- Việc tạo frame định nghĩa cách thức diễn dịch
một chuỗi các số nhị phân được truyền trên
mạng.
- Việc xây dựng frame trong Ethernet thay đổi
nhiều lần. Đầu tiên Xeror định nghĩa một phiên
bản của frame, sau đó IEEE thay đổi và tạo ra các
phiên bản mới.
31 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài số 6 ETHERNET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 6
ETHERNET
I. Tổng quan về Ethernet LANs
1. Lịch sử Ethernet
-Ethernet được hãng XEROX phát triển nhằm giải
quyết vấn đề kết nối giữa các máy tính cá nhân
trong các văn phòng của hãng này. Sau đó một
đội của hãng Xerox được thành lập cùng với hãng
Intel hãng Digital Equipment Corp (DEC) để tiếp
tục phát triển Ethernet. Do đó Ethernet ban đầu
trở thành DIX Ethernet.
- Các hãng này sau đó đã nhường việc phát triển
các chuẩn của Ethernet cho IEEE vào đầu 1980.
- IEEE thành lập hai uỷ ban làm việc với Ethernet đó
là: uỷ ban IEEE 802.3 và IEEE 802.2. Uỷ ban 802.3
làm việc với các tiêu chuẩn của tầng vật lý và một
phần của tầng liên kết dữ liệu được gọi là điều khiển
truy nhập đường truyền – Medium Access Control –
MAC.
- Uỷ ban IEEE 802.2 làm việc với một phần chức
năng của tầng liên kết dữ liệu được gọi là điều khiển
liên kết logic – Logical Link Control – LLC. Các chuẩn
của 802.2 được áp dụng cho cả Ethernet và các chuẩn
cho LAN khác như Token Ring
- Thuật ngữ Ethernet được dùng như là một họ các
tiêu chuẩn định nghĩa tầng vật lý và tầng liên kết dữ
liệu của các mạng LAN phổ biến nhất hiện nay. Các
tiêu chuẩn này định nghĩa tốc độ truyền, loại cáp sử
dụng trong mạng, độ dài của cáp…
- Người sử dụng có thể thiết kế và sử dụng mạng
LAN cho nhiều mục đích khác nhau như:
+ Chia sẻ file
+ Chia sẻ máy in
+ Truyền file
+ Chơi game
2. Các chuẩn của họ Ethernet
a, Chuẩn 10BASE2 và 10BASE5
- Đây là 2 chuẩn đặc tả đầu tiên của họ Ethernet
sử dụng cáp đồng trục tạo thành một đường bus
để kết nối các PC và các thiết bị khác.
- Nếu hai hay nhiều thiết bị cùng gửi tin thì các
tín hiệu này sẽ bị trùm lên nhau và tạo ra hiện
tượng đụng độ (collision) và các tín hiệu này sẽ
không thể sử dụng được. Do đó kỹ thuật
CSMA/CD được sử dụng để phát hiện đụng độ
trong quá trình truyền tin
- Các mạng 10BASE2 và 10BASE5 bị giới hạn bởi
độ dài của bus (185 mét cho 10BASE2 và 500 mét
cho 10BASE5), do đó muốn mở rộng mạng cần
phải sử dụng các bộ lặp (Repeater).
Repeater kết nối các đoạn bus, nhận các tín hiệu
điện từ một đoạn bus, diễn dịch các bit 0 và 1 sau
đó sinh ra các tín hiệu mới đủ mạnh và truyền
sang đoạn bus tiếp theo.
- Repeater hoạt động ở tầng vật lý và theo tiêu
chuẩn 5 – 4 – 3.
b, Chuẩn 10BASE – T
- Được xây dựng năm 1990 sau đó là 100BASE-TX
(1995) và chuẩn 1000BASE-T (1999). Để hỗ trợ cho
các chuẩn này các thiết bị mạng như hub và switch
được phát triển.
- Các chuẩn này sử dụng topology dạng star với
một hub hoặc switch là nút kết nối trung tâm. Ngày
nay các mạng LAN sử dụng switch thay hub.
- Một hub về cơ bản là một repeater nhiều cổng, do
đó hub nhận tín hiệu từ một cổng sau đó sinh ra tín
hiệu mới và phát đi tất cả các cổng còn lại.
II. Điều khiển truy nhập đường truyền sử
dụng kỹ thuật CSMA/CD
- CSMA/CD - Carrier Sense Multiple Access With
Collision Detection – Đa truy nhập bằng cảm nhận
sóng mang có dò sung đột.
