Bài tập điều kiện vấn đề chủng tộc

Theo quan điểm của nhân học hiện đại thì về mặt sinh học, toàn thể nhân loại hiện nay trên trái đất làm thành một loài duy nhất – loài Hômo sapiens. Phân cấp trực tiếp dưới loài là chủng tộc.

 Vậy chủng tộc là gì? Trước đây nhân học coi chủng tộc là một tập hợp cá thể có những đặc điểm tương dồng. Do đó, đã hình thành nguyên tắc loại hình trong phân loại các chủng tộc mà nội dung chủ yếu là chỉ dựa vào sự kết hợp trừu tượng các đặc điểm hình thái. Cách phân loại đó không phải là sự tập hợp đúng đắn các chủng tộc căn cứ trên quan hệ gần gũi thực giữa chúng.

 Hiện nay, những hạn chế của định nghĩa cổ điển về chủng tộc đã được bổ sung trên cơ sở những nhận thức mới. Đó là vai trò của khu vực địa lý trong quá trình hình thành chủng tộc. Nhiều nhà khoa học đã có lý khi cho rằng, chủng tộc xuất hiện do kết quả của sự sống cách biệt của một nhóm người này đối với một nhóm người khác. Nói đến sự sống cách biệt chính là đề cập đến khu vực địa lý và các điều kiện tự nhiên. Việc gắn chủng tộc với khu vực địa lý được các nhà nhân học Xô Viết gọi là nguyên tắc địa lý trong phân loại chủng tộc. Gần đây, việc phát hiện quần thể sinh học lại góp phần hoàn chỉnh hơn một định nghĩa về chủng tộc. Quần thể sinh học được hiểu là quá trình phát triển chung nhau và được đặc trưng bởi những đặc điểm hình thái sinh lý nhất định với những đặc tính sinh thái nhất định Có thể thấy từng cá thể riêng biệt không thể có những đặc trưng này. Chủng tộc không phải là một tập hợp cá thể gộp lại căn cứ vào những tương đồng mà là một tập hợp quần thể.

 

doc23 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài tập điều kiện vấn đề chủng tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en, thẳng và cứng, tầm vóc trung bình hoặc hơi thấp, chiều cao trung bình 1,60m ở nam giới và 1,50m ở nữ giới. Đầu tròn hoặc ngắn, mặt rộng và bẹt. Tỷ lệ gặp nếp mi góc (tức là mắt một mí rất cao và đặc biệt là tất cả đều co răng cửa hình xẻng. Mũi rộng và tẹt và môi dày trung bình. Tất cả những đặc điểm trên cho thấy những đặc điểm Môngôlôit khá điển hình của các dân tộc ít người miền núi phía Bắc và Tây Bắc nước ta. b.Loại hình Ôtralôit. Loại hình thứ hai là loại hình Thượng có nhiều đặc điểm Ôtralôit gồm các dân tộc Tây Nguyên sống ở cao nguyên Trung bộ mà đại diện là các dân tộc Thượng, Vân Kiều,B’ru Một số tác giả Pháp trước đây và Việt Nam hiện nay gọi loại hình này là Inđônêđiêng. Đặc điểm chủ yếu của loại hình này là: Người tầm thước, da ngăm ngăm đen , tóc uốn làn sóng hoặc quăn , đầu dài hoặc rất dài, môi dày, hàm trên vẩu, mũi rộng ở phần cánh mũi và đặc biệt là phần sống mũi bị gãy ở chỗ gốc mũi làm cho loại hình này có nét ốtstralôit rất điển hình. Mới đây, nghiên cứu so sánh của người Thượng với sọ các ngư dân khác ở Đông Dương như: Việt, Lào, Khmer, Thái, Kha bằng phương pháp phân loại và phương pháp lập công thức tính khoảng cách biệt Penrôzơ, nhà nhân chủng Pháp G.Ôlivê (1966) đã kết luận là sọ người Thượng (mà G.Ôlivêgọi là Mọi) là một loại hình khác hẳn các cư dân lân cận ở Đông Dương vì có những đặc điểm giống Ôxtralôit (mà G.