- Mẫu phát xạ của một ăng ten đẳng hướng là
một hình cầu với ăng ten ở trung tâm.
- Một loại ăng ten quan trọng là ăng ten phản
xạparabol, thường được sử dụng trong các ứng
dụng truyền sóng ngắn mặt đất (terrestrial
microwave) và truyền vệtinh (satellite).
- Thu ăng ten (Antenna Gain): được định nghĩa
như là cường độ của tín hiệu phát ra từ antenna
theo một hướng với cường độ của tín hiệu phát
ra từ antenna theo mọi hướng.
46 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài số 4 Các thành phần tầng vật lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 4
CÁC THÀNH PHẦN
TẦNG VẬT LÝ
1. Mã hóa
1.1 Khai triển Fourier
- Jean Baptiste Fourier đã chứng minh rằng một
hàm tuần hoàn bất kỳ g(t) có chu kỳ tuần hoàn là T,
có thể được xây dựng như là một tổng của một số
(có thể vô hạn) hình sin và cosin:
g(t)=
- Trong đó:
+ f=1/T là tần số cơ bản
+ an, bn là các biên độ của các hình sin và cosin
của hàm điều hòa (harmonic) bậc n và c là một
hằng số
1 1
1
sin(2 ) cos(2 )
2 n nn n
c a nft b nftpi pi
∞ ∞
= =
+ +∑ ∑
(1)
- Một phân rã như vậy được gọi là chuỗi Fourier.
Từ chuỗi Fourier, hàm có thể được tái tạo lại,
nghĩa là: nếu biết được chu kỳ T và các biên độ
được cho trước hàm có thể được tìm thấy bằng
cách thực hiện các tổng của phương trình (1)
-Các biên độ an có thể được tính với một hàm
g(t) bất kỳ cho trước bằng cách nhân cả hai vế
của phương trình (1) với sin(2pikft) rồi lấy tích
phân từ 0 đến T. Do:
Nên chỉ có an tồn tại, tổng của bn hoàn toàn triệt
tiêu.
- Tương tự bằng cách nhân phương trình (1)
với cos(2pikft) rồi lấy tích phân từ 0 đến T ta có
thể suy ra được bn.
- c được tính bằng cách lấy tích phân hai vế
phương trình (1). Kết quả thực hiện các phép
tính ở trên như sau
0
0 (k )
sin(2 )sin(2 )
/2 (k= )
T
kft nft
T
pi
pi pi
pi
≠
=
∫
02 ( ) sin(2 )
T
T
na g t nft dtpi= ∫
0
2 ( ) os(2 )
T
T
nb g t c nft dtpi= ∫
0
2 ( )
T
T
c g t dt= ∫
1.2 Các tín hiệu bị giới hạn băng thông
- Không có một phương tiện truyền dẫn nào có
thể truyền các tín hiệu mà không làm thất thoát
một công suất nào đó trong quá trình truyền
tin.
- Nếu tất cả các thành phần Fourier đều suy
giảm như nhau, tín hiệu nhận được sẽ bị suy
giảm biên độ nhưng không bị sai dạng. Tuy
nhiên mọi phương tiện truyền dẫn đều làm suy
giảm các thành phần Fourier khác nhau bởi các
lượng khác nhau, do đó tạo ra sự sai dạng
(distortion).
-Thông thường, các biên độ của các hài ứng với
các tần số từ 0 đến một tần số fc nào đó (tính
bằng Hz) được truyền đi không bị suy giảm, fc
được gọi là tần số cắt. Các biên độ ứng với mọi
hài có tần số ở trên tần số cắt này đều bị suy
giảm.
- Khoảng tần số được truyền đi mà biên độ của
các hài ứng với tần số này không bị suy giảm
mạnh được gọi là băng thông (bandwidth).
2. Tần số, phổ và giải thông (băng thông)
- Tín hiệu là 1 hàm theo thời gian, tuy nhiên
tín hiệu còn được biểu diễn như là 1 hàm của
tần số, đó là: tín hiệu bao gồm các thành phần
của các tần số khác nhau. Trong truyền dữ liệu,
cách nhìn nhận về tín hiệu theo lĩnh vực tần số
của là quan trọng hơn cách nhìn nhận theo lĩnh
vực thời gian.
