng mục như trạm bơm cấp I, Trạm bơm cấp II, bể chứa 1000 m3, 20 Km đường ống có đường kính từ φ 150 - φ 400mm. Năm 1995 được sự giúp đỡ của Chính phủ Ôxtrâylia, thị xã Hà Tĩnh đã xây dựng hệ thống cấp nước mới có công suất 11.000 m3 /ngđ và đi vào hoạt động năm 1999. Nguồn nước cấp cho thị xã Hà Tĩnh là nước mặt lấy từ hồ Bộc Nguyên cách thị xã 10 Km. Hiện trạng hệ thống cấp nước như sau: a) Công trình thu trạm bơm cấp I và tuyến ống nước thô: Công trình thu được xây dựng có ống thu mềm gắn phao nổi để thu nước bề mặt, thu nước vào ngăn thu nước. Hiện nước thô từ hồ Bộc Nguyên được dẫn tự chảy về nhà máy xử lý. b) Nhà máy xử lý nước: Nhà máy nước đặt tại khu trường Đoàn xã Thạch Điền huyện Thạch Hà có cao độ nền khu xử lý là 12 m. • Các công trình xử lý: Bể trộn được thiết kế xây dựng theo kiểu bể trộn đứng, kích thước mặt bằng a x b = 2,2 m x 2,2 m cao h = 4,2 m. Bể phản ứng được thiết kế xây dựng theo kiểu bể phản ứng có vách ngăn chia làm 2 bể kích thước mỗi bể là a x b = 7,5m x 5,2m cao h = 3,8m. Bể lắng được thiết kế theo kiểu bể lắng ngang thu nước bề mặt chia làm 2 bể, kích thước mỗi bể a x b = 17,6 m x 5,2 m cao 3,5m. Nước sạch hiện nay tự chảy từ bể chứa trong nhà máy xử lý nước về trạm tăng áp tại thị xã với khoảng cách 7,8 km. 287 • Các hạng mục khác: Nhà hoá chất có kích thước 25,2m x 6, 6 m được xây dựng kết cấu hệ khung bằng BTCT và tường xây gạch, mái bằng đổ bê tông.Trong nhà hoá chất lắp đặt các thiết bị hoà trộn và định lượng phèn, vôi và Clo. c) Trạm bơm tăng áp: Trạm bơm tăng áp được xây dựng ngay đầu khu vực nội thị tại vị trí nhà máy nước cũ cách nhà máy nước mới khoảng 7, 8 km. Trạm bơm tăng áp có bể chứa và trạm bơm. d) Mạng lưới phân phối: Hiện nay hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước của thị xã Hà Tĩnh hết sức yếu kém. Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống cấp nước chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình đầu mối trong khi đó các tuyến ống truyền dẫn và phân phối được đầu tư không đáng kể. Hiện nay mạng lưới phân phối có tổng chiều dài khoảng 42.327 m, với các ống từ DN100 đến DN450. Trên mạng lưới có bố trí 1 đài nước 1.200 m3. Đài nước 1.200 m3 được xây dựng trên núi Nài năm 1999, đài cao 14 m, kết cấu chân đài bằng BTCT thân đài bằng compozit được nhập từ Australia về. 2.2.2. Thực trạng quản lý kinh doanh Công ty cấp nước Hà Tĩnh, trực thuộc sở Xây dựng, chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống cấp nước phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh. Công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc: xí nghiệp xây lắp và xí nghiệp sản xuất nước sạch và có 4 phòng ban chính: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch–kỹ thuật, phòng kế toán vật tư, phòng đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng. 2.