1 Ổn định tổ chức
-Trẻ tập hợp thành 2 hàng dọc
2 Nội dung
a. khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn các kiểu chân: Đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, khom chân chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm . Về đội hình 2 hàng dọc
- Cho trẻ điểm số 1- 2
- Chuyển từ hai hàng dọc thành 4 hàng dọc để tập bài tập BTPTC
9 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài soạn tuần 2 - Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn tuần 2
Giáo viên :Nguyễn Thị Ngọc Liên
Thời gian
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Chú ý
Thứ hai 22/12/2014
HĐPTVĐ
VĐCB:
Ném xa bằng 2 tay
Tc :Chú bộ đội tài giỏi
1 Kiến thức
-Trẻ nhớ tên vận động biết vận động “Ném xa bằng 2 tay”
-Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi vận động “Chú bộ đội tài giỏi”
2 kĩ năng
-Trẻ thực hiện được kĩ năng “ném xa bằng 2 tay”
-Trẻ biết chơi trò chơi Chú bộ đội tài giỏi
-Thể hiện sự nhanh nhẹn dẻo dai và sức mạnh của cơ tay khi tham gia vận động.
-Trẻ biết dùng sức mạnh của đôi tay để ném túi cát đi xa ở điểm cao nhất
3 thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
1 Địa điểm:
Sân trường sạch sẽ rộng rãi
2 dồ dùng:
vạch đứng,
Xắc xô, túi cát
Lương thực(Các loại quả , gà ,cá)
3 Trang phục:
Cô và trẻ mặc quần áo gọn ngàng
4 Đội hình
Hai hang ngang
1 Ổn định tổ chức
-Trẻ tập hợp thành 2 hàng dọc
2 Nội dung
a. khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn các kiểu chân: Đi thường, đi bằng gót bàn chân, đi bằng mũi bàn chân, khom chân chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm . Về đội hình 2 hàng dọc
- Cho trẻ điểm số 1- 2
- Chuyển từ hai hàng dọc thành 4 hàng dọc để tập bài tập BTPTC
b.Trọng động:
*Bài tập PTC
Tập theo nhịp hô của cô
- Động tác tay: Đưa tay ra phía trước, đưa lên cao ( 6Ix4n)
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân trái xang bên trái mọt bước rộng bằng vai, 2 tay đưa thẳng ra phía trước
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau
+ Nhịp 3: Hai tay đưa ra phía trước như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Động tác chân: Ngồi khuỵu gối, 2 tay đưa ra phía trước ( 4lx4n)
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang
+ Nhịp 2: Ngồi khuỵu gối( Lưng thẳng, không kiễng chân) 2 tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay sấp
+ Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Đông tác bụng- lườn ( 4lx4n)
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay thả xuôi
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên trái 1 bước, hai tay đưa lên cao ( lòng bàn tay hướng vào nhau)
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái ( tay giơ thẳng lên cao)
+ Nhịp 3: Thực hiện như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Động tác bật: Bật tiến về phía trước ( 2lx4n)
+ TTCB: Đứng thẳng, khép chân, tay chống hông
+ Thực hiện: Bật 2 chân về phía trước 3-4 lần Quay ra phía sau bật về chỗ cũ và thực hiện tiếp 2-3 lần
*VĐCB: “Ném xa bằng hai tay”
- Đội hình: Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên vân động: "Ném xa bằng 2 tay"
- Cô làm mẫu
- Lần 1: Cô làm mẫu ( Không phân tích động tác).
Hỏi trẻ: Cô vừa làm gì?
- Lần 2:Làm mẫu kết hợp giải thích
Từ đầu hàng cô đi đến vạch xuất phát, Khi có 1 tiếng xắc xô cô chuẩn bị đứng 2 chân rộng bằng vai hai tay cằm túi cát đưa ra trước khi có hiệu lệnh 2 tiếng xắc xô cô đưa túi cát từ dưới lên trên đến điểm cao nhất cô dùng sức mạnh của đôi bàn tay ném mạnh túi cát đi xa sau đó cô giữ thăng bằng đi về cuối hàng đứng
* Trẻ thực hiện:
- Mời 1 trẻ thực hiện ( Mời các bạn nhận xét, cô nhận xét
-Nếu trẻ làm được cô cho trẻ tập nếu trẻ không tập được cô tập lại nhấn mạnh động tác
+ Lần 1 lần lượt 2 trẻ lên tập theo hiệu lệnh xắc xô( 2 trẻ ở 2 hàng lên tập,cô chú ý từng cá nhân trẻ, nhận xét sửa sai cho trẻ)
+ Lần 2 cho 2 đội lên thi đua theo hình thức nối tiếp nhau
- Củng cô: Cô hỏi lại trẻ tên vận động
- Cho một trẻ lên thực hiện lại vận động.