+ Xét theo thời gian: Một tín hiệu điện từ có
thể là tương tự hay là số.
- Một tín hiệu tương tự là một tín hiệu mà
cường độ của tín hiệu thay đổi một cách đều
đặn theo thời gian, hay nói một cách khác là
không có ngắt quãng hay không liên tục của tín
hiểu.
Biên độ
Thời gian
Tín hiệu tương tự
- Một tín hiệu số là một tín hiệu mà trong đó
cường độ của tín hiệu duy trì ở một mức không
đổi trong một khoảng thời gian sau đó thay đổi
sang một mức khác
Biên độ
Thời gian
Tín hiệu số
- Dạng đơn giản nhất của tín hiệu là tín hiệu
tuần hoàn. Theo toán học, 1 tín hiệu s(t) được
gọi là tuần hoàn nếu và chỉ nếu nó thỏa mãn
phương trình:
s(t+T)=s(t) -∞ < t < +∞
Hằng số T được gọi chu kỳ tuần hoàn của tín
hiệu (T là giá trị nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện
của phương trình), nếu không tín hiệu sẽ được
gọi là không tuần hoàn.
+ Xét theo tần số: Theo lĩnh vực tần số, một
tín hiệu có thể được tạo bởi nhiều tần số khác
nhau, chẳng hạn tín hiệu:
Các thành phần của tín hiệu là các sóng sin với
các tần số f và 3f.
- Phổ của 1 tín hiệu là phạm vi các tần số mà
tín hiệu này có được. Trong ví dụ trên phổ của
tín hiệu là từ f đến 3f.
4 1( ) ( )*(sin(2 ) sin(2 (3 ) ))
3
s t ft f tpi pi
pi
= +
- Giải thông thuyệt đối của 1 tín hiệu là độ rộng
của phổ, trong ví dụ trên giải thông tuyệt đối
của tín hiệu là 2f. Rất nhiều tín hiệu có giải
thông không giới hạn, tuy nhiên năng lượng
trong tín hiệu được chứa đựng trong 1 băng hẹp
của tần số. Băng này được gọi là băng thông
hiệu quả hay ngắn gọn là băng thông.
- Mối quan hệ giữa tốc độ truyền và giải thông:
Tốc độ truyền (data rate) tỷ lệ thuận với băng
thông.
3. Truyền dữ liệu tương tự và dữ liệu số.
+ Dữ liệu tương tự và dữ liệu số
Thuật ngữ tương tự và số được hiểu một cách
đơn giản là liên tục và rời rạc.
- Dữ liệu tương tự nhận các giá trị liên tiếp
trong một khoảng thời gian. Hầu hết dữ liệu thu
nhận được từ các bộ cảm biến (sensor) như là
nhiệt độ, áp xuất là dữ liệu liên tục.
- Dữ liệu số nhận các giá trị rời rạc, chẳng hạn
như văn bản, các số…
+ Tín hiệu tương tự và tín hiệu số.
- Trong 1 hệ thống truyền thông, dữ liệu được
truyền từ một điểm đến điểm khác bằng các tín
hiệu điện từ.
- Một tín hiệu tương tự là một sóng điện từ biến
đổi liên tục và được truyền qua nhiều loại đường
truyền và phụ thuộc vào phổ của tín hiệu chẳng
hạn như truyền bằng cáp soắn đôi, cáp đòng
trục, cáp quang, khí quyển…,
- Một tín hiệu số là một chuỗi các sung điện và
có thể được truyền qua các đường truyền có
định hướng, ví dụ: một mức điện áp dương
không đổi có thể biểu diễn số nhị phân 0, và
một mức điện áp âm không đổi có thể biểu diễn
số nhị phân 1.
- Ưu điểm cơ bản của truyền tín hiệu số là rẻ
hơn so với truyền tín hiệu tương tự, và tín hiệu
số ít bị ảnh hưởng bởi tạp nhiễu
- Nhược điểm cơ bản của truyền tín hiệu số là
tín hiệu số dễ bị suy yếu hơn so với tín hiệu
tương tự.
