Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với chuẩn mực quốc tế về kế toán

Trong xu hướng hội nhập tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực

quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) đã đem lại những lợi ích thiết thực nhằm hình thành ngôn

ngữ kinh doanh toàn cầu chất lượng cao, tuy nhiên tiến trình này cũng gặp những trở

ngại nhất định bởi những nguyên do khác nhau. Bài viết đã tổng quan những nhận định

về những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó

đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có những định hướng và chiến lược đúng

đắn theo lộ trình nhất định, áp dụng IAS/IFRS theo từng khu vực phù hợp với thông lệ

quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Điều này giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình

phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với chuẩn mực quốc tế về kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 234 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN #TS. Trần Quốc Thịnh Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp.HCM Trong xu hướng hội nhập tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) đã đem lại những lợi ích thiết thực nhằm hình thành ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu chất lượng cao, tuy nhiên tiến trình này cũng gặp những trở ngại nhất định bởi những nguyên do khác nhau. Bài viết đã tổng quan những nhận định về những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có những định hướng và chiến lược đúng đắn theo lộ trình nhất định, áp dụng IAS/IFRS theo từng khu vực phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Điều này giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Từ khóa: cơ hội và thách thức, hệ thống IFRS, kế toán quốc tế Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ kinh tế chung do đó việc phát triển hệ thống IAS/IFRS là xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Sự tạo dựng hệ thống ngày được sự quan tâm của nhiều quốc gia và hưởng ứng áp dụng ngay từ những năm đầu và là dấu hiệu tích cực cũng như thuận lợi trong xu hướng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức bởi xu hướng tiếp cận những cách thức khác nhau của một số quốc gia (IFRS Foundation, 2016). Quá trình này đang đặt ra nhiều thách thức cần phải giải quyết và theo một số nhà nghiên cứu nhìn nhận việc phát triển hệ thống IAS/IFRS bên cạnh những thuận lợi cũng đã bộc lộ một số tồn tại trong việc ứng dụng của các quốc gia (Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007). Điều này đã cản trở tiến trình thống nhất áp dụng hệ thống chất lượng cao IAS/IFRS của nhiều quốc gia. Do vậy, viễn cảnh này đòi hỏi cần có thời gian và là thách thức trong đó vai trò của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) để dung hòa khác biệt giữa các quốc gia, tạo sự đồng thuận và thống nhất trong các nguyên tắc chung để tiến tới sử dụng một ngôn ngữ toàn toàn IAS/IFRS. Sự hình thành và phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại cách đây hàng ngàn năm dưới những hình thức giản đơn. Qua thời gian, hoạt động kế toán phát triển thành các qui tắc mang tính ước lệ của mỗi quốc gia để dần hình thành IAS và nay là IFRS. Tiến trình phát triển này được chia thành các giai đoạn cơ bản như sau: - Giai đoạn hình thành Những nỗ lực để hướng đến tiếp cận toàn cầu của kế toán đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Các quốc gia nhận thấy nhu cầu cần phải có ngôn ngữ chung kế toán trên bình diện quốc tế và đã thống nhất thành lập Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Trong thời n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 235 gian đầu và có 10 quốc gia tham gia, IASC đã ban hành các IAS chủ yếu là thu hẹp sự khác biệt kế toán các quốc gia bằng việc đưa ra nhiều lựa chọn kế toán (ICAEW, 2007). - Giai đoạn hoàn chỉnh IASC đã điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu chung trong việc xây dựng IAS bằng việc giảm dần sự lựa chọn kế toán và IASC chỉ cho phép sử dụng phương pháp chuẩn hoặc phương pháp thay thế và nhờ vậy tính so sánh thông tin trên BCTC đã được nâng cao (ICAEW, 2007). Việc chấp nhận áp dụng IAS của các quốc gia bắt đầu gia tăng như châu Âu (EU), Úc... và một trong những thành công phải kể đến trong giai đoạn này là IASC được Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) chấp nhận hệ thống IAS áp dụng đối với các công ty niêm yết của các quốc gia trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong hệ thống IOSCO. Tính đến 2000, IASC đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán và các IAS được đánh số từ 1 đến 41 (Foundation, 2016). - Giai đoạn phát triển Để đáp ứng sự thay đổi, năm 2001 IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Ngay những năm đầu 2005, IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốc gia chấp nhận (Ole-Kristian Hope et al, 2006). Từ năm 2001 đến nay, IASB đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (thay thế một phần Khuôn mẫu lý thuyết kế toán năm 1989 được ban hành bởi IASC) và 16 IFRS. Ngoài ra, năm 2009, IASB đã ban hành chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs) và được bổ sung chỉnh sửa theo phiên bản mới vào năm 2015 (IFRS Foundation, 2016). Xu hướng vận dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới Trong khảo sát của Deloitte (2015) với 174 quốc gia, kết quả cho thấy so với những năm trước các quốc gia áp dụng IFRS ngày càng gia tăng đáng kể, cụ thể 96 quốc gia bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS; 10 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS đối với một số doanh nghiệp; 25 quốc gia yêu cầu áp dụng IFRS; 23 quốc gia không yêu cầu áp dụng IFRS; 20 quốc gia không có TTCK. Việc áp dụng IFRS của các quốc gia ngoài những quốc gia bắt buộc hay yêu cầu áp dụng, có 29 trường hợp cần lưu ý, điển hình như: - Những quốc gia thuộc thành viên EU bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS. Tuy nhiên EU gần đây có chậm trễ về thời gian đối với sửa đổi Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá (IAS 39). EU cũng đề nghị BCTC của các công ty không niêm yết thực thi theo IFRS khi EU giải quyết những khác biệt trong BCTC hợp nhất và BCTC riêng (IAS 27). - Úc và New Zealand áp dụng chuẩn mực quốc gia mà những chuẩn mực này được thể hiện tương đương IFRS; - Tất cả công ty của Uruguayan phải áp dụng IFRS từ ngày 31/07/2007 đồng thời kết hợp một vài chuẩn mực của quốc gia để thực hiện; - Những công ty niêm yết Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị áp dụng theo IFRS với một trong hai cách là các công ty niên yết áp dụng hoàn toàn IFRS theo phiên bản tiếng Anh và những công ty niêm yết còn lại áp dụng IFRS theo bản dịch theo ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ; n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 236 - Tất cả các ngân hàng và các công ty bảo hiểm của Croatian khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Saudi phải sử dụng IFRS; - Cananda áp dụng toàn bộ IFRS từ ngày 01/01/2011. Các công ty có thể sử dụng sớm từ 2008 theo những điều khoản của luật chứng khoán; - Bộ Tài chính Ấn độ thông báo lộ trình áp dụng IFRS đến 2017; - Chuẩn mực báo cáo tài chính được qui định bởi Viện kế toán công chứng Bangladesh (ICAB). Từ tháng 1/2013 ICAB đã chuyển đổi chuẩn mực quốc gia để áp dụng tương đương IFRS ngoại trừ IAS 29 và IFRS 9. - Cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật đồng ý cho các công ty niêm yết của bắt đầu từ cuối năm tài chính 31/3/2010 áp dụng theo IFRS. - Singapore áp dụng hầu hết theo IFRS. Tuy nhiên, Singapore thay đổi điều kiện ghi nhận và nguyên tắc đo lường trong một vài nội dung IFRS. Chính phủ Singapore thông báo chuẩn mực BCTC Singapore sẽ hội tụ hoàn toàn IFRS vào năm 2012. - Hong Kong áp dụng chuẩn mực quốc gia và những chuẩn mực này đồng nhất IFRS, bao gồm tất cả điều kiện ghi nhận, đo lường nhưng thời hạn hiệu lực và giai đoạn quá độ thì khác. Tuy nhiên, các công ty của Hong Kong nhưng hợp tác với các quốc gia khác thì yêu cầu áp dụng BCTC theo IFRS hơn là Hong Kong GAAP. - CMKT mới của Trung Quốc được ban hành 2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007 về cơ bản phù hợp với IFRS ngoại trừ không đề nghị ghi đảo đối với tổn thất tài sản dài hạn bởi những đặc thù riêng của quốc gia. Tháng 4/2010 BTC Trung Quốc đã công bố lộ trình hội tụ với IFRS theo đó những doanh nghiệp lớn và vừa áp dụng CMKT mới Trung Quốc vào năm 2012. Tháng 12/2010 TTCK Hong Kong đề nghị các công ty niêm yết có thể sử dụng CMKT Trung Quốc trong việc lập BCTC. Ngoài ra, EC đã đồng ý cho các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng CMKT của quốc gia khi vào thị trường Châu Âu không phải điều chỉnh BCTC. - Tổ chức giám sát tài chính Đài Loan thông báo lộ trình áp dụng đầy đủ IFRS theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, các công ty niêm yết và công ty tài chính bắt buộc áp dụng IFRS từ 2013 và có thể sớm hơn từ 2012. Giai đoạn 2, các công ty chưa niêm yết bắt buộc áp dụng IFRS vào năm 2015 và có thể sớm hơn từ 2013. Cơ hội và thách thức Hệ thống IFRS bên cạnh những ưu việt vẫn tồn tại song song những bất cập nhất định trong quá trình áp dụng. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điển hình như Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006), Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007), Anna Jordan (2013), Ray Bal (2016). Những cơ hội Nghiên cứu của Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006) về viễn cảnh toàn cầu trong kế toán tác giả nhìn nhận áp dụng IFRS sẽ giúp: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 237 - Các công ty sẽ giảm các khoản chi phí trong quá trình hợp nhất BCTC đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia; - Các thông tin mang tính so sánh được trên phạm vi toàn cầu; - Đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa bởi sự phát triển của các công ty đa quốc gia. Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007) nhận định rằng, những thuận lợi trong việc áp dụng IFRS có thể kể đến như: - Khi tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, các quốc gia sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế, làm gia tăng tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới; - Quá trình hội tụ thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập công ty ở phạm vi quốc gia lẫn phương diện quốc tế được thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các quốc gia; - Hệ thống kế toán chung sẽ được thống nhất và các thông tin kế toán có thể so sánh giữa các quốc gia khi đó các nhà đầu tư sẽ hạn chế được những rủi ro cũng như giảm được những sự không chắc chắn trong việc xử lý thông tin kế toán; - Các công ty đa quốc gia sẽ giảm bớt các khoản chi phí và thời gian khi lập và trình bày thông tin trên BCTC hợp nhất; - Các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp cận được hệ thống kế toán được chuẩn hóa và giảm đến mức thấp nhất những chi phí của quốc gia để thực hiện quá trình soạn thảo, ban hành; Anna Jordan (2013) cho rằng việc áp dụng IFRS sẽ đạt được những kết quả trên nhiều mặt như: - Hữu ích thông tin cho người sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư; - Việc ghi nhận và đánh giá được thống nhất; - Đảm bảo tính so sánh của thông tin kế toán; - Chuẩn hóa trong về chất lượng thông tin; - Cải thiện tính minh bạch và hợp lý của thông tin; - Việc áp dụng sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài. Trong nghiên cứu của Ray Bal (2016) đã chỉ ra những lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình áp dụng IFRS gồm: - Giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường vốn và giảm thiểu những rủi ro; - Nhà đầu tư có được những thông tin minh bạch và tốt hơn trong việc ra quyết định; - Nhà đầu tư sẽ giảm những chi phí trong việc xử lý thông tin và giảm những chi phí trong quá trình đầu tư xuyên quốc gia; n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 238 Những thách thức Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006) cho rằng những bất cập có thể phát sinh trong quá trình áp dụng IFRS như: - Những khác biệt trong thực tế kế toán của các quốc gia; - Thiếu tính chuyên nghiệp trong kế toán cũng là những trở ngại cho quá trình áp dụng. Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007) nhận định rằng: - Các quốc gia còn nhiều khác biệt về các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa nên rất khó khăn để đạt được sự thống nhất chung; - Các quốc gia còn bị tác động và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lợi ích chính trị; - Ngoài ra, một số quan điểm hoài nghi về những lợi ích sẽ mang lại và cho rằng phải chăng đó là sự quá tải đối với doanh nghiệp nếu phải thực thi những nguyên tắc, phương pháp phức tạp mà bản thân doanh nghiệp không thể áp dụng. Anna Jordan (2013) nhìn nhận một vài bất lợi trong việc áp dụng IFRS gồm: - Chi phí chuyển đổi và vận hành để áp dụng sẽ tốn kém nhiều khoản phí phát sinh liên quan về nhân sự, đào tạo; - Nhiều nội dung của chuẩn mực khá phức tạp khi xử lý các nghiệp vụ, đặc biệt liên quan đến GTHL; - Khoảng cách về ngôn ngữ và trình độ của quản lý và nhân viên trong quá trình áp dụng. Ray Bal (2016) đã chỉ ra những bất lợi trong việc áp dụng IFRS như: - Những tiềm ẩn bất lợi phát sinh khi một số quốc gia áp dụng IFRS nhưng thực tế bởi tính chính trị và kinh tế, một số quốc gia đã chi phối và ảnh hưởng đến thông tin BCTC bằng các qui định riêng của quốc gia. Điều này làm thông tin không còn minh bạch và ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.; - Vấn đề “nhãn hiệu IFRS” của một số quốc gia. Theo đó, một số quốc gia bên ngoài tuyên bố áp dụng IFRS nhưng thực tế không áp dụng trên cơ sở các nguyên tắc và qui định của IFRS mà chi phối bởi các qui định thuế và các Luật liên quan. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ việc nhận định và đánh giá xu hướng vận dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới cũng như những cơ hội và thách thức đối với hệ thống IFRS, Việt Nam quá trình hội nhập chuẩn mực kế toán của các quốc gia trong khu vực và quốc tế cần có những phương cách thích hợp nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập sâu về kế toán trong khu vực cũng như quốc tế: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 239 Thứ nhất, Xây dựng lộ trình hội nhập thích hợp Quá trình hội tụ kế toán quốc tế là cả một sự thử thách bởi thực trạng việc vận dụng IAS/IFRS vào chính các quốc như trên đã trình bày mỗi quốc gia có những cách thức tiếp cận riêng. Do đó, lộ trình còn đầy gian nan để thống nhất hình thành chuẩn mực toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cũng cần áp dụng theo lộ trình hội nhập thích hợp để phù hợp xu hướng tình hình chung. Thứ hai, Áp dụng theo từng khu vực Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị, điều này gây khó khăn cho các quốc gia khác khi áp dụng. Với những đặc điểm của quốc gia Việt Nam nên khó chấp nhận áp dụng toàn bộ theo IAS/IFRS cho các doanh nghiệp mà cần tiếp cận theo thông lệ quốc tế là áp dụng theo từng khu vực. Đối với khu vực các công ty niêm yết cần áp dụng toàn bộ IAS/IFRS vì những công ty này cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả thông tin cho số đông người sử dụng. Trong khi đó, khu vực các doanh nghiệp còn lại có thể hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hàng (VAS) theo hướng giảm lược những nội dung phức tạp như (hợp đồng bảo hiểm, hợp nhất kinh doanh) để thuận lợi trong việc áp dụng. Song song đó, cần có lộ trình chuyển dần để tương thích với IFRS cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs). Thứ ba, Đảm bảo sự thích nghi để bảo vệ lợi ích của quốc gia Các quốc gia đều lựa chọn phương thức thích nghi để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế cũng cần tận dụng cũng cơ hội này để để thu hút nguồn vốn cho phát triển. Do đó, việc lựa chọn theo phương thức thích nghi một mặt vẫn đảm bảo hội nhập kế toán quốc tế, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo sự ổn định, đem lại những lợi ích cho sự phát triển của quốc gia. Kết luận Những ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận, viễn cảnh hội tụ kế toán đặt ra nhiều thách thức, những “chông gai” phía trước. Tuy nhiên, phải nhìn nhận việc phát triển hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán là xu hướng tất yếu khách quan nhưng cần phải có thời gian để tạo sự thống nhất và đồng bộ. Do đó, việt Nam cần có định hướng và chiến lược phù hợp theo lộ trình nhất định, áp dụng theo từng khu vực theo thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Đây là điều kiện để Việt Nam tận dụng cơ hội cho phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập.‡ ------------------------- Tài liệu tham khảo Anna Jordan .(2013). Advantages and Disadvantages of IFRS compared to GAAP. methodology.net/advantages-and-disadvantages-of-ifrs-compared-to-gaap/. Bocqueraz et al. (2006). Creating a supranational regulator, the role of the individual and the mode of the time. A case study of change in accounting. Accounting History, Vol. 11 No. 3. Deloitre .(2015). Use of IFRS by jurisdiction. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 240 ICAEW .(2007). EU implementation of IFRS and the fair value directive. A report for the European Commission. IFRS Foundation .(2016). Access the unaccompanied Standards. Ole-Kristian Hope et al. (2006). Empirical Evidence on Jurisdictions that Adopt IFRS. Journal of International Accounting Research Paul Diaconu and Nicoleta Coman .(2006). Accounting Research from the Globalization Perspective. Ray Ball .(2016). International Financial Reporting Standards (IFRS): Pros and Cons for Investors. Accounting and Business Research 36(sup1). Trần Quốc Thịnh. (2014). Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh Tế Tp.HCM Trần Quốc Thịnh. (2015). Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế. Đề tài NCKH cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp.HCM Tymothy Doupnik & Hector Perera .(2007). International Accounting. In Print Yannick et al .(2008). International congresses of accountants in the twentieth century: a French perspective. Accounting, Business & Financial History , volume 18, issue 2.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_hoc_kinh_nghiem_cho_viet_nam_trong_qua_trinh_hoi_nhap_vo.pdf