- CSMA/CD và các tiền thân của nó có thể được
gọi là kỹ thuật truy nhập ngẫu nhiên hoặc cạnh
tranh đường truyền
1. Kỹ thuật CSMA
- Với CSMA 1 máy trạm muốn truyền tin đầu tiên
lắng nghe đường truyền để xác định có một cuộc
truyền khác đang được tiến hành hay không (carrier
sense).
- Nếu đường truyền đang được sử dụng (busy) thì
máy trạm này cần phải đợi. Nếu đường truyền
không bận (idle) thì máy trạm có thể truyền.
- Một khả năng có thể sảy ra là hai hay nhiều máy
trạm cùng truyền cùng một lúc khi đó sẽ sảy ra
đụng độ (collision), dữ liệu từ truyền đi từ các máy
bị bóp méo một cách vô tình và do đó không thể
nhận được một cách thầnh công.
- Để giải quyết vấn đề này, máy trạm đã truyền
tin đi cần đợi thông báo đã nhận được tin
(ackowledgment) từ máy nhận trong một khoảng
thời gian hợp lý sau khi truyền và cần cân nhắc
đến độ trễ cực đại trong một vòng tròn truyền tin
(round-trip).
- Máy trạm nhận tin khi trả lời cũng cần phải
cạnh tranh kênh truyền cho sự trả lời. Nếu không
có sự trả lời từ máy nhận, máy gửi có thể giả
thiết rằng một sự đụng độ đã sảy ra và nó sẽ
truyền lại.
- Những khả năng có thể sảy ra:
+ Nếu thời gian để truyền từ một trạm tới một
trạm khác lớn hơn so với thời gian truyền một
frame: khi đó một trạm khác cần phải có một
khoảng thời gian tương đối lâu để nhận biết được
một tram khác đã gửi một frame.
Trong khoảng thời gian này một trong các trạm
khác có thể truyền một frame. Thực tế nếu
khoảng cách giữa hai trạm đủ lớn thì sẽ có nhiều
máy trạm sẽ gửi tin nối tiếp nhau, do đó sẽ sảy ra
đụng độ.
+ Nếu thời gian để truyền từ một trạm tới một
trạm khác nhỏ hơn thời gian truyền một frame:
trong trường hợp này khi một trạm gửi một frame
thì hầu hêt các trạm khác sẽ nhận biết được điều
này ngay lập tức và do đó các trạm khác xẽ không
cố gắng để gửi các frame, do đó đụng độ sẽ ít sảy
ra.
- Với CSMA, 1 thuật toán được dùng để chỉ ra
một máy trạm cần phải làm gì nếu như đường
truyền được phát hiện là bận (Thuật toán CSMA-
không kiên nhẫn). Nội dung của thuật toán:
Một máy trạm muốn truyền tin lắng nghe đường
truyền và tuân theo các bước sau:
1, Nếu đường truyền không bận (idle) thì truyền,
nếu không thì chuyển sang bước 2.
2, Nếu đường đường truyền bận thì đợi một
khoảng thời gian ngẫu nhiên (khoảng thời gian
ngẫu nhiên này đươc cung cấp bởi một bộ phân
phối thời gian) và lặp lại bước 1.
- Sử dụng độ trễ ngẫu nhiên sẽ là giảm khả năng
đụng độ song lại làm lãng phí đường truyền. Ví
dụ:
- Hai trạm đã sẵn sàng truyền tin cùng một thời
gian trong khi trạm khác đang tiến hành truyền
tin. Nếu cả 2 trạm cùng đợi một khoảng thời gian
như nhau trước khi thử gửi một lần nũa như vậy
cả hai sẽ cùng gửi cùng một thời gian. Do đó sẽ
sảy ra đụng độ
- Sau khi một trạm kết thúc truyền tin thì đường
truyền không bận nhưng các trạm khác (đang đợi
để truyền tin) không biết điều này vì các trạm này
không nghe đường truyền do đó sẽ lãng phí
đường truyền
Để tránh khả năng đường truyền phí bị lãng
thuật toán CSMA- kiên nhẫn bậc 1 có thể được sử
dụng. Nội dung của thuật toán:
Một máy trạm muốn truyền tin lắng nghe đường
truyền và tuân theo các bước sau:
1, Nếu đường truyền không bận thì truyền, nếu
không thì chuyển sang buớc 2
2, Nếu đường truyền bận, tiếp tục lắng nghe cho
đến khi đường truyền không bận, sau đó truyền
ngay lập tức.