- Các tín hiệu số là các mức điện áp nên sau
khi được truyền di với một khoảng cách khá xa,
các mức điện áp này bi giảm đi đáng kể nên dẫn
đến việc mất mát thông tin.
+Truyền tín hiệu tương tự và truyền tín hiệu số
- Các tín hiệu tương tự và tín hiệu số có thể
được truyền trên những đường truyền thích
hợp.
Truyền tín hiệu tương tự (Analog Transmission):
- Không cần quan tâm đến nội dung của các tín
hiệu. Các tín hiệu này có thể biểu diễn các dữ
liệu tương tự (âm thanh) hoặc các dữ liệu số.
- Trong cả 2 trường hợp tín hiệu tương tự sẽ bị
yếu đi (attenuate) sau một vài khoảng cách. Để
đạt được tới những khoảng cách xa hơn hệ thống
truyền tương tự bao gồm các bộ khuyếch đại
(amplifiers) để tăng năng lượng của tín hiệu, tuy
nhiên các bộ khuyếch đại này cũng tăng cả các
thành phần tạp nhiễu.
- Với các bộ khuyếch đại xếp tầng để đạt được
các khoảng cách xa hơn, tín hiệu sẽ bị sai lệch
nhiều hơn (sai dạng tín hiệu). Với dữ liệu tương
tự sự sai dạng đôi chút là có thể chấp nhận được
(vẫn nghe được). Tuy nhiên với dữ liệu số, các bộ
khuyếch đại xếp chồng sẽ tạo ra các lỗi.
Truyền số (Digital Transmission):
- Quan tâm đến nội dung của tín hiệu. Một tín
hiệu số chỉ có thể truyền trong một khoảng cách
giới hạn trước khi bị sự suy yếu, tạp nhiễu làm
ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của tín hiệu. Để
đạt được các khoảng cách xa hơn các bộ lặp
(repeaters) được sử dụng.
- Một repeater nhận các tín hiệu số, khôi phục
lại khuân mẫu của các bit 0 và 1 sau đó truyền
đi, do đó sự suy yếu tín hiệu được khắc phục.
Câu hỏi: Phương pháp nào là thích hợp
cho truyền thông?
- Câu trả lời của công nghiệp truyền thông và
khách hàng là truyền số (digital). Với những lý
do sau:
+ Công nghệ số: Sự mở rộng của sự tích hợp
trên diện rộng và rất rộng đã dẫn tới việc giảm
giá và kích thước của các mạch kỹ thuật số, Các
thiết bị tương tự không có được những sự giảm
này.
+ Toàn vẹn dữ liệu: Việc sử dụng các bộ lặp
(repeaters) thay cho các bộ khuyếch đại
(amplifiers) sự tác động của tạp nhiễu và các sự
suy yếu tín hiệu khác không được tích tụ. Do đó
có thể truyền dữ liệu với khoảng cách xa hơn
với các đường truyền chất lượng thấp bằng các
phương tiện số trong khi vẫn duy trì sự toàn vẹn
của dữ liệu.
4. Công suất kênh (Channel capacity)
Có 4 khái niệm cơ bản liên quan đến công suất
của kênh:
+ Tốc độ dữ liệu (Data Rate): Là tốc độ chuyển
giao dữ liệu (bit/s) –bps.
+ Băng thông (Bandwidth): Là băng thông của
tín hiệu được truyền và bị ràng buộc bởi bản
chất của đường truyền được tính bằng Hertz.
- Tạp nhiễu (Noise): Là độ trung bình của tạp
nhiễu trên đường truyền
- Tỷ lệ lỗi (Error Rate): Là tỷ lệ lỗi xuất hiện
Công thức Nyquist (Nyquist bandwidth)
+ C: Công xuất của kênh
+ B: Băng thông của kênh
+ M: Số mức điện áp được sử dụng để truyền
tín hiệu hay còn gọi là số tín hiệu rời rạc
C=2BLog2M
Ví dụ: Với B=3100Hz, M=8
Ta có C= 2*3100*Log28= 18,600 bps
Công thức Shannon (Shannon
Bandwidth Formula)
Tỷ lệ giữa tín hiệu và tạp nhiễu: SNR – Signal to
Noise Ratio:
SNRdB = 10log10(công xuất của tín hiệu/
công xuất của tạp nhiễu)
C=BLog2(1+SNR)
Ví dụ: Giả sử phổ của kênh là từ 3MHz đến
4Mhz và SNRdB=24 dB. Tính công xuất của kênh
và số tín hiệu rời rạc (số mức điện áp) được sử
dụng.