c.TRò chơi : Chú bộ đội tài giỏi
-Cô giới thiệu tên trò chơi “Chú bộ đội tài giỏi”
- Cách chơi
-2 chú bộ đội tạo thành 1 chiếc thuyền 2 chú dung tay trèo thuyền sang bên kia bờ sông và mang lương thực về. 2 bạn tiếp theo sẽ tiếp tục trèo thuyền lên lấy lương thực
-Luật chơi: Đội nào lấy được nhiều lương thực đội đó sẽ chiến thắng
-Cô cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ
-Cô tổ chức cho trẻ chơi hai ba lần
d.Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng theo lời bài hát “Con chim non”
3 Kết thúc :
Cô nhận xét chuyển hoạt động
Thứ 3
23/12/2014
HĐKP
Tìm hiểu về chú bộ đội
1 Kiến thức
Trẻ biết về các chú bộ đội biết được trang phục công việc của các chú bộ đội
2 Kĩ năng:
-Rèn ngôn ngữ nói rõ ràng mạch lạc cho trẻ.
-Trẻ có kĩ năng quan sát ghi ngớ có chủ định
-Trả lời được các câu hỏi của cô
-Chơi trò chơi theo đúng yêu cầu của cô
3 Thái độ:
-Giáo dục trẻ yêu mến quý trọng người lao động
-Tranh vẽ chú bộ đội bboj binh, chú bộ đội hải quân, tranh vẽ chú bộ đội đứng gác..
1 Ổn định tổ chúc giới thiệu bài
-Cho trẻ dọc bài thơ “Cháu thương chú bộ đội”
-Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài
2 Nội dung
a. Tìm hiểu chú bộ đội
Cô chia lớp thành 2 tổ cô phát cho mỗi tổ một bức tranh trong thời gian 2 bản nhạc 2 tổ sẽ cùng thảo luận về bức tranh của tổ mình
+ Bức tranh vẽ về ai ?
+ Trang phục của chú?
+Công việc của chú?
*Chú bộ đội bộ binh
+Bức tranh vẽ về ai?
+Trang phục của chú?
+Công việc của chú?
- Cô khẳng định lại bức tranh vẽ về chú bộ đội bộ binh chú có trang phục màu xanh lá cây chú đi giày vải chú có mũ màu xanh có ngôi sao ở giữa công việc của chú lá canh giữ bảo vệ hòa bình cho đất nước
*Chú bộ đội hải quân
+Bức tranh vẽ về ai ?
+Trang phục của chú?
+Công việc của chú?
-Cô chốt lại đây là bức tranh vẽ về các chú hải quân chú có trang phục áo màu trắng có xọc xanh ở cổ áo quần màu xanh chú đi giày vải chú đội mũ màu trắng có ngôi sao ở giũa có đuuôi nheo màu xanh sau mũ , công việc của chú là canh giũ bảo vệ hòa bình nơi biển đảo của tổ quốc
B trò chơi luyện tập
*Trò chơi 1: “Đua thuyền”
-Cách chơi: mỗi tổ xẽ làm thành chiếc thuyền tổ sẽ trèo thuyền sang bên kia song để mang quà tới cho các chú bộ đội
Luật chơi: Mỗi lần đi chỉ mang một món quà thuyền đội nào bị đứt khi đang chuyển quà món quà đó sẽ không được tính hết một bản nhạc đội nào chuyển được nhiều đội đó sẽ chiến thắng
*Trò chơi 2: “Tim đúng nhà”
Cô chuẩn bị nhà của chú bộ đội bộ binh và nhà của chú bộ đội hải quân cả lớp đi hát vòng quanh lớp khi cô nói bạn trai về nhà chú bộ đội bộ binh bạn gái về nhà chú bộ đội hải quân thì các bạn phải về đúng nhà
Luật chơi bạn nào không về đúng nhà sẽ phải nhảy lò cò
3 kết thúc:
cô nhận xét chuyển hoạt động
Thứ 4
24/12/2014
HĐLQVH
Thơ :
“Chú giả phóng quân”
(Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm)
1.Kiến thức
-Trẻ nhớ tên bài “Chú giải phóng quân” tên tác giả
-Trẻ hiểu nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Trẻ đọc thơ diễn cảm lưu loát với nhiều hình thức khác nhau to nhỏ, nối tiếp.
-Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng,mạch lạc
-Thể hiện được một số động tác minh họa của bài thơ
3.Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ yêu quý chú bộ đội
-Tranh minh họa bài thơ “Chú giải phóng quân”
Nhạc bài hát, chú bộ đội, cháu yêu chú bộ đội
1.Ổn định tổ chức -giới thiệu bài
-Cô đọc một trích đoạn thơ
“Chú là chú em
Chú đi tiền tuyến ,nửa đêm chú về
Ba lô con cóc to bè
Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai”
-Đó là những câu thơ trong bài thơ nào mà các con đã được học?