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm văn hoá, kinh tế chính trị tỉnh Hà Tĩnh. Cùng với sự phát triển không ngừng của cả nước trong một vài năm vừa qua, thị xã Hà Tĩnh cũng từng bước đổi mới và phát triển điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội. Nhu cầu 288 thiết yếu phục vụ cho cuộc sống đô thị như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường... cũng ngày một đòi hỏi cao hơn. Theo công suất hiện nay của trạm xử lý thì chỉ cung cấp đủ được yêu cầu dùng nước cho 40% dân số của thị xã. Thị trường dùng nước hơn 10 vạn dân, hầu như không có một nguồn cung cấp thay thế nào khác ngoài việc dùng nước máy từ Công ty cấp nước. Nền công nghiệp trong khu vực đã có những chuyển biến đáng kể so với năm 1997, nhu cầu nước công nghiệp đã tăng lên 5 lần. Có thể trong những năm tới công nghiệp khu vực thị xã Hà Tĩnh có bước nhảy vọt do chủ trương khởi động dự án khai thác quặng ở Thạch Khê, cũng như các dự án kêu gọi đầu tư khác. Xuất phát từ thực trạng trên và căn cứ vào định hướng phát triển cấp nước đô thị đến 2020, việc lập dự án là cần thiết. 289 CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG SUẤT CỦA TRẠM CẤP NƯỚC 3.1. CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC 3.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt Căn cứ vào nhu cầu dùng nước chia thị xã làm hai khu vực cấp nước. Trong đó, khu nội thị là khu vực 1 (KV1), khu ngoại thị là khu vực 2 (KV2). Bảng 3 – 1. Bảng phân chia thị xã theo khu vực Dân số Số dân được CN Số tầng nhà Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng-ngđ) TT Danh mục 2010 2020 2010 2020 2010 2020 2010 2020 1 Khu vực 1 90.000 130.000 90% 100% 2-3 2-3 120 150 2 Khu vực 2 35.000 30.000 70% 80% 2-3 2-3 90 100 3.1.2. Nước dùng cho sản xuất Thị xã Hà tĩnh có hai khu công nghiệp, trong đó khu công nghiệp I (KCNI – 2 ca) và khu công nghiệp II (KCNII – 3 ca) có chung tiêu chuẩn dùng nước. Bảng 3 – 2. Diện tích, tiêu chuẩn cấp nước của khu công nghiệp Khu công nghiệp Giai đoạn Diện tích (ha) Tiêu chuẩn dùng nước (m3/ngđ.ha) Khu CN1 40 32 Khu CN2 2010 20 32 Khu CN1 60 35 Khu CN2 2020 20 35 3.1.3. Nước dùng cho bệnh viện Bảng 3 - 3. Quy mô tiêu chuẩn cấp nước cho bệnh viên Bệnh viện Giai đoạn Quy mô (giường) Tiêu chuẩn (l/giường.ngđ) Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 300 Bệnh viện Y học cổ truyền 2010 200 300 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 700 300 Bệnh việnY học cổ truyền 2020 400 300 290 3.1.4. Nước dùng cho trường học Bảng 3 – 4. Quy mô, tiêu chuẩn cấp nước của trường học Trường học Giai đoạn Quy mô (người) Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ) Trường Cao đẳng sư phạm 2000 80 Trường Công nhân dạy nghề 2010 1000 80 Trường Cao đẳng sư phạm 3000 80 Trường Công nhân dạy nghề 2020 1500 80 3.1.5. Nước dùng cho tưới cây rửa