Ta có:
B=4MHz-3MHz=1MHz = 106Hz
SNRdB=24dB=10Log10(SNR)
SNR=251
C=106 x log2(1+251) ≈ 106 x 8 =8Mbps
Ta có C=2BLog2M
8 x106 = 2 x 106 x Log2M
4 = log2M vậy M=16.
5. Đường truyền tín hiệu
5.1 Đường truyền có định hướng
- Đường cáp truyền mạng là cơ sở hạ tầng của
một hệ thống mạng, nên nó rất quan trọng và
ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động
của mạng. Hiện nay người ta thường dùng 3 loại
dây cáp là cáp xoắn cặp, cáp đồng trục và cáp
quang.
a, Cáp soắn đôi (Twisted Pair): Đây là loại cáp
gồm hai đường dây dẫn đồng được xoắn vào
nhau nhằm làm giảm nhiễu điện từ gây ra bởi
môi trường xung quanh và giữa chúng với nhau
- Hiện nay có hai loại cáp xoắn là cáp có bọc
kim loại ( STP - Shielded Twisted Pair) và cáp
không bọc kim loại (UTP -Unshielded Twisted
Pair).
+ Cáp có bọc kim loại (STP): Do IBM đưa ra
vào đầu những năm 1980. Lớp bọc bên ngoài có
tác dụng chống nhiễu điện từ, có loại có một đôi
giây xoắn vào nhau và có loại có nhiều đôi giây
xoắn với nhau.
+ Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tương
tự như STP nhưng kém hơn về khả năng chống
nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.
- UTP có các loại (Category - Cat) thường dùng:
+ Cat 1 & Cat 2: Thường dùng cho truyền thoại
và những đường truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn
4Mb/s).
+ Cat 3: Tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s ,
nó là chuẩn cho hầu hết các mạng điện thoại.
+ Cat 4: Thích hợp cho đường truyền 20Mb/s.
+ Cat 5: Thích hợp cho đường truyền 100Mb/s,
thích hợp cho các mạng chuyền dữ liệu.
- Sự khác nhau giữa Cat 3 và Cat 5 là sự khác
nhau về số lượng soắn trên một đơn vị khoảng
cách.
- Cat 5 soắn nhiều hơn với bước soắn từ 0.6
đến 0.85 cm so sánh với 7.5 đến 10 cm cho Cat
3. Cat 5 đắt hơn Cat 3 nhưng hiệu xuất của Cat
5 cao hơn nhiều so với Cat 3.
- Thông thường 4 cặp cáp soắn đôi được bọc
trong một vỏ bọc bằng nhựa, 4 cặp này được
phân biệt bằng màu sắc của các cặp, bao gồm:
- Xanh da trời trắng– xanh da trời (cặp 1)
- Da cam trắng– da cam (cặp 2)
- Xanh lá cây trắng - Xanh lá cây (cặp 3)
- Nâu trắng – nâu (cặp 4)
+ Các chuẩn bấm dây RJ45:
-Có hai chuẩn bấm dây là chuẩn T568A và
chuẩn T568B:
1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8
1 = G/W
2= Green
3 = O/W
4=Blue
5=Blue/White
6=Orange
7=Brown/W
8=Brown
Pair 3
Pair 2
Pair 4
Pair 1
1 = O/W
2= Orange
3 = G/W
4=Blue
5=Blue/White
6=Green
7=Brown/W
8=Brown
T568A T568B
b, Cáp đồng trục (Coaxial cable):
- Cáp đồng trục có hai đường dây dẫn và
chúng có cùng một trục chung, một dây dẫn
trung tâm (thường là dây đồng cứng) đường
dây còn lại tạo thành đường ống bao xung
quanh dây dẫn trung tâm (dây dẫn này có
thể là dây bện kim loại và vì nó có chức
năng chống nhiễu nên còn gọi là lớp bọc
kim). Giữa hai dây dẫn trên có một lớp cách
ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để
bảo vệ cáp.
