Một số lượng các ứng dụng đã được tiêu chuẩn
hóa để hoạt động trên đỉnh của TCP, có 3 ứng
dụng phổ biến nhất là:
+ Giao thức truyền thư đơn giản – Simple Mail
Transfer Protocol –SMTP: Cung cấp một cách cơ
bản dịch vụthư điện tử (Electronic Mail –
Email). Nó cung cấp một cơ chếđể chuyển các
thông báo giữa các host khác nhau. Những đặc
biệt của SMTP là bao gồm danh sách các thư,
thống kê các người nhận và người gửi. SMTP
không chỉ rõ cách thức mà các thông báo được
tạo ra.
34 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài số 3 Mô hình TCP/IP (transmission control protocol/internet protocol), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 3
MÔ HÌNH TCP/IP
(Transmission Control
Protocol/Internet Protocol)
1. Giới thiệu về giao thức TCP/IP
Kiến trúc giao thức TCP/IP là kết quả của
nghiên cứu và phát triển giao thức được
thực hiện trên thí nghiệm mạng chuyển
mạch gói ARPANET được trợ giúp bởi Cơ
quan dự án nghiên cứu quốc phòng cao cấp
của Mỹ. Mạng chuyển mạch gói này thường
được gọi là bộ giao thức TCP/IP. Giao thức
này bao gồm một số lượng lớn các giao thức
đã được đề xuất như là các chuẩn cho
Internet.
2. Các lớp của giao thức TCP/IP
- Mô hình TCP/IP tổ chức nhiệm vụ truyền
thông thành 5 lớp tương đối độc lập đó là:
+ Tầng vật lý
+ Tầng truy nhập mạng
+ Tậng internet
+ Tầng giao vận
+ Tầng ứng dụng
- Mô hình của giao thức TCP/IP:
Tầng ứng dụng
Tầng trình bày
Tầng phiên
Tầng truyền tải
Tầng mạng
Tầng liên kết dữ liệu
Tầng vật lý
Mô hình OSI Mô hình TCP/IP
Tầng vật lý
Tầng truy nhập mạng
Tầng Internet
Tầng giao vận
Tầng ứng dụng
3. Chức năng của các tầng trong mô hình
TCP/IP
a, Tầng vật lý: Tầng này bao gồm giao diện
vật lý giữa một thiết bị truyền dữ liệu chẳng
hạn như một máy tính hay một trạm làm
việc và một đường truyền. Tầng này quan
tâm đến việc xác định những đặc tính của
đường truyền, bản chất của tín hiệu, tốc độ
truyền và các vấn đề liên quan.
b, Tầng truy nhập mạng: Quan tâm đến việc
trao đổi dữ liệu giữa một thiết bị đầu cuối
(máy chủ, hay trạm làm việc) và mạng mà
thiết bị này được kết nối vào. Máy tính gửi
dữ liệu cần phải cung cấp cho mạng địa chỉ
của máy tính đích để mạng hướng dữ liệu
chính xác đến đích.
- Các phần mềm được dùng ở tầng này phụ
thuộc vào loại mạng được sử dụng. Có nhiều
chuẩn đã được phát triển cho chuyển mạch,
chuyển gói, LAN.
c, Tầng Internet : Tầng Internet quan tâm đến
việc truy nhập và đinh hướng dữ liệu thông qua
một mạng cho hai hệ thống đầu cuối được kết nối
vào mạng này. Trong những trường hợp khác,
khi các thiết bị được kết nối vào các mạng khác
nhau cần phải có các thủ tục để cho phép dữ liệu
được truyền đi qua liên mạng.
- Chức năng này không chỉ được thực hiện bởi
các thiết bị đầu cuối mà còn ở cả các router. Một
router là một bộ xử lý kết nối 2 mạng, các chức
năng cơ bản của router là chuyển tiếp cho dữ liệu
từ một mạng đến một mạng khác trên đường đi
từ nguồn đến đích.
d, Tầng giao vận: Tầng này quan tâm đến việc
trao đổi thông tin một cách tin cậy. Người sử
dụng mong muốn rằng dữ liệu đến đích theo
cùng một thứ tự mà nó đã được gửi đi. Cơ chế
để cung cấp độ tin cậy trong truyền dữ liệu là
độc lập về bản chất với bản chất của ứng dụng.
