Câu 1: Đúng
GT: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được trình bày theo nội dung, kết cấu và hình thức được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800 về báo cáo kiểm toán.
- Hơn nữa, sự trình bày nhất quán về nội dung, kết cấu và hình thức để người đọc báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra.
10 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 3899 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài tập kiểm toán chương 7: Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP KIỂM TOÁN
CHƯƠNG 7: BÁO CÁO KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
---------o0o---------
I, Chọn câu trả lời đúng hay sai và giải thích:
Câu 1: Đúng
GT: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải được trình bày theo nội dung, kết cấu và hình thức được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 800 về báo cáo kiểm toán.
- Hơn nữa, sự trình bày nhất quán về nội dung, kết cấu và hình thức để người đọc báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hiểu thống nhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xảy ra.
Câu 2: Sai
GT: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán: nêu các chuẩn mực kiểm toán đã áp dụng để thực hiện cuộc kiểm toán, nêu những công việc và thủ tục kiểm toán mà KTV đã thực hiện. (CMKTVN số 800).
Câu 3: Sai
GT: Phần mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ghi rõ các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày và niên độ lập báo cáo tài chính; khẳng định rõ rằng việc lập báo cáo tài chính là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đúng đầu) đơn vị được kiểm toán trên các mặt:
+ Tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (được chấp nhận).
+ Lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp kế toán, các ước tính kế toán thích hợp.
Câu 4: Sai
GT: Thư quản lý là một phần kết quả của cuộc kiểm toán, nhưng không nhất thiết phải đính kèm báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Câu 5: Sai
GT: Để giúp doanh nghiệp chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV còn lưu hành Thư quản lý gửi cho giám đốc đơn vị kiểm toán hoặc gửi cho hội đồng quản trị. Vì vậy, nội dung của Thư quản lý do KTV quyết định.
Câu 6: Sai
GT: Khi KTV đưa ra ý kiến BCTC được kiểm toán là trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, nghĩa là kiểm toán viên đã đưa ra trên báo cáo kiểm toán về BCTC một sự đảm bảo chắc chắn rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào trên BCTC đã được kiểm toán. KTV chỉ quan tâm đến các yếu tố trọng yếu của các BCTC.
Câu 7: Đúng
GT: KTV không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong các tình huống có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như:
+ Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn.
+ Không nhất trí với Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghi trong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Các tình huống trên có thể dẫn tới ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận.
Câu 8: Sai
GT: Tùy thuộc vào mức độ trọng yếu đối với BCTC, KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.
Câu 9: Sai
GT: KTV có thể thay đổi ý kiến của họ khi đã phát hành báo cáo kiểm toán. Nếu sau ngày ký báo cáo kiểm toán có phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị được kiểm toán và vì vậy nó ảnh hưởng tới báo cáo kiểm toán của BCTC của đơn vị này. Do vậy, KTV có khi phải phát hành lại báo cáo kiểm toán tùy thuộc vào những ảnh hưởng và phạm vi ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra.
II, Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: D
GT: Ngày ký báo cáo kiểm toán về BCTC không được ghi trước ngày Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký báo cáo tài chính. Trường hợp BCTC được điều chỉnh và lập lại trong quá trình kiểm toán thì ngày ký báo cáo kiểm toán về BCTC được phép ghi cùng ngày với ngày ký BCTC.
Câu 2: C
GT: Người nhận báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là người ký hợp đồng kiểm toán với người thực hiện kiểm toán (công ty kiểm toán hoặc KTV). Người nhận báo cáo kiểm toán về BCTC sẽ được ghi ngay vào dòng, ví dụ: “Kính gửi Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty…”.
Câu 3: D
GT: Phần mở đầu của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính phải ghi rõ các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày và niên độ lập báo cáo tài chính; khẳng định rõ rằng việc lập báo cáo tài chính là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đúng đầu) đơn vị được kiểm toán trên các mặt:
+ Tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (được chấp nhận).
+ Lựa chọn các nguyên tắc và phương pháp kế toán, các ước tính kế toán thích hợp.
Câu 4: B
GT: KTV lập thêm Phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toán về BCTC trình bày bổ sung thêm thông tin về kết quả của cuộc kiểm toán như phần trình bày rõ thêm các thông tin về yếu tố ngoại trừ, bảng tính số liệu chi tiết, các kiến nghị của kiểm toán viên…
Câu 5: C
GT: Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng khi BCTC được kiểm toán có những sai sót trọng yếu nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đã được KTV chấp nhận.