Lõi đồng
Chất
cách
điện Lưới dẫn điện
Vỏ bảo vệ
bằng nhựa
- Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các
loại cáp đồng khác (cáp xoắn đôi) do ít bị ảnh
hưởng của môi trường.
- Các mạng LAN sử dụng cáp đồng trục có thể
có kích thước trong phạm vi vài ngàn mét, cáp
đồng trục được sử dụng nhiều trong các mạng
dạng bus.
- Hai loại cáp thường được sử dụng là cáp đồng
trục mỏng (đường kính là 0,25 inch) và cáp
đồng trục dày (đường kính là 0,5 inch). Cáp
đồng trục mỏng có độ hao suy tín hiệu lớn hơn.
c, Cáp sợi quang (Fiber - Optic Cable)
- Cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu
điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín
hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các tín
hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại được chuyển
đổi trở lại thành tín hiệu điện).
- Nguyên tắc hoạt động của cáp quang: Khi một
tia sáng truyền từ một môi trường (dioxyt silic-
silica) sang môi trường khác (không khí), tia
sáng bị khúc xạ tại ranh giới giữa hai môi
trường. Lượng khúc xạ phụ thuộc vào tính chất
của hai môi trường.
- Lượng khúc xạ được gọi là chỉ số khúc xạ.
Với các góc tới lớn hơn một giá trị tới hạn
(góc tới hạn) nào đó, ánh sáng sẽ khúc xạ
ngược (phản xạ) trở lại silica và không có
lượng ánh sáng nào thoát ra ngoài không
khí.
Silica
Ranh
giới
Không
khí/Silica
Phản xạ hoàn toàn
- Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung
tâm (lõi) bằng thủy tinh và được bọc một lớp vỏ
bọc bằng thủy tinh có chỉ số khúc xạ thấp hơn
chỉ số khúc xạ của lõi để giữ cho ánh sáng
không thoát ra ngoài lõi.. Bên ngoài cùng là lớp
vỏ plastic để bảo vệ cáp.
- Trong cáp sợi quang một chế độ (single
mode) lõi có đường kính từ 8 đến 10 micron.
- Trong cáp sợi quang đa chế độ (multimode)
lõi có đường kính khoảng 50 micron
-Hai loại nguồn sáng thường được dùng để
truyền tín hiệu là các diode phát sáng (LED –
Light Emmitting Diode) và các bộ Laser bán dẫn
(Semiconductor Laser). Hai nguồn sáng này có
các tính chất khác nhau
- Sợi quang có thể được sử dụng cho các mạng
LAN cũng như truyền dẫn đường dài. Kỹ thuật
ghép nối sợi quang rất phức tạp và thường có 3
kỹ thuật chính, các kỹ thuật ghép nối này có thể
làm thất thoát khoảng 10 đến 20% ánh sáng
- Các kỹ thuật ghép nối cáp quang bao gồm:
+ Bộ kết nối đế quang
+ Kết nối cơ học (bện các sợi quang lại với
nhau sau đó bọc kín các chỗ bện)
+ Đốt nóng chảy các đầu sợi cáp quang rồi
gắn vào với nhau.
-Cáp quang có băng thông rộng hơn cáp đồng.
Khoảng cách giữa các bộ lặp tín hiệu xa hơn cáp
đồng (50 km so sánh với 5 km)
-Cáp quang không bị ảnh hưởng bởi các đột
biến điện áp, nhiễu điện từ và mất điện áp và
không bị ăn mòn như cáp đồng
5.2 Truyền thông không dây.
- Trong truyền thông không dây chúng ta quan
tâm đến phạm vi của tần số. Ba loại tần số là:
- Các tần số từ 30 MHz đến 1 GHz là thích hợp
cho các ứng truyền nhiều hướng và được gọi là
các tần số vô tuyến và các sóng tương ứng với
các tần số này được gọi là sóng vô tuyến
(radio).