- Lớp này thường được gọi là host – to – host
layer hay transport layer. Giao thức điều khiển
truyền thông (Transmission Control Protocol -
TCP) là giao thức được dùng phổ biến nhất để
cung cấp chức năng này.
e, Tầng ứng dụng: Tầng này bao gồm các logic
cần thiết để hỗ trợ nhiều lọai ứng dụng. Với mỗi
một kiểu khác nhau của ứng dụng, chẳng hạn
như ứng dụng gửi file, một modun riêng là cần
thiết và là modun riêng biệt cho ứng dụng này.
4. TCP và UDP
a, TCP
Với hầu hết các ứng dụng chạy như là một phần
của kiến trúc giao thức TCP/IP, giao thức của
tầng giao vận là TCP (Transmission Control
Protocol).
- TCP là một giao thức "có liên kết" (connection -
oriented), nghĩa là cần phải thiết lập liên kết giữa
hai thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu
với nhau. TCP cung cấp một kết nối đáng tin cậy
để chuyển dữ liệu giữa các ứng dụng.
- Một sự kết nối chỉ đơn giản là một sự liên kết
logic tạm thời giữa hai thực thể trong hai hệ
thống khác nhau. Mỗi một TCP PDU được gọi là
TCP segment bao gồm giá trị của cổng nguồn và
cổng đích trong header. Các giá trị này phục vụ
như là service access point (SAP) trong mô hình
OSI.
-Các giá trị cổng xác định các ứng dụng tương
ứng trên hai thực thể TCP. Một kết nối logic là
nói đến một cặp của các giá trị cổng.
-Một cổng TCP kết hợp với địa chỉ IP tạo thành
một đầu nối TCP/IP (socket) duy nhất trong liên
mạng. Dịch vụ TCP được cung cấp nhờ một liên
kết logic giữa một cặp đầu nối TCP/IP. Một đầu
nối TCP/IP có thể tham gia nhiều liên kết với
các đầu nối TCP/IP ở xa khác nhau. Trước khi
truyền dữ liệu giữa 2 trạm cần phải thiết lập
một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn
nhu cầu truyền dữ liệu thì liên kết đó sẽ được
giải phóng.
- Trong quá trình kết nối, mỗi một thực thể TCP
theo dõi các đọan TCP đến nó và các đoạn TCP
đi ra từ nó để điều khiển dòng lưu chuyển của
các đoạn TCP và khôi phục các đoạn bị hỏng hay
bị mất.
- Đơn vị dữ liệu sử dụng trong TCP được gọi là
segment (đoạn dữ liệu), có các tham số với ý
nghĩa như sau:
Source Port Destination Port
Bit 0 Bit 15 Bit 31
Acknowledgment Number
Acknowledgment NumberData
O
ffset
(4
bits)
R
e
se
rved
(6
bits)
U
R
G
P
S
H
C
K
R
S
T
S
Y
N
F
I
N
Window
Check sum Urgent Pointer
Options Padding
TCP Data
TCP Segment
Sequence Number
+ Source Port (16 bits): Số hiệu cổng TCP của
trạm nguồn.
+ Destination Port (16 bit): Số hiệu cổng TCP
của trạm đích.
+ Sequence Number (32 bit): số hiệu của byte
đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết
lập. Nếy bit SYN được thiết lập thì Sequence
Number là số hiệu tuần tự khởi đầu (ISN –
Initial Sequence Number) và byte dữ liệu đầu
tiên là ISN+1.
+ Acknowledgment Number (32 bit): số hiệu
của segment tiếp theo mà trạm nguồn đang chờ
để nhận. Ngầm ý báo nhận tốt (các) segment
mà trạm đích đã gửi cho trạm nguồn.
Data offset (4 bit): số lượng bội của 32 bit (32
bit words) trong TCP header (tham số này chỉ ra
vị trí bắt đầu của nguồn dữ liệu).
Reserved (6 bit): dành để dùng trong tương lai
Control bit (các bit điều khiển):
URG: Vùng con trỏ khẩn (Urgent Pointer) có
hiệu lực.
+ ACK: Vùng báo nhận (ACK number) có hiệu
lực.
+ PSH: Chức năng PUSH.
+ RST: Khởi động lại (reset) liên kết.
+ SYN: Đồng bộ hóa số hiệu tuần tự (sequence
number).
+ FIN: Không còn dữ liệu từ trạm nguồn.
Window (16 bit): cấp phát credit để kiểm soát
nguồn dữ liệu (cơ chế cửa sổ). Đây chính là số
lượng các byte dữ liệu, bắt đầu từ byte được chỉ
ra trong vùng ACK number, mà trạm nguồn đã
sẵn sàng để nhận.
Checksum (16 bit): mã kiểm soát lỗi cho toàn
bộ segment (header + data)
Urgent Poiter (16 bit): con trỏ này trỏ tới số
hiệu tuần tự của byte đi theo sau dữ liệu khẩn.
Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết
lập.
Options (độ dài thay đổi): khai báo các option
của TCP, trong đó có độ dài tối đa của vùng TCP
data trong một segment.
Padding (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào
header để đảm bảo phần header luôn kết thúc ở
một mốc 32 bit. Phần thêm này gồm toàn số 0.
+ TCP data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu của
tầng trên, có độ dài tối đa ngầm định là 536
byte. Giá trị này có thể điều chỉnh bằng cách
khai báo trong vùng options.
-Để hỗ trợ cho TCP còn có một giao thức của
tầng giao vận được sử dụng rộng rãi như là một
phần của bộ giao thức TCP/IP đó là User
Datagram Protocol – Giao thức gam dữ liệu
người dùng (UDP).
- Mỗi gói tin trong giao thức UPD được gọi là
một datagram
b, UDP (User Datagram Protocol):
Là giao thức theo phương thức không liên kết
được sử dụng thay thế cho TCP ở trên IP theo
yêu cầu của từng ứng dụng. Khác với TCP, UDP
không có các chức năng thiết lập và kết thúc
liên kết.
- Tương tự như IP, nó cũng không cung cấp cơ
chế báo nhận (acknowledgment), không sắp
xếp tuần tự các gói tin đến và có thể dẫn đến
tình trạng mất hoặc trùng dữ liệu mà không có
cơ chế thông báo lỗi cho người gửi. UDP cung
cấp các dịch vụ vận chuyển không tin cậy.
- Khuôn dạng UDP datagram được mô tả với các
vùng tham số đơn giản hơn nhiều so với TCP
segment.
Source Port Destination Port
Bit 0 Bit 15 Bit 31
Message Length Checksum
Data
UDP Datagram
UDP cũng cung cấp cơ chế gán và quản lý các số
hiệu cổng (port number) để định danh duy nhất
cho các ứng dụng chạy trên một trạm của
mạng. Do ít chức năng phức tạp nên UDP
thường có xu thế hoạt động nhanh hơn so với
TCP. Nó thường được dùng cho các ứng không
đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận.
5. Hoạt động của TCP/IP
- Toàn bộ hệ thống truyền thông bao gồm nhiều
mạng, các mạng thành phần được gọi là các
mạng con (subnets).
- Một vài dạng giao thức truy nhập mạng, chẳng
hạn như Ethernet được sử dụng để kết nối một
máy tính với mạng con. Giao thức này cho phép
một máy tính gửi dữ liệu dọc theo mạng con để
tới máy tính khác, trường hợp máy đích nằm
trên mạng con khác thì dữ liệu được gửi tới
router, router này sẽ chuyển dữ liệu đi tiếp.
- IP được thực hiện trên tất cả các hệ thống đầu
cuối và cả trên tất cả router. Ip hoạt động như
là 1 bộ chuyển tiếp (relay) để chuyển một khối
dữ liệu từ một máy tính qua một hoặc nhiều
router đến máy tính khác.
- TCP chỉ được thực hiện trên các thiết bị đầu
cuối để theo dõi các khối dữ liệu để đảm bảo
rằng tất cả các khôi được bàn giao một cách
đáng tin cậy đến chính xác ứng dụng.
- Mỗi một thực thể trên toàn bộ hệ thống cần
phải có một địa chỉ duy nhấy và là địa chỉ 2 lớp
cụ thể như sau: mỗi một máy tính trên một
mạng con phải có duy nhất một địa chỉ internet,
điều này đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được chuyển
chính xác đến máy đó trên mạng. Mỗi một quá
trình (process) trên một máy tính cần phải có
một địa chỉ duy nhất trên máy này để cho phép
TCP chuyển dữ liệu đến quá trình đích.
Ví dụ: Giả sử rằng một quá trình liên kết với
cổng 1 trên máy A gửi một thông báo sang cổng
3 của máy B. Các bước tiến hành như sau:
+ Quá trình trên máy A chuyển thông báo
xuống TCP với một chỉ dẫn là gửi thông báo
sang máy B cổng 3.
+ TCP chuyển thông báo xuống IP với một chỉ
dẫn là gửi thông báo sang máy B. (IP không
được thông báo về địa chỉ cổng đích trên máy B,
những gì IP được biết là dữ liệu sẽ được truyền
sang máy B)
Tiếp theo IP chuyển thông báo xuống tầng truy
nhập mạng (network access layer) với chỉ dẫn
là gửi thông báo này tới router J.