đường Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo 20 TCN 33-85). + Tưới cây vào các giờ: 4÷7h và 16÷19h; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa đường. + Tưới đường vào các giờ: 6÷22h; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường. 3.2. LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT - Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất xác định theo công thức: 1000 N.q .KQ maxng max SH = (m3/ngđ) (3-1) Trong đó: + maxSHQ : Lưu lượng nước trong ngày dùng nước lớn nhất (m 3/ngđ) + maxngK : Hệ số dùng nước không điều hòa lớn nhất ngày, max ngK =1,2 ÷ 1, 4. Chọn maxngK = 1,3 + q: Tiêu chuẩn dùng nước + N: Số dân tính toán (Chỉ kể đến số dân được cấp nước) Số liệu tính toán được tổng hợp trong Bảng 3 – 1. 291 Bảng 3 – 5. Lưu lượng nước dùng trong ngày dùng nước lớn nhất Khu vực Giai đoạn Số dân (người) Số dân được cấp nước (%) Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.ngđ) max SHQ (m3/ngđ) 2010 90.000 90 120 12.636 KVI 2010 130.000 100 150 25.350 2010 35.000 70 90 2.867 KVII 2020 30.000 80 100 3.120 2010 125.000 15.503 Tổng 2020 160.000 28.470 - Xác định hệ số không điều hòa giờ cho hai khu vực: Hệ số dùng nước không điều hoà giờ xác định tuỳ thuộc vào quy mô thành phố, thành phố lớn có hệ số Kh nhỏ (chế độ dùng nước tương đối điều hoà) và ngược lại. Hệ số Khmax có thể tính theo biểu thức: Khmax=αmax . βmax (3-2) Trong đó: + αmax: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các xí nghiệp công nghiệp và các điều kiện địa phương khác. + βmax: Hệ số kể đến số dân trong Thị xã (lấy theo bảng III -2. 20TCN 33-85). Bảng 3-6. Hệ số dùng nước không điều hòa Khu vực Giai đoạn αmax βmax Khmax 2010 1,42 1,08 1,5 KVI 2020 1,41 1,07 1,5 2010 1,5 1,17 1,7 KVII 2020 1,5 1,2 1,7 3.3. LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO CÁC NHU CẦU KHÁC 3.3.1. Nước cấp cho khu công nghiệp - Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp được tính theo công thức: CNCNCN q.FQ = (3-3) Trong đó: + QCN: Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp, (m3/ngđ). 292 + FCN: Diện tích khu công nghiệp, (ha). + qCN: Tiêu chuẩn dùng nước của khu công nghiệp, (m3/ha.ngđ). Số liệu tính toán được lấy trong Bảng 3 – 2. Bảng 3 – 7. Lưu lượng cấp nước cho khu công nghiệp Khu công nghiệp Giai đoạn Diện tích (ha) Tiêu chuẩn dùng nước (m3/ngđ.ha) Lượng nước tiêu thụ QCN (m3/ngđ) Khu CN1 40 32 1.280 Khu CN2 2010 20 32 640 Khu CN1 60 35 2.100 Khu CN2 2020 20 35 700 2010 60 32 1.920 Tổng 2020 80 35 2.800 3.3.2. Nước cấp cho bệnh viện - Lưu lượng nước cấp cho bệnh viện được tính theo công thức: 1000 G.q Q bvBV = (m3/ngđ) (3-4) Trong đó + qBệnh viện: Tiêu chuẩn dùng nước cho một giường bệnh (l/giường.ngđ) + G: Số giường bệnh (giường). Số liệu tính toán được lấy theo Bảng 3 – 3. Bảng 3 – 8. Lưu lượng cấp nước cho bệnh viện Bệnh viện Giai đoạn Quy mô (giường) Tiêu chuẩn (l/giường.ngđ) Lưu lượng (m3/ngđ) Bệnh viện Đa khoa tỉnh 500 300 150 Bệnh viện Y học cổ truyền 2010 200 300 60 Bệnh viện Đa khoa tỉnh 700 300 210 Bệnh việnY học cổ truyền 2020 400 300 120 2010 700 300 210 Tổng 2020 1100 300 330 3.3.3. Nước cấp cho trường học - Lưu lượng nước cấp cho trường học được tính theo công thức: 293 1000 a.H.q Q thTH = (m3/ngđ) (3–5) Trong đó: + qth: Tiêu chuẩn dùng nước cho một người (l/ng.ngđ). + H : Quy mô đào tạo (người). + a : tỷ lệ được cấp nước (%). Số liệu tính toán được lấy theo bảng 3 – 4. Bảng 3 – 9. Lưu lượng cấp nước cho trường học Trường học Giai đoạn Quy mô (người) a (%) Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ) Lưu lượng (m3/ngđ) Trường Cao đẳng sư phạm 2000 75 80 120 Trường Công nhân dạy nghề 2010 1000 75 80 60 Trường Cao đẳng sư phạm 3000 75 100 225 Trường Công nhân dạy nghề 2020 1500 75 100 112,5 2010 3000 75 80 180 Tổng 2020 4500 75 100 337,5 3.3.4. Nước tưới cây rửa đường Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo 20 TCN 33-85). + Tưới cây vào các giờ: 5÷8h và 16÷19h; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa đường. + Tưới đường vào các giờ: 6÷22h; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường. - Năm 2010: 3,1550503.15.1,0Q%.10Q ISHIt === (m3/ngđ) - Năm 2020: 847.2470.281,0Q%.10Q IISHIIt =×== (m3/ngđ) 294 Bảng 3 – 10. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường Q Giai đoạn Nước tưới cây, rửa đường (m3/ngđ) Tưới cây (m3/ngđ) Rửa đường (m3/ngđ) 1 giờ 6 giờ 1 giờ 16 giờ 2010 1550,3 103,35 620,1 58,14 930,2 2020 2.847 189,8 1.138,8 106,76 1.708,2 3.3.5. Nước cấp cho khu bãi biển Thạch Hải Nước cấp cho bãi biển Thạch Hải điều hòa trong ngày với công suất được thể hiện trong Bảng 3 – 11. Bảng 3 – 11. Lưu lượng cấp nước bãi biển Thạch Hải Lưu lượng Giai đoạn (m3/h) (m3/ngđ) 2010 16,67 400 2020 29,17 700 3.3.6. Nước cấp cho khu mỏ sắt Bên cạnh việc cấp nước cho thị xã Hà Tĩnh, hệ thống cấp nước còn cung cấp nước riêng cho khu Mỏ sắt. Khu Mỏ sắt bao gồm cả khu dân cư và khu công nghiệp Mỏ sắt (làm việc 3 ca). Giải pháp cấp nước cho khu vực: Do khu Mỏ xa thị xã nên khu vực này dùng bơm tăng áp. Nước từ hệ thống cấp nước chảy về bể chứa khu mỏ điều hòa. ¾ Tính toán công suất cho khu vực Mỏ sắt: Coi khu vực này như một tiểu khu, do đó khi tính toán công suất áp dụng công thức tính công suất như sau: b].QQ)QQ(Q.a[Q CNtTHBVSH ++++= (3-6) Trong đó: + a: Hệ số kể đến sự phát triển của công nghiệp địa phương, dịch vụ; chọn a = 1,1 + b: Hệ số kể đến những yêu cầu chưa dự tính hết và lượng nước do thất thoát, rò rỉ; chọn b = 1,3 Vậy công suất của khu vực được tính như sau: 295 b].QQQ.a[Q CNtSH ++= (3-7) • Tính toán lưu lượng nước sinh hoạt của khu vực Mỏ sắt (áp dụng công thức 3-1) Bảng 3 – 12. Lưu lượng cấp nước khu Mỏ sắt Khu vực Giai đoạn Số dân (người) Số dân được