+Tần số cực ngắn (còn gọi là viba): Từ 1 GHz
đến 40 GHz. Với những tần số này, ta có thể tạo
ra những trùm tín hiệu có định hướng cao, các
sóng sử dụng các tần số này được gọi là sóng
cực ngắn hay sóng viba (microwave).
- Sóng cực ngắn là thích hợp cho kiểu truyền
điểm – điểm. Sóng cực ngắn cũng được sử dụng
cho truyền thông bằng vệ tinh (satellite).
- Các tần số từ 3 x 1011 đến 2 x 1014 Hz được
gọi là tần số hồng ngoại (infrared), các sóng
hồng ngoại thích hợp cho kết nối điểm – điểm
hoặc các ứng dụng nhiều điểm trong những
phạm vi hạn hẹp như là trong 1 phòng.
+ Ăng ten (Antenna): Ăng ten được định nghĩa
như là 1 hay 1 hệ thống các thiết bị điện dùng
để phát hay nhận các năng lượng điện từ.
- Để truyền một tín hiệu, năng lượng điện từ
máy phát được ăng ten biến đổi thành năng
lượng điện từ và được phát ra môi trường xung
quanh (không khí, không trung, nước…). Để
nhận 1 tín hiệu, năng lượng điện từ chạm vào
ăng ten và được biến đổi thành năng lượng điện
và được cung cấp cho máy thu.
- Trong truyền thông 2 chiều, 1 ăng ten có thể
được sử dụng cho cả thu và phát tín hiệu.
- Một ăng ten có thể phát ra năng lượng theo
tất cả các hướng, tuy nhiên năng lượng này là
không đều nhau theo tất cả các hường. Một
cách chung nhất để đánh giá hiệu xuất của một
ăng ten là mẫu phát xạ, đây là một biểu diễn đồ
họa về các thuộc tính phát xạ của ăng ten.
- Mẫu phát xạ đơn giản nhất được sinh ra bởi
một ăng ten đẳng hướng. Một ăng ten đẳng
hướng là một điểm trong không gian có khả
năng phát ra năng lượng theo tất cả các hướng
một cách như nhau.
- Mẫu phát xạ của một ăng ten đẳng hướng là
một hình cầu với ăng ten ở trung tâm.
- Một loại ăng ten quan trọng là ăng ten phản
xạ parabol, thường được sử dụng trong các ứng
dụng truyền sóng ngắn mặt đất (terrestrial
microwave) và truyền vệ tinh (satellite).
- Thu ăng ten (Antenna Gain): được định nghĩa
như là cường độ của tín hiệu phát ra từ antenna
theo một hướng với cường độ của tín hiệu phát
ra từ antenna theo mọi hướng.
Một khái niệm có liên quan đến tăng khả năng
của antenna đó là vùng hiệu quả, nó liên quan
đến diện tích bề mặt và hình dạng của antenna.
Mối quan hệ giữa tăng khả năng của antenna và
vùng hiệu quả của một antenna được biểu diễn
như sau:
G= 4piAe / λ2
Trong đó:
G= Khả năng của antenna
Ae = Vùng hiệu quả
f = Tần số sóng mang
c= Tốc độ ánh sáng =(3 x 108 m/s)
λ = Độ dài bước sóng =c/f
Chẳng hạn vùng hiệu quả của một antenna đẳng
hướng là λ/4pi với tăng khả năng là 1. Vùng
hiệu quả của 1 antenna parabol với diện tích bề
là A sẽ là 0.56A với tăng khả năng của antenna
là 7A/ λ2
Ví dụ: Cho 1 antenna phản xạ parabol có đường
kính là 2m, hoạt động với tần số 12GHz. Tính
vùng hiệu quả và tăng khả năng của antenna?
Lời giải: Ta có diện tích bề mặt của antenna A=
pir2 = pi do đó Ae = 0.56 pi
Độ dài bước sóng = c/f = (3 x108 )/(12 x 109)
= 0.025 met
Do đó G= 7A/ λ2 = (7 x pi )/0.0252 = 35,186
GdB = 10log10(35186) = 45.46 dB.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai so 4 - Tang Vat ly.pdf