Để giảm khả năng xung đột và giảm thời gian
nghỉ của đường truyền, thuật toán kiên nhẫn bậc
p (p-persistent) có thể được áp dụng. Nội dung
của thuật toán như sau:
Một máy trạm muốn truyền tin lắng nghe đường
truyền và tuân theo các bước sau:
1, Nếu đường truyền không bận thì truyền với xác
suất p và đợi một đơn vị thời gian với xác suất 1-
p, độ dài của đơn vị thời gian bằng độ trễ cực đại
trong quá trình truyền tin.
2, Nếu đường truyền bận tiếp tục lắng nghe cho
đến khi đường truyên không bận và lặp lại bước
1.
3, Nếu việc truyền bị trễ một đơn vị thời gian thì
lặp lại bước 1.
Vấn đề đặt ra là p sẽ được tính toán bằng bao
nhiêu?
+ Với những mạng chịu tải nhỏ, nếu p nhỏ thì
các trạm phải đợi một khoảng thời gian lâu hơn
để có thể được truyền tin.
+ Với những mạng thường phải chịu tải trọng
lớn, p cần phải nhỏ, chẳng hạn có n trạm có nhu
cầu truyền tin trong khi một trạm khác đang
truyền. Khi trạm đang truyền kết thúc truyền tin,
số trạm sẽ cố gắng để truyền sẽ bằng số trạm
nhân với xác suất truyền p và bằng np
Nếu np >1: Sẽ có nhiều hơn một trạm có nhu
cầu truyền tin khi đó khả năng đụng độ sẽ sảy ra.
Khi đụng đọ sảy các trạm sẻ cố gắng truyền lại,
lúc này sẽ có thêm trạm mới cũng cố để truyền
tin do đó khả năng đụng độ sẽ tăng thêm. Do đó
np phải nhỏ hơn 1 với 1 giá trị của n
- Với CSMA vẫn còn một sự không hiệu qủa, đó là
khi đụng độ sảy ra giữa hai frame, các máy trạm
đang gửi các frame này không biết được đụng độ
đã sảy ra (vì các máy trạm không nghe đường
truyền), do đó đường truyền vẫn giữ ở trạng thái
không sử dụng được trong suốt thời gian truyền
của hai frames. Với những frame dài sự lãng phí
của đường truyền là đáng kể.
- Sự lãng phí này có thể được giảm bớt nếu một
trạm tiếp tục lắng nghe đường truyền trong khi
đang truyền tin.
2. Kỹ thuật CSMA/CD
Một máy trạm muốn truyền tin lắng nghe đường
truyền và tuân theo các bước sau:
1, Nếu đường truyền không bận thì truyền, nếu
không thì chuyển sang bước 2
2, Nếu đường truyền bận, tiếp tục lắng nghe cho
đến khi đường truyền không bận, sau đó truyền
ngay lập tức. Tiếp tục lắng nghe đường truyền
trong quá trình truyền tin
3, Nếu một đụng độ được phát hiện trong khi
truyền thì truyền đi một tín hiệu báo nghẽn nhỏ
(jamming signal) để đảm bảo rằng tất cả các trạm
khác biết đang có một đụng độ sau đó ngừng
truyền.
4, Sau khi truyền tín hiệu báo nghẽn đợi trong
một khoảng thời gian ngẫu nhiên được gọi là
backoff sau đó cố gắng truyền lần nữa (lặp lại từ
bước 1)
III. Các giao thức của tầng liên kết dữ liệu
trong Ethernet
1. Đánh địa chỉ trong Ethernet
- Đánh địa chỉ trong Ethernet xác định địa chỉ của
một thiết bị hay của một nhóm thiết bị trên một
LAN.
- Mỗi địa chỉ dài 6 bytes, thường được viết dưới
dạng thập lục phân (hexadicimal). Với các thiết bị
của Cisco địa chỉ được viết dưới dạng các dấu
chấm ngăn cách 4 chữ số hexa, ví dụ:
0000.0C12.3456 là một địa chỉ Ethernet
- Địa chỉ Unicast xác định một card LAN. Các máy
tính sử dụng địa chỉ unicast để xác định máy gửi và
máy nhận. Ví dụ: Fred và Barney ở trên cùng một
Ethernet LAN và Fred gửi cho Barney một frame.
Fred đặt địa chỉ MAC của mình vào phần header của
Frame như là địa chỉ nguồn và sử dụng địa chỉ MAC
của Barney như là điạ chỉ đích. Khi Barney nhận
được frame, Barney nhận thấy rằng địa chỉ đích là
địa chỉ của mình nên sẽ xử lý frame này. Nếu địa chỉ
đích không trùng với địa chỉ MAC của Barney,
Barney sẽ không làm gì với frame này.