Ôlivê gọi là đặc điểm Nêgrôit giả tạo). Nhưng Ôliviê lại cho đó là là một loại hình tiền sử cổ xưa sống sót biệt lập ở Đông Dương. Tuy nhiên ý kiến này còn gây ra nhiều tranh luận, bán cãi. c.Loại hình trung gian chuyển tiếp. Loại hình thứ 3 là loại hình trung gian chuyển tiếp mang một hỗn hợp các đặc điểm của nhiều lọai chủng tộc mà đại diện là dân tộc Việt (Kinh). Đặc điểm của loại hình này là các yếu tố Môngôlôít chen lẫn một số yếu tố ôxtralôit đặc biệt là những cư dân phía nam. Đặc điểm hình thái chủ yếu của người Việt là thân hình hơi thấp bé (chiều cao trung bình khoảng1,60m ở nam và 1,50m ở nữ), chân dài trung bình so với thân, tóc đen, và thẳng, da sáng nhưng càng xuống phía nam da cang sẫm hơn, đầu tròn không dài mà cũng không ngắn, hàm trên hơi vẩu (đặc biệt là ở nữ), mặt rộng trung bình nhưng không bẹt lắm, mũi rộng trung bình, môi không dầy. Có mắt một mí nhưng tỷ lệ không cao bằng các dân tộc ít người phía bắc. Tỷ lệ gặp răng cửa hình xẻng cũng cao. Tần số gặp nhóm máu r thấp (2,8%). Những đặc điểm trên cho thấy, người Việt có nhiều đặc điểm Môngôlốit song không điển hình như dân tộc Tày, Thái, Nùng. Tóm lại, trong suốt cả thời gian từ sơ kỳ thời đại đá mới đến nay và rải khắp lãnh thổ Việt Nam ngày nay, luôn luôn tồn tại xen kẽ nhau hai loại hình: một loại hình Ôxtralôit mà chúng tôi tạm gọi là loại hình “ Thượng cổ” và một loại hình vừa có đặc điểm Môngôlốit vừa có đặc điểm của Ôxtralôit mà chúng tôi tạm gọi là loại hình “ Việt cổ”. Từ thời đại đồng sắt có thể xuất hiện thêm một loại hình thứ 3 co đặc điểm Môngôlôit mà chúng tôi tạm gọi là loại hình Tày, Nùng cổ. Sự thay đổi đôi chút về hình thái của ba loại hình ngày nay so với ba dạng cổ tương ứng, một phần có thể do sự tiến hoá thích nghi với môi trường sống và một phần khác do sự lai giữa ba loại hình cổ với nhau, đặc biệt với sự hình thành người Việt hiện nay. Chủ nghiã chủng tộc và nguồn gốc xã hội của nó Chủ nghĩa chủng tộc - nguồn gốc xuát hiện. Khá nhiều học giả tư sản chia loài người thành “chủng tộc hạ đẳng” và “chủng tộc thượng đẳng”, đó là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ cho rẳng, những dân tộc thuộc chủng tộc thượng đẳng có khẳ năng phát triển về mọi mặt nhất là phát triển về trí tuệ. Còn các dân tộc thuộc chủng tộc hạ đẳng được xem là hèn kém dốt nát phải nhờ vào sự khai hóa của thượng đẳng và vĩnh viễn phụ thuộc vào họ. Theo họ, người da trắng thuộc chủng tộc “hoàn mỹ”, ngôn ngữ của họ là hoàn hảo còn người da mầu phát triển chưa ổn định, chưa hoàn chỉnh, chưa đạt đến trình độ người chân chính thực sự. Họ còn cho rằng: chủng tộc là những nhóm người cách biệt nhau rất lớn vì những sự khác nhau giữa họ đã xuất hiện từ nguồn gốc và cứ di truyền mãi mãi, vĩnh viễn, bất di bất dịch, không thay đổi do một ảnh hưởng bên ngoài nào. Bởi vậy mà không một sự cải tạo nào có thể biến chủng tộc “hạ đẳng” thành chủng tộc “thượng đẳng”, làm giảm bớt khoảng cách giữa các chủng tộc. Nếu như cần thiết phải bảo vệ các dân tộc “thượng đẳng" và nền văn minh của nó thì sự hi sinh các dân tộc hạ đẳng là tất yếu. Trong xã hội lòai người, từ thời cổ đại đã xuất hiện có sự bất bình đẳng giữa các chủng tộc và có áp bức những tập đoàn chậm tiến. Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, những thành kiến phân biệt chủng tộc mới được xây dựng thành hệ thống lý luận, thành một thứ chủ nghĩa gọi là chủ nghĩa chủng tộc. Nền thống trị của giai cấp tư sản được thành lập trên toàn thế giới bằng sự chinh phục và thôn tính các nước, nô dịch tàn sát tiêu diệt các dân tộc da vàng, da đen nên chủ nghĩa tư bản thực dân đều lấy chủ nghĩa chủng tộc làm cơ sở lý luận. Thực tế, trong thế kỷ XVI, thực dân Tây Ban Nha đã tiến hành tiêu diệt người dân bản