Câu 6: C
GT: Sai phạm này chỉ liên quan đến 1 khoản mục TSCĐ do đó KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ do tính thiếu nhất quán trong sử dụng phương pháp kế toán, và cần giải thích tất cả các sự thay đổi và những ảnh hưởng của chúng đến kết quả kinh doanh của đơn vị.
Câu 7: B
GT: Mức chi khen thưởng và phúc lợi trong năm là 100.000.000đ < 150.000.000đ do đó khoản trích này là không trọng yếu không ảnh hưởng lớn đến BCTC do đó KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần và có đoạn nhận xét để làm sáng tỏ sự kiện trên.
Câu 8: C
GT: KTV nhận thấy BCTC của công ty MN đã được trình bày tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và tình hình tài chính khó khăn của công ty MN đã được trình bày và thuyết minh đầy đủ do đó KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Câu 9: C
GT: Theo quy định, những sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán để lập BCTC được định nghĩa là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày kí báo cáo kiểm toán và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán.
Câu 10: D
GT: Thư giải trình của giám đốc không thể là bằng chứng thay thế cho việc kiểm tra của KTV, không thể làm giảm trách nhiệm của KTV. Thư giải trình là yếu tố quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán chính xác hơn là trong quá trình đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Do đó, 3 đáp án A, B, C không thỏa mãn. Hơn nữa, khi thư giải trình của giám đốc đơn vị được kiểm toán xác nhận các thông tin trên BCTC là trung thực hợp lý, thì với đạo đức nghề nghiệp, KTV luôn phải có thái độ thận trọng hoài nghi, không hoàn toàn tin tưởng vào thư giải trình, KTV phải sử dụng các kỹ thuật kiểm toán khác để thu thập bằng chứng xác minh thính trung thực hợp lý của các thông tin. Vì vậy, đáp D là hợp lý nhất: thư giải trình không làm giảm trách nhiệm của KTV.
Ý kiến của cô giáo : B và D đều đúng nhưng chọn đáp án đúng nhất thì nên chọn B.
III, Bài tập thảo luận
a/ Tại công ty Ngọc Thạch
Tình huống:
+ Công ty trích khấu hao TSCĐ từ tháng 1 đến tháng 9 và không trích khấu hao từ tháng 10 đến tháng 12 vì trích tiếp thì kết quả kinh doanh trong năm của công ty sẽ lỗ và không thể chi trả cổ tức cho các cổ đông của công ty được.
+ KTV đã phát hiện ra sai phạm trọng yếu nhưng đơn vị không điều chỉnh theo ý kiến của KTV.
=> Công ty này vi phạm nguyên tắc nhất quán. Sai phạm này có thể là sai phạm trọng yếu khi làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ lãi sang lỗ. Tuy nhiên khấu hao chỉ là một khoản mục trên BCTC và toàn bộ các khoản mục khác đều được trình bày trung thực và hợp lý do vậy kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng ý kiến chấp nhận từng phần và ghi rõ ngoại trừ ảnh hưởng của khoản mục Khấu hao TSCĐ.
b, Tại công ty Minh Hoa
Tình huống:
+ Giám đốc công ty không đồng ý cho KTV gửi xác nhận đến các nhà cung cấp với lý do công ty đang gặp khó khăn về khả năng tài chính.
+ KTV cũng không thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế để xác định tính trung thực hợp lý của khoản mục Nợ phải trả.
+ Nợ phải trả liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục.
=> Phạm vi công việc kiểm toán bị giới hạn lớn đến mức KTV không thể xác minh được tính trung thực hợp lý của khoản mục Nợ phải trả, thêm vào đó đây là khoản mục liên quan đến số lượng lớn các khoản mục do đó KTV nên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng ý kiến từ chối.
c, Tại công ty Thái Bình Dương
KTV phát hành báo cáo dưới dạng ý kiến chấp nhận từng phần. Ở trường hợp này kiẻm toán viên có thể đưa ra kết luận báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trừ trường hợp nếu không bị ảnh hưởng của yếu tố tùy thuộc. Ý kiến tùy thuộc trong trường hợp này là việc giải nquyết của cơ quan nhà nước với công ty Thành vinh, tùy thuộc vào điều tra của cơ quan thuế để xem xét ảnh hưởng tới công ty về các khoản phải trả,thuế giá trị gia tăng phải nộp. Sự kiện này xảy ra trong tương lai nằm ngoài sự kiểm soát của kiểm toán viên và của doanh nghiệp.
d, Tại công ty Hoàng Mai
Tình huống:
+ Trước đây công ty Hoàng Mai luôn sử dụng phương pháp LIFO để tính giá hàng tồn kho.