- IEEE định nghĩa khuân dạng và quy định cách
gán địa chỉ cho mạng LAN và gọi là địa chỉ MAC.
Địa chỉ MAC của mỗi card LAN được gán duy nhất
trên toàn thế giới.
- Các nhà sản xuất card LAN mã hoá địa chỉ MAC
trong mỗi card mạng và thường đặt ở trong ROM
của card.
- Địa chỉ MAC gồm 2 phần: Phần đầu là số hiệu
nhà sản xuất (do IEEE quy định) và phần sau là
một số mà nhà sản xuất này chưa dùng bao giờ
để gán cho mỗi một card.
- Địa chỉ nhóm xác định nhiều card LAN. IEEE
định nghĩa hai loại địa chỉ nhóm cho Ethernet:
+ Broadcast Addresses: Thường được sử dụng
nhiều nhất trong việc nhóm các địa chỉ MAC.
Broadcast Addresses có giá trị: FFFF.FFFF.FFFF
- Broadcast Addresses ám chỉ tất cả các thiết bị
cần phải xử lý frame.
- Multicast Addresses: Cho phép một tập hợp con
các thiết bị liên kết với nhau. Địa chỉ Multicast có
dạng 0100.5exx.xxxx (x có thể là bất kỳ giá trị
nào)
2. Khuân dạng của frame trong Ethernet
- Việc tạo frame định nghĩa cách thức diễn dịch
một chuỗi các số nhị phân được truyền trên
mạng.
- Việc xây dựng frame trong Ethernet thay đổi
nhiều lần. Đầu tiên Xeror định nghĩa một phiên
bản của frame, sau đó IEEE thay đổi và tạo ra các
phiên bản mới.
- Khuân dạng của LAN header:
DIX
FCS
4
Data &
Pad
46 - 1500
Type
2
Sour
ce
6
Destinati
on
6
Preamble
8
FCS
4
Data &
Pad
46 - 1500
Length
2
Source
6
Des
6
SFD
1
Preamb
le
7
IEEE 802.3 (Original)
IEEE 802.3 (Rivised 1997)
FCS
4
Data &
Pad
46 -
1500
Length
/Type
2
Source
6
Des
6
SFD
1
Preamble
7
Mô tả các trường trong 802.3 Ethernet
header và trailer
Mã phát hiện lỗi4FCS
Dữ liệu từ tầng trên (L3 PDU)46-1500Data & Pad
Định nghĩa kiểu giao thức trong
frame
2Type
Độ dài của trường dữ liệu của frame2Length
Xác định địa chỉ MAC của máy gửi6Sour MAC
Xác định địa chỉ MAC của máy nhận6Des MAC
Báo hiệu byte tiếp theo sẽ là Des field1SFD
Đồng bộ hoá7Preamble
Mô tảĐộ dài
(byte)
Trường
3. Xác định dữ liệu bên trong một Ethernet frame
- Theo thời gian nhiều loại giao thức của tầng 3
(tầng mạng) được định nghĩa. Chẳng hạn như các
giao thức của IBM, Novell Netware, Apple, OSI,
TCP/IP…
- Tất cả các giao thức này có thể sử dụng
Ethernet. Để sử dụng Ethernet, các giao thức này
đặt các gói tin của mình (L3PDU) bên trong 1
Ethernet frame. Khi nhận được frame của
Ethernet, bên nhạn cần phải biết được kiểu của
L3PDU bên trong Ethernet frame.
- Bên trong Ethernet frame có một trường gọi là
trường Type, trường này xác định kiểu của giao
thức được sử dụng ở tầng 3. Ví dụ: Để ngầm ám
chỉ một IP packet bên trong một Ethernet frame,
trường type có giá trị ngầm định là 0800 (hexa), các
kiểu khác của L3 PDU sẽ có các giá trị khác nhau
trong trường này.
- Nếu trường Length/Type được sử dụng để xác
định độ dài của Ethernet frame thì một trường khác
cần được sử dụng để xác định kiểu của L3PDU và
giá trị của Length/Type phải nhỏ hơn 1536.
Có hai loại header và có thể chọn một trong hai header này
để thêm vào sau Ethernet 802.3 header nhưng trước layer 3
header, đó là:
+ IEEE 802.3 Logical Link Control (LLC) header
+ IEEE 802.3 Subnetwork Access Protocol (SNAP) header
ControlSource
Access Point
Destination
Access Point
LLC header
TypeOUI
SNAP header
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài so 6 - Ethernet.pdf