địa châu Mỹ, họ cho rằng: “Khỉ kém người như thế nào thì người da đỏ kém người Tây Ban Nha thế đấy”. Thế kỷ XX chùm phát xít thế giới Hitle, kẻ cầm đầu trong việc gây ra đại chiến thế giới thứ 2 đã nói: “Giữa các chủng tộc thương đẳng và chủng tộc hạ đẳng, có khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa loài người ở giai đoạn phát triển thấp và khỉ ở giai đoạn cao”. Như vậy, chủ nghĩa chủng tộc có mục đích bênh vực và duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa các chủng tộc có lợi cho chủng tộc gọi là “thương đẳng”. Làm cơ sở cho những luận cứ chủng tộc chủ nghũa là những thuyết: Thuyết nhiều nguồn gốc phát sinh, thuyết nhiều trung tâm xuất hiện của loài người, thuyết quyết định luận Những thuyết này đều hoàn toàn sai lầm và phản khoa học, tuy nhiên trong lịch sử chủ nghĩa chủng tộc với cả một hệ thống lý luận đã ảnh hưởng sâu xa và gây tác hại lớn đến nhiều ngành khoa học xã hội nhất là sử học, dân tộc học, khảo cổ học, địa lý học Chủ nghĩa chủng tộc ở một số quốc gia trên thế giới. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chỉ ra rẳng khi xã hội phân chia thành giai cấp đã có mầm mống của chủ nghĩa chủng tộc. -Thời cổ đại: Các dân tộc chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chinh phạt đều tự cho mình là thuộc chủng tộc thượng đẳng và xem dân tộc bị trị là hạ đẳng. -Trong xã hội nô lệ: Có những ghi chép biện hộ cho giai cấp chủ nô có quyền đàn áp bóc lột nô lệ. -Trong xã hội phong kiến: Thuyết chủng tộc mang màu sắc mới, các quốc gia phong kiến có thuyết dòng mắu cao quý với giai cấp thống trị. -Trong xã hội tư bản: Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt phát triển, ở giai đoạn này nó đã trở thành học thuyết hoàn chỉnh biện hộ cho chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, phục vụ cho việc bóc lột và tước đoạt. Chủ nghĩa chủng tộc đặc biệt thịnh hành ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ thế kỷ XVIII, XIX. + ở Anh: Thuyết nhiều trung tâm được nhiều học giả ủng hộ. Từ 1879 Lorensơ đã cho rẳng: “Cư dân da đen gần gũi với loài vượn hơn cư dân thuộc các chủng tộc khác”. + ở Pháp: Vào cuối thế kỷ XIX, Gôbinô đã cho xuất bản cuốn sách “Bàn về sự bất bình đẳng của các chủng tộc” chứng minh có chủng tộc thượng đẳng đó là người Ariăng da trắng, cho rằng nền văn minh lớn bị hủy hoại vì có sự pha trộn giữa người Ariăng với các chủng tộc hạ đẳng. + ở Đức: Thuyết chủng tộc phát triển sâu rộng. Từ năm 1786 nó đã được giảng dạy trong các trường đại học. Học thuyết này đã trở thành cơ sở lý luận cho bọn Đức quốc xã gây ra chiến tranh tàn khốc sau này. Chủ nghĩa phát xít Đức chia loài người thành 2 chủng tộc: thượng đẳng và hạ đẳng. Theo họ hạ đẳng hoàn toàn không có đủ điều kiện để phát triển và sinh ra để làm nô lệ. Thượng đẳng con cháu của người Ariăng là dân tộc văn minh sinh ra để thống trị dân tộc khác. + ở Mỹ: Thuyết chủng tộc mang nhiều màu sắc tinh vi hịên đại. Trường phái “Tâm lý chủng tộc” phục vụ cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Mỹ, đàn áp dân lao động, chống thổ dân Anhđiêng và người da đen. + ở châu Phi: Apácthai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách triệt để ở Nam Phi, ở bất cứ đâu và trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. 