• Mạng LAN hay còn gọi là mạng cục bộ.
• Là mạng thường được kết nối ( lắp đặt) trong một không gian (bán kính) hẹp như: các công ty, văn phòng nhỏ.
• Bán kính tối đa 1km.
• Số lượng máy tính có thể kết nối với nhau từ vài chục cho đến vài trăm máy (thông thường là dưới 100 máy).
• Ưu điểm: cho phép người sử dụng dùng chung những tài nguyên quan trọng như: máy in màu, ổ dĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin khác.
• Hình minh họa:
10 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài tập thảo luận môn Mạng máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA: CNTT & TT
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Gvhd : Lê Văn Quang
Sinh Viên: Đỗ Viết Vũ
MaSV : 1561030049
Lớp : K18-CNTT&TT
Thanh Hóa, tháng 8, năm 2017
Mục lục
CÂU 1: Phân loại mạng máy tính.
Để phân loại được mạng máy tính trước tiên ta phải hiểu mạng máy tính là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản mạng máy tính là hệ thống nhiều máy tính được kết nói với nhau, từ đó có thể tương tác trao đổi thông tin với nhau.
Mạng máy tính không giống như các hệ thống thu phát (sóng truyền hình, radio,) bởi lẽ chúng chỉ phụ thuộc vào vệ tinh. Còn mạng máy tính ảnh hưởng rất lớn đến việc thông tin có được truyền tải đi không. Có thể phân loại mạng máy tính theo nhiều cách khác nhau như: khách-chủ, không gian địa lí,
Khoảng cách địa lí.
Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng máy tính theo không gian địa lí nên người ta có thể phân ra thành các loại như sau:
LAN ( Local Area Network ).
Mạng LAN hay còn gọi là mạng cục bộ.
Là mạng thường được kết nối ( lắp đặt) trong một không gian (bán kính) hẹp như: các công ty, văn phòng nhỏ.
Bán kính tối đa 1km.
Số lượng máy tính có thể kết nối với nhau từ vài chục cho đến vài trăm máy (thông thường là dưới 100 máy).
Ưu điểm: cho phép người sử dụng dùng chung những tài nguyên quan trọng như: máy in màu, ổ dĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng và những thông tin khác.
Hình minh họa:
MAN (Metropolitan Area Network ).
Mạng WAN hay còn gọi là mạng đô thị.
Là mạng được lắp đặt (kết nối) trong phạm vi đô thị hay một trung tâm văn hóa.
Bán kính: nhỏ hơn 50km.
Số lượng máy trạm có thể lên tới hàng nghìn máy.
Liên kết nhiều LAN để thành MAN.
Ưu điểm: có thể sử dụng đường truyền của viễn thông.
Hình ảnh minh họa:
WAN (Wide Area Network ).
Mạng WAN hay còn gọi là mạng diện rộng.
Là mạng được lắp đặt (kết nối) trong phạm vi là một quốc gia hoặc giữa các quốc gia trong khu vực.
Liên kết nhiều MAN và LAN để thành WAN.
Ưu điểm: có thể sử dụng đường truyền của viễn thông.
Hình ảnh minh họa:
GAN (Global Area Network ).
Mạng GAN hay còn gọi là mạng toàn cầu.
Là mạng được kết nối trong nhiều quốc gia hoặc nhiều châu lục.
Có thể kết nối bằng đường truyền viễn thông hoặc vệ tinh.
Hình ảnh minh họa:
Kĩ thuật chuyển mạch.
Chia làm 3 loại: chuyển mạch gói, thông báo, chuyển mạch kênh.
Chuyển mạch kênh.
Khi có hai máy cần trao đổi thông tin cho nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và sẽ kết thúc khi một trong hai máy ngắt kết nối.
Ví dụ: mạch chuyển kênh là mạng điện thoại.
Ưu điểm: kênh truyền được dành riêng trong suốt quá trình giao tiếp nên tốc độ tuyền dữ liệu được đảm bảo ( quan trọng với các ứng dụng thời gian thực như audio, video)
Nhược điểm: tốn thời gian thiết lập đường truyền giữa hai kênh. Hiệu suất sử dụng đường truyền không cao (vì có lúc trên kênh không có dữ liệu truyền của hai máy kết nối, nhưng các máy khác không được sử dụng kênh truyền này).
Chuyển mạch thông báo.
Không thiết lập liên kết dành riêng giữa hai máy giao tiếp mà thay vào đó mỗi thông báo được xem như một khối độc lập bao gồm cả địa chỉ nguồn và địa chỉ đích.
Mỗi thông báo sẽ được truyền qua các máy trong mạng cho đến khi nó đến được địa chỉ đích, mỗi máy trung gian sẽ nhận và lưu trữ thông báo cho đến khi máy trung gian kế tiếp sẵn sàng để nhận thông báo sau đó nó chuyển tiếp thông báo đến máy kế tiếp, chính vì lý do này mà mạng chuyển mạch thông báo còn có thể được gọi là mạng lưu và chuyển tiếp (Store and Forward Network).
Ưu điểm:
Cung cấp một sự quản lý hiệu quả hơn
Giảm sự tắc nghẽn trên mạng..
Tăng hiệu quả sử dụng kênh truyền.
kỹ thuật này các máy có thể dùng chung kênh truyền.
Nhược điểm
Độ trễ do việc lưu trữ và chuyển tiếp thông báo là không phù hợp với các ứng dụng thời gian thực.