cấp nước (%) Tiêu chuẩn dùng nước (l/ng.ngđ) max SHQ (m3/ngđ) 2010 11.000 90 120 1.545 KVI 2020 15.000 100 150 2.925 • Tính toán lưu lượng tưới cây, rửa đường: Chọn tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường là 10% nước cấp cho sinh hoạt (theo 20 TCN 33-85). + Tưới cây vào các giờ: 5÷8h và 16÷19h; với tỷ lệ 40% tổng nước tưới cây rửa đường. + Tưới đường vào các giờ: 6÷22h; với tỷ lệ 60% tổng nước tưới cây rửa đường. - Năm 2010: 5,154545.1.1,0Q%.10Q SHt === (m3/ngđ) - Năm 2020: 5,292925.21,0Q%.10Q SHt =×== (m3/ngđ) Bảng 3 - 13. Lưu lượng nước tưới cây, rửa đường Q Giai đoạn Nước tưới cây, rửa đường (m3/ngđ) Tưới cây Rửa đường m3/h ∑h m3/h ∑h 2010 154,5 10,3 61,8 5,79 92,7 2020 292,5 19,5 117 10,97 175,5 • Nước cấp cho khu công nhiệp: Bảng 3 - 14. Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp Giai đoạn Lưu lượng (m3/h) Lưu lượng (m3/ng) 2010 83,33 2.000 2020 125 3.000 296 Công suất của khu vực được tính theo công thức (3 – 7): - Năm 2010: b].QQQ.a[Q CNtSH ++= =[ ] 010.53,1000.25,54.11545.1,1 =×++ (m3/ngđ) - Năm 2020: b].QQQ.a[Q CNtSH ++= =[ ] 138.825,1.30005,292925.21,1 =++× (m3/ngđ) 3.4. QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC Công suất trạm cấp nước tính theo công thức (3 – 6): - Năm 2010: 05,1QQ MLITR ×= Trong đó: MLQ : lưu lượng cấp vào mạng lưới 3,1]400010.5920.13,550.1)180210(155031,1[QML ×++++++×= = 34.221 (m3/ngđ). 932.3505,134221QITR =×= (m3/ngđ) Lấy tròn =ITRQ 36.000 (m3/ngđ) - Năm 2020: 05,1QQ MLIITR ×= Trong đó: MLQ : lưu lượng cấp vào mạng lưới, 25,1]700138.8800.2847.2)5,337330(470.281,1[QML ×++++++×= =58.087 (m3/ngđ). 991.6005,1087.58QIITR =×= (m3/ngđ) Lấy tròn =IITRQ 61.000 (m3/ngđ) 3.5. NHU CẦU NƯỚC CẤP CHO CHỮA CHÁY CỦA THÀNH PHỐ Việc tính toán lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời và lưu lượng cần để dập tắt các đám cháy cần theo TCVN 2622- 1995. 3.5.1. Năm 2010 Lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời + Do đến năm 2010 dân số toàn thị xã Hà Tĩnh là 125.000 người, nhà thuộc loại hỗn hợp có số tầng cao trung bình < 3 nên chọn số đám cháy đồng thời xảy ra cho khu dân cư là 2 đám với lưu lượng chữa cháy cho 1 đám là 30 l /s. 297 + Với các nhà máy xí nghiệp tập trung thành hai khu công nghiệp, bậc chịu lửa I và II, hạng sản xuất D, E nên chọn số đám cháy xảy ra đồng thời cho khu công nghiệp là 2 đám với lưu lượng cho 1 đám là 10 l/s. Tổng hợp chọn 2 đám cháy xảy ra đồng thời cho toàn thị xã. Tính lưu lượng dập tắt các đám cháy - Đám cháy 1: QCC1 = 30 + 10/2 =35 l/s. - Đám cháy 2: QCC2 = 30 + 10/2 =35 l/s. ⇒ Tổng lưu lượng chữa cháy: QCC= 35 + 35 = 70 l/s. 3.5.2. Năm 2020 Lựa chọn số đám cháy xảy ra đồng thời - Do đến năm 2020 dân số toàn thị xã Hà Tĩnh là 160.000 người, nhà thuộc loại hỗn hợp có số tầng cao trung bình < 3 nên chọn số đám cháy đồng thời xảy ra cho khu dân cư là 2 