- Để điều khiển quá trình họat động này các
thông tin điều khiển cũng như là dữ liệu của
người dùng cần phải được truyền đi. Cụ thể là:
+ Bên gửi sinh ra một khối dữ liệu và truyền
nó xuống TCP.
+ TCP có thể chia nhỏ khối dữ liệu này thành
các đoạn để dễ quản lý. Với mỗi đoạn TCP gắn
thêm các thông tin điều khiển được biết đến
như là TCP header và tạo thành TCP segment.
Thông tin điều khiển sẽ được sử dụng bởi giao
thức TCP ngang hàng bên máy B. Các thông tin
điều khiển trong TCP segment bao gồm:
+ Cổng đích
+ Số thứ tự
+ Mã kiểm tra lỗi
- Sau đó TCP chuyển các TCP segment cho IP
với chỉ dẫn chuyển các đoạn này cho máy B.
Các segment này có thể được truyền xuyên qua
một hoặc nhiều mạng con và chuyển tiếp qua
một hoặc nhiều router trung gian. Do đó IP gắn
thêm vào một header bao gồm thông tin điều
khiển cho mỗi segment để tạo thành IP
datagram. Thông tin trong IP header có thể bao
gồm địa chỉ máy trạm đích (B)
- Cuối cùng mỗi một IP datagram được đưa
xuống tầng truy nhập mạng để truyền qua mạng
con đầu tiên trên con đường đến đích.
-Tầng truy nhập mạng gắn thêm vào header của
nó để tạo thành một gói hay một frame. Thông
tin trong header có thể bao gồm địa chỉ mạng
con đích. Sau đó gói tin này được truyền trên
mạng đến router J. tại J phần header của gói tin
được tách ra và phần IP header được phân tích.
- Dựa trên thông tin của IP header, Module IP
trong router sẽ truyền gói tin theo mạng con 2
đến B.
- Khi gói tin đến B quá trình xử lý ngược lại
được tiến hành. Tại mỗi một tầng phần header
tương ứng được tách ra và phần còn lại được
chuyển lên tầng cao hơn bên trên cho đến khi
gói tin đến được quá trình đích.
App X App Y
TCP
IP
Network Access
Protocol 1
Physical
App X App Y
TCP
IP
Network Access
Protocol 2
Physical
Port or service
access point
Logical Connection
(TCP connection)
Global network
address
Network 1 Network 2
IP
NAP 1 NAP 2
Router
Network Access Point Network Access Point
- Một số lượng các ứng dụng đã được tiêu chuẩn
hóa để hoạt động trên đỉnh của TCP, có 3 ứng
dụng phổ biến nhất là:
+ Giao thức truyền thư đơn giản – Simple Mail
Transfer Protocol –SMTP: Cung cấp một cách cơ
bản dịch vụ thư điện tử (Electronic Mail –
Email). Nó cung cấp một cơ chế để chuyển các
thông báo giữa các host khác nhau. Những đặc
biệt của SMTP là bao gồm danh sách các thư,
thống kê các người nhận và người gửi. SMTP
không chỉ rõ cách thức mà các thông báo được
tạo ra.
- Một khi một thông báo đã được tạo, SMTP
chấp nhận nó và sử dụng TCP để gửi nó tới một
SMTP module trên một host khác. Module SMTP
bên nhận sẽ sử dụng một hòm thư điện tử cục
bộ để chứa thông báo vừa nhận được trong hộp
thư của người dùng.
+ Giao thức truyền file File Transfer Protocol –
FTP: Được sử dụng để gửi các file từ một hệ
thống đến một hệ thống khác theo yêu cầu của
người dùng.Cả hai loại file là text và file nhị
phân đều có thể được gửi.
Giao thức này còn cung cấp các điểm đặc biệt
để điều khiển sự truy nhập của người dùng. Khi
một người dùng muốn gửi file, FTP thiết lập một
kết nối TCP với hệ thống đích để trao đổi các
thông báo điều khiển.
- Cho phép tên người dùng và mật khẩu đươc
gửi và cho phép người dùng xác định rõ file và
các hành động mong muốn. sau khi một sự
chuyển file đã được chấp nhận, một sự kết nối
TCP thứ hai được thiết lập cho chuyển dữ liệu.
+ TELNET: Cung cấp khả năng logon từ xa, nó
cho phép một người sử dụng tại một máy tính
logon vào một máy tính ở xa và cho phép nó
hoạt động như là kết nối trực tiếp với máy tính
này. TELNET được thực hiện trong hai loại là
TELNET người sử dụng và TELNET máy chủ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai so 3 - Mo hinh TCP-IP.pdf