Các trạm trung gian phải có dung lượng bộ nhớ rất lớn để lưu giữ (kích thước của các thông báo không bị hạn chế).
Chuyển mạch gói.
Kỹ thuật này được đưa ra nhằm tận dụng các ưu điểm và khác phục những nhược điểm của hai kỹ thuật trên.
Kỹ thuật này các thông báo được chia thành các gói tin (packet) có kích thước thay đổi, mỗi gói tin bao gồm dữ liệu, địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và các thông tin về địa chỉ các trạm trung gian.
Các gói tin riêng biệt không phải luôn luôn đi theo một con đường duy nhất, điều này được gọi là chọn đường độc lập (independent routing).
Ưu điểm:
Dải thông có thể được quản lý bằng cách chia nhỏ dữ liệu vào các đường khác nhau trong trường hợp kênh truyền bận/
Nếu một liên kết bị sự cố trong quá trình truyền thông thì các gói tin còn lại có thể được gửi đi theo các con đường khác.
Giảm được thời gian truy nhập và tăng hiệu quả truyền tin.
Nhược điểm: khó khăn của phương pháp chuyển mạch gói cần giải quyết là tập hợp các gói tin tại nơi nhận để tạo lại thông báo ban đầu cũng như xử lý việc mất các gói tin.
CÂU 2: Các thiết bị mạng.
Có 5 thiết bị mạng: Hub, Switch, Ronter, Brigde, Repeater.
Nội dung tìm hiểu:
Hình ảnh.
Thông số kĩ thuật.
Công dụng.
Cách lắp đặt.
Giá tiền.
Nhà cung cấp.
Hub
Hud giống như một Repeater nhiều cổng ( từ 4 đến 24 cổng).
Khi thông tin vào một cổng thì sẽ đi tới tất cả các cổng khác.
Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T.
Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng.
Có 2 loại: Active Hub và Smart Hub.
Hình ảnh: Hub D-Link 8 cổng DGS 1008A
Dung lượng Switch chuyển tải 16Gbps.
Tăng cường dãy dải thông. Vận chuyển các hình ảnh, CGI, CAD, hoặc các tập tin đa phương tiện xuyên mạng ngay tức thì.
Chỉ cần cắm vào và sử dụng (plug and play) mà không cần phải cài đặt phức tạp. Cũng không cần cấu hình sản phẩm.
Giá thành : 579.000 VND
Hãng sản xuất: D-Link
Switch.
Switch được coi như một Bridge nhiều cổng.
Bridge chỉ có 2 cổng làm việc để liên kết thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều hơn tùy thuộc vào số cổng có trên Switch.
Công cụ này có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, xây dựng các bảng Switch.
Tốc độ hoạt động của Swtich cao hơn rất nhiều so với Repeater, khả năng hoạt động cũng tích cực hơn do cung cấp nhiều chức năng hơn như tạo mạng LAN ảo (VLAN).
Hình ảnh: Switch D-Link 24P DGS 121028
24-port UTP: 10/100/1000Mbps, 4-port Gigabit SFP Smart Switch
Chuyển mạch Store & Forward , Smart Switch.
Chỉ cần cắm vào và sử dụng (plug and play) mà không cần phải cài đặt phức tạp.
Giá thành: 6.696.000đ
Hãng sản xuất: D-Link.
Ronter.
Có nhiệm vụ kết nối hai hoặc nhiều mạng IP với nhau.
Router kết nối các loại mạng khác nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm.
Nhưng khả năng làm việc của Router chậm hơn Bridge, do cần phải tính toán để tìm ra đường đi cho các gói tín hiệu, đặc biệt khi kết nối với các mạng không cùng tốc độ thì lại càng phải cần làm việc nhiều hơn.
Hình ảnh : D-Link DIR-820L Wireless AC1000 Dual Band Cloud Router.
Đường truyền : 10/100Mbps.
Không cần phải cài đặt phức tạp.
Giá thành: 1.050.00 0đ
Hãng sản xuất: D-Link.
Brigde.
Công cụ này được dùng để kết nối giữa hai mạng để tạo thành một mạng lớn, chẳng hạn cầu nối giữa hai mạng Ethernet.
Khi có một máy tính này truyền tín hiệu tới một máy khác với hai mạng hoàn toàn khác nhau, thì Bridge sẽ sao chép lại gói tin và gửi nó tới mạng đích.
Các máy tính thuộc mạng khác nhau vẫn có thể truyền tín hiệu cho nhau mà không cần biết đến sự xuất hiện của Bridge, do nó hoạt động trong suốt.
Một Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng cũng như địa chỉ IP cùng một lúc. Tuy nhiên, Bridge chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng cho những mạng tốc độ cao sẽ khó hơn nếu chúng nằm cách xa nhau.
Hình ảnh: Netgear
.
Repeater.
Repeater là thiết bị ở lớp 1 (Physic Layer) trong mô hình OSI.
Khi chúng ta sử dụng Repeater, tín hiệu vật lý ở đầu vào sẽ được khuếch đại, từ đó cung cấp tín hiệu ổn định và mạnh hơn cho đầu ra, để có thể đến được những vị trí xa hơn.
Muốn đảm bảo tốc độ đường truyền với những khu vực văn phòng làm việc lớn, hay sử dụng trong điện tín, truyền thông tin qua sợi quang,... thì nên sử dụng Repeater.
Hình ảnh:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mang_may_tinh_9515.docx