-Cô khẳng định lại bài thơ “Chú giải phóng quân”
-Lớp mình ai đã thuộc bài thơ? Ai chưa thuộc?
2. Nội dung
a. Cô đọc thơ
-cho cả lớp đọc một lần
- Cô đọc lần 1 diễn cảm kết hợp với hình ảnh minh họa
b. Đàm thoại
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
-Bài thơ nói về ai?
-Chú đi tiền tuyến về lúc nào?
-Ai thể hiện được câu thơ đó
-Khi chú về mang theo những gì?
-Bạn nào đọc lại câu thơ đó
-Cả nhà và em bé như thế nào khi thấy chú về?
-Chú đẫ kể cho cả nhà nghe chuyện gì?
-Ai có thể thể hiện được câu thơ này?
Bạn nhỏ đã tỏ thái độ như thế nào khi nghe chú kể về mĩ?
Chúng mình thấy bạn nhỏ có đáng yêu không? Vì sao?
-Qua chuyện này chúng mình rút ra được điều gì?
Cô khẳng định lại
-Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
c. Trẻ đọc thơ
- Cho cả lớp đọc một lần
-Cô cho trẻ dọc thơ theo hình thức to nhỏ khi cô giơ tay lên cao thì đọc to khi cô hạ tay xuống thì đọc nhỏ
- Cho trẻ đọc theo tổ ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Nhóm 3, 4, bạn thơ ( Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho cá nhân trẻ đọc ( Mời 1-2 trẻ, cô chú ý sửa sai cho trẻ )
d. Trò chơi : “ Bé khéo tay”
- Cô giới thiệu cách chơi
Cô chia lớp thành 3 đội
Cô tặng cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ các chú bộ đội nhiệm vụ của các đội sẽ cùng thảo luận để tô màu cho bức tranh thật đẹp
-Luật chơi:
Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào tô xong màu cho bức tranh đẹp nhất sẽ chiến thắng và ngược lại
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
3 Kết thúc
- Cô nhận xét củng cố - chuyển hoạt động
Thứ 5
25/12/2014
HĐÂN
NDTT:
Dạy hát VĐ “Cháu thương chú bộ đội”
NDKH:NH:
“Màu áo chú bộ đội”
TC: Ai đoán giỏi
Thứ 6
26/12/2014
HĐTH
Vẽ quà tặng chú bộ đội
Đề tài
1.Kiến thức
- Trẻ biết yêu thương quý trọng các chú bộ đội
Trẻ vẽ được những bức tranh tặng chú bộ đội
2. Kỹ năng
-Trẻ biết sử dụng các nét vẽ thẳng, xiên , cng để vẽ được những sản phẩm
- Trẻ biết nhận xét sản phẩm của mình của bạn
3. Thái độ
- Trẻ hoạt động tích cực, biết phối hợp với bạn trong khi thực hiện, biểt trân trọng sản phẩm của mình tạo ra
- Giáo dục trẻ yêu quý chú bộ đội
-Tranh mẫu cho trẻ quan sát
-Vở vẽ, gấy thủ công, màu sáp
-Giá trưng bày sản phẩm
1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài
-Cho trẻ hát vận động “Cháu thương chú bộ đội”
-Cô trò truyện dẫn dắt vào bài
2. Nội dung
a.Quan sát đàm thoại:
-Cô cho trẻ quan sát tranh và nhận xét
-Tranh vẽ gì?
-Ai có nhận xét gì về bức tranh
-Cô vẽ bằng những nét gì?
-Màu sắc của bức tranh?
*Cô khẳng định lại đây là bức tranh cô vẽ những món quà tặng chú bộ đội
b. Trao đổi ý tưởng:
- Cô hỏi ý định của một số trẻ.
-Con địnhvẽ gì?
-Khi vẽ con làm như thế nào?
-Con sử dụng màu gì?
-Con vẽ bằng những nét gì?
-Cô hỏi một số ý kiến khác?
-Ai có ý tưởng giống bạn?
-Cô giới thiệu khu vực vẽ
-Cho trẻ về chỗ thực hiện
-Cô hỏi trẻ tư thế ngồi vẽ và tay cầm bút
c.Trẻ thực hiện
- Cô bao quát giúp đỡ những trẻ còn lung túng chưa làm được bài
- Trong khi trẻ làm cô bao quát giúp đỡ trẻ
d. Trưng bày sản phẩm
-Trẻ mang sản phẩm trưng bày.
-Trẻ quan sát nhận xét sản phẩm
-Trẻ chọn bài mình thích
Mời bạn có bài đẹp lên nói ý tưởng
-Cô nhận xét giáo dục trẻ khi sử dụng đồ dùng
3. Kết thúc
- Nhận xét chung giờ học chuyển hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_tuan_2_811.docx