đám với lưu lượng chữa cháy cho 1 đám là 30 l /s. - Với các nhà máy xí nghiệp tập trung thành hai khu công nghiệp, bậc chịu lửa I và II, hạng sản xuất D, E nên chọn số đám cháy xảy ra đồng thời cho khu công nghiệp là 2 đám với lưu lượng cho 1 đám là 10 l/s. Tổng hợp chọn 2 đám cháy xảy ra đồng thời cho toàn thị xã. Tính lưu lượng dập tắt các đám cháy - Đám cháy 1: QCC1 = 30 + 10/2 = 35 l/s. - Đám cháy 1: QCC2 = 25 + 10/2 = 35 l/s. ⇒ Tổng lưu lượng chữa cháy: QCC= 35 + 35 = 70 l/s. 3.6. LẬP BẢNG TỔNG HỢP LƯU LƯỢNG NƯỚC CÁC GIAI ĐOẠN 3.6.1. Giai đoạn I Nước cho nhu cầu sinh hoạt: - Hệ số không điều hoà giờ 298 + Khu vực I: KH,max = 1,5. + Khu vực II: KH,max = 1,7. Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường: - Nước tưới cây tưới đều trong 6 tiếng từ 4h-7h và 16h-19h. - Nước rửa đường phân đều trong 10 tiếng từ 8h-18h hàng ngày. Nước công cộng: - Nước cho trường học phân đều trong 10 tiếng từ 7h-12h và 13h-18h. - Nước cho bệnh viện phân theo hệ số không đIều hoà KH =2,5. Nước công nghiệp: - Nước cho các xí nghiệp làm việc 2 ca phân bố đều từ 6h-22h. - Nước cho các xí nghiệp làm việc 3 ca phân bố đều trong 24 giờ. Bảng tổng hợp lưu lượng cho giai đoạn I (Bảng 3 -15) 3.6.2. Giai đoạn II Nước cho nhu cầu sinh hoạt: - Hệ số không điều hoà giờ + Khu vực I: KH,max = 1,5. + Khu vực II: KH,max = 1,7. Nước tưới cây, rửa đường và quảng trường: - Nước tưới cây tưới đều trong 6 tiếng từ 4h-7h và 16h-19h. - Nước rửa đường phân đều trong 10 tiếng từ 8h-18h hàng ngày. Nước công cộng: - Nước cho trường học phân đều trong 10 tiếng từ 7h-12h và 13h-18h. - Nước cho bệnh viện phân theo hệ số không đIều hoà KH =2,5. Nước công nghiệp: - Nước cho các xí nghiệp làm việc 2 ca phân bố đều từ 6h-22h. 299 - Nước cho các xí nghiệp làm việc 3 ca phân bố đều trong 24 giờ. Bảng tổng hợp lưu lượng cho giai đoạn II(Bảng 3 -16) 145 BẢNG 3 -15. THỐNG KÊ LƯU LƯỢNG TIÊU DÙNG TOÀN THÀNH PHỐ THEO TỪNG GIỜ TRONG NGÀY ĐÊM GIAI ĐOẠN 2004 - 2010 Nước cấp cho sinh hoạt Khu vực 1 (k=1,5) khu vực 2 (k=1,7) Nước tưới cây rửa đường Nước cấp cho công trình công cộng Nước cấp cho công nghiệp Lưu lượng nước cấp cho toàn thành phố R. đường Cây xanh Bệnh viện(2,5) Tr. Học XNCN 1 XNCN 2 Nước cấp cho khu Mỏ sắt Lưu lượng cấp cho Thạch Hải Cha DP Đã DP(1,3) %Q ng Giờ trong ngày (%) m3 Kể đến ptcnđp (%) m3 Kể đến ptcnđp m3 m3 % m3 % m3 % m3 % m3 % m3 % m3 m3 m3 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) 0-1 1,50 189,54 208,49 1,00 28,67 31,54 0,20 0,42 4,17 53,33 4,17 208,75 4,17 16,67 519,20 674,96 1,97 1-2 1,50 189,54 208,49 1,00 28,67 31,54 0,20 0,42 4,17 53,33 4,17 208,75 4,17 16,67 519,20 674,96 1,97 2-3 1,50 189,54 208,49 1,00 28,67 31,54 0,20 0,42 4,17 53,33 4,17 208,75 4,17 16,67 519,20 674,96 1,97 3-4 1,50 189,54 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-bt_th_ht_cap_nuoc_169.pdf