+ Năm nay công ty sử dụng phương pháp FIFO để tính giá và không công bố thông tin này trên theo yêu cầu của chuẩn mực và kế toán hiện hành.
+ Kiểm toán viên phát hiện ra sai phạm và đã đệ trình lên công ty nhưng công ty không điều chỉnh theo yêu cầu của kiểm toán viên.
=> Việc làm này ảnh hưởng tới khoản mục giá vốn hàng bán. Kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng chấp nhận từng phần ngoại trừ khoản mục giá vốn hàng bán.
d/ Tại công ty Thanh Hà:
Tình huống:
+ Công ty Thanh Hà kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
+ Công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán sau ngày kết thúc niên độ kế toán nên kiểm toán viên không kiểm kê được hàng tồn kho của đơn vị.
+ Kiểm toán viên đã sử dụng một số thủ tục kiểm toán để thay thế.
=> Có hai trường hợp:
Thứ nhất: Nếu kiểm toán viên có thể thu thập được các bằng chứng thích hợp đầy đủ cho ý kiến chấp nhận toàn phần thì kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Thứ hai: Nếu kiểm toán viên không thể thu thập các bằng chứng thích hợp đầy đủ cho ý kiến chấp nhận toàn phần thì kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng chấp nhận từng phần ngoại trừ khoản mục hàng tồn kho. Vì: khoản mục hàng tồn kho chỉ là một khoản mục trên báo cáo tài chính.
IV, Bài tập nghiệp vụ
Bài 1:
STT
Nội dung nghiệp vụ
Ảnh hưởng tới BCKQKD
Ảnh hưởng tới BCĐKT
Bút toán điều chỉnh
Thủ tục kiểm toán
1
Một khách hàng có số dư nợ phải thu chiếm 10% so với tổng số dư Nợ phải thu khách hàng tuyên bố phá sản ngày 13/1/200N+1. Trong năm TC, công ty không trích lập dự phòng cho khoản phải thu này.
- Chi phí QLDN ¯ (do không trích lập dự phòng)
- LN trước thuế
- Thuế TNDN
- LN sau thuế
- Dự phòng phải thu khó đòi ¯
- LN chưa phân phối
- Thuế TNDN
Nợ TK 421
Nợ TK 3334
Có TK 139
- Cut-off test (thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày khóa sổ kế toán).
- Xem xét biên bản họp Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họp ban kiểm soát, họp ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, kể cả những vấn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp này nhưng chưa được ghi trong biên bản.
- Phỏng vấn nhà quản lý.
2
Một khách hàng của công ty vi phạm hợp đồng trả tiền vi phạm hợp đồng vào ngày 31/1/200N+1
- Doanh thu ¯ 100
- LN trước thuế ¯ 100
- Thuế TNDN ¯ 28
- LN sau thuế ¯ 72
(Đvị: 1.000.000đ)
- Tiền gửi ngân hàng ¯
- LN chưa phân phối ¯
- Thuế TNDN ¯
Nợ TK 112 100
Có TK 421 72
Có TK 3334 28
- Kiểm tra lại hợp đồng vi phạm.
- Kiểm tra xem số tiền 100 có thực sự là khoản tiền phạt từ hợp đồng vi phạm trên hay không.
- Kiểm tra xem khoản tiền 100 này đã được chuyển vào tài khoản trong ngân hàng của công ty chưa.
3
Ngày 15/2/200N+1, hàng hóa của công ty tại một số kho bị hỏng do hỏa hoạn
- Giá vốn hàng bán ¯
- LN trước thuế
- Thuế TNDN
- LN sau thuế
- Hàng hóa
- LN chưa phân phối ¯
- Thuế TNDN ¯
Nợ TK 421
Nợ TK 3334
Có TK 156
- Yêu cầu công ty khách hàng cho biết giá trị thiệt hại.
