Bài tập nhóm số 1 môn: kinh tế quản lý

Câu 1: Trình bầy các loại chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp. Sử dụng các chi phí đó trong các quyết định quản lý như thế nào?

Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài tập nhóm số 1 môn: kinh tế quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 MÔN: KINH TẾ QUẢN LÝ NHÓM 3 THÀNH VIÊN NHÓM 3 TRƯƠNG TRUNG NGHĨA VŨ THANH NHUNG NGUYỄN HỮU HOÀNG LÊ THỊ HOÀI THU NGUYỄN VIỆT HƯNG ĐINH KẾ ĐỨC NGUYỄN THÀNH LÝ NGUYỄN PHƯƠNG NAM ĐẶNG MINH TÂM Đề bài: Câu 1: Trình bầy các loại chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp. Sử dụng các chi phí đó trong các quyết định quản lý như thế nào? Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh có một điều vô cùng quan trọng mà không một công ty nào được phép bỏ qua là phải tính đến việc các chi phí sẽ được quản lý và sử dụng như thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả như mong muốn ban đầu hay không? Rõ ràng yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất. Kết cấu tổng chi phí của Doanh nghiệp bao gồm chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn. Chi phí ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tài chính như: Các chi phí cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn. Chi phí lương và các khoản phụ cấp hạch toán trong kỳ. Chi phí thuê nhà xưởng, cửa hàng, kho bãi, văn phòng, chi phí mua bảo hiểm, mua công cụ, dụng cụ thuộc tài sản lưu động xuất dùng một lần, giá trị bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê với kỳ hạn một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí trả tiền vay ngắn hạn… Chi phí dịch vụ mua ngoài khác phát sinh thực tế... Kiểm soát chi phí doanh nghiệp ở thời nào cũng rất quan trọng, nhất là trong nên kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thành công sẽ thuộc về một doanh nghiệp được kiểm soát chi phí chặt chẽ. "Sai một ly đi một dặm", các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản lý. Các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Định giá  sản phẩm ra sao? Sử dụng các kênh phân phối như thế nào? Kết cấu chi phí ra sao cho hợp lý? Kiểm soát chi phí như thế nào?.. Để thành công trong việc quyết định, các nhà quản lý phải dựa vào thông tin thích hợp cho từng tình huống ra quyết định. Cần nhận diện, phân loại chi phí như thế nào cho phù hợp để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định phù hợp với thực trạng tài chính của Doanh nghiệp mình? Các chi phí ngắn hạn tuy không phản ánh tất cả nhu cầu chi phí thực tế để đảm bảo thực thi các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhưng nó cũng chiểm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí và đóng vai trò thiết thực trong định hướng và góp phần tạo nên hiệu quả thiết thực cho Doanh nghiệp. Cần tập hợp đầy đủ báo cáo chi phí để bộ phận quán lý có các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kiểm soát chi phí nhất là các chi phí ngắn hạn. Từ các thông tin của bộ phận quản lý chi phí sẽ có những gợi ý cho kiểm soát sử dụng tài sản, phân chia lợi nhuận hợp lý và đảm bảo không có kẽ hở tài chính. Đánh giá khách quan và trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp: Phân tích, tổng hợp, đánh giá các chi phí nói riêng cũng như hoạt động tài chính của công ty nói chung dựa trên các số liệu thống kê kế toán như: báo cáo doanh thu, báo cáo nhân sự và tiền lương... Công việc tiếp theo là báo cáo lên ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp về tình hình tài chính hiện tại: hiệu quả tình hình đầu tư, vấn đề nợ đọng của doanh nghiệp (doanh nghiệp thiếu nợ, khách hàng chưa thanh toán..), khả năng huy động vốn... Bên cạnh đó là đánh giá các mặt mạnh cũng như thiếu xót của doanh nghiệp khi so sánh với các công ty đối thủ. Hoạch định chiến lược tài chính: Dựa trên thực trạng tài chính doanh nghiệp các quyết định về chi phí đầu tư cho doanh nghiệp (ví dụ như với tình hình tài chính của tháng này thì doanh nghiệp đã nên đầu tư nhập khẩu hệ thống dây chuyền sản xuất mới chưa...). Ngoài ra, kết hợp cùng các yếu tố khách quan như: tình hình thị trường, các chính sách của nhà nước... các báo cáo chi phí cụ thể sẽ là các gợi ý về quyết sách tài chính cho nhà lãnh đạo: các chiến lược chi tiêu ngắn hạn, kế hoạch tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của công ty là mở rộng hay thu hẹp sản xuất... Xây