3. Phê phán chủ nghĩa chủng tộc. Các công trình khoa học nghiêm túc đã chứng minh một cách không thể chối cãi được về sự bình đẳng của nhân loại: Giữa các chủng tộc không có sự khác nhau lớn về thể chất và tâm lý, vì thế không có cơ sở khoa học để phân chia các chủng tộc về phương diện sinh vật học. Quá trình hình thành các chủng tộc đó đã chỉ ra: -Mọi chủng tộc đều có khả năng phát triển kinh tế, văn hóa như nhau -Các chủng tộc loài người hiện nay đều có cùng nguồn gốc, ngang nhau về mức độ tiến hóa sinh học. -Các chủng tộc loài người là kết quả của sự thích nghi với điều kiện sống. -Không có chủng tộc nào là không pha máu nhiều thành phần chủng tộc khác nhau. Chủ nghĩa chủng tộc cho rằng có những chủng tộc “thượng đẳng” thuần túy có dòng máu tinh khiết là điều bịa đặt vô căn cứ. Về phương diện sinh học không có cơ sở khoa học nào để phân chia như vậy. Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chứng minh rằng sự khác biệt về chủng tộc không gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Những người theo chủ nghĩa chủng tộc đã phủ nhận quy luật phát triển của xã hội khi lấy dấu tranh giữa các chủng tộc thay cho đấu trnh giai cấp làm động lực phát triển của xã hội. Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy củng với thời gian phát triển hỗn chủng càng được đẩy mạnh. Các chủng tộc pha trộn lẫn nhau đã hành thành nên các chủng tộc mới, đây cũng chính là yếu tố hợp nhất các chủng tộc. Ngay trong một dân tộc cũng hình thành nhiều loại hình nhân chủng. Mác và Anghen đã chỉ ra sự khác biệt phải được và sẽ được loại trừ trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trên thế giới tất cả các tộc người hiện đại ngày nay đều có tổ tiên từ vượn và người vượn và có một quãng đường tiến hóa như nhau. Không có một chủng tộc nào thiếu năng lực sáng tạo. Nhiều nền văn minh cổ đại rực rỡ đều do người da màu tạo ra như nền văn minh sông Nin, sông ấn, sông Hằng Thời trung cổ khi các quốc gia châu Phi mới hình thành thì ở châu Phi đã có nhiều nền văn hóa rực rỡ. Nhiều nền văn minh thế giới đã bị tiêu diệt, hoang tàn là do tôi ác của thực dân da trắng. Sự tồn tại dân tộc lạc hậu hay hiện đại chỉ là hậu quả của lịch sử áp bức giai cấp và áp bức dân tộc. Sự khác nhau về đặc điểm hình thái hoàn toàn không có ý nghĩa quyết định đối với dời sống con người. Tát cả các chủng tộc đều có khả năng như nhau trong việc chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội và sáng tạo ra khoa học kỹ thuật, văn hóa. Cấu tạo bộ óc chân tay, cũng như các đặc điểm sinh lý ở các chủng tộc đều giống nhau. Trong thời đại hiện nay, khi hệ thống thuộc địa tan rã thì nguồn gốc phát triển các chủng tộc đã được làm sáng tỏ. Chủ nghĩa chủng tộc đã bị phê phán, các dân tộc bị coi là thấp kém phải làm nô lệ đã vươn lên xây dựng đất nước mình ngày càng giầu đẹp. Điều này là một minh chứng rõ rệt chứng minh chủ nghĩa chủng tộc là hoàn toàn sai lầm, thiếu cơ sở khoa học. Mặc dù khác nhau về đặc điểm, về cơ thể, về ngôn ngữ, tôn giáo nhưng trên thế giới hiện nay không có chủng tộc nào là không cao quý, không có chủng tộc nào là thuần khiết. Mọi chủng tộc đều bình đẳng và có những quỳên lợi như nhau. Phân biệt chủng tộc chỉ là “một trở ngại lớn về tư tưởng đối với sự tiến bộ loài người”. tài liệu tham khảo Các chủng tộc trên thế giới đều bình đẳng - Hoàng Thiếu Sơn-NXBKH 2. Dân tộc học đai cương -Lê Sĩ Giáo-NXBGD 3. Các chủng tộc loài người- Nguyễn Quang Quyền_NXBKHKT Nhập môn địa lý nhân văn- GS.TS Lê Thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchung_toc_tren_the_gioi_va_viet_nam_5907.doc