- Kiểm kê lại hàng hóa đánh giá xem mức thiệt hại của doanh nghiệp là bao nhiêu.
4
Ngày 15/3/200N+1, công ty ký hợp đồng vay vốn ngân hàng số tiền 5 tỷ đồng tròng thời gian 5 năm
- Tiền mặt / TGNH ¯
- Nợ dài hạn ¯
Nợ TK 111/112
Có TK 341
- Lấy xác nhận của ngân hàng về khoản vay này.
- Nếu vay bằng tiền mặt xác nhận xem tiền đã về kho hay chưa.
- Nếu vay bằng TGNH xác nhận xem tiền đã được chuyển vào tài khoản hay chưa.
Bài 2:
a, Xác định ảnh hưởng có thể có của những sai phạm đến các chỉ tiêu trong BCTC
STT
Nội dung nghiệp vụ
Ảnh hưởng tới BCKQKD
Ảnh hưởng tới BCĐKT
Bút toán điều chỉnh
1
Nhận lại 50% lô hàng đã bán do hàng không đảm bảo quy cách như hợp đồng
- Giá vốn hàng bán 200
- Doanh thu 250
- LN trước thuế 50
- Thuế TNDN 14
- LN sau thuế 36
- Hàng hóa ¯ 200
- Phải thu khách hàng 275
- LN chưa phân phối 36
- Thuế TNDN 14
- VAT phải nộp 25
Nợ TK 156 200
Nợ TK 421 36
Nợ TK 3334 14
Nợp TK 3331 25
Có TK 131 275
2
Phát hiện một khoản phải thu khó đòi, theo đánh giá chỉ có khả năng trả nợ được 30%, chưa lập dụ phòng cho khoản phải thu này.
- Chi phí QLDN ¯ 280
- LN chưa thuế 280
- Thuế TNDN 78.4
- LN sau thuế 201.6
- Dự phòng phải thu khó đòi ¯ 280
- LN chưa phân phối 206.1
- Thuế TNDN 78.4
Nợ TK 421 206.1
Nợ TK 3334 78.4
Có TK 139 280
3
Áp dụng sai phương pháp tính giá vốn làm cho Giá vốn hàng bán của công ty trong năm 200N giảm xuống
- Giá vốn hàng bán ¯ 100
- LN chưa thuế 100
- Thuế TNDN 28
- LN sau thuế 72
- Hàng hóa ¯ 100
- LN chưa phân phối 72
- Thuế TNDN 28
Nợ TK 421 72
Nợ TK 3334 28
Có TK 156 100
b, Trong mỗi trường hợp độc lập trên đây, vì nhiều lí do, đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót trên trong khi các sai sót khác đã được điều chỉnh thích hợp. Kiểm toán viên không bị giới hạn về phạm vi kiểm toán. Do vậy, kiểm toán viên nên phát hành báo cáo kiểm toán dưới dạng ý kiến chấp nhận từng phần.
+ Tình huống 1 có thể đưa ra ý kiến như sau:
“…Như đã nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính đơn vị đã không ghi nhận nghiệp vụ nhận lại lô hàng đã bán ngày 2/12/200N nên chi phí tăng 200.000.000 và doanh thu tăng 250.000.000 làm cho thu nhập trước thuế tăng 50.000.000 và thu nhập sau thuế tăng 36.000.000 so với thực tế.
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của các sự kiện trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”
+ Tình huống 2 có thể đưa ra ý kiến như sau:
“…Như đã nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính đơn vị đã không lập dự phòng đối với khoản thu khó đòi nên chi phí thấp hơn thực tế 280.000.000, làm cho thu nhập trước thuế tăng 280.000.000 và thu nhập sau thuế tăng 201.600.000.
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của các sự kiện trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”
+ Tình huống 3 có thể đưa ra ý kiến như sau:
“…Như đã nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính đơn vị đã áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho làm cho giá vốn hàng bán bị giảm 100.000.000 so với thực tế làm cho thu nhập trước thuế tăng 100.000.000 và thu nhập sau thuế tăng 72.000.000.
Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của các sự kiện trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu…”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_chuong_7_nhom_4.doc