dựng định mức và kế hoạch lương thưởng cho nhân viên, phân chia lợi nhuận với chủ Doanh nghiệp: Khoản chi cho lương, thưởng, phân chia lợi nhuận chiếm phần lớn chi phí ngắn hạn và các nhà quản lý quyết định định mức này ra sao chiểm tỷ trọng như thế nào trong tổng chi phí ngắn hạn để vừa đảm bảo quyền lợi cho các thành viên, phù hợp với nhu cầu thực tế của sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho mục tiêu ổn định và tăng trưởng. Qui định việc sử dụng các tài sản trong công ty: Thực hiện và giám sát tốt qui định này tránh gây lãng phí tài sản Doanh nghiệp. Ví dụ như ô tô của công ty chỉ được phép sử dụng vào việc chung như đi ký kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng, nhân viên tuyệt đối không được dùng để làm việc riêng như đi du lịch, đi về quê hay chở hàng thuê bỏ tiền túi... Cắt giảm chi phí: Đây là một cách tạo vốn nhanh nhất, đơn giản nhất trong ngắn hạn và dễ dàng tạo ra các yếu tố cạnh tranh. Doanh nghiệp giảm được gánh nặng chi phí. Ví dụ như chi phí cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp A hàng quý là 50.000$ nhưng khi áp dụng chương trình này cắt giảm chi phí này xuống 1/3 thì doanh nghiệp sẽ phải chi 33.000$, giảm được tới 17.000$ một quý. Tuy nhiên việc cắt giảm chi phí là một vấn đề khá nhạy cảm, nó tồn tại một số bất lợi nên việc thực hiện đôi khi cần sự linh hoạt và cân nhắc cái được cái mất trước khi ra quyết định. Các Doanh nghiệp muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất. Các quyết định đúng đắn của nhà quản lý dựa trên việc nắm bắt thông tin và sử dụng hợp lý cơ cấu chi phí ngắn hạn góp phần không nhỏ tạo thành công cho định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Câu 2: Một hãng độc quyền gặp phải đường cầu về sản phẩm của mình là P = 100 – Q. Hãng độc quyền này có hàm tổng chi phí là: TC = Q 2 + 3Q + 500. Trong đó, giá và chi phí tính bằng $, sản lượng tính bằng chiếc. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chính phủ đánh thuế cố định T =300 thì giá, sản lượng, lợi nhuận của hãng thay đổi như thế nào. Xác định giá và sản lượng để tối đa hóa tổng doanh thu. Vẽ minh họa. Bài giải: Theo giả thiết ban đầu: P = 100 - Q (1) TC = Q2+3Q+500 (2) 1) Xác định P, Q để tối đa hóa lợi nhuận: Để tối đa hóa lợi nhuận thì: MR = MC Mà MC = (TC)’ = 2Q+3 MR = (TR)’ = (PxQ)’ = (100Q-Q2)’ = 100-2Q Từ đó: MR = MC hay 2Q+3=100-2Q, suy ra Q=24,25 chiếc (làm tròn Q=24 ). Thay vào (1) ta có: P = 100-24 =76($). Tổng doanh thu: TR = PxQ = 76x24 = 1824 ($) Thay Q vào (2) ta có Tổng chi phí : TC=242+3x24+500=1.148 ($) Lợi nhuận: Õ = TR - TC = 1.824 – 1148 = 676($) P1 = 76($); Q1= 24(chiếc); Õ1=676 ($) 100 P1 MC MR ATC Q 50 Q1 -1,5 3 Õ1 50 ATC0 Đồ thị minh họa H1 2) Xác định P, Q, Õ nếu Chính phủ đánh thuế cố định T=300. Do thuế đánh cố định 1 lần là T = 300 nên chỉ có chi phí cố định tăng lên, khi đó FC tăng lên 300. Chi phí biến đổi không thay đổi, dẫn đến doanh thu cận biên và chi phí cận biên MR và MC cũng không đổi. Để tối đa hoá lợi nhuận nhà SX vẫn phải tiếp tục sản xuất ở mức để MR=MC tức như cũ: Q = 24 (chiếc) và P = 76($). (Sản lượng và giá không đổi) Do vậy doanh thu không đổi TR=QxP=1824 ($). Do sản lượng và giá không đổi, chi phí biến đổi không đổi, nhưng định phí tăng 300 nên dẫn đến lợi nhuận của nhà độc quyền lúc này bị giảm 300 đúng bằng phần định phí tăng thêm (hay nói cách khác phần chi phí đã bị tăng lên, khi đó TC1= Q2+3Q+500+300= Q2+3Q+800 (3).) Thay Q=24 vào (3) ta có TC1=1.448 ($). Suy ra  lợi nhuận Õ = TR-TC1=1.824-1.448=376($) (hay Õ2=Õ1-FC= 676-300=376($)). P2=P1=76($); Q2=Q1=24(chiếc); Õ2=376($) P MR MC 100 ATC2 P2 Õ2 50 ATC1 ATC0 3 -1,5 Q2 50 Q Đồ thị minh họa H2 3) Xác định P, Q để tối đa hóa doanh thu. Để tối đa hóa doanh thu thì: MR=0 Ta có: P = 100-Q TR = PxQ = (100-Q)Q = 100Q - Q2, mà MR = (TR)’ = 100 - 2Q MR=0 hay 100-2Q=0 suy ra Q=50 (chiếc) Thay vào ta có: P=100-50=50($) Vậy để tối đa hóa tổng doanh thu thì giá là P= 50($) và sản lượng là Q=50(chiếc) Thay Q=50 vào (1) ta có Tổng chi phí TC=502+3x50+500=3.150 ($) Và tổng doanh thu là TR=QxP=50x50=2.500 ($). Vậy Õ=TR-TC=2.500-3.150= -650 ($). Khi tối đa hóa doanh thu Doanh nghiệp bị lỗ. P3 = 50($); Q3 = 50(chiếc); Õ3 = -650($) 100 P P3 ATC0 MC MR ATC Q 50 Q3 -1,5 3 - Õ3 50 Đồ thị minh họa H3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgambax0510_qlkt_nhom3_btso1_8777.doc
Tài liệu liên quan